cho các khối lớp và lựa chọn 2 ngày bổ sung cho ca học buổi chiều phù hợp với điều kiện thực tế.
* Phương án mô hình FDS T 33
- Nội dung: Thời lượng 33 tiết/tuần, trong đó có 3 ngày học cả ngày ở trường mỗi tuần.
- Thời lượng:Lớp 1: Tăng thêm 11 tiết/ tuần; Lớp 2, 3: Tăng thêm 10
tiết/tuần; Lớp 4, 5: Tăng thêm 8 tiết/tuần
- Chuyển tiếp để thực hiện T35:
- Có thể tổ chức ăn, nghỉ trưa 3 buổi/tuần
- Phòng học: 0,8 phòng học/lớp
- GV: 1,3 GV/ lớp
- Phòng học năng, phòng chức năng, nhà vệ sinh.
- Thời khóa biểu đề xuất:
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | |
Sáng | 5 tiết | 5 tiết | 5 tiết | 4 tiết | 5 tiết |
Chiều | 3 tiết | 3 tiết | 3 tiết |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Phát Triển Trường Th Dạy Học 2 Buổi/ Ngày Ở Vùng Khó Khăn Của Tỉnh Hòa Bình Phải Phù Hợp Và Góp Phần Thực Hiện Chiến Lược Phát Triển Gd
- Xây Dựng Qui Trình, Các Bước Lập Đề Án Và Các Tiêu Chí Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày Vùng Khó Khăn Phù Hợp Với Nhiệm Vụ Phát
- Huy Động Sự Tham Gia Của Các Lực Lượng Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Dạy Học 2 Buổi/ngày Ở Các Trường Tiểu Học Vùng Khó Khăn.
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Phát Triển Trường Tiểu Học Dạy Học 2 Buổi/ngày Vùng Khó Khăn Tỉnh Hòa Bình.
- Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 16
- Phát triển trường tiểu học dạy học hai buổi ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - 17
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
*Phương án mô hình T 35 (mô hình các trường tực hiện sau năm 2018)
- Nội dung: Thời lượng 35 tiết/tuần, trong đó có 5 ngày học cả ngày ở trường mỗi tuần.
- Thời lượng:Lớp 1: Tăng thêm 13 tiết/ tuần; Lớp 2, 3: Tăng thêm 12 tiết / tuần; Lớp 4, 5: Tăng thêm 10 tiết / tuần.
- Có thể tổ chức ăn, nghỉ trưa 5 buổi/ tuần
- Phòng học: 1,0 phòng học / lớp
- GV: 1, 5 GV/ lớp
- Phòng học đa năng, phòng chức năng, nhà vệ sinh.
Mô hình T35 mở rộng số tiết mỗi tuần lên 35 tiết (các môn tự chọn là Ngoại ngữ, Tin học và các HĐGD ngoài giờ lên lớp). Theo mô hình T35, nhà trường thực hiện dạy học 2 buổi/cho cả 5 ngày trong tuần. Nhà trường tự chọn thời khóa biểu và tự điều chỉnh.
c) Đa dạng hóa nội dung dạy học.
Đối với các trường vùng khó khăn nhâ n thức của học sinh còn nhiều hạn chế,
mỗi đơn vị có những khó khăn đă c
thù do vâ y
nội dung dạy học 2 buổi/ngày cần mở,
linh hoạt như: Thực hiện chương trình, kế hoạch GD chung (tối thiểu): Dạy học đáp ứng yêu cầu về thái độ, kiến thức, kĩ năng theo quy định của chương trình (gọi tắt là nội dung 1). Tổ chức các hoạt động nhằm củng cố kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu cá nhân, học môn tự chọn theo sở thích và năng lực của HS (gọi tắt là nội dung 2).
Căn cứ vào định hướng trên, giao quyền chủ động cho Hiê êu trưởng có thể lựa chọn các nô êi dung dạy học thoải mái, không bị gò bó nhưng đáp ứng nhu cầu và năng lực nhâ ên thức của HS. Đối với vùng khó khăn tập trung củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt, môn Toán để HS đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học bằng việc tăng thời lượng học tập cho môn Tiếng Việt và Toán.
