những lời đề nghị hoặc giải thích rõ hơn. Đây là yếu tố cần thiết để duy trì sự tin tưởng lẫn nhau giúp cho việc hợp tác được thành công.
+ Biết khuyến khích, động viên sự tham gia của các thành viên trong nhóm: Biết sử dụng lời nói, điệu bộ để động viên khích lệ người khác cùng tham gia hoạt động, tạo nên bầu không khí hoạt động sôi nổi, hào hứng.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng
Nhóm kỹ năng này thể hiện ở chỗ:
+ Biết kiềm chế bực tức: Biết kiềm chế cảm xúc của mình, không có những lời lẽ, hành vi, cử chỉ xúc phạm đến người khác hoặc gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng tới bầu không khí làm việc chung.
+ Biết cách đàm phán, xử lý bất đồng hợp lý, tế nhị: Khi các thành viên có những bất đồng ý kiến, các em cần biết đưa ra những cách xử lý một cách tế nhị, khéo léo, hiệu quả không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các thành viên.
+ Biết phản đối một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích: Thể hiện ở chỗ khi có những ý kiến hoặc hành vi sai trái, lệch lạc các em biết đưa ra những phản đối nhẹ nhàng, tế nhị, không làm người khác cảm thấy tức giận, hay xấu hổ.
+ Biết ra quyết định phù hợp: Biết cách lựa chọn và ra quyết định phù hợp với từng tình huống khác nhau.
Các kỹ năng này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Sự hình thành và phát triển ở mức độ cao của một nhóm kỹ năng này là cơ sở và điều kiện để hình thành và phát triển các kỹ năng khác và ngược lại.
Giá trị, thái độ, động cơ với hoạt động hợp tác của SV thể hiện ở chỗ:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 2
- Nghiên Cứu Về Phát Triển Knht Cho Sinh Viên Thông Qua Hđgdngll
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Phát Triển Kỹ Năng Hợp Tác Cho Sinh Viên Cđsp Thông Qua Hđgdngll
- Phương Pháp Chuyên Gia Và Phương Pháp Nghiên Cứu Tài Liệu
- Nhận Thức Về Sự Cần Thiết Phát Triển Knht Cho Sv Trường Cđsp Cao Bằng
- Biểu Hiện Knht Của Sv Trường Cđsp Cao Bằng Về Mặt Kn
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
+ Thấy được sự cần thiết phải có sự hợp tác với người khác trong hoạt động.
+ Có mong muốn được hợp tác với người khác.
+ Chủ động, tích cực, tự giác, tự nguyện hợp tác với nhau.
+ Có trách nhiệm với hoạt động chung.
Giá trị, thái độ hợp tác còn thể hiện ở mức độ ổn định và hiệu quả trong việc vận dụng tri thức và kỹ năng vào hoạt động trong những hoàn cảnh khác
nhau. Ngoài ra còn bao gồm những điều kiện tâm lý khác như nhu cầu, hứng thú, tính cách…
1.3.5. Phương pháp phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL
Các phương pháp phát triển KNHT cho SV có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích, nội dung, hình thức tổ chức vì nó là một thành tố trong quá trình PTKNHT cho SV. Phát triển KNHT cho SV được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Làm việc nhóm, đàm thoại, trò chuyện, rèn luyện, trò chơi, giao việc…
* Phương pháp làm việc nhóm
Thực chất của phương pháp này là GV tổ chức cho SV tham gia trao đổi, giải quyết vấn đề hoặc nội dung liên quan đến vấn đề hợp tác theo nhóm, GV kích thích SV tự giác, tích cực hợp tác để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, trên cơ sở đó rút ra nhận xét, kết luận.
Thảo luận nhóm giúp cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm giúp SV rèn luyện kỹ năng sống trong tập thể, kỹ năng nói và biết lắng nghe người khác, kỹ năng phát biểu trước đám đông và quan trọng là KNHT.
Đặc điểm của phương pháp làm việc nhóm:
+ Mang tính tích cực, tự lực, tự giác rất cao và có tính chất chủ thể.
+ Đòi hỏi người học phải có kiến thức, kinh nghiệm.
+ SV nhìn vấn đề nhiều góc cạnh khác nhau.
+ Về mặt xã hội: Thảo luận tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa các thành viên nhóm: nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo.
+ Về mặt giáo dục: Phát triển tính dân chủ, hợp tác ở SV.
* Phương pháp tự trải nghiệm
Tự trải nghiệm dưới sự định hướng, tư vấn của GV sẽ giúp SV rèn luyện khả năng tự tin trước người khác, kĩ năng giải quyết vấn đề. Tự trải nghiệm của SV giữ vai trò rất quan trọng, nó là nhân tố quyết định tới việc nâng cao KNHT
của SV. Bên cạnh đó, tự trải nghiệm còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của SV trong việc tiếp thu và hiểu tri thức về KNHT, rèn luyện cho SV kĩ năng độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học, giúp SV tự tin hơn trong cuộc sống của mình, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Tự trải nghiệm của SV cần phải được tăng cường trong thực hành, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tự rèn luyện của mỗi cá nhân SV.
* Phương pháp giao công việc
- Là phương pháp lôi cuốn SV vào các hoạt động đa dạng với những công việc cụ thể, nhất định.
- Tác dụng của phương pháp giao việc là SV có cơ hội vận dụng những tri thức đã học vào công việc cụ thể, với những yêu cầu nhất định. Nhờ đó SV được thể hiện những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và hình thành được hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc được giao.
- Khi giao việc cho SV cần chú ý:
+ Chọn công việc phù hợp với mục đích, yêu cầu giáo dục.
+ Công việc phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi SV.
+ Đưa ra những yêu cầu cụ thể, giúp họ có thể định hướng đúng đắn cho toàn bộ chuỗi hoạt động của họ nhằm thực hiện công việc được giao.
+ Phải tính đến hứng thú, năng khiếu của người được giáo dục nhằm phát huy được thế mạnh của họ trong hoạt động.
+ Để tập thể giao việc cho cá nhân với những yêu cầu rõ ràng nhằm tạo cơ hội cho SV phát huy ý thức, năng lực tự quản và tính tích cực đối với việc được giao.
+ Theo dõi và giúp đỡ để SV hoàn thành mọi yêu cầu của công việc được giao.
* Phương pháp rèn luyện
- Tác dụng:
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục thâm nhập vào những tình huống đa dạng từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục biến kết quả tập luyện (hành vi) thành thói quen bền vững.
- Trong quá trình giáo dục có thể tạo cơ hội cho SV rèn luyện trong các tình huống: Đời sống tập thể; Hoạt động học tập, lao động; Sinh hoạt hàng ngày ở nhà, ở trường, xã hội; Các hoạt động xã hội nói chung, hoạt động từ thiện...
- Để tạo điều kiện cho người được giáo dục rèn luyện tốt cần:
+ Tận dụng những tình huống tự nhiên, tạo ra những tình huống thích hợp.
+ Kết hợp chặt chẽ với tự kiểm tra.
+ Tổ chức rèn luyện liên tục, có hệ thống.
+ Kết hợp tổ chức rèn luyện với tự tổ chức rèn luyện.
1.3.6. Các hình thức phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL ở Trường CĐSP
Các hình thức phát triển KNHT cho SV thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường rất đa dạng và phong phú, song do những yêu cầu thực tiễn và hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua một số hình thức cơ bản sau đây:
Hình thức sân khấu hoá, hội thi, dã ngoại, tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm thức tế, các hoạt động văn nghệ - thể thao…
Hình thức tổ chức HĐGDNGLL có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả của việc PTKNHT cho SV, nó mang lại sự hấp dẫn của hoạt động, thu hút được nhiều sinh viên tham gia nhiệt tình và có kết quả. Tuy nhiên thời gian tổ chức hình thức hoạt động phải hợp lý, nếu không sẽ không gây hứng thú sinh viên, hoạt động khó có hiệu quả.
* Hình thức thảo luận
Đây là hình thức đòi hỏi SV phải có sự chuẩn bị kĩ ý kiến về một vấn đề có liên quan đến nội dung cần báo cáo trao đổi, tranh luận.
Hình thức này yêu cầu SV phải chuẩn bị ý kiến để tiến hành thảo luận, tranh luận trước tập thể. Đặc trưng của hình thức này là sự tác động trực tiếp
giữa các SV thông qua sự trao đổi, thảo luận, bàn bạc, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc hình thành và phát triển KNHT ở SV.
* Hình thức ngoại khóa
Hình thức ngoại khóa tạo điều kiện cho mỗi SV có thể mở rộng, đào sâu kiến thức phát triển hứng thú và năng lực của từng cá nhân đặc biệt là KNHT.
Hoạt động ngoại khóa không mang tính bắt buộc và được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể lớp, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thời kì hay dạng đột xuất nhân dịp kỉ niệm hay lễ hội. Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức như: ngoại khóa, câu lạc bộ, dạ hội…
Để tổ chức được hoạt động ngoại khóa cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Do vậy, hình thức này tạo môi trường trải nghiệm thực tế và tạo điều kiện tốt cho SV rèn luyện kĩ năng và thái độ hợp tác.
* Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế
Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động hình thành và phát triển ở SV những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực nghề nghiệp, năng lực chung cần có ở người giáo viên trong xã hội hiện đại. Hoạt động này sẽ cung cấp cho SV kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. Các hoạt động trải nghiệm cho SV bao gồm hoạt động trải nghiệm sáng tạo và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp, thực tế cuộc sống:
- Tổ chức cho SV tham gia hoạt động vận động bà con dân tộc giữ gìn phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, bài trừ loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn miền núi.
- Tổ chức cho SV tham gia hoạt động từ thiện trợ giúp những người yếu thế trong xã hội: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến, những
người có hoàn cảnh đặc biệt cần sự trợ giúp, những gia đình có công với cách mạng, dân tộc.
- Tổ chức cho SV tham gia hoạt động bảo vệ môi trường làm xanh, sạch đẹp, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, môi trường văn hóa nhà trường, nơi công cộng,…
- Hoạt động Đoàn, Đội và Hội SV: Hoạt động chính trị xã hội; Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; Kỷ niệm các ngày lễ lớn, hoạt động giáo dục Pháp luật, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động vì cộng đồng, giáo dục truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn, bảo vệ biển đảo, biên giới, mùa hè tình nguyện…
- Các hình thức câu lạc bộ: Câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ võ thuật; Câu lạc bộ tình thương; Kết nối yêu thương; Vì sự phát triển của cộng đồng…
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên thông qua HĐGDNGLL
1.4.1. Yếu tố chủ quan
1.4.1.1. Nhận thức của CBQL, GV nhà trường về sự cần thiết phải hình thành, PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL
HĐGDNGLL nó được diễn ra trong và ngoài nhà trường, để việc thực hiện việc PTKNHT cho SV qua HĐGDNGLL đạt hiệu quả thì nhận thức CBQL, GV có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành, PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL.
Trong quá trình tổ chức để thực hiện chương trình, thì người tổ chức và chủ thể SV có mối quan hệ hợp tác, tác động qua lại với nhau. Người tổ chức không những phải là người có uy ín, có năng lực cố vấn, điều hành mà còn phải có nhận thức đúng và am hiểu về lĩnh vực mình tổ chức.
Nhận thức của CBQL, GV đúng sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả cao trong việc PTKNHT cho SV. Ngược lại nếu nhận thức không đúng nó sẽ
dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức hiệu quả giáo dục thấp.
1.4.1.2. Năng lực tổ chức HĐGDNGLL của đội ngũ Cán bộ Đoàn - Hội, GV chủ nhiệm lớp
Năng lực là nhân tố quan trọng quyết định tới thành công của mỗi hoạt động. Cán bộ Đoàn - Hội, GV chủ nhiệm lớp là những người thiết kế, xây dựng, tổ chức cũng như kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung, các HĐGDNGLL ở trường CĐSP. Vì vậy, năng lực tổ chức của họ là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi HĐGDNGLL. Để làm được điều đó đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội, GV chủ nhiệm phải có năng lực quản lý để xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động mà SV tham gia, giúp SV hình thành những kỹ năng hợp tác, từ đó ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình đáp ứng những yêu cầu của xã hội.
Muốn làm được điều đó GV phải có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín, hiểu biết nhiều lĩnh vực, tìm kiếm các biện pháp thực hiện chương trình, năng lực tổ chức các hoạt động, tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo luôn có ý thức tìm kiếm cái mới…
Trong thực tế hiện nay, GV chưa được đào tạo có bài bản để thực hiện các HĐGDNGLL. Vì vậy, nhiều người còn hạn chế trong kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho SV. Nhiều người chưa coi trọng HĐGDNGLL, dẫn tới tư tưởng ngại làm, ngại suy nghĩ tìm tòi, năng lực thực hiện còn hạn chế. Chính điều này làm cản trở cho việc PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL.
1.4.1.3. Tính tự giác, tích cực của SV khi tham gia hoạt động
Tính tích cực và chủ động của SV có tác động rất lớn tới việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL. Chủ thể SV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của hoạt động do vậy họ cần có sự hiểu biết về các HĐGDNGLL, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín với tập thể giáo dục và đặc biệt là tính tích cực của SV.
SV - chủ thể của hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình HĐGDNGLL. Nếu bản thân chủ thể nhận thức không đúng tham gia chương trình một cách thụ động, gò bó và mang tính hình thức. Do vậy, để việc thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất cần giúp SV nhận thức rõ mục tiêu của HĐGDNGLL là mục tiêu phát triển con người. Chính HĐGDNGLL sẽ phát huy được tính tích cực của mỗi con người từ đó các em phát triển được kiến thức, kỹ năng, thái độ và hoàn thiện nhân cách của mình.
1.4.2. Yếu tố khách quan
1.4.2.1. Nội dung, phương pháp cách thức tổ chức HĐGDNGLL
Hình thức tổ chức HĐGDNGLL nếu được tổ chức rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau: sân khấu hoá, hình thức sân chơi trí tuệ, hình thức thi rung chuông vàng, chương trình sinh viên, hội thi SV thanh lịch, nói chuyện thời sự, dã ngoại, tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn nghệ - thể thao… thì sẽ hấp dẫn, thu hút SV tham gia nhiệt tình và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện các HĐGDNGLL còn đơn điệu, lặp lại một số hình thức đơn giản gây nhàm chán, không tạo được hứng thú cho SV nên ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện việc PTKNHT cho SV.
1.4.2.3. Cơ sở vật chất để thực hiện
Để thực hiện chương trình việc PTKNHT cho SV qua HĐGDNGLL thì cơ sở vật chất không những làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động mà còn là điều kiện để giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao.
Chất lượng giáo dục trong nhà trường CĐSP được quyết định bởi 3 yếu tố: Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo trong đó yếu tố cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng. Cơ sở vật chất là công cụ , phương tiện và những điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của giảng viên và sinh viên đạt được những mục tiêu đào tạo. Cơ sở vật chất càng đầy đủ, hiện đại, chất lượng cao bao nhiêu càng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học bấy nhiêu. Cơ sở vật chất tạo nên cầu nối, tạo nên mối