học có ảnh hưởng và tác động nhiều nhất để đưa vào mục tiêu phát triển năng lực.
- Năng lực sử dụng CNTT&TT: Yêu cầu cần đạt của năng lực sử dụng CNTT&TT khi thiết kế bài học, cần tham chiếu đến năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng với yêu cầu cần đạt đã được thể hiện trong mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài học.
Bước 2: Biên soạn nội dung dạy học
a) Nội dung dạy học
Nội dung dạy học diễn tả các tri thức về chủ đề dạy học. Trong dạy học phát triển năng lực, nội dung dạy học chính là chất liệu tổ chức các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu bài học. Nội dung dạy học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, thực tiễn và cập nhật.
- Kế thừa nội dung dạy học trong chương trình môn Tin học của giáo dục phổ thông hiện hành, thống nhất với nội dung chương trình môn Tin học ở trường DBĐH.
- Phù hợp với mục tiêu bài học.
b) Tiến trình biên soạn nội dung dạy học
* Hình thành cấu trúc nội dung dạy học:
- Trên cơ sở mục tiêu bài học, liệt kê các danh từ xuất hiện trong các mục tiêu, kết nhóm các danh từ có liên quan làm cơ sở đề xuất các nội dung cho bài học.
- Phân tích các động từ được sử dụng trong mục tiêu làm cơ sở đề xuất độ sâu, độ phức tạp của nội dung được đề cập, hay mức độ kĩ năng cần hình thành và phát triển cho học sinh.
* Biên soạn nội dung dạy học:
- Tìm kiếm các tài liệu có liên quan tới nội dung bài học. Lưu ý sự phù hợp về mức độ đã được đề cập trong bài học.
- Thể hiện nội dung bài học phù hợp với cấu trúc bài học thông qua việc sử dụng kênh chữ, kênh hình để mô tả.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ phù hợp với cấu trúc nội dung và các mô tả mức độ đề cập nội dung trong bài học, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học
Có nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Để lựa chọn được phương pháp, kỹ thuật dạy học thích hợp, thường hay dựa vào nội dung và mục tiêu dạy học cụ thể như sau:
- Lựa chọn phương pháp dựa vào nội dung: Phân tích đặc điểm nội dung dạy học để lựa chọn phương pháp phù hợp. Với những nội dung mới, trừu tượng đối với học sinh, có thể phải diễn giải, minh họa trực quan để học sinh tiếp cận dễ dàng với kiến thức mới. Ví dụ: Khi mô tả các kiểu bố trí máy tính trong mạng, thì giáo viên phải diễn dải, minh hoạ bằng hình ảnh trực quan để học sinh thấy được kiểu bố trí theo đường thẳng, hình tròn, hình sao. Ngược lại, với những nội dung học tập gần gũi, có thể đàm thoại, khai thác những hiểu biết đã có của học sinh, hệ thống hóa và dẫn dắt tới kiến thức mới được đề cập trong bài học. Ví dụ: Khi dạy về các dạng thông tin, có thể đàm thoại, khai thác học sinh con người nhận thông tin bằng những hình thức nào? Có thể đọc, nghe, nhìn. Như vậy thông tin có 3 dạng là: Âm thanh, hình ảnh, văn bản.
- Lựa chọn phương pháp dựa vào mục tiêu: Mục tiêu bài học sử dụng động từ để miêu tả các cấp độ khác nhau của nhận thức. Ở cấp độ thấp như nêu được, thực hiện được, trình bày, kể tên…thì có thể sử dụng các phương pháp như thuyết trình, trực quan. Ở các cấp độ cao hơn như so sánh, diễn tả được, trình bày được, giải thích được, vận dụng, …có thể sử dụng các phương pháp học tập theo nhóm, dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy…
Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học Tin học
a) Hoạt động dạy học Tin học
- Mỗi hoạt động dạy học Tin học cần có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, kết nối và đồng bộ với mục tiêu chung của bài học.
- Cách thức tổ chức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của hoạt động và phải đồng bộ với phương pháp, kĩ thuật dạy học đã lựa chọn.
- Thể hiện rõ nội dung kiến thức trọng tâm, hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và sự đồng bộ, hợp lí của hai hoạt động đó.
- Mô tả được cách thức đánh giá trong hoạt động dạy học, đảm bảo cho học sinh nhận thức được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu bài học.
- Thể hiện đầy đủ, cụ thể thông tin về thời điểm và cách thức sử dụng phương tiện, các học liệu sử dụng trong bài học.
b) Tiến trình thiết kế hoạt động dạy học
- Đặt tên cho hoạt động: Tên của hoạt động dạy học cần được xác định cho chủ thể là học sinh. Do là hoạt động, nên tên của hoạt động dạy học thường được bắt đầu bằng động từ như: Tìm hiểu, khám phá, vận dụng, so sánh,...động từ được sử dụng trong hoạt động được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của hoạt động dạy học.
- Xác định mục tiêu của hoạt động: Mục tiêu của hoạt động được xác định dựa trên mục tiêu chung của bài học, trên cơ sở xem xét sự phối hợp đồng bộ với mục tiêu của các hoạt động dạy học khác trong bài dạy.
- Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thực hiện tương tự như lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học cho cả bài học đã trình bày tại bước 3.
- Chuẩn bị tư liệu, phiếu học tập: Tư liệu, phiếu học tập được xây dựng trên cơ sở các nhiệm vụ học tập và các phương pháp, kĩ thuật dạy học được lựa chọn sử dụng, đảm bảo hoạt động học tập phù hợp với học sinh, đạt được mục tiêu của hoạt động.
- Hoạt động đánh giá: Việc đánh giá trong mỗi hoạt động dạy học thể hiện tư tưởng đánh giá cả quá trình, vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Do đó, ở mỗi một thời điểm nhất định trong hoạt động dạy học, cần thường xuyên thu thập thông tin về tiến trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, kịp thời đưa ra các phản hồi cho học sinh biết, điều chỉnh hoạt động học để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu hoạt động. Đối với đánh giá quá trình có thể được thực hiện thông qua quan sát, đặt câu hỏi, gợi ý, đưa ra các phản hồi…
Đối với bài dạy thực hành:
Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức, cũng như vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập thực hành và từng bước giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó phần tiến trình dạy học thay đổi cho phù hợp như sau:
- Hoạt động 1: Nhiệm vụ học tập của học sinh là tìm hiểu các nội dung có liên quan đến kỹ năng cần thực hành, nội dung kiến thức đã học trong giờ học lý thuyết để thực hiện bài thực hành.
- Hoạt động 2: Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên thực hiện và giới thiệu các bước để thực hiện thao tác, mức độ cần đạt được về kỹ năng, những lỗi thường mắc phải khi thực hành để rút kinh nghiệm.
- Hoạt động 3: Học sinh thực hiện tuần tự các theo các bước đã quan sát được, làm đi làm lại cho thuần thục. Sử dụng những kỹ năng đã luyện tập thuần thục trong các tình huống, yêu cầu khác nhau.
- Hoạt động 4: Vận dụng kỹ năng tổng hợp thực hiện bài tập thực hành có yêu cầu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên hệ thống hoá lại nội dung kiến thức của phần lý thuyết đã học; Học sinh lắng nghe.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu nội dung thực hành chi tiết cụ thể các bước, nêu các lỗi thường gặp; Học sinh chú ý thực hiện làm theo.
Bước 3: Học sinh thực hiện tuần tự các bước đã quan sát được cho thuần thục; Giáo viên theo dõi, hướng dẫn hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Học sinh sử dụng những kỹ năng đã luyện tập để thực hành trong các tình huống, yêu cầu khác nhau.
Bước 5: Học sinh vận dụng kỹ năng tổng hợp để thực hiện bài thực hành cơ bản, nâng cao; Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Khi học sinh thực hiện hoạt động 4 giáo viên cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể. Đánh giá đúng hiệu quả thực hiện hoạt động học tập của học sinh để có những điều chỉnh, hướng dẫn phù hợp giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu bài dạy.
2.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Trên cơ sở thiết kế bài dạy Tin học định hướng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc. Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để thúc đẩy học sinh thực hiện có hiệu quả các hoạt động, nhanh chóng lĩnh hội tri thức của bài học. Nội dung học tập cần phải gắn liền với thực tiễn, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và khả năng giao tiếp.
Giáo viên triển khai thực hiện bài dạy trên lớp hoặc bài thực hành tại phòng máy vi tính trên cơ sở kịch bản đã xây dựng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thực hiện hoạt động dạy học và vai trò chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng để nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
2.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, giáo viên tổ bộ môn Tin học cần xác định rõ năng lực sử dụng CNTT&TT học sinh DBĐH dân tộc cần đạt
được, thông qua khung năng lực sử dụng CNTT&TT và các tiêu chí cụ thể về năng lực để có cơ sở thiết kế bài dạy môn Tin học, thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với tiết học lý thuyết, thực hành. Nắm vững các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực, triển khai linh hoạt, phù hợp với đối tượng để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.
2.3.1.5. Giáo án minh hoạ
Dạy học chủ đề 4: Mạng máy tính và Internet Nội dung 1: Mạng máy tính và Internet
Giáo viên có thể thiết kế các hoạt động dạy học như sau:
MẠNG MÁY TÍNH
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kỹ năng
- Trình bày được khái niệm, vai trò và lợi ích của mạng máy tính.
- Phân tích được các loại mạng máy tính, các mô hình mạng cơ bản.
- Xác định được các phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính.
- Phân biệt các kiểu bố trí các máy tính trong mạng.
- Liệt kê một số thiết bị cần thiết để kết nối thành một mạng máy tính.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học [NLC1]: Tự học, tự hoàn thiện
+ Năng lực hợp tác [NLC2]: Tổ chức và thuyết phục người khác
+ Năng lực giải quyết vấn đề [NLC3]: Phát hiện, làm rõ vấn đề
- Năng lực sử dụng CNTT&TT theo khung năng lực:
+ [9]. Sử dụng có hiệu quả các công cụ tìm kiếm trên internet.
+ [10]. Lựa chọn, sử dụng có hiệu quả tài nguyên trên internet.
+ [14]. Sử dụng các thiết bị di động.
+ [16]. Thể hiện hành vi phù hợp đạo đức, đúng pháp luật khi sử dụng CNTT&TT.
+ [17]. Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin, đúng pháp luật.
+ [18]. Sẵn sàng tham gia các hoạt động CNTT&TT tự tin, năng động, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, giáo trình tin học, Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, giấy Ao, bút dạ...
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học trong giáo trình tin học, sách giáo khoa tin học lớp 10, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến mạng máy tính.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Đàm thoại gợi mở (nêu vấn đề)
- Thảo luận nhóm
- Dạy học thực hành
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Nội dung bài mới
Hoạt động dạy của giáo viên | Hoạt động học của học sinh | Định hướng phát triển năng lực | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Con Đường Để Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt
- Quan Điểm Của Giáo Viên Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Cho Học Sinh Dbđh
- Mục Tiêu Dạy Học Tin Học Ở Trường Dự Bị Đại Học
- Chuẩn Bị Của Giáo Viên: Giáo Án, Giáo Trình Tin Học, Bài Thực Hành, Máy Tính, Máy Chiếu.
- Biện Pháp 2: Dạy Học Tin Học Gắn Với Bối Cảnh Thực Tiễn.
- Biện Pháp 3: Tổ Chức Dạy Học Tin Học Theo Dự Án Học Tập
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung: - Tại sao cần phải kết nối các máy tính thành mạng? - Mạng máy tính bao gồm những thành phần nào? - Việc sử dụng mạng máy tính mang lại những lợi ích gì? | Đọc giáo trình, vận dụng kiến thức đã học, thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên | [NLC2], [NLC3], [9], [14], [18] | |
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương thức truyền thông của mạng máy tính | |||
2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính. a. Phương thức truyền thông (media). Có 2 hình thức kết nối: Có dây. Không dây - Kết nối có dây (cable): Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang,… | - Để tạo thành mạng, các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau. - Hãy kể tên 1 | Nghe giảng, ghi chép Đọc giáo | [NLC1], [NLC2], [9], [14], [10],[18] |
1. Khái niệm mạng máy tính
số thiết bị kết nối có dây mà em biết? - Quan sát hình ảnh các thiết bị, trình bày công dụng của từng thiết bị kết nối có dây - Hãy kể tên 3 loại cáp truyền thông hiện nay. - Tìm hiểu các kiểu bố trí máy tính trong mạng và chỉ ra mỗi hình ứng với kiểu nào - Kiểu bố trí mạng nào là thông dụng nhất? | trình, vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi |