Cơ Cấu Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Nông Sản Chính Của Doanh Nghiệp Xkns Việt Nam Sang Trung Quốc Năm 2020 Nguồn: Tác Giả Tự Tổng Hợp Từ Số Liệu


cục Hải quan Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc, khuyến khích xuất khẩu chính ngạch và dần hạn chế giao thương tiểu ngạch. Hầu hết các lô hàng đều bị kiểm tra, khiến việc giao hàng bị kéo dài, ùn ứ, khiến chi phí vận chuyển tăng cao gấp nhiều lần.

Ngoài ra, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Nam qua nhiều chốt kiểm tra, tài xế phải xét nghiệm liên tục làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Chi phí logistics cho NSXK của Việt Nam trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng 10- 15%). Dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều nơi như ĐBSCL được coi là vựa lúa, vựa nông - thủy sản lớn nhất nước thì dịch vụ này lại chậm phát triển. 70% lượng hàng hóa XK mỗi năm phải chuyển về TP.HCM hoặc cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) bằng đường bộ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh về giá của hàng nông sản Việt Nam cũng như lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp.

3.1.2.Cơ cấu xuất khẩu các nhóm hàng chính

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, các DN XKNS tiến hành XK 08 nhóm hàng chính: rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su. Riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 07 mặt hàng: Rau quả, cà phê, hạt điều, chè, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su và sản phẩm cao su.

Rau quả Hạt điều Chè

Cà phê Gạo

Sắn và sản phẩm từ sắn

Cao su


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

27%


42%


15%


4% 2%0% 10%

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu xuất khẩu các nhóm hàng nông sản chính của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang Trung Quốc năm 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê[48].

Theo Bộ Công thương, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất về cao


su, rau quả, gạo và sắn các loại, đứng thứ 03 về điều, đứng thứ 04 về chè, đứng thứ 09 về cà phê, đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác. Biểu đồ 3.2 cho thấy đến tháng 10/2020 rau quả vẫn là ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lớn nhất của nông sản Việt Nam chiếm 42%, tiếp sau đó là gạo chiếm 27%, sắn và các sản phẩm từ sắn 15%, hạt điều 10%, và lần lượt là cao su, cà phê và chè với các tỷ trong như 4%, 2%, 1%.

Hoạt động XK các hàng nông sản chính Việt Nam vào thị trường Trung Quốc được thể hiện lần lượt trong biểu đồ số liệu dưới. Theo thống kê, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản trong năm 2019 sang Trung Quốc tiếp tục giảm 5,86% so với cùng kỳ, chỉ đạt đạt 6,31 tỷ USD.

Trong đó, ngoài 04 mặt hàng có kim ngạch XK tăng gồm: cao su đạt 1,34 tỷ USD; tăng 9,77%; thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng 19,75%; hạt điều 520 triệu USD, tăng 32,55%, chè 22,7 triệu USD, tăng 24,89% thì 04 nhóm hàng có giá trị XK lớn đã chứng kiến mức sụt giảm lớn.

Cụ thể, năm 2019, 04 nhóm mặt hàng có kim ngạch XK giảm gồm gạo giảm 66,37%, chỉ đạt 225 triệu USD; rau quả giảm 14,2%, còn 2,24 tỷ USD; cà phê giảm 9%, đạt 89,5 triệu USD và sắn, sản phẩm từ sắn đạt 736 triệu USD, giảm 1,05%.

3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0

2009 2013 2015 2017 2019 2020


Rau quả Chè Gạo Cao su

Hạt điều Cà phê

Sắn và sản phẩm từ sắn


Biểu đồ 3.4. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang Trung Quốc, giai đoạn 2009 - 2020

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê [48].


Từ năm 2018 đến nay, sau khi sắp xếp lại các cơ quan trực thuộc Chính phủ, theo đó, hệ thống các cơ quan kiểm nghiệm - kiểm dịch được sáp nhập vào Tổng cục Hải quan Trung Quốc, phía Trung Quốc đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm thực thi nghiêm túc và đầy đủ các quy định mà Trung Quốc đã ban hành từ lâu về kiểm nghiệm - kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác... Đây là một trong những nguyên nhân khiến XKNS của các DN Việt Nam sang Trung Quốc bị chững lại và giảm trong 02 năm trở lại đây sau nhiều năm tăng trưởng. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 và những yêu cầu khắt khe từ phía Trung Quốc, nông sản của Việt Nam XK sang thị trường Trung Quốc tiếp tục sụt giảm.

Trung Quốc NK gạo từ nhiều thị trường trên thế giới trong đó chủ yếu NK gạo từ các đối tác Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Campuchia. Cụ thể, năm 2019 Trung Quốc NK từ Việt Nam (240 triệu USD), Thái Lan (350 triệu USD), Pakistan (230 triệu USD), Myanmar (200 triệu USD), Campuchia (170 triệu USD). Loại gạo mà Việt Nam có ưu thế xuất sang thị trường Trung Quốc từ trước đến nay là gạo nếp, đây cũng là lợi thế riêng của ngành gạo tại thị trường này. Tuy nhiên, các loại gạo khác thì chưa được đánh giá cao như gạo của Thái Lan hay gạo của Campuchia.

Đơn vị tính: Triệu USD


Biểu đồ 3 5 Top 5 quốc gia Trung Quốc nhập khẩu Gạo năm 2019 Nguồn Tổng cục 1

Biểu đồ 3.5. Top 5 quốc gia Trung Quốc nhập khẩu Gạo năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung quốc [50].


Chuỗi cung ứng gạo sang Trung Quốc rất phức tạp, nhưng có thể chia thành hai kênh cung ứng gạo chính, bao gồm: kênh cung ứng gạo chính ngạch và chuỗi cung ứng gạo tiểu ngạch. Các chuỗi cung ứng gạo này có sự tham gia của các tác nhân như: Nông dân, thương lái, xay xát, đánh bóng, DN lương thực XK. Qua khảo sát, các tác nhân tham gia vào kênh cung ứng gạo chính ngạch bao gồm: Nông dân, thương lái thu gom, nhà máy xay xát, đánh bóng và các DN lương thực XK. Gạo XK qua kênh chính ngạch chủ yếu là những hợp đồng được ký giữa hai chính phủ được hiệp hội lương thực phân bổ và những hợp đồng thương mại mà các DN tự tìm kiếm được.

100


90


80


70


60


50


40


30


20


10


0

Hàng thủy Hàng rau quả Hạt điều

sản

Cà phê

Chè

Gạo

Sắn và các

sản phẩm từ sắn

Cao su

Biểu đồ 3.6. Thị phần NSXK của Việt Nam sang

thị trường Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu Tổng cục Hải quan [52].

Khối lượng sắn và các sản phẩm từ sắn XK sang Trung Quốc tăng mạnh liên tục từ 1,58 triệu tấn lên 3,76 triệu tấn giai đoạn 2010-2012, sau đó số liệu có xu hướng giảm từ 3,7 triệu tấn năm 2015. Trong năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, chiếm khoảng 89,3% trong tổng tổng kim ngạch của Việt Nam XK tới thế giới. Các DN Việt Nam XK 2,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn tới thị trường Trung Quốc, trị giá 864,03 triệu USD, tăng 5,4% về khối lượng và tăng 2,3% về giá trị so với năm 2018. Tuy nhiên, giá XK mặt hàng này giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt


trung bình 381,7 USD/tấn. Trong 08 tháng đầu năm 2020 giá trị XK sang thị trường Trung Quốc đạt 547 triệu USD tăng 1,65% so cùng kỳ năm 2019 [50].

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính riêng mặt hàng hạt điều đã tách vỏ (mã HS 08013200), kim ngạch NK của Trung Quốc năm 2019 đạt 165,9 triệu USD, tăng mạnh 82,4% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam là đối tác chủ yếu cung cấp mặt hàng này tới thị trường Trung Quốc, kim ngạch đạt 158,08 triệu USD, chiếm tỷ trọng 98,7% trong tổng kim ngạch NK hạt điều của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn NK mặt hàng này từ Campuchia (kim ngạch 2,98 triệu USD, tỷ trọng 1,8%), Indonesia (kim ngạch 2,89 triệu USD, tỷ trọng 1,7%).

Việt Nam cũng là quốc gia có kim ngạch XK điều lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, các DN Việt Nam toàn quốc XK 455.563 tấn hạt điều, thu về 3,29 tỷ USD, tăng 22% về lượng giảm 2,3% về kim ngạch so với năm ngoái. XK điều đến thị trường Trung Quốc năm 2019 đứng thứ hai trong tổng XK của Việt Nam (sau Mỹ), chiếm 16,9% trong tổng lượng và chiếm 18% tổng kim ngạch, đạt 76.788 tấn, tương đương 590,42 triệu USD, tăng mạnh 48% về lượng và tăng 30,6% về kim ngạch [50].

Các DN Việt Nam đã XK nhiều chủng loại cà phê sang Trung Quốc, trong đó, DN Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng cà phê chưa rang và đã khử caffein (mã HS 09011100) với kim ngạch 33 triệu USD, chiếm 24,3% thị phần NK mặt hàng này của Trung Quốc. Đối với các sản phẩm chế biến từ cà phê (mã HS 21011200) Việt Nam cũng là đối tác cung cấp lớn thứ 02 sau Malaysia với kim ngạch 36,9 triệu USD; chiếm 24,9% thị phần NK mặt hàng này năm 2019 của Trung Quốc. Căn cứ mức thuế suất trong ACFTA, hiện cà phê Việt Nam NK vào Trung Quốc chịu mức thuế suất thuế NK 0%.

Cà phê XK sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng khả quan do văn hóa uống cà phê của giới trẻ Trung Quốc luôn tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và tăng trưởng với mức tăng trung bình 20% trong những năm gần đây.

Hiện nay, các mặt hàng này đã và đang vươn lên trở thành mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc, ngày càng xây dựng được thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường đông dân thứ nhất thế giới này. Bên cạnh đó, theo số liệu từ Bộ Công thương, Trung Quốc còn là thị trường XK lớn nhất về cao su, rau quả, gạo và sắn các loại, đứng thứ 02 về hồ tiêu, đứng thứ 03 về hạt điều, đứng thứ 04 về


chè, đứng thứ 09 về cà phê, đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.

Biểu đồ 3 7 Cơ cấu các loại rau quả chính của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang 2

Biểu đồ 3.7. Cơ cấu các loại rau quả chính của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc [50].

Theo cam kết trong ACFTA, hiện các loại trái cây NK vào Trung Quốc cơ bản hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, các loại trái cây muốn XK vào thị trường Trung Quốc cần hoàn tất các thủ tục đăng ký, đánh giá rủi ro, XK qua cửa khẩu chỉ định theo quy định của cơ quan quản lý phía Trung Quốc. Theo thống kê, tính đến tháng 8 năm 2020 mới chỉ có 09 loại trái cây Việt Nam được XK “chính ngạch” vào thị trường Trung Quốc gồm vải, nhãn, chuối, dưa hấu, mít, thanh long, chôm chôm, xoài, măng cụt. Trong đó XK Thanh Long sang thị trường Trung Quốc chiếm 53,3%, sau đó là xoài với tỷ lệ là 17,1%, chuối, mít và dưa hấu lần lượt đạt 11,6%, 9% và 5,3%...

Do có ưu thế về vị trí địa lý, trái cây Việt Nam XK sang Trung Quốc chủ yếu theo hình thức thương mại biên giới. Mặc dù nhiều loại trong 09 loại trái cây nêu trên đã đủ điều kiện XK chính thức sang Trung Quốc với thuế suất NK 0%. Tuy nhiên, hình thức mua bán cư dân biên giới vẫn được thương nhân Trung Quốc tận dụng do tránh được thuế VAT. Chính vì vậy, trái cây XK sang Trung Quốc vẫn bị phụ thuộc vào hình thức giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro này, gây ra tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền vào dịp cao điểm mùa vụ thu hoạch.

Trái cây là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là đối với trái cây tươi nhiệt đới. Đặc thù của thị trường Trung Quốc là ưa thích tiêu


dùng quả tươi (không phải là đóng hộp) trong khi Việt Nam có lợi thế lớn trong lĩnh vực sản xuất và XK nhóm hàng này. Trái cây Việt Nam ngày được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết rằng đó là trái cây Việt Nam. Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường phù hợp và có nhu cầu cao với các DN XKNS trái cây Việt Nam.

Biểu đồ 3 8 Tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực tại Việt 3

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực tại Việt Nam và Trung Quốc

Nguồn: FAOSTAT http://www.fao.org/faostat/en/ [21]

Cơ cấu XK rau quả của DN Việt Nam sang Trung Quốc tháng 03 năm 2021, mặt hàng rau quả tươi, khô, đông lạnh, sơ chế đạt 164,7 triệu USD (chiếm 96,8% thị phần, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020) và rau quả chế biến đạt 5,4 triệu USD (chiếm 3,2%, tăng 38,1%). So sánh với cùng kỳ năm 2020, mặt hàng trái cây đông lạnh, sấy khô, dẻo (mã HS.2008) đạt 3,2 triệu USD, tăng 7,7%; nước ép, nước cốt trái cây (mã HS.2009) đạt 1,3 triệu USD, tăng 195,8%; mứt rau, quả (mã HS.2006) đạt 758,6 nghìn USD, tăng 209,6%; Để XK theo hình thức “chính ngạch” vào các thị trường các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc Trung Quốc, các DN XK và vùng sản xuất cần đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm kiểm dịch.

Theo Biểu đồ 3.8, tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực của Việt Nam và Trung Quốc có thể thấy Việt Nam chiếm ưu thế tuyệt đối về sản xuất lúa gạo, các loại cây lương thực khác mặc dù kém về diện tích trồng, tuy nhiên với số dân đông đảo gần 1,4 tỷ người như hiện nay Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng mà các DN Việt Nam có thể tiếp tục khai thác.


3.1.3. Các tổ chức tham gia xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Số lượng các DN của Việt Nam tham gia xuất khẩu nông sản sang thị trưởng Trung Quốc giai đoạn 2016-2019 tăng khá nhanh. Tổng số DN xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn này đã tăng bình quân khoảng 32%/ năm từ 286 DN năm 2016 đến 716 DN năm 2019.

800

500

700

600

500

400

300

200

100

0

430

329

231

100

126

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0

2016 2017

2018

Năm

2019

2020

Số lượng doanh nghiệp

Tốc độ phát triển

Biểu đồ 3.9. Số lượng và tốc độ phát triển của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc [50].

(Ghi chú: Năm gốc là năm 2016 tốc độ tăng trưởng là 100%

Trung Quốc vẫn luôn là một thị trường xuất khẩu truyền thống của nông sản Việt Nam vì hai nước có chung đường biên giới, tuy vậy hình thức xuất khẩu truyền thống là tiểu ngạch vì thế DN XKNS Việt Nam gặp khá nhiều rủi ro như giá hàng hóa bị ép, thanh toán chậm…. Những năm gần đây, môi trường kinh doanh giữa hai quốc gia được cải thiện nhờ vào các hiệp định được ký kết giữa hai bên như ACFTA, Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung, Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau, Hiệp định thanh toán về hợp tác giữa Ngân hàng Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc...vì thế số lượng DN XKNS của Việt Nam cũng ngày một tăng lên.

Theo biểu đồ 3.9 có thể thấy số lượng DN XKNS của Việt Nam sang Trung

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí