2.3.5.2. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng
Để khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện của KNHT đã được đề cập trong câu hỏi trước, chúng tôi đưa ra các câu hỏi 9, 10, 11 (Phụ lục 1, 2) kết hợp với quan sát trực tiếp và phỏng vấn sâu. Kết quả khảo được thống kê như sau:
a. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng về mặt tri thức
Nhận thức về vai trò của sự hợp tác có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với SV, là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi đối với sự hợp tác của bản thân SV với mọi người xung quanh. Để tìm hiểu đánh giá của GV và SV về vai trò của sự hợp tác, chúng tôi đặt câu hỏi 9 (phụ lục 1, 2) Thầy cô (Em) cho biết nhận định của mình về nhận thức của SV trường CĐSP Cao Bằng về vai trò của sự hợp tác. Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.7:
Bảng 2.7. Biểu hiện KNHT của SV về mặt tri thức
GV | SV | |||
SL | (%) | SL | (%) | |
Tốt | 8 | 16.0 | 30 | 15.0 |
Bình thường | 13 | 26.0 | 50 | 25.0 |
Chưa tốt | 29 | 58.0 | 98 | 49.0 |
Kém | 0 | 0 | 22 | 11.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phát Triển Knht Cho Sv Thông Qua Hđgdngll
- Phương Pháp Chuyên Gia Và Phương Pháp Nghiên Cứu Tài Liệu
- Nhận Thức Về Sự Cần Thiết Phát Triển Knht Cho Sv Trường Cđsp Cao Bằng
- Đảm Bảo Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động, Sáng Tạo Của Sv
- Phát Huy Tối Đa Vai Trò Tích Cực, Chủ Động Của Sinh Viên Trong Các Hoạt Động
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Cho Việc Phát Triển Knht Cho Sv Qua Hđgdngll
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 2.7 cho thấy, đa số GV và SV cho rằng, nhận thức của SV về vai trò của sự hợp tác là chưa tốt chiếm 58.0% ở GV và 49.0% ở SV. Như vậy, kết quả đánh giá về mức độ nhận thức về hợp tác của SV ở GV là tương đối thống nhất. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy tất cả các ý kiến đều cho rằng, SV đã có những hiểu biết về vai trò của sự hợp tác, tuy nhiên sự nhận thức đó ở SV chưa đầy đủ và không đồng đều.
Khi được phỏng vấn về vấn đề này, GV H.M.T (Cán bộ Đoàn trường) cho rằng "Qua quá trình làm việc với SV, tôi thấy nhiều bạn đã có những hiểu biết về vai trò của sự hợp tác nhưng chưa biết cách hợp tác với nhau. Từ đó còn lúng túng khi có những hoạt động cần sự hợp tác". Từ kết quả khảo sát và thực tế quan sát, chúng tôi có cơ sở khẳng định việc nâng cao nhận thức cho SV về vai trò của sự hợp tác, cách thức hợp tác với người khác là một việc cần thiết nhằm phát triển KNHT cho SV.
b. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP về mặt thái độ giá trị
Để khảo sát mức độ đánh giá của GV và SV biểu hiện thái độ giá trị hợp tác của SV, chúng tôi đặt câu hỏi số 10. Thầy, cô/(Em) nhận định như thế nào về thái độ hợp tác (HT) của sinh viên trong quá trình hoạt động. (phục lục 1, 2). Kết quả khảo sát thực trạng thái độ giá trị hợp tác của SV cho thấy, 62% GV đánh giá thái độ hợp tác của SV đang ở mức chưa tốt, chỉ có 10% GV đánh giá ởmức độ tốt. Về phía SV có 43.9% cho rằng thái độ hợp tác của SV ở mức "Bình thường", 35% đánh giá ở mức độ "chưa tốt". Kết quả tổng hợp cho thấy, đã có sự khác nhau giữa GV và SV khi đánh giá về thái độ hợp tác của SV. Để tìm hiểu thêm về việc đánh giá này, chúng tôi phỏng vấn một số GV và SV với cùng một câu hỏi "Thầy/ cô (em) đánh giá như thế nào về thái độ hợp tác của SV trường CĐSP Cao Bằng?
Với câu hỏi này, theo Thầy N.T.A - GV Khoa Tự nhiên cho rằng "Thái độ hợp tác của SV hiện nay ở mức độ thấp vì trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động tập thể, nhiều em tỏ ra thờ ở trong việc phối hợp với bạn, hợp tác còn hình thức, có SV chỉ trao đổi với bạn khi có yêu cầu của Thầy/cô…"
"Theo em thái độ hợp tác của SV ở mức độ bình thường vì trong các hoạt đọng có bạn rất tích cực hợp tác vói người khác nhưn gphần đa nhiều SVcó thái độ không thích hợp tác hoặc có lúc hợp tác lại không hợp tác (V.T.H - SV Khoa Xã hội).
"Em cho rằng thái độ hợp tác của các bạn ở mức thấp vì khi chia nhóm làm việc nhiều bạn ỷ lại vào người khác không tích cực tham gia cùng người khác…" (NG. T.T.T - SV Khoa Tiểu học).
Như vậy, giữa GV và SV có sự chênh nhau khi đánh giá về thái độ giá trị hợp tác của SV, điều này có thể xuất phát từ những tiêu chí GV đặt ra cho SV cao hơn so với tiêu chí do các em tự đặt ra. Điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả khảo sát vì thực tế GV sẽ quan sát SV dựa trên nhiều tiêu chí hơn, đòi hỏi cao hơn, quan sát trên diện rộng hơn. SV thường quan sát trong phạm vi hẹp hơn, thậm chí câu trả lời chỉ xuất phát từ việc đánh giá nhận thức, thái độ giá trị hợp tác của chính bản thân các em.
c. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng về mặt kỹ năng
Trên cơ sở phân tích nội dung của từng kỹ năng và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là SV, chúng tôi đã lựa chọn 10 kỹ năng cơ bản trong các nhóm kỹ năng hợp tác để phân tích nhằm đánh giá KNHT của SV.
Với câu hỏi 11 "Theo thầy,cô /(Em) Các kỹ năng hợp tác của sinh viên trường CĐSP được biểu hiện ở mức độ nào? (phục lục 1, 2) Mức độ biểu hiện một số kỹ năng hợp tác được đánh giá ở 3 mức độ với các tiêu chí cụ thể đã được trình bày tại bảng 2.3. Kết quả khảo sát được đánh giá theo thang điểm cụ thể cho các phương án: Mức độ 1 - 1 điểm, mức độ 2 - 2 điểm, Mức độ 3 - 3 điểm. Điểm càng cao thì biều hiện kỹ năng được đánh giá càng thể hiện rõ. Kết quả khảo sát khảo sát cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng các kỹ năng hợp tác của SV được thể hiện trong quá trình tham gia các hoạt động. Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng về mặt KN
Biểu hiện | ||||||
GV | SV | Tổng hợp | ||||
ĐTB | Thứ bậc | ĐTB | Thứ bậc | ĐTB | Thứ bậc | |
Kỹ năng tham gia công việc | 2.81 | 1 | 2.41 | 4 | 2.61 | 1 |
Kỹ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục | 2.28 | 8 | 2.49 | 2 | 2.38 | 5 |
Kỹ năng lắng nghe, tóm tắt và đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn ý kiến của người khác | 2.75 | 2 | 2.47 | 3 | 2.61 | 1 |
Kỹ năng trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược | 2.67 | 4 | 2.36 | 6 | 2.51 | 4 |
Kỹ năng giúp đỡ hỗ trợ người khác và yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần | 2.69 | 3 | 2.38 | 5 | 2.53 | 3 |
Kỹ năng bày tỏ sự ủng hộ | 2.34 | 6 | 2.26 | 7 | 2.3 | 7 |
Kỹ năng khuyến khích động viên sự tham gia của các thành viên | 2.63 | 5 | 2.56 | 1 | 2.59 | 2 |
Kỹ năng phản đối nhẹ nhàng không chì trích | 2.13 | 10 | 2.23 | 8 | 2.18 | 9 |
Kỹ năng kiềm chế bực tức | 2.27 | 7 | 2.47 | 3 | 2.37 | 6 |
Kỹ năng đàm phán, xử lý mâu thuẫn bất đồng hợp lý, tế nhị. | 2.26 | 9 | 2.17 | 9 | 2.21 | 8 |
Kết quả tổng hợp ở bảng 2.8 cho thấy, biểu hiện của các kỹ năng hợp tác được đánh giá có sự chênh lệch không nhiều về ĐTB. Điều đó chứng tỏ các kỹ năng này có được biểu hiện trong quá trình hoạt động nhưng chỉ ở mức độ trung bình hoặc thấp. Trong các kỹ năng được nêu, "Kỹ năng tham gia công việc"và "Kỹ năng lắng nghe, tóm tắt chính xác và nhận xét ý kiến của người khác"cùng xếp ở vị trí thứ nhất với ĐTB là 2.61, có sự chênh lệch trong bảng xếp hạng của GV và SV, "Kỹ năng khuyến khích, động viên sự tham gia của người khác"được xếp ở vị trí thứ hai với ĐTB 2.59. Xếp ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng biểu hiện là "Kỹ năng phản đối một cách nhẹ nhàng, không chì trích"với ĐTB 2.18. Ở
một số kỹ năng có sự chênh lệch trong bảng xếp hạng của GV và SV, điều đó có thể lý giải là do những tiêu chí đánh giá biểu hiện của các kỹ năng của GV và SV ở mức độ và khía cạnh đánh giá khác nhau.
Kết quả phỏng vấn sâu, chúng tôi thu thập được một số ý kiến của GV và SV xung quanh các biểu hiện này.
"Biểu hiện các kỹ năng ở SV là tương đối rõ. Đa số SV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, tuy nhiên cũng có một số em thường xuyên thể hiện các kỹ năng đó, còn một số khác tỏ ra e ngại khi tham gia các hoạt động, do đó không thấy biểu hiện rõ..." (Đ.T.T.T - GV Tổ TD - GDQP - CTĐ).
"Theo em, kỹ năng xử lý bất đồng hợp lý, tế nhị rất ít khi được thể hiện. Khi có bất đồng, có nhiều bạn không kiềm chế được gây ra những cuộc tranh luận và thậm chí là cãi nhau. Vì ai cũng muốn bảo vệ ý kiến cũng như chính kiến riêng của mình..." (B.T.T - SV khoa Mầm Non).
Kết hợp việc khảo sát thực trạng đánh giá của GV và SV về các mặt biểu hiện KNHT của SV, chúng tôi đặt câu hỏi 12 (phụ luc 1.2). Thầy cô (Em) đánh giá như thế nào về KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng. Kết quả khảo sát được thống kê ở bảng 2.9:
Bảng 2.9. Đánh giá chung về mức độ KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng
GV | SV | |||
SL | % | SL | % | |
SVcó KNHT ở mức độ thấp | 28 | 56.0 | 57 | 28.5 |
SVcó KNHT ở mức độ trung bình | 9 | 18.0 | 120 | 60.0 |
SV có KNHT ở mức độ cao | 7 | 14.0 | 15 | 7.5 |
SV có KNHT ở mức độ rất cao | 6 | 12.0 | 8 | 4.0 |
Kết quả bảng 2.9 cho thấy đa số GV cho rằng "SV có KN này ở mức độ thấp"chiếm 56% trong tổng số ý kiến trả lời, có 18% GV đánh giá "SV có KN này ở mức độ trung bình". Kết quả này có sự đảo ngược với sự đánh giá của
SV có 60% SV cho rằng "SV có KN này ở mức độ trung bình", 28.5% cho rằng "SV có KN này ở mức độ thấp".
Để làm sáng tỏ điều này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số GV và SV. Kết quả cho thấy, những SV được phỏng vấn đều tự nhận thấy bản thân có KNHT ở mức trung bình chứ không phải ở mức độ thấp. "Em cho rằng chúng em có những KNHT ở mức độ trung bình, vì khi tham gia các hoạt động học tập cũng như đoàn thể trong trường SV có sự hợp tác với nhau, tuy nhiên đôi lúc chưa biểu hiện rõ ràng" (L.V. D - SV khoa Tự nhiên).
GV H.M.T - Bí thư Đoàn trường cho rằng: “Đa số SV có KNHT ở mức độ thấp vì trong thực tế khi các em tham gia vào các hoạt động tập thể, đặc biệt là các hoạt động Đoàn - Hội rất nhiều em tỏ ra lúng túng trong những tình huống cần có sự linh hoạt, các em tỏ ra rụt rè, chưa mạnh dạn nói lên chính kiến của mình để có kết quả hoạt động cao…".
Như vậy, phần lớn GV và SV đều cho rằng đa số SV trường CĐSP có KNHT nhưng không cao chỉ ở mức trung bình hoặc thấp.
2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và SV về các nguyên nhân hạn chế việc phát triển KNHT của SV, chúng tôi đặt ra câu hỏi số 13 (phụ lục 1;2). Mỗi yếu tố có bốn mức độ lựa chọn "rất quan trọng""quan trọng""ít quan trọng""không quan trọng". Kết quả khảo sát được tình theo điểm số tương ứng với các mức độ lựa chọn: Rất quan trọng - 4 điểm; Quan trọng- 3 điểm; Ít quan trọng- 2 điểm; Không quan trọng- 1điểm. Các yếu tố có ĐTB càng cao mức độ hạn chế đến việc phát triển KNHT cho SV càng lớn. Kết quả khảo sát được tổng hợp ở hai bảng 2.10 và 2.11:
2.3.6.1. Yếu tố khách quan
Kết quả khảo sát yếu tố khách quan được tổng hợp ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Yếu tố khách quan
GV | SV | Tổng hợp | |||||
ĐTB | Thứ bậc | ĐTB | Thứ bậc | ĐTB | Thứ bậc | ||
1 | HĐGDNGLL chưa được tổ chức thường xuyên | 3.28 | 4 | 3.35 | 4 | 3.31 | 4 |
2 | Việc phát triển KNHT cho SV chưa được chú trọng. | 3.50 | 1 | 3.38 | 3 | 3.44 | 1 |
3 | Chương trình HĐGDNGLL chưa thực hiện theo hướng phát triển KNHT cho SV | 3.48 | 2 | 3.38 | 2 | 3.43 | 2 |
4 | Các hình thức HĐGDNGLL chưa hấp dẫn SV | 3.35 | 3 | 3.51 | 1 | 3.43 | 2 |
5 | Sự thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện HĐGDNGLL | 2.23 | 6 | 2.43 | 6 | 2.33 | 6 |
6 | Sự phối hợp giữa các lực lượng còn hạn chế | 2.40 | 5 | 3.14 | 5 | 2.77 | 5 |
7 | Yếu tố khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Từ kết quả của bảng tổng hợp có thể thấy rằng: Thực trạng phát triển KNHT cho SV còn hạn chế do nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Yếu tố khách quan được xếp thứ nhất là do "việc phát triển KNHT cho SV chưa được chú trọng". Theo đó có thể thấy rằng các HĐGDNGLL đã được tổ chức thường xuyên, tuy nhiên mục tiêu phát triển KNHT cho SV thì chưa được chú trọng trong các hoạt động.
Theo Thầy Ng.X.T đánh giá: "Thực tế chúng tôi vẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho SV nhưng chủ yếu nhằm thực hiện các nội dung giáo dục theo chương trình và yêu cầu của nhà trường, còn để phát triển KNHT cho SV thì chưa đặt ra mục tiêu cụ thể; Chúng tôi cũng có đặt ra yêu cầu phải giúp SV phát huy được những kỹ năng của mình trong các hoạt động, tuy nhiên chú trọng phát triển cụ thể một KN như KNHT thì quả thực là chưa được chú trọng".
Từ kết quả khảo sát và quan sát, chúng tôi cho rằng yếu tố này được xếp thứ nhất trong các yếu tố khách quan hạn chế việc phát triển KNHT cho SV
qua HĐGDNGLL là có cơ sở thực tế cao. Đa số GV chỉ mới tiếp cận theo yêu cầu phát triển KN cho SV nhưng đang ở mức rất chung chung chưa có nhận định rõ ràng.
Hai yếu tố đều được xếp ở vị trí thứ hai là do "chương trình HĐGDNGLL chưa được đổi mới theo hướng phát triển KNHT cho SV"và do "các hình thức HĐGDNGLL chưa hấp dẫn SV". Theo chúng tôi, hai yếu tố này có liên quan trực tiếp đến nhau, dẫn đến được đánh giá ở mức độ ngang nhau trong bảng xếp hạng. Trong đó, yếu tố do chương trình HĐGDNGLL chưa được đổi mới có sự thống nhất cao trong các lựa chọn của cả GV và SV. Đã có sự chênh lệch giữa GV và SV ở yếu tố do hình thức hoạt động chưa hấp dẫn được SV xếp ở vị trí thứ nhất, GV xếp ở vị trí thứ 3. Điều này có thể giải thích về phía SV các em chú ý nhiều hơn đến hình thức hoạt động còn GV lại chú ý nhiều hơn đến chương trình thực hiện hoạt động. Điều đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục và thực tiến triển khai cũng như với đặc điểm của SV. Quan sát trọng thực tế nhà trường, chúng tôi nhận thấy, chương trình HĐGDNGLL ở trường hiện nay đã thực hiện theo tinh thần đổi mới tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyên vọng của SV về cả nội dung lẫn hình thức thực hiện, do đó chưa thực sự gây hứng thú với SV.
Kết quả trên cho thấy, mặc dù đã có sự thay đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL nhưng các hoạt động vẫn nặng về yêu cầu của chương trình chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển KNHT cho SV, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của số đông SV. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến việc SV chưa thực sự tích cực, tự giác tham gia các HĐGDNGLL nhằm phát triển bản thân.
Hai yếu tố "Sự thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện HĐGDNGLL và "Sự phối hợp giữa các lực lượng còn hạn chế"được xếp ở vị trí thứ 5 và 6, cho thấy yếu tố cơ sở vật chất và sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc tổ chức các HĐGDNGLL không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển KNHT cho SV.
"Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất"được xếp cuối cùng trong các yếu tố khách quan, nhưng theo chúng tôi đây cũng là một yếu tố dẫn đến những hạn