Đảm Bảo Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động, Sáng Tạo Của Sv

chế cho sự phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL. Quan sát thực tế cho thấy nhà trường đã trang bị các phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong phòng học, nhà đa năng, giảng đường…Tuy nhiên để tổ chức những hoạt động cần nhiều phương tiện tích hợp thì vẫn còn thiếu. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất như các thiết bị trong lớp học và các phương tiện hỗ trợ khác đôi khi làm cho cả thầy và trò ngại tổ chức các hoạt động với các hình thức hấp dẫn, đây cũng là yếu tố dẫn đến việc SV chưa thực sự hứng thú khi tham gia các HĐGDNGLL.

2.3.6.2. Yếu tố chủ quan

Cùng với những yếu tố khách quan, những yếu tố chủ quan từ phía SV và GV là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL. Kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn GV và SV về các yếu tố chủ quan hạn chế việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng được tổng hợp ở bảng 2.11:

Bảng 2.11. Yếu tố chủ quan



Yếu tố chủ quan

GV

SV

Tổng hợp

ĐTB

Thứ

bậc

ĐTB

Thứ

Bậc

ĐTB

Thứ

Bậc

1

SV chưa nhận thức được đầy đủ vai trò

của sự hợp tác

3.35

2

3.29

2

3.32

2


2

Đặc điểm tâm lý cá nhân (Thái độ, tính cách, hứng thú, tình cảm…) không

thuận lợi cho việc hợp tác


3.12


5


3.47


1


3.29


3

3

SV chưa linh hoạt, sáng tạo, tích cực

khi tham gia hoạt động

2.90

6

3.15

6

3.02

6

4

SV chưa có nhiều kinh nghiệm để hợp tác

3.30

3

3.26

3

3.28

4

5

GV chưa thấy được sự cần thiết phải phát

triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL

2.86

7

3.07

7

2.96

7


6

GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong

việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng phát triển KNHT cho SV


3.28


4


3.26


3


3.27


5

7

GV chưa có biện pháp hiệu quả để phát

triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL

3.49

1

3.19

5

3.34

1

8

Yếu tố khác

0

0

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 9

Kết quả khảo sát kết hợp phỏng vấn sâu cho thấy có rất nhiều yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng.

Yếu tố được GV xếp thứ nhất là do "GV chưa có biện pháp hiệu quả để phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL". Trao đổi với một số GV, chúng tôi thấy rằng nhiều GV rất muốn thực hiện tốt mục tiêu phát triên KNHT cho SV nhưng chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu.

Kết quả này cho thấy mặc dù đã thấy được sự cần thiết phải phát triển KN HT cho SV nhưng đa số GV đều cảm thấy lúng túng trong việc tìm ra các biện pháp để phát triển nó. Đây được coi là cơ sở và cũng là động lực để chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển KNHT cho SV trường. Yếu tố này được SV xếp ở vị trí thứ năm, điều này hoàn toàn dễ hiểu vì việc tìm ra các biện pháp để phát triển KNHT cho SV phần lớn phụ thuộc vào GV.

Xếp thứ hai trong các yếu tố chủ quan được cả GV và SV lựa chọn là do "SV chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của sự hợp tác". Điều này chứng minh nhận định ban đầu về nhận thức của SV về vai trò của sự hợp tác là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Điều này cũng chứng tỏ rằng cả GV và SV đều thấy rằng sự hiểu biết của SV về vai trò của sự hợp tác và những kiến thức cần thiết cho sự hợp tác còn hạn chế.

Tổng hợp ý kiến của GV và SV cho thấy xếp thứ 3 trong các yếu tố chủ quan là do "Đặc điểm tâm lý cá nhân (tính cách, hứng thú, tình cảm…) không thuận lợi cho việc hợp tác". Trong đó SV cho rằng đây là nguyên nhân xếp thứ nhất và GV xếp thứ 5. Như vậy, đã có sự chênh lệch kết quả giữa GV và SV, điều này có thể lý giải ở chỗ GV chưa thể nắm được hết đặc điểm riêng của từng cá nhân SV dẫn đến đánh giá không cao yếu tố này. Ngược lại ở phía SV, các em cho rằng đây là yếu tố cơ bản làm hạn chế việc KNHT cho chính mình.

Em T.V.H - SV Khoa Tự Nhiên cho rằng: "Nhiều bạn nhút nhát, các bạn ấy không tự tin khi phải hợp tác với người khác, ít phát biểu khi tham gia vào các hoạt động tập thể; Đôi lúc một số bạn còn hợp tác theo nhóm bạn, theo sở thích…". Từ kết quả điều tra, phỏng vấn kết hợp quan sát thực tế có thể khẳng

định rằng các đặc điểm tâm lý các nhân là yếu tố khá quan trọng làm hạn chế việc phát triển KNHT cho SV.

Hai yếu tố cũng được xếp thứ ba trong bảng xếp hạng của GV và SV là nguyên nhân do "SV chưa có nhiều kinh nghiệm để hợp tác và phát triển KNHT" và "GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng phát triển KNHT cho SV". Qua phỏng vấn sâu một số GV và SV chúng tôi có được một số ý kiến xung quanh vấn đề này như sau:

"SV thiếu kinh nghiệm sống sẽ khó khăn hơn khi tham gia hoạt động cùng người khác. Điều này có thể quan sát được khi cùng nhau hoạt động, những SV tỏ ra lúng túng khi giao tiếp với người khác, thiếu linh hoạt, thường là những em ít được va chạm nên vốn kinh nghiệm ít nên gây khó khăn trong quá trình hợp tác với người khác" (N. T. X. GV Khoa Tiểu học).

Yếu tố "SV chưa linh hoạt, sáng tạo, tích cực khi tham gia hoạt động" được xếp thứ 6 trong các yếu tố chủ quan hạn chế việc phát triển KNHT cho SV. Mặc dù không được xếp ở thứ hạng cao nhưng theo chúng tôi, đây cũng là một yếu tố làm hạn chế việc phát triển KNHT cho SV. Thực tế cho thấy, bất cứ hoạt động nào muốn đạt hiệu quả cao cũng đòi hỏi người tham gia phải có sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực, tự giác. Trong HĐGDNGLL, sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của SV giúp thực hiện tốt hơn những công việc được giao, mặt khác giúp SV có cơ hội hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

Yếu tố được xếp cuối cùng trong các nguyên nhân chủ quan là "GV chưa thấy được sự cần thiết phải phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL". Điều đó khẳng định rằng đây không phải yếu tố cơ bản hạn chế việc phát triển KNHT cho SV. Kết quả khảo sát ở những câu hỏi trước và thực tế quan sát cho thấy đa số GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL. Do đó, kết quả xếp hạng ở câu hỏi này hoàn toàn phù hợp với những kết luận đã rút ra từ số liệu điều tra ở những câu hỏi trước.

Kết luận chương 2


Từ kết quả khảo sát thực trạng KNHT và thực trạng phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Trong thực tế, KNHT của SV trường đang ở mức độ trung bình. SV đã có những hiểu biết nhất định về vai trò của sự hợp tác với người khác trong quá trình hoạt động nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, những tri thức về hợp tác, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác, chưa có sự ổn định, còn nhiều hạn chế. Với mức độ biểu hiện đó ở SV thì chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển KNHT qua HĐGDNGLL nói riêng và KNHT cho SV nói chung.

2. Các HĐGDNGLL chưa được tổ chức thường xuyên. Nội dung HĐGDNGLL chưa được đổi mới. Hình thức tổ chức các HĐGDNGLL còn nghèo nàn chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn SV. Việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL đã được thực hiện nhưng chưa được chú trọng đúng mức do nhiều nguyên nhân khác nhau.

3. HĐGDNGLL là một hoạt động có những tác động lớn đến việc phát triển KNHT cho SV. Khi tham gia các HĐGDNGLL, SV sẽ có cơ hội, có những điều kiện thuận lợi để nâng cao nhận thức về vai trò của sự hợp tác, rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho sự hợp tác. Đa số GV và SV đều nhận thấy thế mạnh của HĐGDNGLL trong việc phát triển KN nói chung và KNHT cho SV nói riêng. Tuy nhiên, việc khai thác những thế mạnh của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV chưa được chú trọng đúng mức.

4. Việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL còn hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có những nguyên nhân khách quan từ phía nhà trường và những nguyên nhân chủ quan từ phía SV và GV ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển KNHT cho SV. Kết quả khảo sát, giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng.

Chương 3

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG THÔNG QUA‌

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu là nguyên tắc xuyên suốt và chỉ đaọ mọi hoạt động trong quá trình PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL. Cho nên việc xây dựng biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng, chúng tôi luôn quán triệt việc đảm bảo tính mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học.

Nguyên tắc này được quán triệt trong suốt quá trình PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng. Nó được phản ánh trong nội dung, phương pháp thực hiện, trong các hình thức tổ chức, đặc biệt là trong việc xây dựng các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đưa ra có tính hệ thống phải được xác định trên một trục chung là nhằm phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách sinh viên. Các biện pháp phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Mặc dù việc phát triển KNHT cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp liên quan đến nhiều vấn đề, liên quan đến các biện pháp khác nhau, những mà các biện pháp ở đây chủ yếu là các biện pháp mang tính giáo dục. Ngoài ra việc tổ chức phải chú ý đến môi trường văn hóa, môi trường kinh tế, phong tục tập quán. Tức là phải đặt các biện pháp trong một hệ thống lớn hơn.

3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV

Trong quá trình thực hiện việc PTKNHT cho SV qua HĐGDNGLL cần tổ chức cho SV trải nghiệm dựa trên những kinh nghiệm sẵn có của SV và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của SV. Để phát huy tính chủ động sáng

tạo của SV, thì việc tổ chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ, theo quy mô lớp là cần thiết. Trong mọi hoạt động mà các em tham gia tổ chức, các em đóng vai trò là chủ thể. Họ tự thực hiện, tự giải quyết các tính huống nẩy sinh dưới vai trò cố vấn, giúp đỡ của người thầy. Nhà giáo dục cần giúp SV định hướng mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện hoạt động phù hợp nhằm phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của SV. Trên cơ sở đó SV tự thiết kế chương trình hoạt động, tổ chức và điều khiển quá trình hoạt động, tự đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm. Như vậy quan hệ giữa nhà giáo dục và SV là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo cho SV có niềm tin hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn, khẳng định tính chủ động trong hoạt động.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp giáo dục phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn HĐGDNGLL ở trường CĐSP Cao Bằng nhằm mục đích nâng cao KNHT cho SV.

Các biện pháp giáo dục phải được kiểm chứng trong thực tiễn và có khả năng thực hiện được.

Các biện pháp giáo dục phải được triển khai trọng thực tiễn và được điều chỉnh, bổ sung, cải thiện thường xuyên để hoàn thiện hơn.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp cần chú ý:

- Các biện pháp giáo dục được đề xuất phải phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

- Khi đề xuất các biện pháp giáo dục phải chú ý đến các điều kiện thực hiện biện pháp như: Nhân lực để thực hiện pháp; không gian và không gian thực hiện; các hoạt động cơ bản cần triển khai; các nguồn lực hỗ trợ…

3.1.5. Đảm bảo tình kế thừa và phát triển

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đạt được trong thực tiễn; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều địa phương áp dụng. Nguyên tắc này còn được

thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có đặc biệt là vấn đề phát triển KNHT và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặt khác, việc phát triển KNHT cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được kế thừa từ những kết quả giáo dục từ những khóa học trước, các lớp trước để tránh sự lặp lại không cần thiết, hoặc bỏ sót những nội dung và nhiệm vụ giáo dục.

Các biện pháp giáo dục phải đảm bảo giúp SV nâng cao hiểu biết, kỹ năng và thái độ hợp tác trong quá trình hoạt động và trong cuộc sống.

3.2. Các biện pháp giáo dục phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL

3.2.1. Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác

3.2.1.1. Mục đích ý nghĩa

SV là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về mặt xã hội, các mối quán hệ xã hội mở rộng, tính tích cực được thể hiện rõ nét. Các em được tham gia vào nhiều công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy các em rất hào hứng khi tham gia và khẳng định mình trong các hoạt động đó.

Việc tổ chức các hoạt động theo nhóm, tạo môi trường thực tế, tạo cơ hội và điều kiện cho các em được trải nghiệm sự hợp tác trong các mối quan hệ với người khác, được tiếp xúc với người khác, mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng cường khả năng nhận thức và sự hiểu biết. Khi tham gia các hoạt động cùng nhau, SV có điều kiên rèn luyện các kỹ năng trong đó có kỹ năng hợp tác. Vì vậy, việc tạo môi trường trải nghiệm thực tế qua các hoạt động theo nhóm là môt biện pháp mang lại hiệu quả trong việc phát triển KNHT cho SV.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung

Với SV, việc tổ chức các hoạt động thường gắn với các phong trào của Đoàn trường - Hội SV, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Nội dung, hình thức các hoạt động được cụ thể hóa như sau:

- Thông qua các hoạt động lớn của Đoàn thanh niên - Hội SV

+ Phong trào bảo vệ môi trường: Những nội dung chính của phong trào này gồm: Hoạt động tuyên truyền thông qua các hội thi; hoạt động thông qua các hoạt động ngoại khóa đào tạo, tập huấn cho SV về cách thức bảo vệ môi trường; Thông qua các hoạt động thiết thực như hưởng ứng "Tết trồng cây"; thông qua các họat động như "Ngày chủ nhật xanh", “Thứ 7 tình nguyện”…

+ Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: Hội diễn văn nghệ, SV thanh lịch, giọng hát vàng SV; Giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…

+ Phong trào SV với việc làm như: Ngày hội việc làm của SV, đối thoại giữa nhà tuyển dụng với SV…

- Thông qua chương trình rèn luyện Đoàn viên.

- Thông qua việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện: “Hiến máu nhân đạo”, “Lễ hội Xuân hồng”, SV tình nguyện, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”… Từ đó góp phần tạo cho các em ý thức xây dựng quê hương đất nước, phát huy tinh thần tương thân tương ái trong các hoạt động tại địa phương, trong nhà trường.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Bước 1: Chọn hoạt động

- Lực chọn hoạt động đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục, hoạt động có ý nghĩa giáo dục, gắn liền với các sự kiện, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và vừa phản ánh các vấn đề thực tiễn.

- Các hoạt động được lựa chọn phải đảm bảo giúp SV có cơ hội để trải nghiệm sự hợp tác trong thực tế quá trình thực hiện nhằm mục tiêu phát triển KNHT.

Bước 2: Thành lập nhóm

- Số lượng: Việc thành lập nhóm với số lượng SV nhiều hay ít phụ thuộc vào từng hoạt động xã hội cụ thể, trong từng thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả các biện pháp thì nên chú ý số lượng SV không nên quá ít hoặc quá đông. Nếu quá ít có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động và hiệu quả công việc, nếu quá đông có thể sẽ không phát huy được tối đa khả năng của từng SV, KNHT bị hạn chế dẫn tới không đạt được mục tiêu.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí