Đối Với Lãnh Đạo Trường Cđsp Cao Bằng

Kết luận chương 3


KNHT là một trong những kỹ năng cốt lõi cần hình thành và phát triển cho SV. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển KNHT, thực trạng KNHT và phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL, chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL, bao gồm:

1. Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác.

2. Phát huy tối đa vai trò tính tích cực, chủ động, của SV trong các hoạt động.

3. Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV.

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL.

Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung hình thức và cách thức thực hiện khác nhau nhưng đều hiện rõ sự đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hướng tạo cơ hội cho SV được trải nghiệm sự hợp tác trong các tình huống mang tính thực tiễn cao, với các hình thức khác nhau của HĐGDNGLL, từ đó phát triển cho SV cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác. Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, do đó khi lựa chọn và vận dụng cần thực hiện phối hợp với nhau một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển KNHT cho SV trong HĐGDNGLL.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. KNHT là một trong những KN cốt lõi cần thiết của con người trong xã hội hiện đại. Việc phát triển KNHT là một việc cần thiết góp phần phát triển con người phù hợp với yêu cầu của thời đại. Lứa tuổi SV là lứa tuổi có những sự trưởng thành về nhiều mặt, các em luôn muốn khẳng định mình, hướng tới các mối quan hệ xã hội đa dạng, do đó việc phát triển KNHT có rất nhiều thuận lợi. Phát triển KNHT được coi là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng cho SV nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực mới cho xã hội.

1.2. Trong nhà trường CĐSP, việc phát triển KNHT cho SV được thực hiện thông qua các con đường khác nhau trong đó có con đường tổ chức các HĐGDNGLL, HĐGDNGLL có thế mạnh lớn trong việc phát triển KNHT, vì vậy cần phải coi HĐGDNGLL là một con đường, một phương tiện để thực hiện việc phát triển KNHT cho SV.

1.3. Khảo sát thực trạng KNHT và phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL cho thấy: 1) Trong thực tế, KNHT của SV còn rất nhiều hạn chế, các em đã có những hiểu biết nhất định về vai trò hợp tác, cách thức hợp tác, các kỹ năng hợp tác, tuy nhiên sự hiểu biết đó chưa đầy đủ và chính xác, các kỹ năng hợp tác chưa được thể hiện một cách thường xuyên và ổn định. 2) Đa số CBQL, GV nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc phát triển KNHT cho SV nói chung và phát triển KNHT qua HĐGDNGLL nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế việc phát triển KNHT cho SV còn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có những yếu tố xuất phát từ việc bản thân SV chưa chủ động, tích cực hợp tác với nhau trong hoạt động và GV chưa tìm ra những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để phát triển KNHT cho SV nhà trường.

1.4. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã xây dựng 4 biện pháp giáo dục nhằm phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Với Sở giáo dục & đào tạo

Việc phát triển KNHT cho SV là một trong những nhiệm vụ cần thiết đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục đại học, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Do đó, HĐGDNGLL cần có sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức hoạt động.

Nội dung của HĐGDNGLL cần được điều chỉnh theo hướng tăng cường các hoạt động do SV tự chọn đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của SV. Tăng cường các hoạt động tự chọn tạo cơ hội cho SV hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc lựa chọn, thiết kế và thực hiện chương trình hoạt động góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển KNHT và làm việc cùng người khác…

Về hình thức tổ chức HĐGDNGLL: Cần tăng cường tổ chức các hoạt động theo hướng tạo cơ hội cho SV được trải nghiệm thực tiễn đó giúp SV phát triển KNHT.

2.2. Đối với Lãnh đạo trường CĐSP Cao Bằng

- Cần có kế hoạch xây dựng cụ thể để PTKNHT cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thường xuyên, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động này của giảng viên.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giảng viên để đảm bảo cho hoạt động này đạt kết quả cao trong quá trình giáo dục và đào tạo toàn diện sinh viên.

- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức các sân chơi bổ ích, tạo sự hứng thú cho sinh viên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để PTKNHT cho sinh viên. Đồng thời có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ các em rèn luyện KNHT trong hoạt động hàng ngày ở cộng đồng và địa phương.

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên - Hội SV tổ chức tốt các hoạt động trong đó có HĐGDNGLL nhằm PTKNHT cho SV.

2.3. Đối với Giảng viên

- Bản thân mỗi giảng viên phải có ý thức tự giác, tích cực, tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về KNHT, về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên.

- GV chủ nhiệm cần chủ động phối hợp với Ban Giám hiệu, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt các HĐGDNGLL, tạo cơ hội cho SV được trải nghiệm thực tế.

- GV phụ trách Đoàn - Hội SV phải có kế hoạch tổ chức, thiết kế hoạt động phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức lôi cuốn được nhiều SV tham gia, qua đó tăng cường sự hợp tác và PTKNHT cho SV.

2.4. Đối với sinh viên

- Cần có ý thức tự giác học tập nâng cao nhận thức về KNHT, về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đồng thời tích cực chủ động tham gia rèn luyện KNHT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường và Đoàn - Hội SV tổ chức. Khi tham gia cần ý thức hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, phát triển được các kỹ năng và hoàn thiện nhân cách toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1998), Tổ chức dạy học, một số vấn đề lý luận dạy học,

NXB GD, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (1998) Cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục trong trường THCS theo phương thức hợp tác, Đề tài mã số B9-49-14, Viện KHGD.

4. Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở tâm lý công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư, Luận án PGSKH, HN.

5. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao (2006), Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB GD.

7. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

8. Franz Emanuel Weinrt, Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Giáo dục.

9. Dương Thị Thúy Giang (2005), “Giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp”,

Tạp chí giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (CB), Nghiêm Đinh Vi, Trần Kiều (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, HN.

12. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục (1998).

13. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận/biện pháp/ kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia HN.

14. Jacques Delors (2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn, (Trịnh Đức Thắng dịch), NXB GD.

15. John Dewey (2001), John Dewey về giáo dục, DT Books- IRED& NXB Trẻ (dịch giả: Phạm Anh Tuấn).

16. Michae1 Maganm (2007), Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

17. Phạm Đình Nghiệp (CB), Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu (2005), Kỹ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu niên, NXB Thanh niên.

18. Phạm Văn Nhân (1999), Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên, NXBGD, Hà Nội.

19. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2012), Rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho SV Sư phạm trong hoạt động nhóm, Luận án tiến sĩ giáo dục học - Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

21. Nguyễn Dục Quang (Chủ biên), Trần Quốc Thành, Lê Thanh Sử (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

22. Nguyễn Dục Quang (Chủ biên), Ngô Quang Đức, Giáo trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Hà Nhật Thăng (2005), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh (2005), Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT, Luận án tiến sỹ GDH - ĐHSPHN.

25. Trần Thời (1998), Kỹ năng thanh niên tình nguyện, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Tính (2006), Lý luận dạy học Đại học - Phương pháp cùng tham gia, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

27. Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996.

28. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB GD, Hà Nội.


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, Cán bộ Đoàn, Giảng viên)


Để đánh giá kỹ năng hợp tác làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp hoặc ghi ý kiến vào các dòng để trống.

Các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của thầy/cô!

1. Theo thầy/cô, kỹ năng hợp tác là gì?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

2. Kỹ năng hợp tác của sinh viên được biểu hiện:

(Có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)


STT

Biểu hiện

Lựa chọn

1

Tri thức về hợp tác, vai trò của sự hợp tác và những tri thức liên quan


2

Kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của người khác, chấp nhận người

khác; Biết trao đổi ý kiến của mình với bạn; Biết cách giải quyết mâu thuẫn…


3

Thái độ giá trị hợp tác (Chấp nhận sự phân công, sẵn sàng tham

gia cùng người khác, chủ động hợp tác với người khác…)


4

Tất cả các ý trên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 12


3. Theo Thầy/cô HĐGDNGLL có vai trò như thế nào trong phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng? (Chỉ chọn 1 phương án)

Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả

Tại sao?.................................................................................................................

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí