Phương Pháp Chuyên Gia Và Phương Pháp Nghiên Cứu Tài Liệu

quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên, taọ môi trường thuận lợi đáp ứng yêu cầu đào tạo. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc PTKNHT cho SV qua HĐGDNGLL hiện nay chủ yếu được đề cập tới những vấn đề như: Hội trường, sân vận động, sân chơi thể thao, sân khấu, phòng học với các trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục và rèn luyện như ánh sáng, quạt, các máy móc thiết bị âm thanh, radio, tivi, video, máy chiếu đa năng…

Như vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động đạt kết quả cao. Ngược lại nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng với yêu cầu của hoạt động việc tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Kết luận chương 1


Hợp tác là yếu tố cần thiết trong đời sống xã hội. Trong xu thế phát triển của xã hội thì giá trị của sự hợp tác là làm việc cùng nhau, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau ngày càng được đề cao. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại đang đặt ra vấn đề phải đổi mới toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học trong đó có KNHT.

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), với thử thách. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hoạt động học tập và các hoạt động khác. Để đạt được những thành công và hiệu quả trong các hoạt động đó thì việc phát triển KNHT cho các em là việc làm cần thiết, nhằm giúp các em thấy được sự cần thiết phải hợp tác cùng nhau, những kỹ năng cần thiết cho sự hợp tác.

KNHT được hiểu là những hành động cho phép cá nhân kết hợp một linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, kinh nghiệm, thái độ, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kinh nghiệm của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động hợp tác.

Việc phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có những tác động nhất định đến việc phát triển KNHT cho SV. Do đó, khi tổ chức các HĐGDNGLL nhằm phát triển KNHT cho SV cần có sự quan tâm đúng mức đến các yếu tố này để đạt kết quả tốt nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng

Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng tiền thân là Trường Trung học Sư phạm Cao Bằng được nâng cấp lên Cao đẳng theo quyết định số 4018/2000/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 02/10/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là quyết định đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của nhà trường và sự nỗ lực của ngành giáo dục tỉnh sau nhiều năm phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sau khi được nâng cấp trường thành trường Cao đẳng, với nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng cán bộ quản lý đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến THCS, liên kết với các trường đại học đào tạo giáo viên có trình độ đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập và công tác; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám hiệu, trường đã xây kiện toàn lại bộ máy tổ chức theo cơ cấu tổ chức của một trường cao đẳng. Ngày 13/8/2001, trường đã có quyết định thành lập các phòng, khoa, tổ gồm: 4 phòng, 5 khoa và 2 tổ trực thuộc. Năm học 2001-2002, năm đầu tiên trường được phép đào tạo trình độ Cao đẳng Sư phạm các ngành: Toán Lý, Văn Sử và Giáo dục Tiểu học. Bộ môn GDTC nằm ở Tổ thể dục - Giáo dục quốc phòng - Công tác đội. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ giảng viên, những năm sau đó trường đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép đào tạo thêm nhiều mã ngành mới trong đó có một số mã ngành ngoài sư phạm. Đến nay trường đã được phép đào tạo 17 mã ngành cao đẳng chính quy, 2 mã ngành đào tạo liên thông và 5 mã ngành trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài việc đào tạo chính quy tại trường, trường đã mở các lớp bồi dưỡng chuẩn hoá các hệ đào tạo trình độ trung cấp tại trường, một số huyện trong tỉnh và liên kết đào tạo với các đơn vị ngoài tỉnh (Ngân Sơn, Ba Bể, Liên đoàn địa chất...),

xây dựng lại chương trình và mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình đào tạo, hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học trường đã liên kết với các huyện trong tỉnh đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm trình độ cao đẳng, liên kết với các trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội II đào tạo giáo viên trình độ đại học. Ngoài liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong nước, năm 2009, sau nhiều lần trao đổi tham quan học tập, trường đã ký hợp đồng đào tạo với Trường CĐSP chuyên khoa Nam Ninh - Quảng Tây (nay là Học viện sư phạm dân tộc Quảng Tây - Trung Quốc).

Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng đã có tầm vóc mới, diện mạo mới với tổng số cán bộ, giảng viên hiện nay là 139, trong đó có 02 Tiến sĩ, 60 Thạc sĩ, 63 Đại học, 14 trình độ khác; Số lượng tham gia giảng dạy là 115, trong đó: 33 Giảng viên chính, 82 Giảng viên. Sinh viên trong trường hiện nay là gần 1000 SV.

Sinh viên người dân tộc: chiếm 99% chủ yếu tập trung vào một số dân tộc: dân tộc Tày chiếm 75%; Dân tộc Nùng: 20 % và còn 5% là dân tộc: Mông, Dao, Kinh.

2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu nhập thông tin về thực trạng KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng và phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó làm cơ sở xây dựng các biện pháp giáo dục nhằm phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL.

+ Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường CĐSP Cao Bằng về KNHT và PTKNHT thông qua HĐGDNGLL.

+ Thực trạng phương pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL.

+ Thực trạng nội dung PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL.

+ Thực trạng các hình thức tổ chức phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL.

+ Thực trạng PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Việc khảo sát thực trạng được thực hiện ở trường CĐSP Cao Bằng. Cụ thể:

- CBQL, Cán bộ Đoàn - Hội, GV: 50

- SV: 200 (bao gồm sinh viên thuộc 4 Khoa: Xã hội, Tự nhiên, Mầm non, Tiểu học). Mẫu khảo sát thực trạng được cụ thể hóa ở phụ lục...

2.2.4. Phương pháp khảo sát

2.2.4.1. Phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trên cơ sở tổng những nghiên cứu của tác giả về hợp tác KNHT, xin ý kiến của các chuyên gia GV, từ đó xây dựng nội dung bảng hỏi.

2.2.4.2. Phương pháp quan sát:

- Mục đích: Thu thập thông tin định tính nhằm bổ sung, lý giải cho những số liệu thu được qua điều tra viết.

- Nội dung quan sát: Tập trung vào những biểu hiện về thái độ và kỹ năng hợp tác của SV trường CĐSP Cao Bằng trong quá trình tham gia hoạt động (với các tiêu chí ở bảng 2.1).

- Cách tiến hành: Xác định mục đích của việc quan sát; Xây dựng khung biên bản quan sát (phụ lục) và hướng dẫn cho các cộng tác viên trực tiếp quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Quan sát trực tiếp quá trình chuẩn bị và tham gia các HĐGDNGLL của SV. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ KNHT hiện có của SV.

2.2.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập thông tin về thực trạng KNHT của SV và việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL, làm cơ sở xây dựng các biện pháp nâng cao KNHT.

- Việc điều tra được tiến hành với hai mẫu phiếu. Mẫu phiếu 1 dành cho CBQL, Cán bộ Đoàn, GV; mẫu phiếu 2 dành cho SV. Các mẫu phiếu có cấu trúc và nội dung phù hợp với người được hỏi.

- Cách thức tiến hành:

Giai đoạn 1. Thiết kế bảng hỏi

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá KNHT làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng đảm bảo độ tin cậy cao. Cùng với những câu hỏi liên quan đến các biểu hiện về mặt tri thức, thái độ giá trị hợp tác chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ năng hợp tác của SV. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá được giới hạn ở một số kỹ năng cơ bản trong hệ thống các kỹ năng hợp tác. Tiêu chí đánh giá một số KNHT cơ bản được cụ thể hóa ở bảng 2.1.

+ Xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL và thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia.

Giai đoạn 2: Điều tra chính thức

Việc tiến hành điều tra chính thức được chúng tôi tiến hành như sau: Với bảng hỏi dành cho SV, chúng tôi phát phiếu trên lớp, hướng dẫn và giải thích cách làm, sau đó thu phiếu ngay tại lớp. Với bảng hỏi danh cho CBQL, GV chúng tôi gửi phiếu đến GV có giải thích cách làm, sau đó chúng tôi thu lại phiếu.

2.2.4.4. Phỏng vấn sâu

- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin thu được từ điều tra bằng bảng hỏi.

- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị theo các vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm.

- Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân và nhóm.

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBGV và SV về PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL

2.3.1.1. Nhận thức của GV và SV Trường CĐSP Cao Bằng về KNHT

Để tìm hiểu nhận thức của GV, CBQL, CB Đoàn và SV về KNHT, chúng tôi đặt câu hỏi "Theo thầy/cô/em thế nào là KNHT?"(phụ lục 1,2). Với câu hỏi mở này chúng tôi thu được khá nhiều ý kiến xung quanh việc hiểu thế nào là KNHT. Tổng hợp ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GV và SV kết hợp với phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến chủ yếu được tổng hợp thành nhóm như sau:

Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng: "KNHT là sự trao đổi thông tin và sự phối hợp giữa các đối tượng với nhau nhằm đạt được mục đích trong các hoạt động".

Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng "KNHT là khả năng hợp tác giữa các cá nhân trong tập thể giữa các tập thể với tập thể hoặc giữa tập thể và cá nhân để cùng giải quyết một vấn đề".

Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng: "KNHT là sự phối hợp với các thành viên trong nhóm, trong một số tổ chức để đạt hiệu quả cao trong công việc, là khả năng phối hợp với một hay nhiều người khác để hoàn thành công việc nào đó đạt hiệu quả tối ưu"

Kết quả khảo sát đối với SV cho thấy nhiều ý kiến tương đối thống nhất cho rằng "KNHT là sự đoàn kết thống nhất của một nhóm, một tập thể hay cộng đồng giúp nhau vượt qua khó khăn và vươn lên trong học tập, hoạt động và cuộc sống". Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: "KNHT là khả năng phối hợp giữa người với người, khả năng cùng làm việc với người khác. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng: KNHT là khả năng của mỗi con người trong việc tham gia vào một hay nhiều công việc chung với một nhóm người hoặc cả cộng đồng"… Như vậy, có thể khẳng định rằng GV và SV đã có những hiểu biết nhất định về khái niệm KNHT, đây là cơ sở giúp họ đánh giá được mức độ hợp tác của SV trong quá trình hoạt động.

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhận thức của GV, CBQL và SV về các thành tố cấu trúc của KNHT, chúng tôi đặt câu hỏi 2 (phụ lục 1, 2).

Kết quả khảo sát nhận thức của GV và SV về các thành tố cấu trúc của KNHT của SV cho thấy: Đa số GV và SV đều không thống nhất ý kiến cho rằng KNHT được thể hiện ở cả ba tiêu chí tri thức về hợp tác, kỹ năng và thái độ giá trị. Khi sử được phỏng vấn thêm về việc lựa chọn phương án, em N. T.

N. T - SV Khoa Mầm Non cho rằng "Theo em, KNHT của học sinh được biểu hiện rõ nhất là ở những hành vi, hành động hợp tác và có thể dễ dàng quan sát được, còn tri thức về hợp tác thì khó quan sát được".

"Theo tôi, KNHT được biểu hiện ở cả tri thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên nó được biểu hiện rõ nhất ở các kỹ năng hoạt động của SV, nó có thể quan sát và đánh giá được" (Đ. T. M. S - GV khoa Tiểu học).

Từ kết quả khảo sát và quan sát thực tế, chúng tôi cho rằng GV và SV trường CĐSP Cao Bằng đã có những hiểu biết nhất định về KNHT, tuy nhiên nhận thức đó chưa đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi đưa ra biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về KNHT và phát triển KNHT cho SV.

2.3.1.2. Nhận thức của GV và SV về vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP

Để tìm hiểu nhận thức của GV và SV về hiệu quả của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV. Chúng tôi đưa ra câu hỏi số 3 (Phụ lục 1, 2): Theo Thầy/cô (Em) HĐGDNGLL có vai trò như thế nào trong phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng? Kết quả được biểu hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Nhận thức của GV và SV về vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng‌

Mức độ

GV

SL (%)

SV

SL (%)





Rất hiệu quả

39

78.0

141

70.5

Hiệu quả

9

18.0

48

24.0

Bình thường

2

4.0

11

5.5

Không hiệu quả

0

0.0

0

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023