Những Tồn Tại Chủ Yếu Và Nguyên Nhân

( Nguồn Liên minh HTX Thành phố Hà Nội )


+ Đại đa số các hợp tác xã đã tổ chức được cơ cấu quản lý gọn nhẹ, bố trí phân công nhân sự hợp lý, gắn trách nhiệm tập thể với cá nhân, chú trọng đến năng lực và trình độ cán bộ quản lý. Quan tâm đến việc tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã viên và hộ gia đình, lấy đó là mục tiêu phát triển hợp tác xã.

Các hợp tác xã bước đầu tổ chức các hoạt động dịch vụ kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện phục vụ sản xuất cho nông dân. Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã đã đem lại lợi nhuận, tuy nhiên cần thấy rõ là:

+ Có nhiều hợp tác xã mới được thành lập ngày càng tăng. Một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã được hình thành và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh được mở rộng sang nhiều ngành nghề, xu hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp đang được nhiều hợp tác xã vận dụng. Hợp tác kinh tế giữa các đơn vị hợp tác xã, giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cường.

Một số hợp tác xã phát triển đã và đang chuẩn bị các điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp để hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Vai trò của các cấp uỷ Đảng và Đoàn thể chính trị trong việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Năm năm qua, quá trình củng cố, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Hà nội luôn gắn liền với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Ban Thường vụ Thành uỷ.

Ngay đầu năm 1997, thực hiện Luật hợp tác xã, Chỉ thị 68 CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khoá VII, Ban Thường vụ Thành uỷ đã sớm có Thông báo số 28 TB/TU ngày 4/1/1997 về việc tổ chức làm điểm chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp ở các huyện ngoại thành và quận Tây hồ.

Đến ngày 7/4/1997, chỉ đạo việc thực hiện Luật hợp tác xã trên địa bàn Thành phố, Ban Thường vụ Thành uỷ đã có Nghị quyết 02 NQ/TU về một số chủ trương biện pháp củng cố và phát triển hợp tác xã ở Hà nội. Nghị quyết đã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

nêu ra 4 quan điểm, trong đó xác định: kinh tế hợp tác, trong đó đặc biệt là hợp tác xã, là một thành phần kinh tế cơ bản, tồn tại lâu dài trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện khuyến khích hỗ trợ phát triển các hợp tác xã không chỉ xuất phát từ lợi ích kinh tế mà còn xuất phát từ mục tiêu xã hội; củng cố, đổi mới hợp tác xã gắn liền với sự đổi mới chỉnh đốn tổ chức Đảng, đoàn thể, đào tạo cán bộ, đổi mới các cơ quan quản lý.

Riêng đối với các hợp tác xã nông nghiệp, xuất phát từ vị trí kinh tế, xã hội và vai trò lĩnh vực này, Thường vụ Thành uỷ đã có Chỉ thị 20 CT/TU ngày 8/6/1997 về việc thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã, trong đó nêu rõ cần có nhận thức đúng về mục đích, yêu cầu đổi mới hợp tác xã nông nghiệp, việc tiến hành khẩn trương, thận trọng, vững chắc, nhưng phải đảm bảo tính dân chủ, tự nguyện, công bằng, đoàn kết, tạo không khí mới trong nông thôn.

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 9

Triển khai các chủ trương của Thành uỷ, UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị 13/CT-UB ngày 26/7/1996 về việc chuẩn bị thực hiện Luật hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hà nội, Chỉ thị số 17/CT - UB ngày 31/5/1997 về việc thi hành Luật hợp tác xã và triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TU của Thường vụ Thành uỷ về một số chủ trương, biện pháp củng cố và phát triển hợp tác xã ở Hà nội. UBND Thành phố và các Quận, Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thi hành Luật hợp tác xã để chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở thực hiện các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ, Ngành TW. Các Sở, Ngành theo chức năng đã xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật trong các lĩnh vực liên quan.

Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII vào tháng 12/2000, Báo cáo chính trị của Đảng bộ đã khái quát việc thực hiện Luật hợp tác xã, nêu một số tồn tại và tiếp tục xác định gắn nhiệm vụ phát triển kinh Thủ đô giai đoạn 2001

- 2005 với việc: “củng cố, phát huy tác dụng của quan hệ sản xuất, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng. Hỗ trợ các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, hợp tác xã sau chuyển đổi về phương thức sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ và tìm kiếm thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp NQD, kinh tế hộ gia đình phát triển ”. Những định hướng cơ bản trên là những thuận lợi để khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã Thành phố tiếp tục xây dựng, củng cố phát triển trong những năm tới.

Ngày 18/3/2002, tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương (khoá

IX) đã ban hành Nghị quyết số 13 về “ Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ”.

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Thành uỷ Hà nội đã xây dựng Đề án số 17/ĐA-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 13 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương (khoá IX ) “ Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ”; thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Đề án của Thành uỷ, các sở, ngành như Ngân hàng, Sở nông nghiệp và PTNT, Liên minh hợp tác xã Thành phố, 12/12 quận huyện đã tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết và Đề án số 17 của Thành uỷ Hà nội, đã xây dựng đề án và chương trình công tác thực hiện việc Nghị quyết và đề án của Thành uỷ, tạo ra nhận thức đúng,đầy đủ trong cán bộ đảng viên.

Căn cứ chủ trương của Trung ương, Thành uỷ Hà nội đã quan tâm chỉ đạo củng cố tổ chức Liên minh hợp tác xã Thành phố và một số ngành liên quan để theo dõi, quản lý khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Liên minh hợp tác xã Thành phố cũng đã thực hiện tốt các chủ trương nhiệm vụ do Thành uỷ Hà nội giao, tham mưu đề xuất xây dựng chính sách pháp luật liên quan, tổng hợp được tình hình giúp Thành uỷ, UBND Thành phố chỉ đạo thường xuyên kịp thời những vấn đề vướng mắc ở cơ sở. Song do chức năng nhiệm vụ còn hạn chế nên hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Nhìn chung, đối với khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Hà nội đã được Thành uỷ quan tâm chú trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Nhiều chủ trương định hướng chỉ đạo đã đề ra phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và kịp thời như vấn đề xử lý vốn quỹ, xây dựng thí điểm mô hình hợp tác xã cổ phần các hợp

tác xã T-TCN trước khi thực hiện Luật hợp tác xã (thực hiện từ năm 1992 đến 1995), tập trung chỉ đạo thi hành Luật hợp tác xã năm 1997.

Song từ nhận thức, thực tiễn cụ thể khác nhau từng địa phương, từng lĩnh vực nên việc nhìn nhận quán triệt các quan điểm chủ trương trên còn hạn chế, chưa đồng nhất. Một vài nơi lãnh đạo địa phương cho rằng tỷ trọng kinh tế hợp tác xã trên địa bàn là nhỏ bé nên đặt ra vị trí kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước thành nền tảng nền kinh tế chưa có sức thuyết phục. Nhưng nhiều nơi, như cấp uỷ các Huyện ngoại thành có số đông hợp tác xã nông nghiệp đều nhận thấy hoạt động hợp tác xã đã hỗ trợ hộ nông dân ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng cường mối quan hệ cộng đồng nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, tổng kết thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết chưa đầy đủ nên một số chủ trương vẫn chưa được thực hiện. Ví dụ: chưa tổng kết Nghị quyết 02 ban hành 1/12/1994; các chính sách về nhà, đất, hỗ trợ hợp tác xã về đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ v.v... trong Nghị quyết 02 ban hành ngày 7/4/1997 chưa được thực hiện. Việc chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết của một số cấp Uỷ, địa phương còn chưa thật nghiêm túc, việc hiểu biết về kinh tế hợp tác, hợp tác xã chưa sâu, việc cụ thể hoá các chủ trương chính sách còn chậm, chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan có khi còn thiếu chặt chẽ, tổ chức thực hiện có lúc còn tuỳ tiện, có nơi can thiệp sâu vào hoạt động hợp tác xã, có nơi chỉ chú ý lúc đầu sau lại buông lỏng, việc đánh giá biểu dương tổ chức, cá nhân làm tốt chưa rõ và kịp thời v.v. .. Khắc phục các thiếu sót trên sẽ có tác động mạnh mẽ vào việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã Thành phố.

Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

+ Các đơn vị kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã được đông đảo quần chúng nhân dân nhận thức rõ hơn về vai trò và sự cần thiết của sự hợp tác sản xuất kinh doanh.

2.2.2. Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân

2.2.2.1. Tồn tại.


- Trình độ cán bộ quản lý sau chuyển đổi HTX có được nâng cao song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển HTX trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.

Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã như: Chủ nhiệm, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát... đa phần là những người cao tuổi, trình độ còn yếu, vẫn mang nặng tư tưởng muốn được bao cấp, trợ giúp của Nhà nước hơn là tinh thần tự lực vươn lên. Họ luôn nghĩ rằng phải nhờ Đảng và Nhà nước mới phát triển được, kém tự tin vào bản thân, dẫn đến tình trạng là trì trệ, làm chăng hay chớ, thiếu chí hướng phát triển, thiếu tinh thần kinh doanh. Một số đông người lao động trong hợp tác xã trình độ yếu, chưa được đào tạo cơ bản lên năng suất lao động chưa cao, đôi khi một số người lao động vẫn chưa thực sự nhận thức đúng về vai trò và vị trí của kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

- Tiến độ chuyển đổi chậm. Đến năm 2005 vẫn còn 24 HTX cũ chưa chuyển đổi do vướng mắc về hợp thức đất đai và phân chia quyền lợi cho xã viên.

- Giải quyết vấn đề tài chính của HTX chưa hiệu quả. Việc xử lý tài sản, công nợ cũ chưa đúng theo quy định tại Nghị định 16/CP của Chính phủ. Giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã dùng cho sản xuất - kinh doanh, dịch vụ không được phân bổ thành vốn góp của xã viên mà chuyển đổi toàn bộ cho hợp tác xã mới làm vốn chung. Xã viên tiếp tục gia nhập hợp tác xã mới không rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình về giá trị tài sản còn lại. Xã viên không tiếp tục gia nhập hợp tác xã chuyển đổi, cũng không được nhận lại phần giá trị tài sản thuộc quyền của họ. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng "đánh trống ghi tên" , "hợp tác xã cả làng". Ở nhiều nơi, hợp tác xã cũ chuyển đổi toàn bộ danh sách sang hợp tác xã mới, xã viên không cần viết đơn xin ra nhập. Nhiều người không tự nguyện tham gia hợp tác xã, họ gia nhập một cách thụ động, theo phong trào, vì nghĩ rằng làm như vậy để giữ đất, để khỏi bị "thiệt thòi" quyền lợi...

Những hiện tượng nói trên đã dẫn đến tình trạng quy mô hợp tác xã quá lớn, không phù hợp các điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã và từng huyện nên hiệu quả thấp.

2.2.2.2. Nguyên nhân :


Cùng với tình trạng trên, phần lớn xã viên hợp tác xã (sau chuyển đổi ) không góp thêm vốn mới, hoặc chỉ góp tượng trưng từ 10.000 đồng - 50.000 đồng/xã viên nên hợp tác xã không co điều kiện hoạt động. Chúng tồn tại mang nặng tính hình thức - không có hiệu quả thiết thực.

Nhiều hợp tác xã sau chuyển đổi còn lúng túng trong việc xây dựng phương án hoạt động, phạm vi hoạt động quá hạn hẹp, đơn điệu. Tổ chức các khâu dịch vụ của các hợp tác xã không đồng bộ, ngoài khâu dịch vụ bắt buộc ( điện, thuỷ nông, khuyến nông ) còn các khâu dịch vụ làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp... thì chỉ có một số hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận được. Một số hợp tác xã ngay cả khâu cơ bản như điện, thuỷ nông, cũng không đảm nhận được, phải tổ chức cho tư nhân đấu thầu hoặc khoán cho các thôn, đội làm nên chất lượng dịch vụ kém, không đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của người lao động.

Tổ chức các khâu dịch vụ, các hợp tác xã có mức thu phí dịch vụ chưa đồng nhất. Nguyên nhân phần lớn là do điều kiện vị trí ở các khu vực khác nhau, do chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Những hợp tác xã có sự quản lý tốt, khoa học và hiệu quả sẽ không thu lãi dịch vụ được cho hợp tác xã mà còn giảm bớt mức thu phí của xã viên

Nhiều hợp tác xã chưa mở rộng phát triển ngành, nghề để giải quyết số lao động dư thừa. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu bức thiết đối với kinh tế hộ và trang trại gia đình. Song, đa số hợp tác xã chưa thực hiện được hình thức dịch vụ này.

+ Hiện nay, việc thực hiện Luật hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn. hợp tác xã kiểu cũ quy mô lớn sau khi chuyển thành hợp tác xã kiểu mới trên thực tế hoạt động kém hiệu quả và chưa thực hiện đúng quy định của Luật hợp tác xã. Xã viên thực sự có nhu cầu hợp tác vì mục tiêu kinh tế. Mặt khác, người làm chức năng

quản lý hợp tác xã có mức góp vốn cao hơn mức bình thường của xã viên nhiều lần. Đây là điều kiện tăng ý thức trách nhiệm, tính năng động của người quản lý để đưa hợp tác xã phát triển.

Tuy nhiên, điều kiện nói trên lại làm biến dạng quan hệ trong hợp tác xã. Thực chất các hợp tác xã loại này hoạt động "gần như" đơn vị kinh tế tư nhân, những xã viên có vốn góp không đáng kể giống như "người làm công ăn lương". Hiện tượng hợp tác xã "giả" này đã từng tồn tại trong thời kỳ bao cấp trước đây. Điều này đặt ra những vấn đề cần phải tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

+ Đối với hợp tác xã mới thành lập, phần lớn các hợp tác xã thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, thiếu cán bộ quản lý có trình độ, năng lực, nội dung hoạt động nghèo nàn, khả năng cạnh tranh thấp

Những hợp tác xã được thành lập tại những vùng hợp tác xã cũ đã ngừng hoạt động, mặc dù có thể được kế thừa sử dụng cơ sở vật chất của hợp tác xã cũ để lại, nhưng vì số lượng quá ít lại lúng túng trong tình trạng nợ nần quá lớn nên gặp không ít khó khăn.

Các hợp tác xã mới thành lập thuộc loại có ít xã viên, trong nhiều trường hợp không được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng nên hoạt động kém hào hứng.

+ Do trình độ phát triển nền nông nghiệp hàng hóa còn thấp kém ( chủ yếu là tự cung tự cấp ), nên nhu cầu hợp tác của kinh tế hộ đã có nhưng rất đơn giản, chưa xuất hiện rõ nhu cầu hợp tác ở trình độ cao.

+ Những khó khăn do lịch sử để lại như ảnh hưởng của cách nghĩ, cách làm còn cũ kĩ nặng nề, có nơi chưa giao song ruộng đất, nhiều vấn đề tài chính chưa được giải quyết dứt điểm, nợ nần chồng chất từ nhiều năm nay với số lượng quá lớn mà hầu hết các hợp tác xã này đều không có khả năng thanh toán.

+ Công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương, đường lối, luật hợp tác xã và các văn bản nghị định hướng dẫn thi hành, điều lệ mẫu các loại hợp tác xã... còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhận thức của không ít cán bộ, nhân dân còn bị hạn chế, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới nên họ còn thờ ơ với chủ trương chuyển đổi, xây dựng hợp tác xã kiểu mới.

Trong nông dân, kể cả một số cán bộ còn có tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, ngại khó, sợ đụng chạm dến những vấn đề phức tạp ở nông thôn. Ngược lại, có nơi lại nôn nóng, chủ quan, làm ẩu, chạy theo thành tích đơn thuần, gò ép, hình thức... Từ số liệu điều tra cho thấy, 62% số người được hỏi có khó khăn về nhận thức tư tưởng trong quá trình chuyển đổi hợp tác xã.

Công tác chỉ đạo thực hiện quá trình chuyển đổi xây dựng hợp tác xã kiểu mới còn thiếu sâu sát, lúng túng, chưa phân công trách nhiệm rõ ràng và chưa có cơ chế kiểm tra, đánh giá kịp thời. Việc tổng kết, phổ biến nhân rộng gương điển hình làm chưa tốt.

+ Hệ thống cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã chưa được các cấp chính quyền, Đảng quan tâm đầu tư đúng mức. Các quận, huyện chỉ bố trí có một cán bộ theo dõi theo chế độ kiêm nghiệm. Trong khi đó, trình độ, khả năng cán bộ hợp tác xã rất yếu so với nhu cầu. Không ít chủ nhiệm hợp tác xã có trình độ văn hóa cấp I, kế toán trưởng mới qua lớp tập huấn ngắn ngày. Đây là một khó khăn lớn cho quá trình phát triển các hình thức kinh tế hợp tác thực sự có hiệu quả trong thời gian tới.

+ Việc phát huy vai trò tác dụng của các cấp chính quyền, Đảng ở cơ sở đối với kinh tế hợp tác còn hạn chế. ở một số nơi, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng ủy, UBND xã chưa đúng chức năng, nhiệm vụ. Nhiều trường hợp cấp ủy Đảng, chính quyền không chỉ đạo giải quyết dứt điểm tồn đọng của hợp tác xã cũ, không chuyển giao phân cấp quản lý rõ ràng tài sản công ích còn lại của hợp tác xã, can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của hợp tác xã, yêu cầu hợp tác xã phải làm một số nhiệm vụ như vai trò của một thành viên trong hệ thống chính trị của địa phương, v. v ... Ngược lại, có nơi các cấp chính quyền, Đảng ít quan tâm đến các tổ chức kinh tế hợp tác, coi đó như công việc riêng của hợp tác xã, v. v ... Qua số liệu điều tra do Liên minh hợp tác xã Thành phố tổ chức cho thấy 69% số người được hỏi thừa nhận đây là khó khăn trong quá trình chuyển đổi hợp tác xã.

Tóm lại, những nguyên nhân nêu trên đã hạn chế kết quả quá trình phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí