Nội Dung Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn

Thực trạng đảm bảo mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,90). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 3 vùng dữ liệu. Ở mức độ tốt có các yếu tố 1 và 3 (điểm dao động trong khoảng 2,36 - 2,63). Ở mức độ trung bình có yếu tố 4 và 5 (điểm dao động trong khoảng 1,72 - 1,82) và ở mức độ chưa tốt có yếu tố 2 và 6 (điểm dao động trong khoảng 1,29 - 1,63).

Hai nội dung được thực hiện tốt nhất là việc đảm bảo mục tiêu đánh giá để xếp hạng học sinh (điểm trung bình 2,63, xếp bậc 1) và việc đảm bảo mục tiêu đánh giá để xác định trình độ của học sinh so với yêu cầu đề ra (điểm trung bình 2,36, xếp bậc 2).

Việc đánh giá hướng đến mục tiêu thúc đẩy học sinh tích cực học tập và đánh giá để điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình chưa được làm tốt.

Nói về việc thúc đẩy học sinh tích cực học tập, một số giáo viên trường THPT Phủ Thông cho biết việc đánh giá kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên học sinh. Đôi khi, trong quá trình kiểm tra - đánh giá, đề ra không phù hợp trình độ làm cho những học sinh có học lực trung bình trở lên thấy khó, từ đó sinh ra tâm lí chán nản. Có lúc đề ra lại quá dễ dẫn đến học sinh chủ quan, tâm lí thoả mãn, không đánh giá đúng trình độ của mình. Phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của học sinh mà giáo viên trong trường thực hiện còn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho học sinh, thậm chí một số lời phê thiếu thân thiện làm cho học sinh chán nản.

2.3.2. Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng số điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Học sinh hiểu,

nhớ và tái hiện được kiến thức


40


120


7


14


0


0


134


2,85


1

2. Phát triển ở

học sinh tư duy độc lập, sáng tạo


2


6


25


50


20


20


76


1,61


4

3. Rèn luyện những kỹ năng tương ứng với

nội dung bài học


28


84


10


20


9


9


113


2,40


2

4. Hình thành ở học sinh tình cảm, thái độ, động cơ tương ứng với nội dung

bài học


20


60


11


22


16


16


98


2,08


3

Trung bình chung

2,23


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 7

Thực trạng nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 2,23). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 3 vùng dữ liệu. Ở mức độ tốt có các yếu tố 1 và 3 (điểm dao động trong khoảng 2,40 - 2,85). Ở mức độ trung bình có yếu tố 4 và ở mức độ chưa tốt có yếu tố 2.

Bảng kết quả khảo sát cho thấy có chênh lệch khá lớn giữa mức độ thực hiện các nội dung đánh giá (giữa nội dung thực hiện tốt nhất và nội dung còn nhiều hạn chế nhất chênh nhau 1,24). Hai nội dung được thực hiện tốt là việc đánh giá được mức độ học sinh hiểu, nhớ và tái hiện được kiến thức (điểm trung bình 2,85, xếp bậc 1) và việc rèn luyện những kỹ năng tương ứng với nội dung bài học (điểm trung bình 2,40, xếp bậc 2). Việc đánh giá hướng đến phát triển ở học sinh tư duy độc lập, sáng tạo chưa được làm tốt (điểm trung bình 1,61, xếp bậc 4).

Tìm hiểu sâu hơn thực tế kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh cho thấy cách đánh giá như hiện nay ở trường THPT Phủ Thông dẫn đến việc học tủ, học vẹt của học sinh. Người ra đề ít hoặc không chú ý đến các mức độ của đề ra nhằm mục đích cụ thể: Kiểm tra trí nhớ (mức độ biết, tái hiện), hay kiếm tra trình độ hiểu, trình độ vận dụng kiến thức... nhằm phát triển năng lực gì ở học sinh. Kết quả đánh giá chủ yếu nêu lên mức độ ghi nhớ bài của học sinh, đôi khi kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu, vụn vặt; khó đánh giá được trình độ tư duy, khả năng phát triển trí tuệ cùng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng của học sinh. Cách đánh giá này gắn liền với lối dạy học cũ, với phương pháp dạy học thông báo, minh hoạ, chỉ cung cấp thông tin một chiều từ thầy đến trò. Kết quả là HS ít động não, phân tích suy luận vào một lĩnh vực mà không thấy được lĩnh vực liên quan, nguyên nhân hoặc kết quả của nó. Do đó, để việc đánh giá kết quả học tập học sinh hiệu quả hơn đòi hỏi phải đổi mới từ phương pháp dạy học.

2.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các phương pháp trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Phương pháp đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng số điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình

thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Đánh giá thông qua vấn

đáp, kiểm tra miệng

17

51

20

40

10

10

101

2,14

2

2. Đánh giá thông qua kiểm

tra viết tự luận

24

72

20

40

3

3

115

2,44

1

3. Đánh giá thông qua kiểm

tra trắc nghiệm khách quan

0

0

19

38

28

28

66

1,40

3

4. Đánh giá thông qua hoạt

động thực hành

0

0

12

24

35

35

59

1,25

4

Trung bình chung

1,80


Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,80). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 3 vùng dữ liệu. Ở mức độ tốt có các yếu tố 2. Ở mức độ trung bình có yếu tố 1 và ở mức độ chưa tốt có yếu tố 3 và 4 (điểm dao động trong khoảng 1,25 - 1,40).

Như thế, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào phương pháp đánh giá thông qua kiểm tra viết tự luận và đánh giá thông qua vấn đáp, kiểm tra miệng. Được sử dụng nhiều nhất là đánh giá thông qua kiểm tra viết tự luận (điểm trung bình 2,44, xếp bậc 1). Sau đó đến đánh giá thông qua vấn đáp, kiểm tra miệng (điểm trung bình 2,14, xếp bậc 2). Đánh giá thông qua kiểm tra

miệng có được sử dụng nhưng hạn chế, chủ yếu là dùng trong đánh giá hàng ngày, tức thì. Việc đánh giá tổng kết ở trường THPT Phủ Thông hầu như chưa sử dụng đến phương pháp này.

Sau đánh giá thông qua kiểm tra miệng, việc đánh giá thông qua trắc nghiệm khách quan cũng ít được sử dụng. Trong khi đó, trong yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo diễn ra trên cả nước, trắc nghiệm khách quan ngày càng được áp dụng rộng rãi do tính ưu việt của nó và trong giai đoạn thực hiện cuộc vận động 2 không do ngành Giáo dục phát động. Nó là sự lựa chọn cần thiết và đang được khuyến khích trong các kỳ thi, kiểm tra đánh giá. Cán bộ giáo viên nhà trường cho biết nguyên nhân chính của việc đánh giá thông qua trắc nghiệm khách quan cũng ít được sử dụng là do đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức lớn mới có thể xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất lượng.

Ít được sử dụng nhất ở trường THPT Phủ Thông là việc đánh giá thông qua hoạt động thực hành. Qua kinh nghiệm của bản thân và những thu lượm từ việc quan sát thực tiễn ở trường THPT Phủ Thông, chúng tôi nhận thấy việc ít sử dụng phương pháp đánh giá thông qua hoạt động thực hành có hai nguyên nhân. Một là, nguyên nhân từ những hạn chế về năng lực của đội ngũ giáo viên. Hai là, việc đánh giá thông qua hoạt động thực hành còn gặp khó khăn do cơ sở vật chất còn nghèo nàn của nhà trường, cơ sở vật chất thiếu và chưa đồng bộ để tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đánh giá thông qua hoạt động thực hành.

2.3.4. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các hình thức trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Hình thức đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Giáo viên đánh giá trên lớp

33

99

14

28

0

0

127

2,70

2

2. Giáo viên đánh giá tổng kết

39

117

8

16

0

0

133

2,82

1

3. Học sinh tự đánh giá

0

0

7

14

40

40

54

1,14

3

4. Đánh giá đồng đẳng

0

0

4

8

43

43

51

1,08

4

Trung bình chung

1,93


Độ lệch chuẩn

0,94


Thực trạng hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,93). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 2 vùng dữ liệu. Ở mức độ tốt có các yếu tố 1 và 2 (điểm dao động trong khoảng 2,70 - 2,82). Ở mức độ chưa tốt có yếu tố 3 và 4 (điểm dao động trong khoảng 1,08 - 1,14).

Hai nội dung được thực hiện tốt nhất là giáo viên đánh giá tổng kết (điểm trung bình 2,82, xếp bậc 1) và việc giáo viên đánh giá trên lớp (điểm trung bình 2,70, xếp bậc 2). Việc học sinh tự đánh giá (điểm trung bình 2,14, xếp bậc 3) và đánh giá đồng đẳng (điểm trung bình 2,08, xếp bậc 4) chưa được làm tốt.

Điểm trung bình của các nội dung khảo sát nói lên thực tế trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, trường THPT Phủ Thông mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau, hay học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc đánh giá còn mang nặng tính chủ quan do chưa có chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt được nên kết quả đánh giá giữa các giáo viên, giữa các trường và các tỉnh thường khác nhau. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tính khách quan, chính xác của việc đánh giá.

2.4. Thực trạng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông

2.4.1. Thực trạng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ đạt được các kỹ năng đánh giá trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Năng lực

Mức độ năng lực

Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Năng lực lập kế hoạch đánh giá của

giáo viên


0


0


8


16


39


39


55


1,17


5

2. Năng lực lựa chọn

và phát triển công cụ đánh giá của giáo viên


6


18


14


28


27


27


73


1,55


3

3. Năng lực thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích thông tin đánh giá thu được của

giáo viên


11


33


20


40


16


16


89


1,89


1

4. Năng lực sử dụng

kết quả đánh giá

10

30

15

30

22

22

82

1,74

2

5. Năng lực thông báo, phản hồi kết quả

đánh giá


6


18


12


24


29


29


71


1,51


4

Trung bình chung

1,57


Thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ chưa tốt (điểm trung bình chung 1,57). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 2 vùng dữ liệu. Ở mức độ trung bình có yếu tố 3 và 4 (điểm dao động trong khoảng 1,74 - 1,89). Ở mức độ chưa tốt có yếu tố 1, 2 và 5 (điểm dao động trong khoảng 1,17 - 1,55).

Trong số 5 kỹ năng cơ bản của năng lực đánh giá kết quả học sinh, không có kỹ năng nào được đánh giá ở mức độ tốt. Những kỹ năng còn rất nhiều hạn chế là lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá; thông báo, phản hồi kết quả đánh giá; và lập kế hoạch đánh giá. Để nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên là thực sự cần thiết. Khi tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, cần đặc biệt chú trọng vào những năng lực còn nhiều hạn chế này.

2.4.2. Thực trạng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.4.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, kết quả thu được như sau:

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí