Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 10


Bước 4: Đọc hiểu: Là đọc kĩ để hiểu sâu và đầy đủ các thông tin theo từng phần kiến thức, thường xuyên nhớ nội dung của từng phần kiến thức đó. Tìm cách trả lời cho những phần đã đánh dấu, nghiên cứu những hình minh họa như biểu đồ, sơ đồ, công thức Toán học nếu có. Luôn đưa ra câu hỏi và tự trả lời, điều đó sẽ kích thích tư duy và trí nhớ. Chỉ nên nhớ những gì hiểu và nhớ một cách lôgic. Phải nhớ ý tưởng và phác đồ trình bày của tác giả.

Bước 5: Củng cố lần 1: Hãy lập một bảng phác thảo ngắn (sử dụng sơ đồ tư duy) để ôn tập nhanh điều ta vừa mới đọc. Hãy nhắc lại những ý chính của chương và những nội dung quan trọng trong chương đó.

Bước 6: Vận dụng và củng cố lần 2: Hãy vận dụng những kiến thức đã đọc được vào giải quyết những vấn đề hay bài tập vận dụng. Sau đó hãy củng cố lại kiến thức một lần nữa (lưu ý cần củng cố cả những gì ta đã vận dụng để giải quyết các bài tập, sử dụng như một hệ quả để làm những bài tập tiếp theo).

d) Hình thành kỹ năng ghi chép Toán học

* Một số nguyên tắc cơ bản khi ghi chép Toán học

Để ghi chép Toán học hiệu quả, SV cần tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Không ghi lại nguyên văn từng bài giảng. Hãy ghi lại những ý chính, những công thức và các chi tiết quan trọng một cách có tổ chức. Nếu có thể được hãy ghi chép hầu hết bài giảng dưới dạng từ khoá và biết chọn lọc những điều gì nên viết. Có những phần quan trọng có thể đóng khung để lưu ý.

Nguyên tắc 2: Hãy ghi chép bằng ngôn từ của mình. Những công thức Toán học mới cần ghi chính xác theo cách ghi của GV. Viết đủ ngay ngắn, sạch sẽ để sau này dễ đọc và dễ hiểu.

Nguyên tắc 3: Nếu có các biểu đồ và đồ thị, hãy sao chép chúng. Bất kỳ hình ảnh bổ sung nào cho lời nói và chữ viết đều quan trọng, đó là tác nhân kích thích trí thông minh thị giác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nguyên tắc 4: Hãy viết ra những vấn đề trong bài giảng và vẽ các mũi tên đến tài liệu liên quan. Khi nghiên cứu về một vấn đề cần xem lại mọi ghi chép trước đó


Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 10

và bổ sung thông tin mới ra lề, ra một góc hoặc ở phía dưới. Cần linh hoạt và sáng tạo trong cách ghi chép của mình.

Nguyên tắc 5: Hãy để những khoảng trống trong vở ghi chép để điền thêm những thông tin còn thiếu.

* Một số phương pháp ghi chép hiệu quả

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi trình bày 3 phương pháp ghi chép hiệu quả để SV có thể tham khảo. Trong đó hai phương pháp ghi chép chúng tôi trình bày khái quát do đã được nhiều tác giảng trong và ngoài nước nghiên cứu là: phương pháp ghi chép bằng cách lập sơ đồ tư duy của tác giả Tony Buzan; phương pháp ghi chép và ghi nhận (TM) Bobbi Deoarter và Mike Henacki. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về phương pháp thứ ba chúng tôi đề xuất dựa trên những ưu điểm của hai phương pháp trên.

- Ghi chép bằng cách lập sơ đồ tư duy

Phương pháp này là phương pháp sử dụng “cả bộ não” để tóm tắt môn học hay cả chương học vào một trang sách bằng những hình ảnh trực quan và những hình vẽ đồ thị, lập sơ đồ tư duy sẽ tạo cho bạn ấn tượng sâu sắc hơn [73, tr.5]. Phương pháp ghi chép này đã được Tony Buzan phát triển vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20 dựa trên quy trình hoạt động của bộ não và những nghiên cứu về ghi nhớ của bộ não. Bộ não của con người thường nhớ lại thông tin dưới dạng tranh vẽ, biểu tượng, âm thanh, hình dạng và cảm giác. Sơ đồ tư duy sử dụng những hình ảnh trực quan và cảm giác để gợi nhắc dưới hình thức kết nối ý tưởng. Nó là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu, tổ chức và lập kế hoạch. Phương pháp ghi chép này dễ dàng hơn các phương pháp ghi chép truyền thống, bởi nó có tác dụng đến cả hai bán cầu não của chúng ta. Nó cũng là một phương pháp thoải mái, vui vẻ và sáng tạo. Trí óc của bạn sẽ không bao giờ do dự trước suy nghĩ phải xem xét lại những ghi chép khi nó ở dạng sơ đồ tư duy [73, tr.11].



+ Phương pháp lập sơ đồ tư duy

Để lập sơ đồ tư duy, ta dùng những bút chì màu và bắt đầu từ giữa trang giấy, nếu thuận tiện, đặt ngang tờ giấy để có được nhiều khoảng trống hơn, sau đó thực hiện các bước sau:

Bước 1: Viết theo kiểu chữ in chủ đề hoặc ý tưởng chính ở giữa trang giấy, sau đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác.

Bước 2: Kéo các nhánh từ giữa ra, mỗi nhánh dùng để diễn tả một điểm quan trọng hoặc một ý tưởng chính. Số nhánh sẽ phụ thuộc vào số các ý tưởng và các đoạn. Tô màu cho mỗi nhánh.

Bước 3: Viết một từ hoặc một cụm từ chính lên mỗi nhánh, xây dựng thêm các nhánh chi tiết. Cụm từ chính là cụm từ truyền tải được phần hồn của một ý tưởng và kích thích bộ nhớ của bạn. Nếu bạn dùng các từ viết tắt, phải đảm bảo chắc chắn rằng những từ đó quen thuộc với bạn đến nỗi bạn có thể nhớ nghĩa của nó sau nhiều thời gian. Điền các biểu tượng và minh hoạ để nhớ lại tốt hơn.

- Phương thức ghi chép và ghi nhận TM (note-taking and mind-mapping)

Phương thức ghi chép TM là phương pháp “Ghi chép và ghi nhận” của tác giả Bobbi Deporter và Mike Hernacki. Đặc điểm quan trọng của phương pháp này là nó cho phép bạn ghi những suy nghĩ và kết luận cá nhân của bạn đi kèm với những tài liệu đang học. “Ghi chép” là nghe những gì người nói hoặc GV nói và ghi lại những điểm quan trọng. “Ghi nhận” là ghi những suy nghĩ và ấn tượng của cá nhân bạn khi nghe giới thiệu tài liệu. Phương pháp TM giúp bạn làm một lúc hai việc: ghi thông tin và ghi được những suy nghĩ của bạn. Ghi chép TM là phương pháp áp dụng cả tư duy trong tiềm thức và tư duy nhận thức về cùng một tài liệu bằng một phưng thức có mục đích. Cả hai hình thức tư duy này hoạt động mà không quan tâm đến phương thức ghi chép chúng ta sử dụng. Trong khi tư duy nhận thức chăm chú tập trung vào tài liệu và ghi chép vào giấy, thì tư duy tiềm thức lại phản ứng, hình thành ấn tượng liên kết và tiếp nhận những hành động đó một cách tự động. Phương pháp ghi chép TM đã kết hợp cả hai hoạt động tư duy này để đạt được những kết quả đáng chú ý.



+ Phương pháp sử dụng ghi chép ghi nhận TM

Để sử dụng phương pháp ghi chép TM hãy bắt đầu với một tờ giấy (có dòng kẻ hoặc không có dòng kẻ tuỳ theo ý thích của bạn) và vẽ một đường thẳng đứng, chia tờ giấy làm 3 phần theo chiều dọc. Hai phần bên trái tờ giấy dành cho ghi chép, một phần còn lại bên phải dành cho ghi nhận, sau đó thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ở cột trái, viết những gì người nói đang nói: các thuật ngữ, biểu đồ và con số quan trọng. Ở cột phải ghi những suy nghĩ, cảm giác, phản ứng, câu hỏi, liên hệ của bạn.

Bước 2: Sau khi kết thúc bài giảng hãy dành một hoặc hai phút xem lại những ghi chép và bổ sung những biểu đồ cá nhân như biểu tượng, tranh vẽ có ý nghĩa khi chúng ta xem lại.

- Phương pháp ghi chép TMT (note-taking and mind-mapping tree)

Phương pháp ghi chép TMT là phương pháp chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp ghi chép sử dụng sơ đồ tư duy và phương pháp ghi chép TM nhằm phát huy tác dụng của hai phương pháp đó trong quá trình ghi chép và học tập. Nói cách khác phương pháp TMT là phương pháp ghi chép kiến thức và ghi nhận cảm xúc trên sơ đồ tư duy.

+ Phương pháp sử dụng ghi chép TMT

Để ghi chép TMT, ta dùng 2 loại bút chì màu là những loại gam màu lạnh và những loại gam màu nóng. Ta quy định gam màu lạnh dùng cho ghi chép nội dung bài học, còn gam màu nóng chúng ta dùng để ghi nhận những suy nghĩ, cảm xúc khi chúng ta nghe giảng, tất cả đều ghi bằng các từ khoá và ký hiệu của sơ đồ tư duy. Bắt đầu từ giữa trang giấy, nếu thuận tiện, đặt ngang tờ giấy để có được nhiều khoảng trống hơn, sau đó thực hiện các bước sau:

Bước 1: Viết trong phần ghi chép: Ghi chép nội dung bài học bằng các từ khóa dưới dạng sơ đồ tư duy.

Bước 2: Viết trong phần ghi nhận: Ghi chép những gì xuất hiện trong đầu như: cảm xúc, ý tưởng, suy luận, phản ứng, câu hỏi, liên hệ . . . bằng cách sử dụng những từ khóa và biểu tượng cá nhân như: !: Điểm quan trọng; !!: Rất quan trọng; : Nối


với một cái gì đó trên trang ghi chép; ?: Chưa hiểu; ??: Khó hiểu; ?!: Khó hiểu mà quan trọng.

Khi viết những suy nghĩ theo phương pháp này sẽ giúp chúng ta tập trung và chú ý tới những gì người nói đang nói. Sau đó, nó có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn những gì chúng ta ghi chép được, gợi cho chúng ta nhớ được những mảng kiến thức mà chúng ta muốn kiểm tra, khuyến khích chúng ta tìm ra những thông tin có liên quan đến những vấn đề chúng ta nghe nó. Khi chúng ta xem lại ghi chép của mình, những biểu tượng sẽ gợi nhắc chúng ta nhớ về những gì mà GV đề cập đến, cũng như hồi tưởng lại những gì chúng ta nghĩ trong thời gian đó một cách tự nhiên và có ý thức. Thông thường, điều có giá trị nhất mà chúng ta thu được từ một cuộc họp, bài phát biểu hoặc bài giảng không phải là kiến thức mà là những ý tưởng loé lên trong đầu lúc đó. Chỉ sử dụng cho một bài học hoặc một chương học tránh tình trạng sơ đồ tư duy quá rối. Hai mạch ghi chép và ghi nhận phải sử dụng hai loại màu mực khác biệt để khi nhìn tập trung vào một màu mực ta sẽ thấy có hai sơ đồ tư duy về hai mạch ghi chép và ghi nhận.

+ Những nguyên tắc khi ghi chép TMT

Nguyên tắc 1: Làm nổi bật ý tưởng chính: Ở giữa trang giấy, đóng khung ý tưởng chính. Viết các ý tưởng quan trọng to hơn. Gạch chân các từ và dùng chữ cái in đậm.

Nguyên tắc 2: Làm nổi bật hai luồng ghi chép:Trong phần này, SV cần phải làm nổi bật được hai luồng ghi chép. Một là cảm tính và hai là lý tính.

Nguyên tắc 3: Phát triển các nhánh ý tưởng và sáng tạo: SV cần vẽ sơ đồ tư duy theo nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh dùng để diễn tả một điểm hay ý tưởng chính. SV cần thiết kế nội dung các nhánh một cách sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường.

Nguyên tắc 4: Sử dụng các biểu tượng và chữ cái in hoa: Điền các biểu tượng và hình minh hoạ. Sử dụng chữ cái in hoa rõ ràng.

Nguyên tắc 5: Tích cực nghe và quan sát: SV hãy tích cực lắng nghe và tự hỏi. Việc đặt ra câu hỏi sẽ giúp SV thấy dễ dàng hơn trong lựa chọn và phân tách những


điểm quan trọng. SV cần thường xuyên tổng kết những thông tin và ý kiến quan trọng. Bên cạnh đó SV cần chú ý những manh mối có thể thu lượm được từ GV và từ những tài liệu đang đọc. SV cần chú ý tới những gì GV nhắc lại và những điều được ghi trên bảng.

Nguyên tắc 6: Chuẩn bị bài học chu đáo: SV cần chuẩn bị chu đáo bài học bằng cách đọc trước nội dung bài học, tìm kiếm những thông tin chính của bài, những vấn đề, công thức, khái niệm còn chưa hiểu, chuẩn bị trước câu hỏi. Những kiến thức đã chuẩn bị này sẽ giúp SV xác định được những điểm quan trọng trong buổi học. Với sự chuẩn bị đó, khi nghe GV giảng giải, người đọc sẽ nhận thấy dễ dàng lắp ghép những thông tin này vào một vấn đề lớn. Đọc trước là một phương pháp rất hiệu quả, người đọc chỉ mất một ít thời gian nhưng đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình học tập.

Nguyên tắc 7: Biến những gì nghe được thành hình ảnh trực quan của mình: SV cần biến những gì nghe được thành ghi chép mang tính cá nhân và có ý nghĩa đối với bản thân. Bằng cách này, sau nhiều tháng xem lại những ghi chép đó, ngay lập tức nó sẽ gợi cho SV nhớ về những kiến thức quan trọng và cần thiết vào thời điểm đó.

Nguyên tắc 8: Ghi chép phù hợp với nhận thức bản thân: SV nên ghi chép vào một tờ giấy rời, to bản, đặt nó ở một vị trí dễ quan sát khi cần đọc lại. SV phải đảm bảo lưu giữ đủ các tờ giấy ghi bài đó cho đến khi kết thúc học phần. SV có thể ghi chép những kiến thức trọng tâm hay những công thức quan trọng vào những tấm thẻ nhỏ để có thể học mọi nơi mọi lúc.

Nguyên tắc 9: Kiên trì: Tất cả các phương pháp đều phải kiên trì mới thành công, SV cần phải kiên trì thực hiện biện pháp. Cố gắng kiên trì thực hành KN ghi chép này trong một thời gian dài, không bỏ cuộc cho đến khi SV tự cảm nhận thấy sự thay đổi.

+ Tác dụng của ghi chép TMT

Ghi chép TMT là sự kết hợp của 2 phương pháp ghi chép sử dụng sơ đồ tư duy và ghi chép TM vì vậy nó có những tác dụng của hai phương pháp ghi chép trên.


Tuy nhiên, sử dụng ghi chép TMT trong việc ghi chép Toán học, chúng tôi nhận thấy một số tác dụng sau:

Tác dụng 1 - Linh hoạt: Với phương pháp này, nếu trong quá trình giảng bài, hay thảo luận GV bỗng nhiên quay lại một vấn đề đã đề cập trước đó, SV có thể dễ dàng bổ sung thêm nội dung vào một chỗ thích hợp trên sơ đồ tư duy mà không bị nhầm lẫn. Đồng thời, trong quá trình nghe giảng, nếu SV đột nhiên có những suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc cho một vấn đề nào trước đó, SV cũng có thể ghi chép nó vào vị trí thích hợp với nội dung đó.

Tác dụng 2 - Tập trung sự chú ý và tình cảm: Với phương pháp này, SV không cần phải chú ý đến từng lời GV nói mà chỉ cần tập trung chú ý đến các ý tưởng của bài giảng. Với phương pháp này sẽ giúp SV tập trung tình cảm và giúp SV liên kết tốt với bộ nhớ tình cảm của mình. Sau này khi xem lại, SV có thể nhanh chóng hiểu ngay được nội dung bài học và những cảm xúc, suy nghĩ của mình khi học nội dung đó.

Tác dụng 3 - Tăng sự hiểu biết và óc hài hước: Với phương pháp này, khi đọc một văn bản hoặc một báo cáo Toán học, sơ đồ tư duy sẽ làm tăng sự hiểu biết của SV, đồng thời cung cấp những ghi chép chi tiết và tỷ mỉ để đọc sau đó. Ngoài ra trí tưởng tượng và sáng tạo vô hạn của SV sẽ tạo ra cách ghi chép ấn tượng và phê duyệt lại những ghi chép đó theo một cách thú vị.

Tác dụng 4 - Ghi những phán xét là cơ sở tăng cường trí nhớ cho bài học: Với phương pháp này, SV sẽ nhận thức tốt hơn về những phán xét của mình, họ có thể mở rộng để nhìn thấy ý nghĩa khác. SV ghi lại những gì tin tưởng, đồng ý hay không đồng ý hoặc không tin tưởng vào người nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khi SV xem lại sơ đồ tư duy cảm xúc đó, SV có thể nhớ lại những cảm xúc lúc đó và làm tái hiện lại những kiến thức một cách trọn vẹn và gần gũi với SV, chính điều đó sẽ giúp SV dễ nhớ bài học hơn.

* Quy trình hướng dẫn sinh viên hình thành kỹ năng ghi chép hiệu quả

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một quy trình hướng dẫn SV hình thành KN ghi chép như sau:


Bước 1: Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho ghi chép: bút (ít nhất 2 màu), giấy hay vở ghi . . .

Bước 2: Xác định mục tiêu bài ghi chép.

Bước 3: Ghi chủ đề của bài ghi chép ra giữa giấy (viết chữ in to bằng gam màu lạnh).

Bước 4: Hãy tập trung lắng nghe. Hãy ghi theo 2 cách:

Cách 1: Ghi theo ý hiểu những phần nghe được. Dùng các từ khóa ngắn gọn để biểu diễn nội dung vào trong giấy xung quanh chủ đề. Hãy phân các ý theo các mức độ.

Cách 2: Ý nào chưa hiểu hay còn thắc mắc, hãy ghi nó lại một cách ngắn gọn, bên cạnh nó đừng quên ghi lại cảm xúc của mình khi nghĩ về nó. Nếu có câu hỏi hay ý gì chợt lóe ra, hãy ghi nó lại một cách nhanh chóng rồi quay lại bài giảng.

Phần nào cảm thấy quan trọng, hãy thể hiện cho mọi người thấy nó là quan trọng bằng cách tô màu, đánh dấu . . .

Nếu có tài liệu kèm theo, có thể dùng ký hiệu để trích dẫn sang những tài liệu

đó.

Bước 5: Hoàn thiện: Hãy bổ sung vào những chỗ trống trong bài bằng cách

trao đổi với bạn hoặc GV. Nếu có thể, hãy tận dụng trao đổi để giải đáp những phần cảm xúc khó hiểu hay còn thắc mắc và hãy ghi chúng lại.

e) Trang bị kỹ năng phát hiện - giải quyết - đề xuất vấn đề trong trong Toán

học

* Một số nguyên tắc cơ bản khi thực hiện hoạt động phát hiện - giải quyết - đề

xuất vấn đề trong trong Toán học

Nguyên tắc 1: Phải thấy được nội dung trọng tâm hay điểm mẫu chốt trong mỗi bài học, mỗi nội dung cụ thể.

Nguyên tắc 2: Phải tìm được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong mỗi vấn đề.

Nguyên tắc 3: Phải huy động những kiến thức cơ sở cần thiết để giải quyết vấn

đề.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí