vọng, một ân huệ thần thiêng mà Thiên Chúa khai sáng sự sống mầu nhiệm và lòng quảng đại của Ngài trong đó. Sự sống con người là điều quan trọng và quí giá
Khác với Kinh thánh chỉ đề cập đến vấn đề thiêng liêng hoặc lịch sử, Kinh Koran của đạo hồi đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao nhất của Hồi Giáo. Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:
1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tôn trọng quyền của người khác.
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 2
- Tcn: Luật Của Cyrus Đại Đế 586-456 Tcn: Kinh Phật
- Sự Tương Đồng Giữa Quan Điểm Tôn Giáo Và Tư Tưởng Quyền Con Người
- Vấn Đề Quyền Tự Do Bình Đẳng, Không Bị Phân Biệt Đối Xử.
- Quyền Tự Do Dân Chủ Tín Ngưỡng Tôn Giáo
- Tác Động Tích Cực Trong Các Quan Điểm Tôn Giáo Về Quyền Con Người
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn
(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Trong đó quyền sống cũng được đề cao và khẳng định “ sự sống của con người là điều quan trọng và quý giá”
Trong tư tưởng Phật giáo, Đức Phật khuyên không nên sát sinh vì rằng mọi chúng sinh sợ hãi hình phạt, đối với mọi loài hữu tình sự sống là quý nhất trên đời. Giới thứ nhất của một cư sĩ phải thọ trì là kính trọng sự sống, không sát hại chúng sinh. Dù là một Bà la môn cần phải xứng đáng với danh xưng, một vị Thánh phải xứng đáng với Thánh vị, đó là phải thực hiện sự kính trọng đời sống này một cách toàn diện và đầy đủ. Đặc điểm “tôn trọng sự sống” trong tư tưởng Phật giáo thể hiện là không sát sinh, thực hành ăn chay, đó chính là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Phật giáo xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hi sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sinh” để cứu vạn loại. Phật giáo đặc biệt chú trọng và nêu cao
chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ “lợi” ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống. Kinh Tăng Chi của Phật giáo nói rằng: Sát sinh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏ sát sinh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sinh làm lắng dịu sợ hãi hận thù. “Mọi người sợ hình phạt, Mọi người sợ tử vong, Lấy mình làm ví dụ, Không giết, không bảo giết” . Đức Phật nói về đặc điểm của những vị A-la-hán như sau: Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sinh và loài hữu tình. Đức Phật nhắc điều này để làm gương cho phật tử, cho những người chưa đạt được mức A-la-hán noi theo mà tu tập. “Bỏ trượng đối chúng sinh, Yếu kém hay kiên cường, Không giết, không bảo giết, Ta gọi Bà la môn” . Kinh Tăng Chi có nêu nội dung như sau: Ở đây, này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh. Này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sinh, đem (sự) không sợ hãi cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hận thù cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hại cho vô lượng chúng sinh; sau khi cho vô lượng chúng sinh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, không bị những Sa-môn, Bà la môn có trí khinh thường.
Cũng giống như phật giáo, Ấn độ giáo khẳng định sự sống là quý giá nhất trên đời. Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống và trách nhiệm riêng biệt. Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ vì.
- Về hình phạt tử hình: Liên quan chặt chẽ đến quyền sống trong Luật nhân quyền quốc tế là vấn đề hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt này được áp dụng từ xa xưa trong xã hội loài người và hiện vẫn được quy định trong pháp luật và thực thi ở nhiều nước. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của nhà nước, pháp luật qua từng giai đoạn cụ thể, hình phạt tử hình được áp dụng với các tội phạm khác nhau, được thi hành với nhiều cách thức, song cùng với mục đích trừng trị người phạm tội, răn đe và phòng ngừa vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sang đến thế kỉ XX và cùng với sự tiến bộ của xã hội ngày nay, hình phạt tử hình đã được nhìn nhận dưới góc độ quyền con người với sự thay đổi theo xu hướng phổ biến là hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt này đối với con người. Vấn đề hình phạt tử hình được quy định trong Điều 6 ICCPR,
theo đó thì: Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết. Không được phép tuyên hình phạt tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai. Bất kì người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xóa bỏ hình phạt tử hình tại bất kì quốc gia thành viên nào của Công ước. Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, bổ sung ICCPR nêu rằng, việc bãi bỏ hình phạt tử hình góp phần nâng cao nhân phẩm và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ các quyền con người; khẳng định việc bãi bỏ hình phạt tử hình được coi là sự tiến bộ trong việc hưởng thụ quyền sống. Theo Điều 1 Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, bổ sung ICCPR: Không một người nào thuộc phạm vi quyền tài phán của một quốc gia thành viên Nghị định thư này có thể bị hành quyết. Mỗi quốc gia thành viên Nghị định thư sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để bãi bỏ hình phạt tử hình trong phạm vi quyền tài phán của mình. Nghị quyết 2005/59 ngày 20/4/2005 của Ủy ban Quyền con người Liên Hợp Quốc về vấn đề hình phạt tử hình, kêu gọi tất cả các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình, thực hiện việc: Xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, đồng thời đình chỉ việc thi hành các hình phạt tử hình đã tuyên; Tiến tới hạn chế số lượng những tội phạm có thể tuyên hình phạt tử hình và ít nhất là không mở rộng việc áp dụng hình phạt tử hình tới những tội phạm mà hiện không áp dụng hình phạt này. Nghị quyết số 62/149 ngày 18/12/2007 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc tạm ngừng thi hành án tử hình nêu rõ: Xét rằng việc sử dụng hình phạt tử hình làm tổn hại nhân phẩm con người và khẳng định việc đình chỉ áp dụng hình phạt tử hình sẽ góp phần tăng cường và thúc đẩy sự phát triển các quyền con người, rằng không có chứng cứ rõ ràng nào chứng tỏ hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm và bất kì những sai sót nào trong việc áp dụng hình phạt này đều không thể lấy lại và đền bù được. Phong trào vận động xóa bỏ án tử hình trên thế giới đã thực sự mạnh mẽ từ đầu thập niên 1990 và trung tâm là ở châu Âu, với nòng cốt của cuộc vận động là các tổ chức quốc tế, trong đó bao gồm Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức liên chính phủ như Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu, OSCE, Tổ chức các nước châu
Mỹ, Liên minh châu Phi. Cụ thể như việc Nghị viện châu Âu đã ra nghị quyết về hình phạt tử hình trên thế giới và xác định Ngày châu Âu phản đối hình phạt tử hình; Liên minh châu Âu đã ban hành chính sách về kết nạp thành viên mới trong đó yêu cầu các quốc gia muốn gia nhập khối này phải xóa bỏ hình phạt tử hình. Tháng 5 năm 2002, Liên minh thế giới phản đối hình phạt tử hình được thành lập tại Rôma, tập hợp hàng ngàn tổ chức phi chính phủ đang vận động xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, lấy ngày 10/10 hàng năm là “Ngày thế giới phản đối hình phạt tử hình”. Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, chỉ có ba quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả tội phạm (Côxta Rica, Venexuela, Xan Marinô); tuy nhiên, đến đầu thế kỉ XXI, đã có hai phần ba số quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ hình phạt này trong pháp luật hoặc trên thực tế. Cụ thể như khu vực châu Âu không còn quốc gia nào áp dụng hình phạt tử hình, ở châu Phi chỉ còn 6/53 quốc gia áp dụng hình phạt này. Mục tiêu chung và cuối cùng của phong trào phản đối hình phạt tử hình là vận động các quốc gia xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, thay thế nó bằng những hình phạt khác không tước đoạt tính mạng của người phạm tội. Những mục tiêu gần hơn là vận động các quốc gia giảm số tội danh có thể bị kết án tử hình, giảm hoặc hoãn không thi hành án tử hình trên thực tế, nhân đạo hóa các biện pháp thi hành án, đảm bảo công bằng trong xét xử, công khai thông tin về việc áp dụng hình phạt tử hình. Có thể thấy rằng, phong trào vận động xóa bỏ hình phạt tử hình dường như bắt nguồn và cổ vũ cho tinh thần nhân đạo, khoan dung - là giá trị văn hóa có trong mọi nền văn minh, mọi tôn giáo và mọi dân tộc trên thế giới. Đó là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa niềm tin loại bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, đảm bảo tốt hơn quyền con người. Những tổ chức tham gia tích cực vào phong trào toàn cầu vận động xóa bỏ hình phạt tử hình cho rằng, hình phạt tử hình không đem lại “sự kết thúc” cho những đau khổ của các nạn nhân và gia đình nạn nhân, mà sự tha thứ, lòng khoan dung mới làm được điều đó; đồng thời các tổ chức này chọn lựa cách tiếp cận theo hướng ủng hộ những biện pháp “phục hồi” như tạo lập mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ, tổ chức những hoạt động hòa giải giữa những nạn nhân, gia đình nạn nhân với người phạm tội, gia đình người phạm tội.
Tư tưởng tôn giáo và hình phạt tử hình: Tôn giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật nhưng dưới góc độ nhân phẩm, tư tưởng Tôn giáo thể hiện rõ sự tôn trọng tính mạng của con người và vì con người. Các tôn giáo quan niệm bản chất con người cơ bản là thiện và mọi người đều có khả năng trở thành nên thiện, đó chính là khả năng hướng thiện kể cả khi đã mắc vào tội lỗi hay có hành động sai trái. Do vậy, các biện pháp trừng phạt dành cho người phạm tội cần được thực hiện với tinh thần cảm thông và dựa trên quan điểm phục hồi. Trong kinh thánh của Kito
giáo hay kink Koran của hồi giáo và kinh vệ đà của Ấn độ giáo đều khẳng định sự sống là điều thiêng liêng nhất. Người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn - Tenzin Gyatso đã từng tuyên bố ủng hộ việc ngừng thực hiện hình phạt tử hình và nhấn mạnh, mặc dù để thực hiện chức năng ngăn chặn tội 40 phạm, hình phạt tử hình là một hình thức trừng phạt đặt biệt hà khắc và không nên áp dụng bởi nó tước đi cơ hội thay đổi, phục hồi và đền bù tổn thất của người vi phạm. Một điều chắc chắn là Phật giáo với quan niệm từ, bi, hỉ, xả luôn luôn không ủng hộ việc giết người hoặc áp dụng hình phạt tử hình với mục đích báo thù.
Lập trường của các tôn giáo chống lại án tử hình dựa vào nền tảng triết lí và giáo lí của các tôn giáo và đồng thời tương ứng với thực tế của xã hội. Trước hết, có khả năng rằng án tử hình trong hệ thống luật pháp các quốc gia ban hành có thể dẫn đến sự thực hiện oan đối với người vô tội, và điều này vẫn xảy ra ở nhiều nước tiên tiến. Án tử hình, một khi đã thi hành rồi thì không thể đảo ngược và cũng không thể sửa chữa được nếu bị cáo về sau được chứng minh là vô tội. Thứ hai, các tôn giáo khẳng định rằng tất cả mọi người về căn bản là chân thiện, và mục đích chính của pháp luật là giáo dục, chuyển hoá và cải cách chứ không hủy diệt.
Tóm lại, dựa vào những lời dạy cơ bản trong giáo lí của các tôn giáo và tâm tư bao dung sáng suốt của những đấng tối cao, chúng ta hoàn toàn đồng tâm ủng hộ lời kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình trong tinh thần coi trọng sự sống của các tôn giáo. Quyền sống là quyền cơ bản để thực hiện những quyền khác của con người, tư tưởng của các tôn giáo về quyền sống thể hiện rõ nét sự tôn trọng tính mạng của tất cả con người, sự tích cực nỗ lực bảo vệ mạng sống của con người và không được tùy tiện tước đoạt sinh mạng của bất cứ ai. Đó là những giá trị rất nên được khuyến khích, thúc đẩy ở mọi quốc gia trên thế giới.
2.2.2 Quyền không bị tra tấn
Điều 5 UDHR nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; quyền này được cụ thể hóa trong Điều 7 ICCPR. Tiếp đó, theo Điều 1 CAT, tra tấn được hiểu là: Bất kì hành vi cố ý nào gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kì một lí do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn
hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Bình luận chung số 20 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 44 năm 1992 nêu rằng, mục đích của Điều 7 ICCPR là để bảo vệ cả phẩm giá và sự bất khả xâm phạm về thể chất và tinh thần của các cá nhân, việc cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phải được duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia như quy định ở Điều 4 ICCPR. Không chấp nhận bất cứ lí do nào, kể cả về tình trạng khẩn cấp của quốc gia và mệnh lệnh cấp trên đưa ra để biện minh cho các hành động tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục.
Những hành động được quy định trong Điều 7 ICCPR không chỉ là những hành động gây ra đau đớn về thể xác mà còn bao gồm những hành động gây đau khổ về tinh thần với nạn nhân; những hành động ấy không chỉ nhằm mục đích để trừng phạt, mà còn nhằm mục đích để giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó. Như vậy, Điều 7 ICCPR còn có tác dụng bảo vệ trẻ em, học sinh và các bệnh nhân trong môi trường giáo dục và y tế.
Ngay từ những trang đầu của Kinh thánh, chúng ta đã đọc thấy những đoạn viết về phẩm giá cao qúy của con người bởi vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26-27; 5,3; 9,6; Kn 2,23-24). Việc tôn trọng quyền lợi tha nhân được diễn tả cụ thể qua các giới răn ngăn cấm không được làm thiệt hại tới tính mạng, tài sản, danh dự của họ. Nói cho đúng, cần phải mất nhiều thời gian để cho dân Israel nhận ra rằng chân lý này có giá trị cho hết mọi nhân sinh chứ không phải chỉ có giá trị cho những phần tử thuộc dân riêng Chúa mà thôi. Ý thức đó được trưởng thành từ từ. Dù sao ta nên ghi nhận những ưu khoản dành cho các “ngoại kiều, kẻ góa bụa và mồ côi” (Xh 21,20-23), tức là những thành phần lép vế trong xã hội. Một điểm đặc biệt nữa là tại Israel các vua không có uy quyền tuyệt đối: họ không thể ỷ lại vào quyền hành để mà cướp người cướp của. Họ sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu phạm những tội tày trời đó, như ta thấy hai trường hợp điển hình nơi vua Đavít (2Sm 12,7-10) và vua Acab (1V 21,17-24).
Dĩ nhiên, sang đến Tân ước, việc tôn trọng phẩm giá con người lại còn được đề cao hơn nữa khi mà đức Kitô đồng hóa mình với những kẻ đói khát, trần truồng, khách lạ, đau yếu, tù tội (Mt 25,31-46). Những trang Phúc âm nói về lòng bác ái không biên cương đã thúc đẩy bao nhiêu thế hệ Kitô hữu quan tâm phục vụ những kẻ bị xã hội bỏ rơi, không ai đếm xỉa tới. Phải nói rằng đó là những tiền đề và nguồn gốc của ý thức về nhân quyền: phẩm giá con người bắt nguồn từ Thiên Chúa, và ở trên các luật lệ của xã hội.
Sự đóng góp đặc biệt của Giáo hội vào vấn đề nhân quyền ở chỗ cung cấp đạo lý về nền tảng nhân quyền cũng như về những điều kiện luân lý cần thiết để thi hành nhân quyền. Thực vậy, nếu thiếu sự kính trọng nhân phẩm, nếu thiếu tình liên đới bác ái, nếu thiếu ý thức về công ích, thì khó mà nói tới việc tôn trọng quyền lợi của tha nhân! Kinh nghiệm cho ta thấy rằng mỗi người chúng ta hăng hái tranh đấu cho quyền lợi bản thân nhưng tỏ ra lạnh lùng khi đụng tới bổn phận phải tôn trọng quyền lợi của người khác. Nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá con người: một hữu thể độc nhất vô nhị, có khả năng tự ý thức, làm chủ chính mình, tự quyết định. Mọi người đều bình đẳng về phẩm giá, kể cả những người khuyết tật. Vì thế các quyền lợi này mang tính cách “phổ quát” (hiện hữu trong hết mọi người), “bất khả xâm phạm” và “bất khả chuyển nhượng”. Bởi vì các quyền lợi này bắt nguồn từ phẩm giá con người, cho nên chúng mang tính cách “bất khả phân chia”. Tuy vậy, cũng có xếp một thứ đẳng trật trong số các quyền lợi đó, đứng hàng đầu là quyền được bảo vệ sự sống từ khi bắt đầu thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên; liền đó là quyền duy trì thân thể toàn vẹn, quyền có những phương tiện đầy đủ và thích đáng để sinh sống, quyền truy tầm chân lý, nền tảng của quyền tự do tín ngưỡng. Mà Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm (hay nghĩa vụ). Đây là một hệ luận tất nhiên trong đời sống xã hội: quyền lợi của một người này đặt ra nghĩa vụ cho những người khác phải tôn trọng nó.
Giáo hội không chỉ dừng lại ở chỗ kêu gọi bảo vệ nhân quyền hoặc tố giác những sự vi phạm, nhưng còn giáo dục lương tâm về ý thức nhân quyền, đồng thời cũng phải nêu gương trong thực hành, khởi đầu ngay từ trong đời sống nội bộ của mình. Bộ giáo luật 1983 đã được duyệt lại trong chiều hướng đó. Đừng kể những quyền lợi gắn liền với bản tính con người, người tín hữu còn có những quyền lợi phát sinh từ bí tích rửa tội nữa. Tất cả mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm tính, trước khi có những khác biệt về chức vụ, như ta có thể đọc thấy ở đ.208, mở đầu cho thiên nói về các nghĩa vụ và quyền lợi nền tảng của các tín hữu. Ngoài ra Giáo hội còn dấn thân vào việc bảo vệ nhân quyền qua biết bao nhiêu phần tử của mình đang phục vụ những thành phần thấp cổ bé miệng, những thành phần đã bị xã hội gạt ra ngoài lề. Và cũng đã có không biết bao nhiêu người đã trả giá cao cho sự phục vụ đó, bằng chính mạng sống của mình!
Cũng giống như KiTo giáo, hồi giáo cũng bảo vệ quyền không bị tra tấn của con người thông qua giáo lí mà một trong 10 điều cấm cơ bản là “ tôn trọng quyền của người khác”
Trong tư tưởng Phật giáo, Từ bi là chất liệu không thể không được nhắc đến. Từ thường cho vui, Bi thường cứu khổ. Ðó là trọng trách thiêng liêng mà Phật giáo
đã mang trên mình đi suốt hai mươi lăm thế kỉ qua, bằng mọi cách để thực hiện ở bất cứ nơi nào. Và chính vì sứ mệnh cao cả này mà đạo Phật đã tồn tại trên một lịch sử lâu dài của loài người, và phát triển cũng chỉ bằng chất liệu yêu thương mà hoàn toàn không sử dụng một bạo lực bạo quyền, không dính dáng đến lưỡi gươm mũi súng. Chất liệu yêu thương của Phật giáo như dòng suối mát lịm ngọt ngào đã làm cho vạn vật xanh tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Cũng vậy, Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời, là thần dược xoa dịu những niềm đau nhân thế, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán hờn thù hận; và hơn thế nữa, giải quyết những căn bản khổ đau, đưa con người đến an vui trọn vẹn. Phật giáo quan niệm rằng, đủ nghĩa của “Từ” và “Bi” là Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc, Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ, vắn tắt lại là Từ năng dữ lạc, Bi năng bạt khổ, có nghĩa là lòng Từ thường mang niềm vui cho tất cả chúng sinh, lòng Bi diệt mọi khổ đau cho tất cả chúng sinh. Ở lĩnh vực tình cảm, lòng thương yêu của Phật giáo có thể sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng lớn. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng Từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ và bao trùm lên trên tất cả muôn loài. Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc; tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ thường giới hạn trong một quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài phạm trù ấy, lắm khi con người lại đối xử xa lạ, hững hờ, kì thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp. Trong khi đó, Từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất kì ý niệm kì thị nào, dù cho đó là một tín đồ 47 Phật giáo hay không phải. Ðối với Phật giáo, tất cả chúng sinh đều là bạn hữu. Lòng thương vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm muôn loài vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật. Từ ý nghĩa này, Phật giáo đã có một tinh thần khoan dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại mà quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp nơi trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh. Thảm trạng này đang là cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của diệt vong. Chính ngay lúc này, Từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời; và chỉ có vận dụng lòng thương yêu ấy của Phật giáo, chúng ta mới thật sự có đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù còn đang tồn tại không ít nơi trên trái đất này.