Khái Niệm: Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Là Một Văn Bản, Trong


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


Hàng bị vứt xuống biển vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ hàng, nếu thấy không ảnh hưởng đến giá trị sử dụng, họ có quyền bỏ chi phí cứu vớt hàng và được bồi thường chi phí

đã bỏ ra, nhưng không được bồi thường vượt quá giá trị hàng vứt xuống biển.

+ Mất cắp, giao thiếu hàng.

Hàng giao thiếu do tổn thất thương mại, hao hụt tự nhiên, do bao bì rách vỡ, kém phẩm chất không chịu đựng được trong quá trình vận chuyển thì không thuộc rủi ro này.

+ Rủi ro cướp biển.

b.2. Nhóm rủi ro riêng

Đó là những rủi ro không được bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm thông thường trừ khi người được bảo hiểm chấp nhận tham gia thêm rủi ro này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phí bảo hiểm cho rủi ro này thường rất cao.

Tách thành rủi ro riêng nhằm tăng thêm ý nghĩa thương mại để người bảo hiểm thu hút thêm khách hàng.

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 5

+ Rủi ro do nguyên nhân chiến tranh (nội chiến, khởi nghĩa...).

+ Rủi ro do nguyên nhân đình công (do mục đích kinh tế là chủ yếu...).

b.3. Nhóm rủi ro loại trừ

Là những rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp, bị loại trừ khỏi trách nhiệm người bảo hiểm hàng hoá, dù hàng hoá đó có được bảo hiểm theo điều kiện nào:

+ Hành vi sơ suất, lỗi lầm , cố ý của chủ hàng.

+ Mất mát, hư hại và chi phí có liên quan do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa.

+ Hao hụt tự nhiên, hao hụt thương mại...

+ Chậm trễ hành trình.

+ Mất mát hư hỏng hay …..: phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hóa không đầy đủ hoặc không thích hợp do việc xếp hàng hỏng lên tàu.

+ Do người quản lý, người thuê tầu, người điều hành thiếu hụt về tài chính

gây ra.

(Xem thêm phụ lục số 2)

3. Tổn thất và chi phí trong bảo hiểm hàng hải

Tổn thất và chi phí trong bảo hiểm hàng hải chính là những hậu quả mà rủi ro để lại cho chủ hàng. Có nhiều dạng tổn thất:

- Tổn thất bộ phận: là sự mất mát hoặc giảm một phần giá trị và giá trị sử dụng của

tài sản.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


(Tổn thất về giảm trọng lượng, thể tích do hao hụt tự nhiên cần được loại trừ khi xét bồi thường).

- Tổn thất toàn bộ: do tình trạng tài sản bị tiêu huỷ hoàn toàn, bị mất hoặc bị tước quyền sở hữu, bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Có 2 trường hợp:

+ Tổn thất toàn bộ thực tế:

Tài sản bị mất hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng: cháy, nổ, chìm đắm, bị chiếm

đoạt...


+ Tổn thất toàn bộ ước tính:

Tài sản bị tổn thất dù có dùng mọi biện pháp và chi phí hợp lý vẫn không tránh khỏi

tổn thất, thậm chí kể cả chi phí phải bỏ ra lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cứu được.

Chủ hàng muốn được bồi thường đối với tổn thất này thì phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm biết và phải được người bảo hiểm chấp nhận.

Tuy nhiên, nếu hàng được bảo hiểm đã bị tổn thất toàn bộ thực tế hoặc người được bảo hiểm nhận được thông báo về tình trạng tổn thất quá chậm thì không cần phải gửi thông báo từ bỏ.

- Tổn thất riêng: tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho riêng quyền lợi của một vài chủ sở hữu đối với tài sản trên hành trình mà không liên quan đến các chủ sở hữu tài sản khác (có mặt trên hành trình). Như vậy, tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay bộ phận.

Bảo hiểm sẽ bồi thường không những đối với tổn thất riêng thuộc rủi ro bảo hiểm mà còn bồi thường cả chi phí hợp lý phát sinh của vụ tổn thất riêng: dỡ hàng, phân loại, đóng gói lại...

- Tổn thất chung: là sự hy sinh quyền lợi của một số ít (một vài chủ hàng, chủ tàu) do hành động tổn thất chung gây ra nhằm cứu vãn tất cả quyền lợi của các chủ hàng, chủ tàu trên hành trình khi gặp tai nạn.

Nói cách khác, nó bao gồm những tài sản hoặc chi phí bỏ ra được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, cứu hàng hoá, tiền cước vận chuyển thoát khỏi hiểm họa chung.

- Các chi phí: Ngoài những tồn thất được đề cập ở trên, dù hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, người bảo hiểm còn chịu trách nhiệm bồi thường chi phí sau:

 Chi phí cứu nạn liên quan đến hàng hóa được bảo hiểm

 Chi phí bốc dỡ, lưu kho, chuyển tiếp hàng hóa từ cảng lánh nạn hoặc cảng dọc

đường phát sinh do hậu quả của rủi ro được bảo hiểm

 Chi phí phòng tránh và giảm thiểu tổn thất


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


 Chi phí tố tụng khiếu nại

 Chi phí giám định tổn thất.

4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu


4.1. Khái niệm: hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là một văn bản, trong

đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất theo các

điều kiện bảo hiểm đã ký kết, nếu người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.


4.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm, gồm những nội dung chủ yếu sau:


- Tên, địa chỉ của người bảo hiểm, người được bảo hiểm.


- Hàng hoá được bảo hiểm.


- Điều kiện bảo hiểm.


- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.


- Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm.


- Nơi giám định, người và nơi nhận hồ sơ khiếu nại, bồi thường tổn thất.


4.3. Các loại hợp đồng bảo hiểm


+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm được ký kết cho từng chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định (1năm). Trong đó, người được bảo hiểm cam kết tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu của người bảo hiểm.

Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, các chủ hàng có thể ký kết một trong hai hợp đồng

trên.


Hiệu lực của hai loại hợp đồng trên khác nhau (xem QTCB 1998).


4.4. Giá trị bảo hiểm: là một nội dung cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm, là giá trị thực tế của lô hàng hoá gồm: giá tiền hàng hoá + cước phí vận chuyển + phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.

Như vậy, giá trị bảo hiểm gồm 2 bộ phận chính: giá CIF của hàng hoá và lãi ước tính (nếu khách hàng muốn bảo hiểm thêm).


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


4.5. Số tiền bảo hiểm: là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo

hiÓm.


Số tiền bảo hiểm đăng ký dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm. Số tiền đăng ký bảo hiểm tối đa bằng giá trị bảo hiểm của hàng hoá.

Thông thường, số tiền đăng ký bảo hiểm = giá trị bảo hiểm.


4.6. Phí bảo hiểm


Phí bảo hiểm là một khoản tiền do khách hàng nộp cho công ty bảo hiểm đã nhận bảo hiểm cho hàng hoá của mình.

Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm nhân (x) với tỷ lệ phí bảo hiểm.

Tỷ lệ phí đó phụ thuộc loại hàng hoá, phương tiện vận chuyển, hành trình được bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.

Phí bảo hiểm được xác định theo công thức sau:

I(C F)(a 1) xR (1 R)

hoỈc


I(C F) xR (1 R)


(1)


Trong đó: I là phí bảo hiểm

C là tiền hàng ghi trên hóa đơn thương mại F là cước phí

a là số phần trăm lãi dự tính R là tỷ lệ phí bảo hiểm

Trong thực tế, người ta thường áp dụng công thức sau:


C F

I = CIF x R (nếu không bảo hiểm lãi dự tính). (2)  CIF 1R

hoặc I = (CIF + 10% CIF) x R (nếu bảo hiểm cả lãi dự tính).


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


4.7. Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm bao gồm những điều khoản qui định cụ thể về trách nhiệm của người bảo hiểm trước những rủi ro tổn thất, chi phí phát sinh đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

Các điều kiện đó được qui định bởi các công ty bảo hiểm và các chủ hàng có thể lựa chọn để phù hợp với loại hàng và nhu cầu bảo hiểm của mình khi ký hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn khi ký hợp đồng với Bảo Việt sẽ áp dụng một trong các điều kiện của QTCB 1998 (xem phụ lục số 2).

4.8. Hiệu lực của hợp đồng


Hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc trước hết vào loại hợp đồng bảo hiểm (hợp đồng bảo hiểm chuyến hay hợp đồng bảo hiểm bao).

Đối với từng chuyến hàng, hiệu lực hợp đồng bị chi phối bởi hai yếu tố thời gian và không gian. Rủi ro chỉ được bảo hiểm khi xảy ra vào thời điểm và địa điểm hợp lý so với hành trình bảo hiểm.

4.9. Bồi thường bảo hiểm


Điều đáng chú ý là trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, người bảo hiểm không những phải chịu trách nhiệm về tổn thất vật chất xảy ra cho hàng hoá mà còn phải chịu trách nhiệm về những chi phí mà chủ hàng phải bỏ ra, nếu chi phí đó liên quan đến rủi ro, tổn thất

được bảo hiểm, chi phí giám định tổn thất, chi phí hạn chế tổn thất hợp lý trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, chi phí tại cảng lánh nạn, cảng dọc đường, chi phí lưu kho, lưu bãi...

Như vậy, số tiền bồi thường trong trường hợp đặc biệt có thể vượt quá số tiền bảo hiểm của hợp đồng.

Trên cơ sở thư khiếu nại và hồ sơ đòi bồi thường của người được bảo hiểm cùng với biên bản giám định của bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất và các chi phí hợp lý gây nên bởi rủi ro được bảo hiểm (nói trên).


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới


Xe cơ giới được sử dụng phổ biến trong giao thông vận tải đường bộ. Hoạt động của xe cơ giới được coi là một loại rất dễ gây nên tai nạn nguy hiểm. Vì thế, bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới có vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bảo hiểm xe cơ giới bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh từ hoạt động của xe cơ giới và bảo hiểm bản thân chiếc xe. ở phần trình bày này chỉ đề cập đến nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.

1- Đối tượng bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 1.1- Đối tượng bảo hiểm


sau:

Đối tượng bảo hiểm là xe cơ giới nói chung. Xe cơ giới được bảo hiểm có các điều kiện


 Xe cơ giới phải được gắn với động cơ.

 Xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn.

 Xe cơ giới phải có tối thiểu chỗ ngồi cho người điều khiển.


Như vậy, xe cơ giới bao gồm nhiều loại xe: môtô, ôtô (chở người, chở hàng hoá), các xe có động cơ chuyên dùng khác.

Để có thể trở thành đối tượng được bảo hiểm, xe cơ giới phải bảo đảm những điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành: giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, giấy phép lưu hành xe.

Trong các tổng thành của phương tiện, thân vỏ xe chiếm tỷ trọng lớn cả về mặt giá trị lẫn ảnh hưởng nhiều đến hậu quả tai nạn. Vì vậy, Công ty bảo hiểm thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.

1.2- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm:


Cách thức bảo hiểm toàn bộ xe hoặc chỉ bảo hiểm thân vỏ xe sẽ quyết định về số tiền bảo

hiÓm:


 Nếu bảo hiểm toàn bộ xe, số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào giá trị bảo hiểm của xe.

Giá trị bảo hiểm của xe là giá trị thực tế của xe tại thời điểm giao kết hợp đồng.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


 Nếu bảo hiểm bộ phận (thân vỏ xe) thì số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào giá trị bảo hiểm toàn bộ xe và tỉ lệ (%) phần giá trị của bộ phận đó trên giá trị toàn bộ xe (tỷ lệ này, người bảo hiểm đã quy định cho từng loại xe).

Thí dụ: Giá trị xe vào thời điểm tham gia bảo hiểm là 100 triệu đồng, chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận tổng thành thân vỏ. Theo quy định, tỷ trọng giá trị của tổng thành thân vỏ của loại xe này là 53%.

Vậy giá trị bảo hiểm thân vỏ xe này là: 100 tr x 53% = 53 triệu đồng.


Bảo hiểm dưới giá trị cũng được người bảo hiểm chấp nhận. Tuy nhiên, thường kèm theo quy định về tỉ lệ tối thiểu (giữa tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm) và việc áp dụng quy tắc tỉ lệ trong bồi thường.

Ngoài việc bảo hiểm phần thiệt hại vật chất xảy ra đối với phương tiện được bảo hiểm, còn được người bảo hiểm bảo đảm một số chi phí liên quan: chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe đến nơi sửa chữa, chi phí giám định...

2- Những rủi ro:


2.1- Rủi ro được bảo hiểm:


 Rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe (đâm va, lật đổ...).

 Rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy, nổ...).

 Rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lụt...).

 Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá...).

2.2- Rủi ro loại trừ trong các trường hợp:


 Thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hành vi cố ý của chủ xe, lái xe.

 Thiệt hại và chi phí phát sinh do vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông

đường bộ.


 Những rủi ro không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên, khách quan, mà do yếu tố chủ quan của chủ phương tiện gây ra trong quản lý: hỏng hóc, hư hỏng, ... không do tai nạn gây ra.

 Những rủi ro có tính xã hội: chiến tranh...

 Những rủi ro khác (xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam).


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


3- Giám định và bồi thường thiệt hại: 3.1- Giám định tổn thất:

Giám định tổn thất được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, nhằm có căn cứ để kết luận chính xác về nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm của bảo hiểm phải bồi thường và số tiền bồi thường.

3.2- Bồi thường thiệt hại:

Xác định số tiền bồi thường phải dựa trên cách thức bảo hiểm xe (toàn bộ, bộ phận), dạng tổn thất (thực tế toàn bộ, ước tính toàn bộ, bộ phận ...) và việc áp dụng các loại quy tắc bồi thường (quy tắc tỷ lệ? Quy tắc miễn thường?).

Cách thức bồi thường, có thể áp dụng:

 Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại phương tiện.

 Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại.

 Bồi thường toàn bộ và thu hồi xử lý phương tiện.

Việc lựa chọn cách thức giải quyết bồi thường, phải tuỳ vào từng trường hợp, mức

độ thiệt hại, chất lượng, khả năng nơi sửa chữa, khả năng cung ứng phụ tùng thay thế... có sự thống nhất giữa người bảo hiểm và chủ phương tiện trong việc lựa chọn phương án giải quyết kinh tế có lợi nhất cho cả hai bên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023