Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



STT

Ký hiệu

Viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CĐSP

Cao đẳng Sư Phạm

3

CLB

Câu lạc bộ

4

GV

Giảng Viên

5

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

6

HTTC

Hình thức tổ chức

7

KN

Kỹ năng

8

KNHT

Kỹ năng hợp tác

9

PTKNHT

Phát triển kỹ năng hợp tác

10

SV

Sinh Viên

11

THPT

Trung học phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của GV và SV về vai trò của HĐGDNGLL trong

việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng 38

Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển KNHT cho SV trường

CĐSP Cao Bằng 40

Bảng 2.3. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện nội dung PTKNHT

cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL 42

Bảng 2.4. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện các phương pháp nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông

qua HĐGDNGLL 43

Bảng 2.5. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện các HTTC nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua

HĐGDNGLL 44

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện việc phát triển KNHT cho SV trường

CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL 46

Bảng 2.7. Biểu hiện KNHT của SV về mặt tri thức 47

Bảng 2.8. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng về mặt KN 50

Bảng 2.9. Đánh giá chung về mức độ KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng 51

Bảng 2.10. Yếu tố khách quan 53

Bảng 2.11. Yếu tố chủ quan 55

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến SV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP

Cao Bằng qua ĐGDNGLL 75

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến GV về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng

thông qua HĐGDNGLL 77

Bảng 3.3. Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao

Bằng qua HĐGDNGLL 78

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người, sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người càng có ý thức đầy đủ hơn giá trị của sự hợp tác trong hoạt động của con người với con người trong xã hội. Con người không thể sống và hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình nếu không có sự hợp tác với mọi người xung quanh.

Các nhà giáo dục nhận định sự phát triển của xã hội đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi toàn diện, giáo dục cần chuyển từ một nền giáo dục truyền thụ tri thức sang phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Giáo dục không chỉ đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ mà còn hướng đến năng lực hành động, trong đó đặc biệt chú ý đến năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ở từng các nhân trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mỗi người. Giáo dục cần giúp sinh viên có năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý và nghiêm túc tuân theo pháp luật, quan tâm đến những vấn đề mang tính toàn cầu, có tư duy phê phán, có khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống.

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hoạt động học tập và các hoạt động khác. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay khả năng hợp tác của sinh viên trong các hoạt động còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên đứng trước những tình huống cần sự hợp tác thì các em tỏ ra lúng túng, không biết xử lý như thế nào. Thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chỗ việc phát triển KNHT cho SV trong các hoạt động giáo dục chưa được chú trọng.

Vấn đề phát triển KNHT ở Trường CĐSP Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm chú ý và được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau trong đó có HĐGDNGL. HĐGDNGLL là con đường giúp SV củng cố, bổ sung những kiến thức trên lớp, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, sự gắn bó với cộng đồng. Mặt khác, giúp SV rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết như: kỹ năng nhận thức, hợp tác, giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên, việc PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL chưa được coi trọng, nên việc hình thành và phát triển kỹ năng này ở các em còn mang nặng tính tự phát, chưa hệ thống và kết quả khá hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng kỹ năng này ở sinh viên để có những biện pháp giúp các em rèn luyện có hiệu quả kỹ năng hợp tác là rất cần thiết. Đặc biệt, với sinh viên Cao đẳng sư phạm, những thầy cô tương lai, những người giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự phát triển của giáo dục nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói chung thì việc được trang bị cả về phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và các kỹ năng sư phạm, kỹ năng xã hội lại càng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và hết sức cần thiết.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường CĐSP Cao Bằng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên Trường CĐSP Cao Bằng.

4. Giả thuyết khoa học

Kỹ năng hợp tác là một KN quan trọng của SV Sư phạm, KNHT tốt giúp SV Sư phạm thành công trong hoạt động lao động nghề nghiệp. Việc hình thành và PTKNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất được các biện pháp PTKNHT cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm SV, điều kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ phát triển được KNHT cho sinh viên, giúp SV đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các biện pháp giáo dục nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL.

- Về khách thể điều tra: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng việc phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên: 200 sinh viên thuộc 4 Khoa: Xã hội,

Tự nhiên, Mầm non, Tiểu học; 50 Giảng viên: Cán bộ quản lý, Cán bộ Đoàn - Hội SV.

7. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu và xây dựng các giả thiết khoa học

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp lý thuyết để thu thập và xử lý các thông tin lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Phân loại và hệ thống lý thuyết.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thực trạng quá trình tổ chức HĐGDNGLL ở trường CĐSP Cao Bằng, biểu hiện KNHT của SV trong việc tham gia các HĐGDNGLL.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng việc phát triển KNHT của SV và việc phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển KNHT cho SV.

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV, Cán bộ Đoàn - Hội, SV nhằm tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Nhằm trưng cầu ý kiến, tư vấn của các chuyên gia xung quanh các vấn đề nghiên cứu: các vấn đề lý luận, bảng hỏi, mức độ cần thiết, các biện pháp phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học thống kê

Dùng toán học để xử lý thông tin, số liệu thu thập được.

8. Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chương 2: Thực trạng việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chương 3: Biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về sự hợp tác và kỹ năng hợp tác của Sinh viên

* Trên Thế giới

Hợp tác là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống. Xét về mặt xã hội hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời con người, gia đình và cộng đồng. KNHT là một trong những kỹ năng quan trọng giúp con người giải quyết có hiệu quả những vấn đề xảy ra trong học tập, sinh hoạt và cuộc sống. Vấn đề này được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.

Từ những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Andrew Beii và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, họ chia người học thành nhiều nhóm để hoạt động. thông qua hoạt động nhóm, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học tập tốt.

Ý tưởng học tập hợp tác được nhanh chóng đưa từ Anh sang Mỹ đã nhận được sự hưởng ứng, phát triển rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong như: Jonh Dewey, Roger Parker… họ đề cao khía cạnh xã hội của việc học tập và nâng cao vai trò của nhà giáo trong việc giáo dục người học một cách dân chủ.

J. Dewey cho rằng muốn học cách chung sống trong xã hội thì người học phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hóa trong thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học.

Trong khoảng thời gian từ năm 1930 - 1940, nhà tâm lý học Kurt Lewin tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển tư tưởng giáo dục hợp tác. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức cư xử trong nhóm khi nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023