Phát Huy Tối Đa Vai Trò Tích Cực, Chủ Động Của Sinh Viên Trong Các Hoạt Động

- Mỗi nhóm nên có một nhóm trưởng để quản lý, điều hành nhóm giúp nhóm hoạt động có định hướng tốt hơn.

- Nhóm trưởng không nên cố định mà nên có sự thay đổi luân phiên giữa các SV theo từng hoạt động cụ thể và ở các thời điểm khác nhau. Nhằm phát huy năng lực, sở trường của tất cả các thành viên trong sự phối hợp với nhau.

Bước 3: Chuẩn bị hoạt động

+ Lên kế hoạch hoạt động

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động xã hội, cần có sự định hướng của GV hoặc các tổ chức trong và ngoài trường. Các hoạt động cần có sự bàn bạc, thống nhất của các thành viên trong nhóm. Tùy theo nội dung, phạm vi tổ chức hoạt động xã hội cụ thể để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Trong thực tế có những hoạt động xã hội được tiến hành thường xuyên nhưng có những hoạt động chỉ tiến hành theo thời điểm, đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục và tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương. Việc chuận bị tốt kế hoạch trải nghiệm qua các hoạt động xã hội sẽ giúp thực hiện mục tiêu kép đó là mục tiêu của hoạt động xã hội và mục tiêu phát triển KNHT cho SV.

+ Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm

Việc phân công công việc cho các thành viên trong nhóm cần chú ý đến đặc điểm của từng SV. Đảm bảo mỗi SV phát huy được khả năng của mình, đồng thời tạo điều kiện cho SV thể hiện sự tương trợ, giúp đỡ, hợp tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KNHT cho SV.

+ Các phương tiện hỗ trợ: Tùy theo từng hoạt động mà có sự chuận bị phương tiện phù hợp.

+ Thời gian, địa điểm, lực lượng phối hợp: việc lựa chọn thời gian, địa điểm hoạt động cũng như các lực lượng phối hợp cần căn cứ vào tính chất, quy mô của hoạt động, tình hình thực tế và một số điều kiện khác.

Bước 3: Thực hiện hoạt động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các hoạt động được tiến hành theo kế hoạch đã xây dựng với sự phối hợp của các lực lượng liên quan. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo bám sát

mục tiêu của hoạt động, đảm bảo tất cả các thành viên đều được trải nghiệm, được chia sẻ, hợp tác với nhau cùng thực hiện công việc chung.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 10

Bước 4: Tổng kết đánh giá

Sau khi kết thúc hoạt động, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện hoạt động nhằm giúp SV thấy ý nghĩa sâu sắc của các hoạt động xã hội, nhận rõ vai trò của sự chung sức với nhau trong quá trình thực hiện hoạt động. Mặt khác, giúp SV có thêm những kimh nghiệm trong cuộc sống, rèn luyện những kỹ năng xã hội cho các em.

Việc đánh giá kết quả hoạt động KNHT trong quá trình thực hiện hoạt động xã hội.

- Đánh giá sản phẩm hoạt động.

- Tổ chức cho SV trình bày trước lớp theo nhóm hoạt động vì cộng đồng.

+ Trao đổi, đàm thoại về vai trò của hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động. Từ đó giúp SV rút ra bài học kinh nghiệm để hợp tác thành công trong hoạt động nói riêng và trong HĐGNGLL nói chung.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Hoạt động đòi hỏi tạo cơ hội để SV trải nghiệm sự hợp tác trong quá trình thực hiện nhằm mang lại hiệu quả.

- SV tự nguyện tham gia, phát huy tinh thần tự quản, ý thức tự giác, tích cực hoạt động.

- Trong quá trình thực hiện cần theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ và đúng mục đích.

- Các hoạt động cần gắn với điều kiện của địa phương, với cộng đồng.

- Có sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường trong việc xây dựng nội dung hoạt động, triển khai và đánh giá kết quả hoạt động.

- Nhà trường cần tạo điều kiện mọi mặt về thời gian, cơ sở vật chất cho các hoạt động của Đoàn, Hội SV.

- Cán bộ phụ trách Đoàn, Hội SV phải thật sự là lực lượng nòng cốt, là những người có năng lực, trình độ, nhiệt tình và đầy tâm huyết với phong trào,

phải có kĩ năng, biết quản lý, điều hành các hoạt động như: biết lập kế hoạch tháng, quý, năm; thiết lập các tài liệu về các lĩnh vực mình phụ trách, nắm vững tư tưởng và hoàn cảnh của từng thành viên; liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo Đảng, chính quyền, người phụ trách, phân công, đôn đốc và giám sát các hoạt động mà SV tham gia.

Ví dụ: Hoạt động tình nguyện

- Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tình nguyện

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu

Việc xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động tình nguyện còn tùy thuộc vào quy mô, tính chất, nội dung của từng loại hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên, có thể bám vào các mục đích, yêu cầu sau:

+ Phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác, tích cực trong các hoạt động tình nguyện.

+ Tạo môi trường trải nghiệm thực tế để SV rèn luyện, cống hiến, củng cố và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đặc biệt là KNHT.

+ Tổ chức đa dạng các hoạt động tình nguyện thu hút đông đảo SV tham gia. Các hoạt động tình nguyện cần chuẩn bị chu đáo, tổ chức an toàn, đảm bảo tính hiệu quả và tính giáo dục cao cho SV.

Bước 2: Xác định nội dung hoạt động tình nguyện

Để xây dựng được nội dung hoạt động tình nguyện cần có sự phối hợp giữa tổ chức Đoàn, Hội SV với lãnh đạo trường, địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện trên cơ sở căn cứ vào mục đích, thời gian và tính thực tiễn của hoạt động để triển khai nội dung. Nội dung của hoạt động tình nguyện phải đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với SV và nhu cầu của địa phương. Nội dung hoạt động được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động chính trị xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, lao động,…

Bước 3: Lựa chọn thời gian và địa bàn triển khai

Căn cứ vào nội dung, tính chất của hoạt động cũng như điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và số lượng SV mà lựa chọn thời gian và địa bàn triển khai phù hợp. Thời gian có thể từ 1, 2 ngày hoặc kéo dài hơn.

Bước 4: Khảo sát thực tế

Khảo sát thực tế nhằm làm rõ điều kiện địa hình, địa lý, phong tục tập quán để bố chí chỗ ăn, chỗ ở, sinh hoạt và các điều kiện đi lại giúp cho quá trình thực hiện diễn ra thuận tiện chủ động về mọi mặt như bố trí nguồn nhân lực, phương tiện, nội dung công việc cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, phối hợp các lực lượng trong quá trình thực hiện.

Bước 5: Chuẩn bị các điều kiện thực hiện

Chuẩn bị về đội hình tham gia tình nguyện: thông qua các phương tiện thông tin của trường hoặc địa phương, thông qua các buổi họp Đoàn, Hội SV,… để tổ chức tuyên truyền thành lập Đội. Lập danh sách các thành viên tham gia dựa trên sự đăng ký của SV, thanh niên địa phương. Chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động.

- Các hình thức hoạt động tình nguyện

Từ quy trình thiết kế trên, tổ chức Đoàn, Hội SV có thể thiết kế đa dạng các hình thức hoạt động tình nguyện theo nội dung:

+ SV tình nguyện tham gia phát triển kinh tế: SV tham gia vào rất nhiều hoạt động tu sửa các công trình thuỷ lợi, đường xá, dạy chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng nhà tình nghĩa, xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất… những hoạt động cụ thể: “Tuổi trẻ chung tay vì an sinh xã hội”, “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”, "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới", "Khi Tổ quốc cần", “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”…

+ SV tình nguyện tham gia giữ gìn và bảo vệ quốc phòng an ninh: Đối với nội dung tình nguyện này, SV được tham gia đội xung kích an ninh, giữ gìn trật tự xã hội (trong Ký túc xá), phòng chống các tệ nạn xã hội... Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng thời điểm, từng địa phương tổ chức Đoàn, Hội SV có thể xây dựng các hoạt động đa dạng, phong phú như: “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Tuổi trẻ phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS”, “Xuân biên giới”, “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”…

+ SV tình nguyện tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo: Nội dung của dạng hoạt động này chủ yếu tập trung vào hoạt động cứu trợ thiên tai, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số, môi, giúp đỡ các gia đình chính sách, các đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn và giữ gìn bản sắc dân tộc. Đối với nội dùng tình nguyện này, các tổ chức Đoàn, Hội SV có thể tổ chức rất nhiều hình thức hoạt động: “Hiến máu nhân đạo”, “Những giọt máu hồng”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Mùa đông ấm áp”, “Áo ấm mùa đông”…

+ Ngày tình nguyện: Nội dung của dạng hoạt động này chủ yếu tập trung vào ngày làm tình nguyện như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”…

+ SV tình nguyện tiếp sức mùa thi: Đối với nội dung này có các hình thức hoạt động: “Tiếp sức mùa thi”, “Hướng nghiệp”, “Định hướng giá trị nghề nghiệp”, “Tư vấn, hỗ trợ SV,…

3.2.2. Phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong các hoạt động

Học sinh, sinh viên ở các trường Cao đẳng là lực lượng thanh niên có kiến thức, có trình độ khoa học, đây là nguồn nhân lực có giá trị của tương lai đất nước, đồng thời là tài nguyên cần được khai thác, phát huy. Do đó cần có nhận thức đúng đắn và đặt niềm tin vào trí thức trẻ. Ở các trường Cao đẳng, đại học cần phát triển ở SV KNHT để phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên.

3.2.2.1. Mục đích ý nghĩa

Phát huy yếu tố cá nhân như năng lực, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của sinh viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Phát triển KNHT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động không có tính pháp quy cao như các hoạt động học tập. Thực tế sự đánh giá về sinh viên cũng ít chú trọng tới mặt này song một trong những lý do hoạt động này chưa hiệu quả là sự hấp dẫn của nó đối với sinh viên còn hạn chế. Sinh viên cao đẳng, đại học là lứa tuổi muốn thể hiện mình nên việc phát triển KNHT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm lý, phù hợp với đặc điểm sinh viên của từng

trường. Biết khơi dậy tiềm năng của sinh viên, chắc chắn việc phát triển KNHT thông qua hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Làm thế nào để thu hút sinh viên tham gia hoạt động? Điều đó không chỉ bằng các biện pháp bắt buộc mà phải bằng cách tạo cho sinh viên yêu thích, hứng thú thì hiệu quả mới cao và đạt được mục đích giáo dục.

- Tạo điều kiện để sinh viên phát huy năng lực và sở trường: Sau khi chuẩn bị nội dung phong phú, hình thức phù hợp quá trình tổ chức phải chú ý khơi dậy được tiềm năng của từng sinh viên, phát huy năng lực sẵn có giúp các em được phát triển. Nhiều em sinh viên giờ học trên lớp là những sinh viên bình thường, không nổi trội song thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã bộc lộ được năng khiếu, do đó nhà giáo dục kịp thời nắm bắt, phát hiện, tư vấn bồi dưỡng để năng khiếu đó được phát triển.

Trong quá trình tổ chức, thông qua hoạt động tập thể chúng ta có thể giao việc, cá biệt hóa, động viên, kích lệ sinh viên còn mắc nhiều khuyết điểm từ đó các em tự tin, tự giác hoàn thành công việc.

Xây dựng quy mô hoạt động phù hợp, tổ chức hoạt động theo từng ngành học, từng khoa, đưa sinh viên vào các hoạt động và giữ vai trò chủ thể của hoạt động đó. Nhà giáo dục giúp các em sinh viên, cố vấn, giúp đỡ để các em tự thiết kế chương trình hoạt động, tự tổ chức, điều khiển hoạt động. Từ đó sẽ hình thành ở các em những kỹ năng và năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Những kỹ năng đó là:

+ Kỹ năng thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn, tự chủ, năng động trong thực tiễn.

+ Kỹ năng chung sống và làm việc với tập thể, với cộng đồng, cùng hợp tác với cá nhân và các nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động.

+ Kỹ năng tự học thường xuyên thông qua các hình thức hoạt động khác nhau để tự rèn luyện, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết nhằm chiếm lĩnh tri thức mới và bổ sung những điều đã được học.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Các hoạt động phát triển KNHT phải hấp dẫn và thu hút được đông đảo sinh viên tham gia.

- Hoạt động mà các em tham gia phải có tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em, nếu không sẽ phản tác dụng của hoạt động.

- Cần cử cán bộ phong trào Đoàn - Hội SV theo dõi trong quá trình các em tham gia hoạt động. Động viên, giúp đỡ các em trong quá trình các em tham gia các hoạt động đó.

3.2.3. Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV

3.2.3.1. Mục đích ý nghĩa

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường, SV luôn có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ giao tiếp, muốn được khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn được khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó theo những xu hướng phát triển nhân cách. Các nhu cầu này thúc đẩy SV tham gia vào các CLB phù hợp với mong muốn của mình. Các nhu cầu này hình thành không phải chỉ trong các hoạt động chính khóa mà chủ yếu lại qua các hoạt động CLB tự nguyện ngoài giờ lên lớp. CLB là nơi tập hợp những thành viên có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. CLB vừa là một loại hình tổ chức vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng trong một số tổ chức nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng nhu cầu chính đáng của các thành viên. Việc tổ chức cho SV tham gia các CLB, một mặt giúp SV có điều kiện hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, được vui chơi, giải trí sau những giờ học văn hóa, SV có cơ hội phát huy khả năng, năng lực của mình vào học tập, hoạt động xã hội, vào cuộc sống. Đồng thời, việc tham gia CLB giúp tinh thần hợp tác được thể hiện rõ, các thành viên được thảo luận, trình bày, trao đổi cởi mở, lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ khó khăn, học hỏi lẫn nhau. Do đó, việc tổ chức các CLB bộ là một biện pháp có hiệu quả trong việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

* Nội dung sinh hoạt CLB

Nội dung sinh hoạt các CLB nhằm thực hiện các nội dung khác nhau tùy theo tính chất đặc điểm của SV cũng như điều kiện thực hiện của nhà trường và địa phương, Nội dung sinh hoạt CLB ở trường CĐSP bao gồm:

- Rèn luyện NVSP và NCKH.

- Tư vấn.

- Rèn luyện kỹ năng sống.

- Công tác tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng.

- Giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

- Nâng cao nhận thức về mọi mặt trong cuộc sống gắn với những chủ đề nhất định, tùy thuộc vào từng đối tượng, từng loại hình CLB cụ thể.

Các nội dung và hình thức tổ chức CLB rất đa dạng và phong phú, gắn với các chủ đề, các lĩnh vực nhất định và phù hợp với nhu cầu, sở thích và đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp vơi mục tiêu, nội dung giáo dục của nhà trường.

* Cách thức thực hiện

Bước 1. Thành lập CLB

Việc thành lập CLB, thực hiện theo các bước cơ bản sau:

- Chuẩn bị thành lập CLB

+ Khảo sát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của SV.

+ Bàn bạc để thống nhất lựa chọn loại hình CLB: Việc lựa chọn mô hình CLB có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển của CLB. Do vậy việc lựa chọn loại hình CLB cần căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu nguyện vọng của HS và các điều kiện thực tế.

+ Xây dựng nội dung hoạt động và lập kế hoạch chi tiết cho từng nội dung

+ Dự kiến ban chủ nhiệm CLB.

+ Tuyên truyền vận động SV đăng ký tham gia CLB.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết để ra mắt CLB.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí