Nghiên Cứu Về Phát Triển Knht Cho Sinh Viên Thông Qua Hđgdngll

hành vi của các lãnh đạo và các thành viên trong nhóm dân chủ. Sau đó, Momton Deutsch đã phát triển lý luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở “Những lý luận nền tảng" của Lewin. Năm 1940, Momton Deutsch đưa ra “Lý thuyết về các tình huống hợp tác và cạnh tranh". Tác giả đã xây dựng các tình huống đòi hỏi phải tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh giữa người học với nhau, giữa nhóm với nhóm qua đó thực hiện mục tiêu đề ra.

Stuart Cook cùng với sự cộng tác của Shirlay và Larence đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của sự tương tác hợp tác đến các mối quan hệ giữa các sinh viên cao đẳng da trắng và da đen. James Coleman, Milland G. Madsen và các cộng sự của ông đã nghiên cứu quan sát sự tương tác hợp tác và tranh đua trong các trường trung học tại Mỹ. Một số nhà nghiên cứu có tên tuổi như là Coleman và Glasser tuyên bố mục tiêu chính của nhà trường là giáo dục người học trở thành những người biết hợp tác với những người khác.

Johnson và các cộng sự của mình, tính đến năm 1989 đã có tới 193 nghiên cứu về giáo dục hợp tác. Theo ông, giáo dục hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn hình thức tác động khác. Bằng nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của giáo dục hợp tác với tư duy phê phán, lòng tự trọng, các mối quan hệ về chủng tộc, dân tộc, các hành vi xã hội và nhiều tiêu chuẩn khác, các nghiên cứu của nhóm này đã chỉ ra rằng giáo dục hợp tác tỏ ra ưu việt hơn đa số các hình thức giáo dục truyền thống.

Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới các nghiên cứu về giáo dục hợp tác xuất hiện tương đối sớm. Hiện nay, giáo dục hợp tác được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

* Ở Việt Nam

Vấn đề hợp tác và kỹ năng hợp tác đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới. Tác giả Thái Duy Tuyên trong tài liệu “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới" [28] đã đề cập tới: hợp tác là gì? tầm quan trọng của hợp tác, bồi dưỡng kỹ năng hợp tác. Tác giả cho rằng: Sự hợp tác là một yếu tố không

thể thiếu trong cuộc sống. Sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người, diễn ra trong mọi gia đình, trong mọi cộng đồng khi các thành viên hoạt động để đạt mục đích chung. Trong các tình huống hợp tác, các cá nhân có thể thấy họ đạt được mục tiêu của mình, khi và chỉ khi các thành viên khác cũng đạt được mục tiêu đó. Tác giả cũng khẳng định, KNHT là một loại kỹ năng quan trọng đối với con người, bởi vì các mối quan hệ của con người chủ yếu là hợp tác. Mọi kỹ năng liên quan tới cá nhân, nhóm, tổ chức đều được gọi là kỹ năng hợp tác. Do đó, việc rèn luyện các KNHT ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng.

Tác giả Đặng Thành Hưng, trong một số công trình nghiên cứu đã bàn luận khá sâu sắc về vấn đề nhóm hợp tác và dạy học hợp tác [13]. Tác giả cho rằng: Quan hệ giữa người học với nhau trong quá trình dạy học hiện đại nói chung mang tính hợp tác và tính cạnh tranh tương đối. Tính chất này của dạy học làm cho nó năng động hơn, có động lực công khai và có chiều hướng hiệu quả hơn.

Ngoài những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên, trong những năm gần đây có một số luận án đi sâu nghiên cứu về vấn đề này như: Luận án tiến sỹ của tác giả Lê văn Tạc (2015), "Dạy học hòa nhập cho trẻ khiếm thính bậc tiểu học theo phương thức hợp tác nhóm"đã đề cập đến vấn đề tổ chức dạy học hòa nhập trên lớp cho trẻ khiếm thính bậc tiểu học theo phương thức hợp tác nhóm để nâng cao kết quả học tập, tăng cường hiệu quả giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ khiếm thính và trẻ bình thường trong lớp" [18].

Tác giả Phạm Thị Thu Hương, "Một số biện pháp hình thành thành tính hợp tác qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho mẫu giáo 3 - 4 tuổi". Tác giả Nguyễn thị Quỳnh Phương với luận án Tiến sỹ Giáo dục học: "Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho Sinh viên sư phạm trong hoạt động nhóm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Như vậy, vấn đề hợp tác của học sinh, sinh viên đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đa số các tác giả đều cho rằng hợp tác là một yếu tố không thể

thiếu trong cuộc sống xã hội, do đó cần phải rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong các hoạt động. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu phân tích vai trò của hợp tác và rèn luyện kỹ năng hợp tác trong quá trình dạy học.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 3

1.1.2. Nghiên cứu về phát triển KNHT cho sinh viên thông qua HĐGDNGLL

* Trên Thế giới

Trong lịch sử, các nhà giáo dục rất quan tâm đến việc giáo dục người học qua HĐGDNGLL. Nhà sư phạm học J.A. Coomenxki đã cho rằng: “Học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà là lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ”. Robest Owen đã rút ra kết luận là phải kết hợp giáo dục giáo dục với lao động với các hoạt động xã hội. Lênin đưa ra nhận định “Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân”… [19].

Các nhà giáo dục phương Tây cũng rất quan tâm đến HĐGDNGLL. J.Dewey cho rằng "Giáo dục không phải là chuẩn bị cho đời sống tinh thần mà chính là cuộc sống. Phải kết hợp chặt chẽ giáo dục trong lớp, trong trường với giáo dục ngoài lớp, ngoài trường. Học cách làm với nguyên tắc giáo dục không phải là thu nhận mà là hành động [15].

UNESCO đã có những tư tưởng định hướng cho giáo dục thế kỷ XXI: “Giáo dục vì một xã hội toàn cầu, vì một thế giới đa văn hóa”. Những kỹ năng sống như xử lý tình huống, làm việc theo tinh thần cộng đồng… sẽ nằm trong tay người học, nếu họ tham gia vào các hoạt động xã hội và nghề nghiệp song song với việc học tập. Trong bản báo cáo gửi UNESCO của Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI, Jacques Delors đã đưa ra bốn trụ cột của giáo dục, trong đó “học để chung sống" là một trong bốn trụ cột đó. “Bằng cách phát triển sự hiểu biết về người khác và sự cảm nhận tính phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện những dự án và học giải quyết xung đột, với tinh thần tôn trọng các giá trị đa phương, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình” [14].

Tuy nhiên, các nhà ngiên cứu HĐGDNGLL ở các nước quan niệm đó là hoạt động tự nguyện, tự giác, có sự tổ chức của nhà trường và xã hội. Do không được thể chế hóa nên chưa đạt hiệu quả như mục tiêu giáo dục mong đợi.

* Ở Việt Nam

Việc nghiên cứu phát triển kỹ năng cho sinh viên trong những năm gần đây đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó phải kể đến nghiên cứu của các tác giả Đặng Thành Hưng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Minh Phương…

Một số luận án tiến sỹ cũng đã nghiên cứu về vấn đề phát triển kỹ năng như: Tác giả Nguyễn Thị Thanh, “Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học hợp tác cho sinh viên Đại học sư phạm. Tác giả Dương Thị Nga, “Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm”

- Nguyễn Lê Đắc với công trình nghiên cứu “Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư" [4] đã vạch ra vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư đối với sự phát triển tâm lý học sinh.

- Nguyễn Dục Quang (chủ biên) cuốn “Giáo trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" [22] dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở đề cập tới vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung chương trình HĐGDNGLL… Ngoài ra còn một số luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp có đề cập tới các khía cạnh khác nhau của HĐGDNGLL. Như vậy, phát triển KNHT và HĐGDNGLL đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, song hầu hết các tác giả mới chỉ ra vai trò, các hình thức tổ chức, các biện pháp phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL ở trong các trường phổ thông, chưa có công trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức HĐGDNGLL trong trường Cao đẳng, đại học. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Kỹ năng

Trước những năm 70, KN được coi là giai đoạn đầu của tự động hoá, khi lý thuyết hoạt động của A.N.Leonchiev ra đời thì có sự phân biệt rất rõ hai khái niệm KN, kỹ xảo, khi nói về sự hình thành chúng rất nhiều tác giả nhấn mạnh điều kiện hình thành KN là kinh nghiệm trước đó và tri thức.

Trong tâm lý học tồn tại hai quan niệm khác nhau về KN như sau:

Quan niệm thứ nhất: Coi KN là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả như: Ph.N.Gônôbôlin, V.A.Krutretxki, V.X.Cudin, A.G.Kôvaliôp… các tác giả này cho rằng, muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải có tri thức về hành động đó, tức là phải hiểu được mục đích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó. Nếu ta nắm được các tri thức về hành động, thực hiện được nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau, tức là ta đã có KN hành động.

V.A.Krutretxki (1980) lại cho rằng: “KN là phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được”. Trong một số trường hợp thì KN là phương thức sử dụng các tri thức vào trong thực hành, và trong quá trình luyện tập đó, KN cũng như hoạt động của con người trở nên được hoàn thiện hơn trước.

Quan niệm thứ hai: Coi KN không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn là một biểu hiện về năng lực của con người. KN theo quan niệm này vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt và tính mục đích. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả N.D.Lêvitôv, X.I.Kixetgof, K.K.Platônôv, A.V.Barabansicôv:

V.V.Bôgoxloxki cho rằng KN có hai mức độ: "KN sơ đẳng ban đầu là những hành hành động - những cái được hình thành trên cơ sở của các tri thức hay kết quả của sự bắt chước. KN thành thạo được hình thành trên cơ sở của các tri thức và kĩ xảo, những cái đã được lĩnh hội từ trước".

K.K.Platônôv thì cho rằng "KN là khả năng của con người thực hiện một hành động bất kì nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm - những cái đã được lĩnh hội từ trước.Hay nói cách khác, KN được hình thành trên cơ sở của các tri thức và các kĩ xảo".

Một số nhà giáo dục và tâm lí học của Việt Nam cũng có quan điểm tương tự với các tác giả trên. Chẳng hạn như tác giả Lê Văn Hồng coi "KN là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới".

Trên đây là những nghiên cứu quan niệm khác nhau về KN, có những quan niệm thiên về mặt kỹ thuật, có những quan niệm thiên về năng lực con người.Các quan niệm trên về KN của hoạt động không phủ định nhau. Sự khác nhau ở đây là phạm vi triển khai của một KN hành động trong các tình huống khác nhau.

Do đó, khi xem xét KN, ta phải lưu ý những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất: KN, trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thụât của thao tác hay hành động nhất định.

Thứ hai: Cơ chế hình thành KN thực chất là cơ chế hình thành hành động.

Thứ ba: KN là mức độ cao của tính đúng đắn, thành thạo và tính sáng tạo của việc triển khai hành động trong thực tiễn.

Tìm hiểu nội hàm cần có trong khái niệm về KN như trên, chúng tôi đồng ý với khái niệm KN theo quan niệm thứ hai, cụ thể: KN được hiểu là những hành động thực hiện có hiệu quả trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo trong những tình huống xã hội nhằm đạt được mục đích xác định.

1.2.2. Kỹ năng hợp tác

Hợp tác là một dạng phụ thuộc nhau về mặt xã hội, quan trọng và phổ biến trong cuộc sống loài người. Hợp tác là một nhu cầu của con người. Từ khi mới xuất hiện, loài người đã buộc phải hợp tác với nhau như một tất yếu khách quan. Việc hợp tác với mọi người xung quanh giúp con người thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.

Theo từ điển Tiếng Việt, "hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ nhau trong một công việc nhằm một mục đích chung" [27].

Tác giả Nguyễn Thanh Bình cho rằng: "nếu so sánh các thuật ngữ gần nhau như: hợp tác, hợp lực, phối hợp, kết hợp… sẽ thấy hợp tác là thuật ngữ rộng nhất, nó chứa đựng nghĩa cơ bản của các thuật ngữ trên. Hợp tác chứa

đựng sự chung sức của “hợp lực"và cộng tác, có sự hỗ trợ lẫn nhau của “phối hợp"và bổ sung cho nhau của “kết hợp""[3, tr.20].

Tổng hợp từ việc nghiên cứu các quan điểm của một số tác giả, chúng tôi rút ra những đặc điểm: Hợp tác có mục đích chung trên cơ sở cùng có lợi; bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau và tự nguyện cùng nhau cùng chung sức hoàn thành một công việc.

Trong luận văn, khái niệm hợp tác được hiểu là: quá trình tương tác xã hội, trong đó cá nhân cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc nào đó nhằm đạt mục đích chung.

Trên cơ sở quan niệm về “kỹ năng"và “hợp tác"đã đề cập, chúng tôi cho rằng: KNHT là những hành động cho phép cá nhân kết hợp một cách nlinh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, kinh nghiệm, thái độ, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kinh nghiệm của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động hợp tác.

1.2.3. Phát triển kỹ năng hợp tác

* Phát triển:

Theo từ điển Tâm lý học: "Phát triển là sự biến đổi có quy luật có phương hướng không đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển sang một trình độ mới. Phát triển được hiểu là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại, hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi. Quá trình phát triển không thuần nhất một cách nội tại" [7, tr.55].

Theo quan điểm duy vật biện chứng: "Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn" [18].

Do vậy, có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về phát triển song tựu chung đều cho rằng:

+ Sự phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển nảy sinh tính quy định cao hơn về vật chất, nhờ vậy làm cho tất cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó ngày càng biến đổi tiến bộ hay hoàn thiện hơn.

+ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất cả về số lượng, chất lượng của vật chất, là quá trình chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái hoàn thiện hơn.

+ Nguyên nhân của sự phát triển là do sự tích lũy về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất thông qua sự phủ định của phủ định của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.

* Phát triển kỹ năng hợp tác:

Vận dụng những quan điểm trên và đồng thời phân tích những khái niệm cơ bản của luận văn: KN, KNHT nhằm tìm hiểu thuật ngữ PTKNHT, từ đó theo chúng tôi PTKNHT được hiểu là: Quá trình tăng trưởng, biến đổi từ mức độ thấp đến cao, từ chưa thuần thục đến thuần thục, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện những KNHT.

1.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt, “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, nghệ thuật, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách" [12].

Trong chương trình HĐGDNGLL ở trường trung học cơ sở các tác giả đưa ra khái niệm: HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, là sự tiếp nối các hoạt động dạy và học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động của học sinh.

Ngày đăng: 14/01/2023