Tổ chức các hoạt động trải nghiê êm sáng tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, đồng thời hỗ trợ củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt và môn Toán cho HS, đồng thời hình thành phẩm chất và phát triển năng lực, tạo đô êng lực HS thích đi học, thích lớp học thầy cô, bạn bè...
Nâng cao khả năng nghe nói Tiếng Việt cho HS dân tộc thông qua các HĐGD.
Nội dung dạy học các tiết tăng cường tập trung vào việc thực hành các kiến thức đã học và tổ chức cho HS tham gia các hoạt động thực tế ở địa phương; giúp HS yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, bồi dưỡng HS có năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục; dạy học các môn và nội dung tự chọn được quy định trong chương trình, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và GD kĩ năng sống.
d) Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
Định hướng chung là phân phối nội dung học tập phù hợp với mỗi đối tượng trong cả ngày. Trước mắt ở hầu hết các lớp, nội dung 1 được dạy chủ yếu trong 1 buổi, nội dung 2 được bố trí trong buổi còn lại, nhưng cũng có thể bố trí linh hoạt thời gian cho 2 nội dung này tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế về GV, CSVC, thiết bị dạy học, trình độ HS.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không phải là học thêm, làm thêm bài tập Toán, tiếng Việt mà là tổ chức các HĐGD toàn diện, đảm bảo cho HS đạt được các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng khiếu phù hợp với nhu cầu và khả năng. Việc phụ đao hay bồi dưỡng về Toán, tiếng Việt chỉ dành cho những đối tượng cần thiết hoặc có khả năng và nhu cầu.
Tổ chức theo hướng các HĐGD phù hợp đối tượng, có thể chia HS theo các nhóm hoạt động trên cơ sở phù hợp khả năng và nhu cầu, có thể là: Nhóm củng cố kiến thức; Nhóm bồi dưỡng năng khiếu, sở thích với các hoạt động như: Hứng dụng kiến thức toán vào thực tế, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, đọc diễn cảm, đọc thơ, thi kể chuyện, thi hùng biện, viết chữ đẹp, câu lạc bộ..; Nhóm phát triển thể chất với các hoạt động như: võ, cờ vua, cầu lông, thể dục nhịp điệu...; Nhóm phát triển nghệ thuật với các hoạt động về nhạc dân tộc, đàn oocgan, múa, khiêu vũ, vẽ, nặn, trang trí...; Nhóm hoạt động xã hội với các hoạt động về tìm hiểu tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lí, văn hoá truyền thống...
Việc tăng thời lượng dạy học cần được thực hiện theo tinh thần tổ chức các HĐGD nhẹ nhàng, vui vẻ, phát huy tính tích cực chủ động của HS, bồi dưỡng kĩ năng hợp tác trong công việc và hướng tới phát triển năng lực cá nhân.
e) Chủ đô êng điều chỉnh kế hoạch thời gian
Căn cứ vào yêu cầu GD và điều kiện thực tiễn của nhà trường, điều kiện văn hóa xã hội và tập quán sinh hoạt của địa phương xây dựng kế hoạch thời gian, nội dung GD là một chỉnh thể cho từng ngày, tuần, tháng và năm học. Các nội dung dạy
- học, HĐGD được thiết kế và phân phối hợp lý nhằm đạt mục tiêu GD, tránh quan niệm buổi 1 dành cho chương trình chính, buổi 2 chỉ dành cho ôn tập, rèn luyện.
Thực hiện phân phối hợp lý, linh hoạt thời lượng dạy và học các môn Tiếng Việt, Toán và các HĐGD khác. Đối với những trường vùng núi, khó khăn, chất lượng 2 môn Toán và Tiếng Việt còn thấp thì tăng thêm thời gian hướng dẫn tự học các môn này cho HS.
g) Đổi mới hình thức tổ chức bán trú
Tổ chức bán trú là điều kiện để tổ chức học cả ngày có chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó khăn vì nhà nước chưa đủ nguồn lực để lo bữa ăn trưa cho HS, trong khi đa số phụ huynh HS khả năng kinh tế có hạn, nhà nước chưa có cơ chế chính sách thu chi rõ ràng. Hiện tại Bộ GD&ĐT khuyến khích tổ chức bán trú cho HS.
Ở những vùng dân tộc, miền núi cần nhân rộng mô hình trường bán trú, với sự đầu tư từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác. Đối với đối tượng HS khó khăn ở miền núi, HS dân tộc thiểu số, nhà nước
chưa hỗ trợ miễn phí bữa ăn trưa cho HS, cha mẹ HS có thể đóng góp công sức, hỗ trợ công tác chăm sóc, quản lí. Hoặc có thể vận dụng các chế độ chính sách của HS như hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ gạo để tổ chức bán trú cho HS.
Tổ chức ăn trưa với các hình thức linh hoạt, phong phú: HS đem thức ăn từ nhà đến trường; Nhà trường tổ chức nấu ăn tại trường hoặc huy động sự tham gia của các gia đình phụ huynh HS ở gần trường nấu ăn cho HS; Hợp đồng với các cơ sở cung cấp xuất ăn cho HS. Đặc biệt quan tâm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm vì sức khoẻ HS.
Quản lí HS buổi trưa có thể chọn 1 trong 2 phương án: Cho HS ngủ trưa, tại phòng ngủ hoặc lớp học. Cho HS hoạt động nhẹ nhàng vào buổi trưa: đọc sách, xem phim, làm thủ công, vẽ, nặn...tại thư viện, phòng đa chức năng, phòng GD nghệ thuật...
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
Sở GD&ĐT hướng dẫn cụ thể hóa bằng văn bản cách thức tổ chức thực hiện đối với các trường. Giao quyền chủ động cho Hiệu trưởng thực hiện các công việc cụ thể như sau:
Căn cứ vào điều kiện thực tế các trường lựa chọn các phương án triển khai phù hợp. Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và HS. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, xây dựng đội ngũ GV có đủ về số lượng, năng lực và phẩm chất đạo đức để tổ chức tốt các HĐGD góp phần nâng cao chất lượng dạy học giảm tỉ lệ HS lưu ban, bỏ học.
Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch GD và chương trình các môn học xây dựng thời khóa biểu phù hợp với đặc điểm của nhà trường và địa phương. Khi bố trí thời khóa biểu phải đảm bảo công bằng về định mức lao động được quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông.
Xây dựng chương trình học tập phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương. Lựa chọn nội dung học tập phù hợp với yêu cầu của người học; Xây dựng thời khóa biểu mở, linh hoạt.
Phối hợp chỉ đạo giữa Hiệu trưởng với Phó hiệu trưởng trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý. Gắn trách nhiệm cá nhân với mức độ hoàn thành nhiệm vụ và các công việc được giao phụ trách.
Giao quyền chủ động cho GV trong việc thực hiện chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học. GV căn cứ vào thời khóa biểu của nhà trường, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với lớp mình phụ trách. Sau khi xây dựng xong kế hoạch của lớp, GV cần phải trình kế hoạch với tổ chuyên môn và Ban giám hiệu xem xét, phê duyệt. Sau khi được phê duyệt GV thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch này.
Chỉ đạo các trường chủ động xây dựng các điều kiện và bố trí thời gian, nội dung dạy học hợp lý phù hợp với điều kiện và đặc điểm của trường mình. Tổ chức thực hiện nội dung chương trình theo kế hoạch;
Huy động các nguồn kinh phí khác nhau để hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập 2 buổi/ngày, đặc biệt quan tâm hỗ trợ bữa ăn trưa cho HS.
Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, giám chặt chẽ các điều kiện và kế hoạch dạy học của các nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tổng hợp báo cáo định kỳ nửa năm, hàng năm; đề xuất kiến nghị cho Sở GD&ĐT để tổng hợp báo cáo gửi Sở GD&ĐT theo quy định.
3.2.7.4.Điều kiện thực hiện
Sở GD&ĐT cần có hướng dẫn việc lựa chọn các chương trình, nội dung dạy học 2 buổi/ngày đối vưới vùng khó khăn thống nhất chỉ đạo từ Sở đến các nhà trường.
Phòng GD&ĐT phải tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch, chương trình của các trường, tư vấn hỗ trợ và giúp đỡ các trường trong quá trình thực hiện.
Hiệu trưởng phải hiểu chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động để quyết định lựa chọn chương trình cho phù hợp. Đồng thời phải có tâm huyết, nhiệt tình và đặc biệt phải có năng lực để tổ chức và quản lý việc dạy học 2 buổi/ngày. Được tập huấn bồi dưỡng về quản lí các hoạt động trong trường tiểu học, quản lí nhà nước về GD&ĐT.
CBQL, GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. GV nhà trường phải có ý thức, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để thực hiện biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ nêu 7 biện pháp cơ bản nhất. Các biện pháp đã đề xuất ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình phát triển tốt cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Các biện pháp có mỗi quan hệ hữu cơ theo hướng thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề, điệu kiện cho nhau trong quá trình xây dựng phát triển. Ví dụ: muốn “Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày” (BP 6) cần phải “tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học 2 buổi/ngày cho hệ thống chính trị - xã hội” (BP1). Nếu không thực hiện tốt biện pháp “Hoàn thiện quy hoạch phát triển các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn của Tỉnh Hòa Bình.” (BP2), khó có thể thực hiện được biện pháp “ Xây dựng qui trình, các bước lập đề án và các tiêu chí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD của tỉnh Hòa Bình.” (BP3).
Trong thực tế thực hiện các biện pháp trên, việc lựa chọn các biện pháp để ưu tiên thực hiện có tính lịch sử và thực tiễn của nó. Điều này chỉ đúng khi có những diễn biến bất thường xảy ra. Khi sự phát triển đã đi vào ổn định thì thứ tự ưu tiên và trình tự thực thi các biện pháp cũng sẽ ổn định theo. Do đó về lâu dài để các biện pháp thực hiện có hiệu quả, phát huy tốt nhất mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau cần có một chiến lược chung, ổn định được sử dụng hợp lý với những điều kiện cân đối cụ thể cho việc thực hiện. Mối quan hệ thống nhất này phải được quán triệt một cách rõ nét để khi áp dụng các biện pháp cần cân nhắc tính toán sao cho phù hợp với các đối tượng được áp dụng, nhằm phát huy được hết mặt tốt, hạn chế những mặt yếu kém và tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau làm nên sức mạnh tổng hợp của các biện pháp.
Các biện pháp trong chừng mực nào đó, cũng tạo sự kìm hãm, hạn chế lẫn nhau. Chẳng hạn: huy động tốt sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng đầu tư bổ sung CSVC thiết bị dạy học đảm bảo các điều kiện cho trường dạy học 2 buổi/ngày sẽ giảm sự đầu tư từ ngân sách nhà nước,...Nhận thức được mối quan hệ tiêu cực đó, khi thực hiện các biện pháp chúng ta cần lưu ý đến thời điểm, mức độ nhấn mạnh của từng biện pháp để phát huy tính cộng hưởng, hỗ trợ lẫn nhau và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Các nội dung của các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Bởi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên khi thay đổi các biện pháp phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình để tạo ra hướng phát triển mới cần thay đổi đồng bộ các biện pháp trên.
11.. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc dạy học 2 buổi/ngày cho hệ thống chính trị - xã hội.
7. Điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình dạy học 2 buổi/ngày theo đặc điểm vùng miền
2. Hoàn thiện quy hoạch các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày. khó khăn.
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH HÒA BÌNH
3. Xây dựng qui trình, các bước lập đề án và các tiêu chí phát triển trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày vùng khó khăn phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD của tỉnh Hòa Bình.
4. Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ GV tiểu học
6. Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày
5. Tăng cường đầu tư, CSVC, trang thiết bị cho các trường tiểu học