khi NPV xã hội âm, còn NPV cá nhân dương thì cũng có thể quyết định không thực hiện phương án trên quan điểm xã hội.
1.2.5. Lựa chọn các phương pháp để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN
Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một quá trình khoa học, trong đó nhà nghiên cứu phải lựa chọn và sử dụng kết hợp một hệ thống các phương pháp khác nhau để đánh giá, trong đó mỗi phương pháp thích hợp với việc đánh giá từng loại giá trị kinh tế cụ thể của ĐNN. Trong phần tiếp sau, dựa trên việc tổng hợp các công trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm, luận án sẽ tóm lược và đề xuất các phương pháp để đánh giá các nhóm giá trị cụ thể của ĐNN cũng như điều kiện để áp dụng những phương pháp này.
Bảng 1.5: Lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN
Áp dụng để | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Giá thị trường | Đánh giá các giá trị sử | Giá thị trường phản | Giá thị trường có |
(MP) | dụng trực tiếp, các sản | ánh giá trị xã hội của | thể bị bóp méo |
phẩm trực tiếp của ĐNN | hàng hóa và dịch vụ | bởi các nhân tố | |
như tôm, cá, gỗ, củi, dược | ĐNN | sai lệch | |
liệu, mật ong, than củi, vật liệu xây dựng | Dữ liệu dễ thu thập | Dao động trong các mức giá | |
Chi phí thay | Đánh giá các giá trị sử | Cho phép đánh giá | Khó tìm được các |
thế (RC) | dụng gián tiếp của ĐNN | giá trị của các dịch vụ | hàng hóa và dịch |
như điều hòa vi khí hậu, | sinh thái của ĐNN | vụ thay thế | |
điều tiết nước ngầm, xử lý ô nhiễm, cung cấp chất dinh dưỡng, hấp thụ CO2, | Khá đơn giản và không cần nhiều chuỗi thông tin | ||
Chi phí thiệt | Đánh giá các giá trị sử | Đánh giá được giá trị | Cần nhiều thông |
hại tránh được | dụng gián tiếp của ĐNN | của các chức năng | tin ở cả vùng thiệt |
(AC) | như phòng chống thiên tai, | bảo vệ tự nhiên của | hại và vùng đối |
chống xói mòn đất, bảo vệ | ĐNN | chứng | |
bờ biển, kiểm soát ô | |||
nhiễm, lọc sạch nguồn | |||
nước |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Của Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Phục Vụ Quản Lý Tài Nguyên Đất Ngập Nước
- Cơ Sở Lý Thuyết Của Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Đất Ngập Nước
- Phương Pháp Phân Tích Chi Phí- Lợi Ích (Cost Benefit Analysis – Cba)
- Ngoại Ứng Tích Cực Và Sự Thất Bại Thị Trường
- Các Loại Cơ Chế Chi Trả Cho Dịch Vụ Môi Trường
- Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Khu Vực Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Áp dụng để | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Chi phí du | Đánh giá giá trị du lịch, | Cơ sở lý thuyết được | Xử lý vấn đề du |
lịch (TCM) | giải trí của ĐNN | chấp nhận rộng rãi | lịch đa mục đích |
Thặng dư tiêu dùng | Mô hình kinh tế | ||
phản ánh chính xác | và xử lý dữ liệu | ||
lợi ích tiêu dùng | khá phức tạp | ||
Giá trị hưởng | Đánh giá giá trị cảnh quan, | Đánh giá được giá trị | Đòi hỏi dữ liệu |
thụ (HPM) | môi trường của ĐNN hoặc | của các thuộc tính | nền lớn và nặng |
một số giá trị lựa chọn | môi trường của ĐNN | về kỹ thuật | |
nằm ẩn trong các | Phức tạp trong | ||
hàng hóa, dịch vụ | thu thập và xử lý | ||
thông thường | dữ liệu | ||
Đánh giá ngẫu | Đánh giá giá trị phi sử | Cho phép đánh giá | Tốn kém về thời |
nhiên (CVM) | dụng của ĐNN như bảo tồn | giá trị phi sử dụng | gian và kinh phí |
đa dạng sinh học, giá trị | của ĐNN | Đòi hỏi nhiều | |
lưu truyền, giá trị văn hóa | Phục vụ tiếp cận đánh | chuyên gia | |
giá tổng thể | Thiết kế nghiên | ||
cứu phức tạp để | |||
loại trừ sai lệch | |||
Mô hình lựa | Đánh giá giá cả giá trị sử | Cung cấp kết quả | Tốn kém về thời |
chọn (CM) | dụng và phi sử dụng của | toàn diện và tin cậy | gian và kinh phí |
ĐNN | Đòi hỏi nhiều | ||
chuyên gia để xây | |||
dựng các kịch bản | |||
lựa chọn | |||
Xử lý phức tạp | |||
Phân tích chi | Đánh giá lợi ích- chi phí | Cho phép xác định và | Đòi hỏi nhiều dữ |
phí - lợi ích | của nhiều phương án sử | so sánh lợi ích của | liệu bao gồm cả |
(CBA) | dụng ĐNN khác nhau | nhiều phương án sử | lợi ích – chi phí |
dụng ĐNN | môi trường, | ||
những dữ liệu này | |||
thường khó lượng | |||
hóa |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)
Hình 1.7 minh họa sự phù hợp của các phương pháp để đánh giá các loại giá trị kinh
tế cụ thể của ĐNN.
Tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước
Giá trị sử dụng gián tiếp Chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái: - Cải thiện chất lượng nước - Phòng chống bão lũ - Hấp thụ CO2 - Vi khí hậu | Giá trị lựa chọn Giá trị tiềm năng sử dụng trong tương lai: - Công nghiệp - Nông nghiệp - Y học | Giá trị phi sử dụng Giá trị nội tại bên trong nguồn tài nguyên: - Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học - Giá trị văn hoá - Giá trị thẩm mỹ - Giá trị lưu truyền |
- Giá trị trường
- Chi phí du lịch
- Mô hình lựa chọn
- Chi phí thay thế
- Chi phí thiệt hại tránh được
- Đánh giá
ngẫu nhiên
- Giá trị hưởng
thu
- Đánh giá
ngẫu nhiên
- Mô hình lựa chọn
Hình 1.7: Lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)
Bên cạnh sự phù hợp với các loại giá trị đánh giá, việc lựa chọn các phương pháp cũng phải được tiến hành trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp và mục tiêu đánh giá, đồng thời phải cân nhắc tới các yếu tố như yêu cầu dữ liệu, thời gian, nguồn lực tài chính và kỹ thuật. Bảng 1.6 trình bày tóm lược các điều
kiện liên quan đến việc lựa chọn phương pháp khi tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm về giá trị kinh tế của ĐNN.
Bảng 1.6: Điều kiện áp dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế ĐNN
Yêu cầu về dữ liệu | Yêu cầu về kỹ thuật | Yêu cầu về thời gian | Yêu cầu về kinh phí | |
Giá thị trường | ♦♦ | ♦ | ♦♦ | ♦♦ |
Chi phí thay thế | ♦♦ | ♦♦ | ♦♦ | ♦♦ |
Chi phí thiệt hại tránh được | ♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦ |
Chi phí du lịch | ♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦ |
Giá trị hưởng thụ | ♦♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦♦ | ♦♦♦♦ |
Đánh giá ngẫu nhiên | ♦♦♦♦ | ♦♦♦♦ | ♦♦♦♦ | ♦♦♦ |
Mô hình lựa chọn | ♦♦♦♦ | ♦♦♦♦ | ♦♦♦♦ | ♦♦♦♦ |
Phân tích chi phí - lợi ích | ♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦ | ♦♦♦ |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)
Chú thích:
♦♦♦♦: Yêu cầu rất cao
♦♦♦: Yêu cầu cao
♦♦: Yêu cầu trung bình
♦: Không yêu cầu nhiều
1.3. QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC
Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN về bản chất là một quá trình nghiên cứu khoa học mang tính liên ngành gồm có nhiều bước, mỗi bước đều có những đặc trưng riêng và đòi hỏi sự tham gia của những đối tượng khác nhau. Dựa trên các tài liệu và kinh nghiệm về đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái của Barbier (1997) và EEPSEA (1998), luận án khái quát qui trình đánh giá giá trị của ĐNN gồm 6 bước sau:
1. Lựa chọn cách đánh giá phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
2. Xác định vùng ĐNN
cần đánh giá giá trị
3. Nhận diện các giá trị kinh tế quan
trọng ưu tiên đánh giá
4. Thu thập dữ liệu để đánh giá
5.Lượng giá thành tiền các giá trị ĐNN
6. Liên hệ kết quả đánh giá với các
biện pháp quản lý ĐNN
Hình 1.8: Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2008)
Bước 1: Lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp với mục đích nghiên cứu
Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá là lựa chọn cách tiếp cận đánh giá phù hợp với mục tiêu và vấn đề phân tích. Hiện có ba cách tiếp cận trong đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN gồm:
Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có một tác động hay sốc (shock) của môi trường bên ngoài.
Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh
tế của hai hay nhiều phương án sử dụng tài nguyên ĐNN khác nhau.
Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội [55].
Bước 2: Xác định vùng đất ngập nước cần đánh giá giá trị
Bước thứ hai trong quá trình đánh giá là xác định rõ ràng phạm vi, ranh giới và loại hình của khu ĐNN cần xác định giá trị. Các ranh giới nghiên cứu này phải được chỉ rõ trên bản đồ. Cũng trong bước này, nhóm nghiên cứu cũng phải thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội tại địa điểm đánh giá.
Bước 3: Nhận diện các giá trị cốt lõi ưu tiên đánh giá
Trong bước này, cần phải sử dụng tổng hợp các nguồn dữ liệu, thông tin bao gồm các nghiên cứu khoa học, báo cáo hiện trường, báo cáo tư vấn, báo cáo kiểm kê, để nhận diện toàn bộ các chức năng, giá trị được hệ sinh thái ĐNN cung cấp tại khu vực nghiên cứu. Danh mục các giá trị được nhận diện phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng (ví dụ từ 1 đến 10 hoặc mức độ quan trọng thấp, trung bình và cao). Tất nhiên là không phải khu ĐNN nào cũng có những nhóm giá trị giống nhau hoặc tầm quan trọng của các nhóm giá trị là như nhau, vì vậy phải sử
dụng tổ chuyên gia về ĐNN (trong các lĩnh vực như sinh thái, kinh tế, quản lý tài nguyên) để đánh giá theo thứ tự tương đối tầm quan trọng của các giá trị ĐNN.
Bước 4: Thu thập số liệu đánh giá
Sau khi nhận diện các giá trị ưu tiên đánh giá, nhà nghiên cứu phải phân loại các giá trị đã xác định thành các nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Đồng thời, xác định nhu cầu về các dữ liệu vật lý, hóa học, sinh học, môi trường, xã hội cần thiết để ước lượng từng loại giá trị cũng như phương pháp thu thập và xử lý thông tin tương ứng.
Nhìn chung, thông tin thu thập từ phỏng vấn cộng đồng địa phương, các nhà quản lý, báo cáo định kỳ, báo cáo tư vấn là những nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp. Ví dụ, thông tin về nuôi trồng thủy sản có thể thu thập từ nông dân, báo cáo thủy sản hàng năm hoặc từ thị trường địa phương.
Các giá trị sử dụng gián tiếp thường đòi hỏi thông tin nghiên cứu hiện trường cụ thể, các báo cáo khoa học hoặc chuỗi dữ liệu thứ cấp được lưu trữ tại địa phương. Ví dụ thông tin về chi phí của các nhà máy xử lý nước thải tại địa phương được sử dụng để ước lượng giá trị xử lý nước ô nhiễm của ĐNN, thông tin về thiệt hại tài sản sau bão được dùng để tính giá trị phòng chống bão lụt.
Các giá trị phi sử dụng thường khó tính toán hơn, đồng thời đòi hỏi sự kết hợp thực hiện giữa các chuyên gia đa ngành. Thông tin về nhóm giá trị này thường được xác định qua điều tra nhóm xã hội tại hiện trường, đồng thời phải sử dụng bổ sung các dữ liệu thứ cấp khác.
Bước 5 : Lượng hóa thành tiền các giá trị kinh tế
Trong bước này, các phương pháp đánh giá sẽ được sử dụng để lượng hóa giá trị kinh tế của ĐNN dựa trên những thông tin đã thu thập được. Như trên đã trình bày, các phương pháp được chia thành ba nhóm là dựa vào thị trường thực, dựa vào thị trường thay thế và dựa vào thị trường giả định. Về thực nghiệm, bước này gồm rất nhiều các công đoạn như thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia để xác định thông
tin cần thu thập, thiết kế bảng hỏi và điều tra thử nghiệm, điều chỉnh bảng hỏi và xây dựng kế hoạch thu thập thông tin chi tiết, tiến hành thu thập thông tin tại hiện trường, làm sạch số liệu và xử lý số liệu với các mô hình thống kê và kinh tế lượng. Việc lựa chọn các phương pháp để lượng hóa các nhóm giá trị phải tùy thuộc vào bản chất của từng loại giá trị, khả năng đáp ứng về nguồn dữ liệu cũng như điều kiện thời gian và kinh phí.
Bước 6 : Liên kết kết quả đánh giá với các biện pháp quản lý
Các kết quả, số liệu tính toán về giá trị kinh tế sẽ không có ý nghĩa nếu không liên kết được chúng với những ứng dụng quản lý. Trong bước này, nhà nghiên cứu phải thảo luận được bối cảnh quản lý và chỉ ra được địa chỉ và những ứng dụng của kết quả tính toán cho công tác quản lý ĐNN, nói cụ thể hơn kết quả tính toán có thể được sử dụng để làm gì.
Tất nhiên là các nhà quản lý mới có tiếng nói cuối cùng trong việc có áp dụng một công cụ, biện pháp hay chính sách quản lý nào đó hay không nhưng việc chỉ ra cho những nhóm này những biện pháp quản lý có thể áp dụng sau khi có kết quả tính toán về giá trị kinh tế sẽ giúp ích các nhà quản lý rất nhiều trong quá trình ra quyết định.
1.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ
1.4.1. Sự cần thiết của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN
Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một quá trình nghiên cứu phức tạp. Thông thường, thị trường chỉ cho biết giá trị của những hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của ĐNN như tôm, cá, gỗ, củi. Tuy nhiên, một số các hàng hóa dịch vụ khác của ĐNN như duy trì đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, lọc sạch nguồn nước thì lại không có giá thị trường và thường không được tính đến trong quá trình ra quyết định sử dụng, phân bổ tài nguyên ĐNN. Cho đến nay, trong rất nhiều trường hợp, những giá trị gián tiếp và phi sử dụng của ĐNN thường chỉ được con người nhận ra khi chúng