Nhận Thức Về Sự Cần Thiết Phát Triển Knht Cho Sv Trường Cđsp Cao Bằng

Kết quả tổng hợp cho thấy, 78% GV và 70.5% SV chọn phương án "rất hiệu quả", 18% và 24% SV chọn phương án "hiệu quả"; 4% GV và 5.5% SV chọn phương án "bình thường"; không có GV và SV nào chọn phương án "không hiệu quả". Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi khẳng định đa số GV và SV đã nhận thức được vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV. Câu hỏi mở "Tại sao?" đã giúp chúng tôi có được những ý kiến khẳng định rõ hơn hiệu quả của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV. Các ý kiến của GV và SV được tổng hợp lại như sau:

- HĐGDNGLL là những hoạt động ngoài chương trình chính khóa, bản thân mỗi SV không bị áp lực về công việc học tập. Do đó SV được tự do thể hiện bản thân, khẳng định mình, trao đổi thoải mái và tinh thần hợp tác cao.

- HĐGDNGLL mạng lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng hợp tác cho SV, vì qua hoạt động giúp SV nhận biết được mình có những kỹ năng nào, có cơ hội phát triển bản thân, biết cách làm việc đoàn kết với tập thể, với cộng động.

- HĐGDNGLL giúp SV khắc phục được những kỹ năng còn hạn chế, giúp SV hòa đồng với nhau hơn, biết lắng nghe, biết chia sẻ cảm xúc và hòa hợp với nhau.

- HĐGDNGLL là một môi trường tốt để SV rèn luyện những kỹ năng, NVSP là cơ hội trải nghiệm cảm xúc nghề nghiệp và giúp SV nhận thấy được vai trò của sự hợp tác trong các hoạt động.

Những ý kiến thu được qua khảo sát kết hợp với việc quan sát trực tiếp ở trường, chúng tôi cho rằng đa số các đối tượng khảo sát đều nhận thức được HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong việc giáo dục SV. Tham gia các HĐGDNGLL giúp SV mở rộng, bổ sung những kiến thức kinh nghiệm đã có. Mặt khác chính việc tham gia các HĐGDNGLL giúp SV có cơ hội trải nghiệm trong các hoạt động, trong các mối quan hệ, qua đó các em học cách hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động hợp tác.

2.3.1.3. Nhận thức về sự cần thiết phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng

Để tìm hiểu nhận thức của GV và SV về sự cần thiết phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 4: Theo Thầy/cô (Em) việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng có cần thiết không? (phụ lục 1, 2) kết quả được tổng hợp ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển KNHT cho SV

trường CĐSP Cao Bằng



Mức độ

GV

SV

SL

(%)

SL

(%)

Rất cần thiết

35

70.0

124

62

Cần thiết

12

24.0

47

23.5

Bình Thường

3

6.0

29

14.5

Không cần thiết

0

0.0

0

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 7

Kết quả trên cho thấy, đa số GV và SV đều cho rằng việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng là "Rất cần thiết"chiếm 70% ở GV và 62% ở SV. Phát triển KNHT là việc "cần thiết"được đánh giá ở mức thứ hai 24 % ở GV và 23.5% ở SV. Không có ý kiến nào cho rằng sự phát triển KNHT là "không cần thiết"chiếm 0%. Như vậy, đa số GV và SV đều nhận thức được sự cần thiết phải phát triển KNHT cho SV. Để kiểm chứng tính khách quan của điều tra viết về vấn đề này, chúng tôi đặt thêm câu hỏi mở "Vì sao?" kết hợp với phỏng vấn sâu một số CBQL, GV và SV. Về phía GV, chúng tôi tập hợp lại một số ý kiến chung như sau:

- Việc phát triển KNHT cho SV là cần thiết vì tuổi các em đang có nhu cầu khẳng định mình, có ước mơ và hoài bão lớn, có tình cảm nghề nghiệp. Để thành công và đạt được những hiệu quả trong các hoạt động thì các em cần có sự hợp tác với bạn bè, thầy cô.

- KNHT giúp các bạn SV có cơ hội khẳng định mình và giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.

- Cùng tâm lý e dè, ngại giao tiếp của SV dân tộc thiểu số thì KNHT của SV nhà trường hiện nay còn yếu. Việc phát triển KNHT giúp tăng tính đoàn kết trong tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ, tăng hiệu quả công việc. Vì vậy cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển KN này.

Về phía HS, qua điều tra bằng bảng hỏi và kết hợp với phỏng vấn chúng tôi thu được một số ý kiến sau:

- Việc phát triển KNHT là rất cần thiết vì khi hợp tác với các bạn giúp chúng em có thêm kiến thức, thêm sự tự tin, rèn được kỹ năng sống cho bản thân.

- Trong các hoạt động tập thể để một mình giải quyết công việc hiệu quả là rất khó. Do đó, mỗi chúng em luôn xác định cần phải phối hợp với nhau để hoàn thành công việc nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn và hiệu quả công việc cao hơn".

- KNHT rất cần thiết, vì phát triển KNHT giúp SV biết hòa đồng với người khác, biết được các kỹ năng cần thiết trong quan hệ giao tiếp ứng xử, chấp nhận lẫn nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động tập thể. Khi hợp tác giúp ta trưởng thành hơn và tính cộng đồng cao hơn.

Như vậy, từ kết quả khảo sát và quan sát thực tế, chúng tôi cho rằng đa số GV và SV đều nhận thức được sự cần thiết phải phát triển KNHT cho SV nhà trường.

2.3.2. Thực trạng nội dung phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện nội dung PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 5: Theo Thầy, cô /(Em), nhà trường đã phát triển những KNHT ở mức độ nào cho SV thông qua HĐGDNGLL? (phụ lục 1, 2). Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.3:

Bảng 2.3. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện nội dung PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL

STT

Các kỹ năng HT

GV

SV

SL

%

SL

%

1

Kỹ năng tham gia công việc

42

84

154

77

2

Kỹ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng,

thuyết phục

44

88

146

73

3

Kỹ năng lắng nghe, tóm tắt và đưa ra ý kiến

nhận xét đúng đắn ý kiến của người khác

39

78

145

72.5

4

Kỹ năng trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc

chấp nhận ý kiến trái ngược

41

82

151

75.5

5

Kỹ năng giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ và yêu cầu

sự giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết

37

74

140

70

6

Kỹ năng bày tỏ sự ủng hộ

34

68

135

67.5

7

Kỹ năng khuyến khích động viên sự tham

gia của các thành viên

38

76

138

69

8

Kỹ năng phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích

36

72

127

63.5

9

Kỹ năng kiềm chế bực tức

32

64

136

68

10

Kỹ năng đàm phán, xử lý mâu thuẫn bất

đồng hợp lý

30

60

128

64

Kết quả của bảng 2.3 cho thấy, đa số CBQL, GV và SV cho rằng nhà trường đã triển khai, thực hiện các nội dung PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL, các KNHT được triển khai đều chiếm trên 50%. Trong đó, một số KNHT được GV và SV được triển khai nhiều thông qua các HĐGDNGLL như: “KN tham gia công việc"GV là 84% và SV là 77%, “KN diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng"GV 88% và SV 73%. Một số KNHT chưa được triển khai thực hiện nhiều như: “KN đàm phán, xử lý mâu thuẫn bất đồng hợp lý"GV là 60% và SV là 64%, “KN kiềm chế bực tức"GV là 64% và SV là 68%.

Kết quả cũng cho thấy, có sự khác biệt giữa GV và SV về số lượng ý kiến triển khai, thực hiện các nội dung PTKNHT cho SV qua HĐGDNGLL

trong nhà trường. Tỉ lệ GV cho rằng các nội dung PTKNHT được thực hiện cao hơn so với tỉ lệ ý kiến của SV. Điều này lí giải GV, CBQL luôn là người tổ chức thực hiện, đôn đốc và kiểm tra, đánh giá, còn SV là những người tham gia, cho nên đôi lúc chưa hiểu được mục đích cần phải phát triển những KNHT nào thông qua các HĐGDNGLL.

2.3.3. Thực trạng các phương pháp phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL

Để tìm hiểu mức độ thực hiện các phương pháp nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL. Chúng tôi đưa ra câu hỏi số 6: Thầy, cô/(Em) đánh giá như thế nào về mức độ thực hiện các phương pháp nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL? Kết quả thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện các phương pháp nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL



Phương pháp

GV

SV

Mức độ thực hiện

Mức độ thực hiện

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Thảo luận nhóm

37

74.0

7

14.0

6

12.0

140

70.0

32

16.0

28

14.0

Đàm thoại

35

70.0

8

16.0

7

14.0

145

72.5

30

15.0

25

12.5

Giao việc

29

58.0

10

20.0

11

22.0

138

69.0

28

14.0

34

17.0

Trò chơi

36

72.0

8

16.0

6

12.0

158

79.0

39

19.5

3

1.5

Trải nghiệm thực tế

28

56.0

10

20.0

12

24.0

134

67.0

30

15.0

36

18.0

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi rút ra các nhận xét sau đây: Nhóm các phương pháp PTKNHT cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được các GV và SV đánh giá rất thường xuyên sử dụng là: Thảo luận nhóm GV là 74.0%, SV là 70%, Trò chơi GV là 72.0%, SV là 79%, đàm

thoại GV là 70.0%, SV là 72.5%. Tuy nhiên, một số đánh giá của GV và SV cho rằng các phương pháp PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL vẫn chưa được sử dụng thường xuyên như: trải nghiệm thực tế GV 24% và sv 18%. So sánh ý kiến đánh giá của SV với GV có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, về cơ bản vẫn có sự thống nhất. Theo họ GV cũng đã sử dụng đa dạng các phương pháp trong quá trình PTKNHT cho SV qua HĐGDNGLL, tuy nhiên mức độ sử dụng các phương pháp là khác nhau, số ý kiến đánh giá của SV luôn cao hơn GV.

2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL

Để tìm hiểu mức độ thực hiện các HTTC nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL. Chúng tôi đưa ra câu hỏi số 7: Thầy cô (Em) đánh giá như thế nào về mức độ thực hiện các HTTC nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL? Kết quả thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện các HTTC nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL


Các hình thức

GV

SV

Mức độ thực hiện

Mức độ thực hiện

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hội thi theo chủ đề

30

60.0

11

22.0

9

18.0

144

72

24

12.0

32

16.0

Sinh hoạt Câu lạc bộ

31

62

8

16.0

11

22

140

70

32

16.0

28

14.0

Hoạt động trải nghiệm

thực tế

25

50.0

13

26.0

12

24

120

60

44

22.0

36

18.0

Hoạt động văn nghệ -

thể thao

46

92.0

4

8.0

0

0

176

88

24

12.0

0

0

Hoạt động tình nguyện

43

86.0

6

14.0

0

0

160

80

40

20.0

0

0

Hoạt động lao động

42

84.0

8

16.0

0

0

164

82

36

18

0

0

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi rút ra các nhận xét sau đây: Nhóm các hình thức tổ chức PTKNHT cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được các GV và SVđánh giá rất thường xuyên sử dụng là: Hoạt động văn nghệ - thể thao GV là 92.0%, SV là 88%, tình nguyện GV là 86.0%, SV là 80%, hoạt động lao động GV là 84.0%, SV là 82%. Đây là những HTTC hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức nhiều trong các hoạt động của nhà trường hay các phong trào Đoàn - Hội SV. Vì vậy, các hoạt động này được các GV đánh giá cao và thường xuyên được tổ chức nhằm PTKNHT cho SV.

Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức được thường xuyên thực hiện bao gồm: Hội thi theo chủ đề, sinh hoạt CLB. Điều này chứng minh cho sự phong phú và đa dạng trong việc tổ chức PTKNHT cũng như giáo dục ngoài giờ lên lớp cho SV ở trường CĐSP Cao Bằng.

Tuy nhiên, qua bảng số liệu có thể thấy rằng, một số HTTC được GV và SV đánh giá chỉ ở mức thỉnh thoảng thực hiện như: Hoạt động trải nghiệm thực tế GV là 24%, SV là 18%, sinh hoạt CLB GV là 22%, SV là 14%. Điều này cho thấy những hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức và chưa đạt hiệu quả cao trong việc PTKNHT cho SV. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm PTKNHT cho SV trường thông qua HĐGDNGLL.

2.3.5. Thực trạng phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL

2.3.5.1. Thực trạng mức độ phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL

Để khảo sát thực trạng mức độ thực hiện việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL, chúng tôi đặt câu hỏi 8 (Phụ lục 1; 2). Trong thực tế, thầy/cô đã thực hiện việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL như thế nào? Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL‌


Mức độ thực hiện

GV

SV

SL

%

SL

%

Thường xuyên thực hiện phát triển KNHT cho

SV qua HĐGDNGLL


6


12.0


26


13

Đã thực hiện phát triển KNHT cho SV qua

HĐGDNGLL


33


66.0


125


62.5

Thỉnh thoảng có thực hiện việc phát triển

KNHT cho SV qua HĐGDNGLL


11


22.0


49


24.5

Chưa thực hiện việc phát triển KNHT cho SV

qua HĐGDNGLL


0


0


0


0

Kết quả tổng hợp cho thấy 66% GV và 62.5% SV cho rằng "Đã thực hiện phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL". Phương án "thỉnh thoảng có thực hiện…" chiếm 22% số ý kiến trả lời của GV và 24.5% số ý kiến của SV, việc thực hiện thường xuyên chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ trong câu trả lời của GV và SV với 12% ở GV và 13% ở SV. Không có GV và SV nào chọn phương án "chưa thực hiện…". Câu hỏi này đặt ra với cả SV nhằm giúp chúng tôi thu thập thông tin để kiểm chứng việc thực hiện mục tiêu phát triển KNHT cho SV của GV. Với câu hỏi phỏng vấn về thực trạng việc thực hiện phát triển KNHT cho SV, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự như điều tra viết. Kết quả trên cho thấy, nhìn chung GV đã thực hiện việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL nhưng không thường xuyên. Các hoạt động phát triển KNHT cho SV chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động Đoàn - Hội, các hoạt động ngoại khóa trong trường. Điều đó chứng tỏ, mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển KNHT cho SV nhưng việc thực hiện nó chưa thực sự được chú trọng.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí