Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Cho Việc Phát Triển Knht Cho Sv Qua Hđgdngll

Chuẩn bị và thông báo thời gian, địa điểm ra mắt CLB.

- Tổ chức ra mắt CLB

+ Nếu mục đích ý nghĩa của việc thành lập CLB.

+ Dự kiến kế hoạch duy trì hoạt động thường xuyên của CLB: Chuẩn bị và xây dựng nội dung hoạt động theo nhu cầu, nguyện vọng hứng thú của SV và phải lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động theo chủ đề/ chủ điểm từng tháng.

+ Xây dựng cơ chế hoạt động CLB (quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của CLB, quyền hạn của ban chủ nhiệm, từng thành viên ban chủ nhiệm và thành viên CLB).

+ Xây dựng điều lệ và nội dung hoạt động của CLB.

Bước 2: Tổ chức hoạt động CLB.

- Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động tương ứng với loại hình CLB theo chủ đề ở từng thời điểm nhất định.

+ Lập kế hoạch triển khai hoạt động CLB, phân công trách nhiệm.

+ Xác định thời gian tổ chức CLB.

+Thông báo rộng rãi đến từng thành viên được phân công công việc và thành viên CLB.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.

+ Các thành viên cần có sự hợp tác, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt với nhau để thực hiện công việc của CLB.

+ Linh hoạt điều chỉnh các nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện cụ thể.

Đảm bảo mọi thành viên đều cảm nhận mình được tham gia, đóng góp, được thể hiện những ý tưởng, quan điểm, được người khác lắng nghe, tôn trọng, được chia sẻ, giúp đỡ..

Bước 3: Tổ chức, giám sát, đánh giá và điều chỉnh hoạt động CLB theo chương trình, nội dung đã hoạch định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động của CLB, GV cần có sự giám sát thường xuyên dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đánh giá, phát hiện những vấn đề của CLB và điều chỉnh kịp thời.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường cần tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian cho các hoạt động của CLB.

- CLB phải có sự định hướng của một tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Đoàn - Hội SV), được sự nhất trí thành lập của Ban Giám hiệu nhà trường.

- Xác định được mục đích mục tiêu, có nội quy hay điều lệ hoạt động rõ ràng phù hợp.

- Có nội dung chương trình, phương pháp tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu, hứng thú của các thành viên tham gia CLB. Hình thức tổ chức các CLB đảm bảo tạo cơ hội cho SV được hợp tác hỗ trợ chia sẻ với nhau, được trải nghiệm thực tiễn.

- SV tự nguyện, tự giác tham gia, không có sự áp đặt, ép buộc từ phía GV, nhà trường.

- Trong mỗi CLB cần xây dựng được một nhóm SV nòng cốt, được phân công và chịu trách nhiệm những phần việc cụ thể.

- SV phải có sự hợp tác với nhau trong việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và triển khai các hoạt động một cách chủ động, tích cực.

- Có GV, Cán bộ Đoàn - Hội SV có kinh nghiệm chịu trách nhiệm hỗ trợ và đóng vai trò cố vấn, là người hướng dẫn, giám sát, đánh giá hoạt động của CLB.

Một số loại hình CLB ở trường CĐSP:

- Các CLB thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: văn học, điện ảnh, âm nhạc, múa, khiêu vũ, nhảy hiện đại, mỹ thuật, nhiếp ảnh, thời trang, kịch,…

- Các CLB thuộc lĩnh vực thể thao: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, võ thuật, đá cầu, cờ,…

- Các CLB kỹ năng: kỹ năng công tác Đoàn - Hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, dẫn chương trình, kĩ năng mềm…

- Các CLB tình nguyện vì cộng đồng.

- Các CLB thuộc lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học.

- CLB gia sư.

Trong quá trình sinh hoạt CLB, mỗi loại hình CLB cần chon phương thức sinh hoạt phù hợp, phong phú, tránh tình trạng sinh hoạt theo lối mòn, đơn điệu. Cần tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận, lồng ghép tuyên truyền, sinh hoạt văn nghệ, giao lưu hay tổ chức trò chơi. Chủ đề nội dung sinh hoạt của CLB phải thường xuyên đổi mới và gắn liền với cuộc sống hàng ngày.

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL

3.2.4.1. Mục đích ý nghĩa

Tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, tài liệu cho hoạt động để hoạt động này đạt hiệu quả cao.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố không thể thiếu trong quá trình đạo tạo ở các trường đại học, cao đẳng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo. Cơ sở vật chất chính là cầu nối để GV và SV cùng hoạt động, tương tác với nhau trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ. Sẽ không có sự đổi mới nào trong đào tạo trên một nền cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu. Hay nói khác đi muốn áp dụng bất cứ phương pháp, hình thức đào tạo nào đều phải gắn liền với những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật tương ứng.

Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố đảm bảo sự tiến bộ của trường cao đẳng, đại học, đảm bảo sự đổi mới nội dung chương trình đào tạo hoặc sẽ kìm hãm sự phát triển đó. Trường cao đẳng, đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy việc đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật là một đòi hỏi tất yếu.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất là điều kiện cho việc phát triển KNHT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thành công, đặc biệt là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trường. Cơ sở vật chất phục vụ việc PTKNHT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi lớn, vì vậy cần tận dụng tất cả những cơ sở vật chất sẵn có của trường, lớp đồng thời phải biết khai thác tiềm năng cơ sở vật chất của xã hội.

- Để tổ chức hoạt động giáo dục này cho sinh viên, nhà trường cần có sự đầu tư một số cơ sở vật chất, kỹ thuật sau: Giảng đường, phòng học, bàn ghế có thể sắp xếp linh hoạt; Hội trường, sân tập không gian rộng để SV có thể trao đổi và rèn luyện các kỹ năng, tổ chức hoạt động tập thể; Tài liệu, hệ thống âm thanh, hình ảnh, mô hình và các đạo cụ, phương tiện hỗ trợ,...

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường cần được đầu tư những cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phương tiện hỗ trợ hiệu quả hoạt động này.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các đơn vị trong nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của GV và SV.

- GV và SV cần có ý thức tận dụng tối đa các phương tiện của cá nhân để nâng cao hiệu quả việc PTKNHT thông qua HĐGDNGLL.

3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề KNHT, PTKNHT, HĐGDNGLL làm nền tảng cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL. Qua đánh giá thực trạng chúng tôi đưa ra 4 biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL. Bao gồm:

1. Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác.

2. Phát huy tối đa vai trò tính tích cực, chủ động, của SV trong các hoạt động.

3. Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV.

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL.

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

- Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh gía về tính cần thiết của các biện pháp.

- Xác định tính khả thi của các biện pháp.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến trên các đối tượng sau:

- 10 Cán bộ quản lý (Lãnh đạo trường, Trưởng khoa, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên)

- 30 Giảng viên.

- 50 Sinh viên.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

* Nhận thức mức độ cần thiết của 4 biện pháp: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết.

* Nhận thức mức độ khả thi của 4 biện pháp: Thực hiện được; Khó thực hiện; Không thực hiện được.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phỏng vấn trực tiếp

- Xử lý thăm dò bằng phương pháp thống kê toán học

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

3.3.5.1. Kết quả trưng cầu ý kiến Sinh viên

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến SV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua ĐGDNGLL


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Rất cần

thiết


Cần thiết

Không cần

thiết

Thực hiện

được

Khó thực

hiện

Không thực

hiện được

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

49

98

1

2

0

0

42

84

8

16

0

0

2

46

92

4

8

0

0

41

82

9

18

0

0

3

45

90

5

10

0

0

47

94

3

6

0

0

4

41

82

9

18

0

0

45

90

5

10

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 11

* Nhận thức mức độ cần thiết của 4 biện pháp:

1. Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác (49%).

2. Phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của SV qua các hoạt động (46%).

3. Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV (45%).

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL (41%).

Phần lớn SV đều đánh giá 4 biện pháp trên là rất cần thiết trong đó các biện pháp PTKNHT cho SV như: Tạo môi trường thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác và tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV chiếm ưu thế cao. Điều đó thấy được nhu cầu và nguyện vọng của SV muốn hướng đến và tham gia vào các hoạt động trải ngiệm, thực tiễn, các hoạt động đoàn thể.

* Nhận thức mức độ khả thi của 4 biện pháp:

Đa số SV cho rằng các biện pháp đưa ra đều thực hiện được cụ thể:

1. Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác (42%)

2. Phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của SV qua các hoạt động (41%)

3. Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV (47%)

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL (45%)

Như vậy, biện pháp tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác được SV đánh giá cao về sự cần thiết cũng như tính khả thi của biện pháp này. Từ đó có thể thấy rắng SV có nhu cầu và xu hướng được hợp tác, được thể hiện và khẳng định mình trong tập thể.

3.3.5.2. Kết quả trưng cầu ý kiến từ giảng viên

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến GV về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Thực hiện

được

Khó thực

hiện

Không thực

hiện được

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

30

100

0

0

0

0

28

93.3

2

6.7

0

0

2

30

100

0

0

0

0

26

86.6

4

13.4

0

0

3

27

90

3

10

0

0

26

86.6

4

13.4

0

0

4

25

83.3

5

16.7

0

0

24

80.0

6

20.0

0

0

* Nhận thức mức độ cần thiết của 4 biện pháp: 100% GV đều cho rằng các biện pháp: Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV; Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động xã hội theo nhóm hợp tác là rất cần thiết. Không có ý kiến nào nhận thức các biện pháp trên là không cần thiết.

* Nhận thức mức độ khả thi của 4 biện pháp:

Những biện pháp được đánh giá có mức độ khả thi cao: Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động xã hội theo nhóm hợp tác chiếm 93.3%, hai biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV và tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV đứng ở vị trí thứ hai chiếm 86.6%. Còn một số ý kiến cho rằng biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL khó thực hiện chiếm 20%, điều này cho thấy một số GV nhận thức việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không thực hiện được

3.3.4.3. Kết quả trưng cầu ý kiến từ cán bộ quản lý

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.3 chúng tôi có nhận xét như sau:

* Nhận thức mức độ cần thiết của 4 biện pháp:

100% Cán bộ quản lý đều cho rằng các biện pháp: Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác, phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của SV qua các hoạt động. Không có ý kiến nào nhận thức các biện pháp trên là không cần thiết.

Bảng 3.3. Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL

Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Thực hiện

được

Khó thực

hiện

Không thực

hiện được

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

10

100

0

0

0

0

8

80

2

20

0

0

2

10

100

0

0

0

0

9

90

1

10

0

0

3

9

90

1

10

0

0

8

80

2

90

0

0

4

10

100

0

0

0

0

9

90

1

10

0

0

5

8

80

2

20

0

0

7

70

3

30

0

0

* Nhận thức mức độ khả thi của 4 biện pháp:

Đa số cán bộ quản lý đều khẳng định các biện pháp đều có tính khả thi và thực hiện được trong các HĐGDNGLL ở trường CĐSP Cao bằng. Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến của cán bộ quản lý (30%) cho rằng biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL là khó có thể thực hiện được vì kinh phí nhà trường còn chi vào nhiều hoạt động khác nhau nhưng luôn cân đối và tạo điều kiện tốt nhất những cơ sở vật chất hiện có để tăng cường hiệu quả cho hoạt động giáo dục này.

Tóm lại 100% SV, GV và cán bộ quản lý đều nhận thức các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết, cần thiết và không có ai cho rằng các biện pháp đó là không cần thiết. Tuy nhiên, khi đánh giá mức độ khả thi lại có sự khác biệt: đối với SV và GV và cán bộ quản lý vẫn còn một số ý kiến cho rằng một số biện pháp khó thực hiện được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023