xuất, có tinh thần cách mạng, nhiệt tình yêu nước. Ở một số huyện trong tỉnh, nông dân 2/3 là tá điền, qua nhiều cuộc vận động cách mạng lớn của Đảng như: giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất…, do đó trình độ nhận thức về chính trị đã được nâng lên. Hàng chục vạn nông dân lao động đã hiểu rò rằng, Đảng và chế độ mới đã đưa lại ruộng đất cho họ. Mặt khác, trong quá trình sản xuất lâu đời, nông dân đã thấy và gặp nhiều khó khăn khi sản xuất riêng lẻ nên đòi hỏi nông dân phải tổ chức, tập hợp nhau lại để cùng sản xuất. Do vậy, tổ đổi công ở Thái Nguyên đã được xây dựng từ rất sớm (1953), trong thời kì kháng chiến đã nảy nở nhiều phong trào đổi công ở một số nơi như: tổ đổi công Cầu Thành (xã Thành Công - Đại từ), tổ ông Khuynh già làng ở Đồng Hỷ, tổ ông Trọng (Bình Thành - Định Hóa)…Tuy mới là hình thức đổi công từng vụ, từng việc nhưng lúc đó hoạt động rất sôi nổi, đã được cả nước biết đến.
Năm 1956, từ khi có chủ trương của Đảng tổ đổi đổi công phát triển nhanh và mạnh, cả tỉnh đã xây dựng được 4.825 tổ dưới các hình thức. Trong đó, có 628 tổ đổi công thường xuyên và bình công chấm điểm [17].
Tuy nhiên, từ một số sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhất là trong thời kì sửa sai cuối năm 1956 đầu năm 1957, đã dẫn đến những xáo trộn trong đời sống nông thôn, tình hình ở nhiều làng quê trở nên rối ren, phức tạp mất ổn định làm cho tổ đổi công vỡ từng mảng, như ở xã Hùng Sơn có 51 tổ (36 tổ thường xuyên, 11 tổ bình công chấm điểm), đầu năm 1957 chỉ có 3 tổ hoạt động, huyện Vò Nhai có 450 tổ, chỉ có 33 tổ hoạt động, 432 tổ tự động chuyển sang làm mai như cũ [4, 25].
Trước tình hình trên, tháng 5 năm 1957, Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị đổi công, tổng kết phong trào và bàn kế hoạch củng cố tổ đổi công trong tỉnh nhằm từng bước thực hiện đường lối phát triển nông thôn, đưa nông dân vào làm ăn tập thể trong các HTX nông nghiệp, tỉnh thành lập các đoàn công tác xuống giúp các địa phương củng cố và phát triển phong trào đẩy mạnh sản
xuất, khôi phục kinh tế. Cùng với công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất hoàn thành và thắng lợi, tình hình nông thôn dần dần ổn định, công tác phục hồi và phát triển phong trào tổ đổi công được chú trọng, tính đến cuối nă m 1957 toàn tỉnh có 3.010 tổ gồm 44.091 hộ, đạt tỷ lệ 43,4% trong tổng số các nông hộ [4, 27].
Song song với việc đẩy mạnh phong trào xây dựng tổ đổi công trong nông dân cá thể để giúp đỡ, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cải tạo XHCN mà khâu chủ yếu là nông nghiệp. Thực hiện đường lối phát triển nông thôn của Đảng là đưa nông dân vào làm ăn tập thể trong các HTX nông nghiệp. Năm 1955, Thái Nguyên đã chỉ đạo xây dựng thí điểm 3 HTX sản xuất nông nghiệp ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ (HTX Cầu Thành, Sơn Tập, Xóm Gò). Đây là 3 HTX đầu tiên của huyện và cũng là của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1956, tỉnh chỉ đạo xây dựng thêm 2 HTX ở xã Tiên Hội, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển tổ đổi công lao động sản xuất.
Các HTX thí điểm chủ yếu được hình thành từ các tổ đổi công có quy mô xóm hoặc thôn bình quân khoảng 20-30 xã viên. Ban quản trị thời kì này rất gọn nhẹ, có từ 2-3 người và một kiểm soát viên, hình thức hợp tác chủ yếu là hợp tác lao động, làm chung và phân phối theo công điểm; các TLSX vẫn thuộc của riêng từng hộ xã viên, quyền sở hữu ruộng đất được bảo đảm, đất đai HTX sử dụng để sản xuất chung và hàng năm trả hoa lợi cho xã viên: đất khai hoang, tăng vụ được giảm và miễn thuế, tự do, thuê nhân công… Cơ sở vật chất kĩ thuật hầu như chưa có gì đáng kể, vẫn là lao động cơ bắp với cái cày, cái cuốc và con trâu.
Như vậy, trước năm 1958 ở Thái Nguyên trong quan hệ sản xuất đã tồn tại hai hình thức vừa có các hộ sản xuất cá thể vừa có hình thức sở hữu tập thể. Mặc dù hình thức tập thể mới dừng lại ở bước đầu đang trong quá trình thí
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 1
- Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 2
- Quan Hệ Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Ở Thái Nguyên Giai Đoạn Trước Khi Tiến Hành Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp
- Thời Kì Đầu Xây Dựng Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Thái Nguyên (1958 - 1960)
- Htx Nông Nghiệp Thái Nguyên Trong Thời Kì Cả Nước Trực Tiếp Kháng Chiến Cứu Nước 1966 - 1975
- Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 7
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
điểm để rút ra kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên vận dụng triển khai tốt hơn trong quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Tiểu kết chương 1
Là tỉnh miền núi và trung du, nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm đó chính là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá, song tất cả các dân tộc đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một thể thống nhất và chung sống trên cùng một lãnh thổ. Các dân tộc sống xen kẽ, không biệt lập, đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và sản xuất, tính cộng đồng ngày càng được phát huy trong quá trình thực hiện những chủ trương chính sách dân chủ mới của Đảng cách mạng về quan hệ sản xuất.
Sau khi được giải phóng khỏi phương thức sản xuất phong kiến, nguyện vọng phát triển kinh tế của người nông dân trong tỉnh đã được Đảng và Nhà nước bảo đảm bằng các chính sách, được pháp luật bảo hộ, kết hợp với truyền thống đoàn kết tương trợ, hợp tác ở trình độ thấp (tổ đổi công) đã làm cho sức sản xuất ở nông thôn Thái Nguyên trong thời kì trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp có bước tiến bộ rò rệt. Mặc dù tình hình kinh tế, xã hội vừa phải trải qua chiến tranh, nên còn nghèo nàn, kĩ thuật lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp chưa có gì đáng kể, nhưng với hệ thống chính sách đúng đắn “Ý Đảng hợp lòng dân” đã tạo ra bước phát triển quan trọng, có ý nghĩa trên hai mặt; sức sản xuất được giải phóng, kinh tế phát triển và không khí chính trị, xã hội nông thôn Thái Nguyên có bước biến đổi quan trọng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện hợp tác hóa trong nông nghiệp.
CHƯƠNG 2
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
2.1. LÍ LUẬN CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHONG TRÀO HỢP TÁC HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Lí luận chung
Lịch sử phát triển của các hình thức HTX cổ điển ra đời từ trên 200 năm nay, thực tế cho thấy đó là hình thức tổ chức kinh tế của những người lao động do nhu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt và chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển.
HTX đầu tiên mà loài người được chứng kiến đã xuất hiện tại nước Anh vào năm 1761, đó là HTX của 28 người thợ dệt, rủ nhau lập ra một cái hội “Làm vải cho tốt và bán giá trung bình”, với các nguyên tắc rất bình dị và đầy tính nhân đạo: “Cốt làm cho những người nghèo trở thành anh em, anh em thì làm giúp nhau, nhờ lẫn nhau, bỏ hết thói cạnh tranh, làm sao cho cây trồng thì được ăn quả, ai muốn ăn quả thì tham gia vào trồng cây”.
Tiếp đó vào năm 1849, tại Đức đã hình thành HTX cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của 13 người thợ mộc. Cùng thời gian này, ở Pháp, Thụy Điển, Ý…, đã ra đời nhiều HTX thuộc các lĩnh vực như: Chế biến nông sản thực phẩm, kinh doanh tín dụng…
Như vậy, có thể thấy kinh tế HTX ra đời một cách khách quan trong điều kiện phát triển liên tục của kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt khi kinh tế thị trường tự do, cạnh tranh ngày càng gay gắt “Cá lớn nuốt cá bé” làm cho hàng triệu người sản xuất nhỏ, những tiểu nông đứng trước nguy cơ bần cùng hóa, trở thành lao động làm thuê cho các nhà tư bản. Để chống lại xu thế này, những người lao động, những nhà sản xuất nhỏ muốn tồn tại, tiếp tục phát
triển buộc phải liên kết lại trong tổ chức kinh tế của minh - đó là HTX tự nguyện do họ đặt ra.
Từ những lí do khách quan này, Các Mác, Ph.Ăng ghen và Lênin đã nghiên cứu tường tận các HTX ở nước Anh, Bắc Mỹ, và ở Nga..., đi đến kết luận rằng: “Các HTX được xây dựng dưới chủ nghĩa tư bản là để đấu tranh với giai cấp tư sản, phát huy sáng kiến của quần chúng, nhờ sáng kiến của quần chúng mà các HTX được xây dựng thành những tổ chức kinh tế rộng lớn, nó chứa đựng tiềm năng của CNXH” [21], “Là những di sản văn hóa cần được coi trọng” [44].
Nhận thức được tính chất “XHCN” của các HTX ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa, các ông cho rằng hợp tác là con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân nói riêng và đối với những người sản xuất nhỏ nói chung.
Trong lí luận Mác - Lênin, con đường hợp tác là con đường bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân đạo, tiến tới CNXH khoa học. Chính vì vậy, kinh tế hợp tác là dòng kinh tế mang tính nhân đạo nhân dân, nó đối lập với mặt phi nhân đạo, phi văn hóa của thị trường tư bản. Sự phát triển của kinh tế hợp tác và HTX không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà vì sợ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia hợp tác, những người được cử ra điều hành và quản lí HTX không phải vì có nhiều vốn góp, mà là sự tín nhiệm của các thành viên, mọi người tham gia HTX đều có quyền hạn ngang nhau không phụ thuộc vào vốn góp nhiều hay góp ít. Như vậy, nguyên tắc của chế độ kinh tế hợp tác chính là chế độ dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và chia sẻ rủi ro.
Những nguyên tắc và hình thức tổ chức HTX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin là:
- Tự nguyện
- Có sự giúp đỡ của Nhà nước chuyên chính vô sản
- Hợp tác phải tiến hành từng bước
- Hợp tác phải thiết thực, cụ thể, hết sức tránh cao xa, mơ hồ
- Hợp tác hóa là thực hiện liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Về hình thức tổ chức HTX:
Lê nin cho rằng rất đa dạng và phải phù hợp với những điều kiện cụ thể, những hình thức HTX phải được nảy sinh từ thực tiễn và tìm nó trong chính thực tiễn.
Với góc độ nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng những nguyên lí cơ bản của lí luận Mác - Lênin về kinh tế hợp tác và HTX là đúng đắn có giá trị lịch sử lâu dài.
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Hợp tác hóa trong nông nghiệp
Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa ra tư tưởng HTX là Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại, nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm vạch đường cho cách mạng Việt Nam, cuốn “Đường kách mệnh”, Người đã dành hẳn một phần để phân tích về lịch sử, mục đích, lí luận và cách thức tổ chức HTX. Người chỉ ra là tục ngữ Việt Nam có câu “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” hay “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao”, lí luận HTX đều nằm trong điều ấy.
Vận dụng tư tưởng của Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN ở nước ta. Người khẳng định, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta phải bắt đầu từ nông dân. Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng
nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, nông nghiệp một phần lớn. Muốn cho nông nghiệp và nông dân giàu lên cần phải xây dựng HTX.
Từ ý nghĩa đó, Người kêu gọi nông dân “Muốn làm hòn núi cao, phải vào tổ đổi công và HTX” [35, 133], vì nhiều người họp lại thì làm được nhiều, được tốt, “nông dân ta mới có thêm sức để cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất. Do đó mà đưa nông thôn… đến chỗ ấm no, sung sướng” [35, tr.48].
Ngay từ ngày mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (tháng 2-1930)), cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng nêu rò “Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [24, 2-3]
Trong bản Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng cũng nêu rò: Cách mạng Việt Nam (do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo) là một quá trình liên tục từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên làm cách mạng XHCN. Trong Đại hội lần thứ II (1951), Đảng ta lại khẳng định rằng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (tức cách mạng dân chủ tư sản ở nước ta) phải tiến lên cách mạng XHCN.
Đường lối chiến lược đó là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về cách mạng không ngừng, phù hợp với điều kiện nước ta và ngày nay trở thành quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Quy luật đó là “Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không tách rời nhau và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kì quá độ đi lên CNXH”.[25, 39].
Từ quan điểm đó, trong chỉ đạo thực tiễn Đảng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến quá trình cải tạo quan hệ sản xuất, trước hết đó là quá trình hợp tác hóa để đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.
Ngay sau giải phóng miền Bắc năm 1954, trong khi phong trào xây dựng và phát triển tổ đổi công đang được tiến hành có kết quả theo Chỉ thị Trung ương tháng 5-1955 thì tháng 8-1955, Nghị quyết lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa II), đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp để có cơ sở thực tiễn cho định hướng công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp nước ta. Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình được chọn làm thí điểm trước.
Tháng 10-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương (khóa
II) đã đề ra chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
Từ Nghị quyết 16 của Trung ương Đảng (khóa II), tháng 4 năm 1959, đề ra chủ trương, đường lối, bước đi, cơ chế quản lí và mô hình HTX nông nghiệp trong thời gian này là: Xác định mâu thuẫn trong nông thôn lúc bấy giờ là, mâu thuẫn giữa hai con đường XHCN và tư bản chủ nghĩa, cá thể và lối làm ăn tập thể; mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất và kĩ thuật canh tác lạc hậu; Về chế độ sở hữu, Nghị quyết nhận định: Còn chế độ sở hữu tư nhân về TLSX và lối làm ăn riêng lẻ thì còn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hướng tư bản chủ nghĩa phát triển. Bởi vậy, cần tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp để kịp thời ngăn chặn con đường tư bản ở nông thôn, góp phần củng cố công nông liên minh; Về đường lối giai cấp, Đảng chủ trương cải tạo XHCN ở miền Bắc nhằm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam giành thắng lợi. Từ ba căn cứ trên, để tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, thời kì này Đảng ta chủ trương: Dựa hẳn vào bần nông, cố nông, trung nông lớp dưới, hạn chế xóa bỏ bóc lột của phú nông, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy.
Liên tiếp trong ba tháng 7,8,9 năm 1959, Trung ương Đảng đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa.
Ngày 17-12-1959, Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp bậc thấp đã được ban hành theo Thông tư số 449/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó thừa nhận