Phong Trào “Học Tập, Tiến Kịp Và Vượt Hợp Tác Xã Đại Phong” Trong Nông Nghiệp


chế tạo 40 loại máy chuyên dùng để cơ khí hóa dây chuyền sản xuất; cảng Hải Phòng tự chế tạo thực hiện cơ giới hóa việc bốc dỡ, đưa năng suất bốc than từ

1.000 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày, đưa năng suất bốc a-pa-tít từ 1.500 tấn/ngày lên 4.000 tấn/ngày, thậm chí có ngày lên đến 6.000 tấn [118, tr.5-6]. Việc cải tạo máy móc và nâng cao công suất máy móc, thiết bị một cách có kế hoạch đã đem lại hiệu quả lớn cho nhiều nhà máy, nhiều cơ sở công nghiệp địa phương và HTX tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, việc cải tiến quản lý xí nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh trong các xí nghiệp trung ương và bước đầu mở rộng trong các xí nghiệp công nghiệp địa phương đã có tác dụng động viên quần chúng quan tâm hơn đến năng suất lao động, đến việc thực hiện tiết kiệm sức người, sức của và làm cho PTTĐ ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn.

Sau ba năm (1961-1963), phát huy tinh thần thi đua với Duyên Hải, nền công nghiệp miền Bắc bao gồm cả công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được nhiều mặt hàng thiết yếu như máy tiện, máy khoan, động cơ đi-ê-den, máy bơm cải tiến, số lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng bảo đảm, đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sản xuất quốc phòng. Giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị kinh tế quốc dân từ 41% năm 1960, lên 48% năm 1963. Tỷ trọng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất từ 35% tăng lên 42%. Công nghiệp quốc doanh từ 90% tăng lên 95%, thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp cho đất nước một khối lượng sản phẩm quan trọng, trong đó có nhiều sản phẩm trước đây phải nhập từ nước ngoài. Đi đôi với việc phát triển công nghiệp quốc doanh Trung ương, Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng công nghiệp địa phương. Cuối năm 1963, trong tổng số 1.100 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh có 215 xí nghiệp trung ương và 885 xí nghiệp địa phương. Thủ công nghiệp có 2.129 HTX (tăng 1,5 lần so với năm 1960), phân bố rộng khắp miền Bắc. Hệ thống công nghiệp địa phương hình thành và ngày càng phát triển, mở ra khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và lực lượng lao động tại chỗ, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của nền sản xuất lớn và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Sau thời kỳ khôi phục sản xuất và cải tạo XHCN, phát triển kinh tế - văn hóa, một số trung tâm công nghiệp mới ở miền Bắc đã và đang được xây dựng: Khu Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Thủy điện Thác Bà, Khu công nghiệp nhẹ Việt Trì, Khu công nghiệp Thượng Đình, Nhà máy sứ Hải Dương, Nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, Nhà máy pin Văn Điển, Nhà máy Dệt 8-3, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân…Với tinh thần tự lực tự cường, Đảng ta


coi phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm là quốc sách căn bản để khôi phục kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, phục vụ yêu cầu kháng chiến.

Thành tích của phong trào “Học tập Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải” trong công nghiệp có tác dụng quan trọng đối với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phục vụ cho việc cải tạo kỹ thuật nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần củng cố tăng cường mối liên minh công nông ở hậu phương miền Bắc XHCN.

2.2.2.2. Phong trào “Học tập, tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” trong nông nghiệp

Sau ngày hòa bình lập lại, việc nhanh chóng phục hồi nông nghiệp trở thành vấn đề mấu chốt trong nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế của miền Bắc. Hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) xác định những nhiệm vụ cơ bản cho ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ: lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời ra sức cải tạo nông nghiệp, nhất là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp. Từ 1958-1960, Trung ương Đảng ban hành nhiều Nghị quyết khẳng định tính ưu việt của hình thức làm ăn tập thể: “Muốn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, lúc này phải rất coi trọng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa, hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính. Nắm được cái khâu chính mà kéo thì mọi chuyện sẽ chuyển [65, tr.282]. Thực hiện chủ trương này, quá trình hợp tác hóa trong nông nghiệp đến cuối 1960 về căn bản đã hoàn thành.Thắng lợi lớn nhất của quá trình này là quan hệ sản xuất mới được xác lập, tạo tiền đề cho nông nghiệp miền Bắc bước vào giai đoạn lịch sử quan trọng, góp phần vào công cuộc kiến thiết miền Bắc, chi viện nhân tài, vật lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phát động TĐYN trong nông nghiệp lúc này là cần thiết, nhưng hết sức khó khăn, đòi hỏi các cấp lãnh đạo không chỉ nhận thức đúng, quyết tâm cao, có chủ trương và sự chỉ đạo thiết thực mà còn yêu cầu người nông dân phải quyết tâm phấn đấu với tinh thần ham học hỏi, ý chí dám nghĩ, dám làm để vươn lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tháng 7/1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa

III) xác định phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong những năm 1961-1965 là: tích cực củng cố hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh làm cơ sở vững chắc để phát triển nông nghiệp. Kết hợp hoàn thiện quan

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 8


hệ sản xuất mới với việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp; Kết hợp chặt chẽ việc phát triển hợp tác hóa với thủy lợi hóa và cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, tiến tới một bước cơ giới hóa, nhằm mở rộng diện tích bằng việc tăng năng năng suất, theo phương châm toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, giải quyết tốt vấn đề lương thực là trọng tâm [67, tr.422].

Hưởng ứng cuộc vận động“Xây dựng hợp tác xã tốt” (Đoàn kết tốt, đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên, tích lũy để xây dựng hợp tác xã, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước), do Trung ương Đảng và Chính phủ phát động vào cuối năm 1961, hầu hết các tỉnh, thành trên toàn miền Bắc với hàng nghìn HTX đã tích cực tham gia. Các HTX Thái Bạ (Sơn Tây), Yên Trường (Thanh Hóa), Thống Nhất (Hà Đông), Đức Cảnh (Thái Bình), Tống Vân Trân (Hải Phòng)…đã trở thành điển hình của cuộc vận động xây dựng HTX tốt ở các tỉnh miền Bắc. Hợp tác xã Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào xây dựng HTX tốt toàn miền Bắc những năm 1961-1965.

Thôn Đại Phong thuộc khu vực trung tâm của vùng đồng bằng chiêm trũng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ sau ngày hòa bình lập lại, Đại Phong bắt tay vào quá trình khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất XHCN, thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất. Các tổ đổi công lần lượt xuất hiện, là tiền đề cho việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Đến tháng 12/1958, tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Huyện ủy Lệ Thủy, chi bộ thôn Đại Phong đã chọn hai tổ đổi công mạnh làm nòng cốt để xây dựng hai hợp tác xã Mỹ Phước và Hạ Đông

I. Thời gian mới thành lập, xã viên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thực sự tin tưởng vào đường lối của Đảng, công tác quản lý còn chưa có kinh nghiệm lại gặp thiên tai lũ lụt, tuy nhiên nhờ có sự tuyên truyền, giác ngộ và chỉ đạo chặt chẽ trong sản xuất nên năng suất lúa đạt được của hai HTX này vượt trội sản lượng lúa của các hộ nông dân riêng lẻ khác (lúa chiêm đạt 19,6 tạ/ha, trong khi các tổ đổi công và nông dân cá thể chỉ đạt 18 tạ/ha) [63, tr.102]. Đến tháng 4/1959, chi bộ Đại Phong tổ chức thêm 5 HTX mới, thu hút 65% số hộ nông dân tham gia. Đồng thời với việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, các HTX tiến hành các giải pháp nhằm tăng năng suất như: điều chỉnh lịch thời vụ, tăng cường làm thủy lợi, tăng lượng phân bón, mở thêm nghề phụ, cải tiến kỹ thuật…Kết quả, bên cạnh hai HTX là Mỹ Phước và Hạ Đông I tiếp tục phát huy năng lực, đạt chất


lượng, hiệu quả công tác thì các HTX khác vẫn sản xuất kém hiệu quả, bắt đầu xuất hiện tình trạng nhiều hộ xã viên có tư tưởng dao động, xin ra khỏi HTX.

Trước những diễn biến như vậy, tháng 10/1959, chi bộ thôn Đại Phong quyết định lấy HTX Mỹ Phước và Hạ Đông I làm nòng cốt để hợp nhất các HTX. Mặc dù có những khó khăn do sự chênh lệch về cổ phần, quỹ tích lũy…đặc biệt là diễn biến phức tạp về tư tưởng của bà con xã viên, nhưng nhờ chi bộ đoàn kết, thống nhất, cán bộ gương mẫu, tích cực tuyên truyền vận động bà con, nên tất cả đều đồng tình, tự nguyện hợp nhất, dốc sức xây dựng HTX, tìm hướng sản xuất mới. Năm 1960, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, phấn đấu “bình quân đầu người về lúa và hoa màu khoảng 500kg quy ra thóc”, yêu cầu các HTX phải tập trung lực lượng sản xuất để nâng cao tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, chủ yếu là sản lượng lúa. Sau hai năm quản lý HTX với những kinh nghiệm tích lũy được, chi bộ Đại Phong đề nghị lãnh đạo xã, huyện cho hợp nhất các HTX thành quy mô toàn thôn để có đủ lực lượng, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất lớn XHCN.

Tháng 5/1960, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nông nghiệp của Trung ương được cử về tận nơi để kiểm tra, nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho phong trào cả nước. Đại tướng có nhiều chỉ đạo cụ thể, trong đó yêu cầu trọng tâm cho HTX Đại Phong là cần tích cực làm thủy lợi, khoanh ô, khoanh vùng, cải tạo giống lúa và đưa dần giống năng suất cao vào thay thế những giống năng suất thấp, canh tác dài ngày; phát triển ngành nghề, chú trọng và đưa chăn nuôi thành nghề chính để tăng thực phẩm và tăng phân bón cho đồng ruộng; đẩy mạnh các PTTĐ trong thanh niên, phụ nữ nông dân…Nội dung chỉ đạo này thực chất hướng đến giải quyết các mục tiêu đề ra tại Đại hội xã viên 1960-1961, góp phần tạo ra chuyển biến trong nhận thức từng xã viên, hộ xã viên, thổi bùng ngọn gió Đại Phong trong PTTĐ toàn miền Bắc.

Cũng như các HTX ở tỉnh Quảng Bình, cơ cấu HTX Đại Phong bao gồm đại hội xã viên (đại hội đại biểu xã viên) - là cơ quan cao nhất của HTX. Đại hội xã viên bầu ra Ban quản trị để thay mặt đại hội xã viên giải quyết các kế hoạch cụ thể, đôn đốc thực hiện nghị quyết của đại hội. Chi bộ, ban quản trị HTX chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch sản xuất, gắn kế hoạch sản xuất với việc hoàn thành kế hoạch của gia đình xã viên. Trên cơ sở chỉ tiêu Nhà nước giao, khả năng lao động, kết quả thực tế đạt được trong năm trước đó, Chi bộ và ban quản trị


HTX xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm. Từng gia đình được báo ngày công cho đội sản xuất, khả năng cung cấp cho HTX, hoàn cảnh cụ thể của gia đình, những yêu cầu cần được quan tâm, giúp đỡ. Tổ trưởng các đội sản xuất có nhiệm vụ nắm bắt, giải quyết khó khăn, vướng mắt của xã viên, động viên, khuyến khích xã viên hoàn thành nhiệm vụ đối với HTX và chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Kế hoạch sản xuất dù là một vụ hay cả năm đều được đưa xuống các đội để các xã viên thảo luận. Trong khi các đội thảo luận kế hoạch sản xuất, HTX phát động PTTĐ hiến kế để xã viên thảo luận, hiến kế hay để xây dựng phương hướng, biện pháp kỹ thuật, cải tiến công cụ, quản lý ngành nghề. Kết quả thảo luận từ các đội là căn cứ giúp HTX điều chỉnh dự thảo kế hoạch. Để tập trung cho việc mở mang, phát triển sản xuất, HTX Đại Phong quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong quản lý trên cả ba mặt: quản lý sản xuất, quản lý lao động và quản lý tài vụ. Định mức lao động của xã viên được thực hiện dân chủ trên cơ sở phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác. Công tác quản lý tài vụ được tiến hành một cách công khai, minh bạch. Các khoản thu, chi cho từng vụ, từng năm được HTX quy định rõ ràng và được thông qua tại đại hội xã viên. Đặc biệt về công điểm của từng hộ xã viên thường xuyên được kiểm tra, định kỳ 10 ngày được công bố một lần. HTX Đại Phong quản lý và sử dụng lao động một cách linh hoạt. Vào thời vụ, HTX tạm đình chỉ các ngành, nghề khác, điều chỉnh lao động giữa đội này và đội khác nhằm tập trung lực lượng lao động. HTX còn tổ chức hợp đồng chặt chẽ giữa các khâu như cấy, cày, nhổ mạ, thậm chí thực hiện chuyên môn hóa các ngành, nghề tương đối ổn định để hợp lý hóa phân công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Công tác thủy lợi và vỡ hoang được tiến hành vào những lúc nông nhàn, sử dụng lao động tương đối tập trung là thanh niên và dân quân làm xung kích.

Tính đúng đắn của tất cả các khâu trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động, sản xuất đã mang lại cho hợp tác xã Đại Phong những ưu điểm vượt trội, là cơ sở mang lại tinh thần đoàn kết, nhất trí, thái độ hăng say lao động trong toàn xã viên.

Quán triệt phương châm lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, nhưng trên cơ sở các ngành nghề của địa phương, HTX Đại Phong đã phát triển và mở rộng thêm nhiều ngành nghề mới để khai thác số ngày công còn thừa trong năm của xã viên. Tháng 8/1960, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy, HTX Đại Phong với quy mô toàn thôn đi vào hoạt động, trở thành HTX có quy mô lớn nhất trong toàn huyện Lệ Thủy, với 446 hộ nông dân lao động vào HTX, trong đó có 2 hộ


phú nông, 8 hộ địa chủ, 925 lao động và 2.106 nhân khẩu [36].

Sang năm 1961, HTX Đại Phong đã mở rộng quy mô và lấy tên là HTX “Việt-Xô hữu nghị”. Trong không khí thi đua sôi nổi của cả hậu phương miền Bắc, HTX Đại Phong tiếp tục vươn lên với khí thế mạnh mẽ. Diện tích ruộng đất được mở rộng bằng khai hoang, tăng vụ, trồng xen, diện tích gieo cấy bình quân từ 5 sào 10 thước năm 1960, tăng lên 7 sào 9 thước năm 1961.Về thủy lợi, bình quân đầu người đạt 25 mét khối, phân bón đạt bình quân 12 tấn một hécta, so với 1960 tăng 5 tấn. Việc xây dựng cơ sở vật chất của HTX được chú ý tăng cường hơn trước. Chăn nuôi của xã viên cũng như HTX đều vượt chỉ tiêu kế hoạch. Việc sử dụng lao động được cải tiến, bình quân một lao động trong năm 1961 làm 262 ngày công, giá trị ngày công cũng được tăng lên [148, tr.8]

Để thực hiện các mục tiêu được xác định tại Đại hội xã viên 1960-1961, chi bộ thôn Đại Phong đã phát động đợt thi đua 10 ngày lập thành tích biểu dương tinh thần tự nguyện vào HTX và xây dựng HTX. Đợt vận động đã thu hút đông đảo nam, nữ thanh niên trong và ngoài HTX tham gia. Kết quả, trong 10 ngày, 90 mẫu hoang được vỡ, 60 mẫu hóa được phục hồi sản xuất, cánh đồng 274 mẫu được cày vỡ. Nhiều nông dân cá thể hăng hái xin gia nhập HTX, các xã viên HTX nhỏ tự nguyện hợp nhất thành HTX toàn thôn [148, tr.10]. Đến cuối năm 1961, HTX Đại Phong có 26 ngành nghề khác nhau, trong đó mỗi nghề được phân thành từng tổ, có chủ nhiệm phụ trách riêng, có tính lỗ lãi, quy định công điểm riêng. Sự phát triển và kết quả thu được từ các ngành nghề khác có ý nghĩa trong việc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của gia đình xã viên.

Giữa tháng 2/1961, Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp tổ chức Hội nghị toàn miền Bắc tại HTX Đại Phong, với mục đích đánh giá kết quả phong trào hợp tác hóa của HTX này và đưa PTTĐ lên thành cao trào. Cũng trong tháng 2/1961, Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp mở cuộc vận động“Học tập, tiến kịp và vượt HTX Đại Phong” trong nông nghiệp miền Bắc. PTTĐ này hướng đến 5 mục tiêu: cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất; tăng vụ và vỡ hoang; phát triển nhiều ngành, nhiều nghề; cải tiến công tác quản lý HTX; tăng cường công tác chính trị và tư tưởng trong HTX. Phong trào đã thổi những luồng gió mới vào nông thôn nước ta, động viên đông đảo nông dân nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái thi đua cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất, củng cố và phát triển HTX. Từ đây, PTTĐ với Đại Phong dần đi vào chiều sâu, gây tiếng vang lớn ở nông thôn trên toàn miền Bắc.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Bình phát động phong


trào “Học tập, tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” trong toàn tỉnh, hướng đến giải quyết các mục tiêu, trong đó: “Công tác thủy lợi phải đặt lên hàng đầu, đồng thời chú trọng công tác khai hoang, tăng vụ, phá xiềng 3 sào, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và cây trồng” [7, tr.95].

Ngày 16/3/1961, tỉnh Quảng Bình triệu tập hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm của HTX Đại Phong, nghiên cứu tình hình của huyện Lệ Thủy, là huyện đã căn bản hoàn thành HTX nông nghiệp bậc cao với quy mô HTX toàn thôn. Trong dịp này, các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Kiến An, khu vực Vĩnh Linh, Quân khu Hữu Ngạn và quận 7 ngoại thành Hà Nội đã cử những đoàn cán bộ vào dự hội nghị và đi thăm, học tập kinh nghiệm HTX Đại Phong [47].

Ngày 20/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng HTX Đại Phong chiếc máy cày DT54 có đủ hệ tác nghiệp. Sự kiện này có ý nghĩa mở đầu cho phong trào áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đến ngày 21/3/1961, đã có 19 tỉnh trên miền Bắc hưởng ứng PTTĐ “Học tập tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” với 3 mục tiêu: mở rộng diện tích và tăng năng suất; phát triển các ngành, nghề; tăng số ngày công lao động hàng năm [47]. Nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Đông…đã thành lập Ban lãnh đạo thi đua với Đại Phong do đồng chí Bí thư, hoặc phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Ngoài việc tích cực bồi dưỡng, giúp đỡ phát triển những “Đại Phong của tỉnh”, các tỉnh đã cử cán bộ về HTX Đại Phong học tập, rút kinh nghiệm. Theo thống kê, tính đến ngày 24/4/1961, trong 17 tỉnh, có 1.700 HTX giao ước thi đua với Đại Phong thì đến ngày 15/7/1961 đã có 3.191 HTX thi đua với Đại Phong, trong đó có 2.400 HTX đã xây dựng xong kế hoạch thi đua với Đại Phong, 24 HTX được chọn là những “Đại Phong” của huyện mình, tỉnh mình [39].

Điều đáng nói, trong số các HTX với Đại Phong, có nhiều HTX thuộc vùng cao, biên giới, hải đảo như: Vĩnh Kim (giới tuyến quân sự tạm thời), A Má (Biên giới Việt - Lào), Phìn Hồ (Hà Giang), Cô Tô (đảo nhỏ ở Quảng Ninh) [6, tr.121]. Qua PTTĐ với Đại Phong, toàn miền Bắc cấy lúa vụ chiêm vượt mức kế hoạch là 2,6%, trồng khoai lang vượt 2,4%, trồng ngô đạt 65,6%, sắn đạt 87,7%, diện tích vỡ hoang tăng 33,439 mẫu.Trong đó các tỉnh có số HTX đạt danh hiệu HTX Đại Phong nhiều nhất là: Vĩnh Phúc với 332 HTX, Nghệ An với 308 HTX Bắc Giang với 272 HTX, Nam Định với 259 HTX, Hưng Yên với 257 HTX, Quảng Bình với 200 HTX, Thái Bình với 178 HTX, Phú Thọ với 118 HTX, Yên Bái với


98 HTX và Thái Nguyên với 80 HTX [38].

Phong trào học tập và thi đua với Đại Phong ngày càng được nhân rộng ra nhiều địa phương. Ngày 12/9/1961, Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Quảng Bình ban hành Chỉ thị số 22-CT/QB Về tiến hành sơ kết phong trào thi đua Đại Phong từ xã lên tỉnh. Chỉ thị yêu cầu đánh giá, bình xét, công nhận các HTX, đội Đại Phong của xã, của huyện, đồng thời tiến hành bình bầu những nam, nữ thanh niên tiên tiến, xã viên tiên tiến trong PTTĐ Đại Phong. Từ ngày 18-20/10/1961, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức hội nghị liên hoan các HTX, đội Đại Phong của tỉnh nhằm trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo, thi đua của các đội và HTX, xác định phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong kế hoạch 5 năm (1961-1965). Tính đến tháng 10/1961, toàn miền Bắc đã lựa chọn được 45 “Hợp tác xã Đại Phong”. Một số huyện ở các tỉnh ở Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định lựa chọn được từ hai đến ba “Hợp tác xã Đại Phong” của địa phương mình. Trong năm 1961, mặc dù hạn hán và nạn sâu bệnh, nông dân miền Bắc đã thu hoạch được 5 triệu 53 vạn tấn lương thực, tăng 18,2% so với năm 1960. Nhiều loại cây công nghiệp được trồng nhiều hơn trước, như: bông hạt tăng 35%, lạc tăng 27,8%, mía tăng 15,1%, thầu dầu tăng 36,8%, thuốc lá tăng 94,6%.

Ngày 25/10/1961, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chỉ thị số 27- CT/QB Về việc phát động chiến dịch “Phất cờ Đại Phong”, đẩy mạnh Đông- Xuân, tiến quân 6 tốt: thực hiện cao trào thủy lợi tốt; khai hoang và tăng vụ tốt; cải tiến kỹ thuật, cải tiến nông cụ, tăng năng suất; chăn nuôi tốt; bảo vệ sản xuất, sức khỏe tốt, công tác văn hóa tốt; cải tiến quản HTX xã tốt. Đợt thi đua được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Đợt đầu toàn tỉnh đã lựa chọn và xác nhận được 3.000 thanh niên đạt chuẩn “trai, gái Đại Phong”. Trong đó, Bố Trạch có 269 người đạt cấp kiện tướng, Quảng Trạch có 588 người là xã viên tiên tiến, Lệ Thủy có 188 người đạt danh hiệu “trai, gái Đại Phong” [6, tr.108].

Thành tích nổi bật của nông nghiệp trong năm 1961 là hàng triệu nông dân xã viên đã dũng cảm phấn đấu “phá xiềng 3 sào” bằng tăng vụ, khai hoang để mở rộng diện tích gieo rộng. Thực hiện khẩu hiệu “Bốn mùa trồng trọt, quanh năm thu hoạch”, nhiều HTX đã đưa chỉ số sử dụng đất lên khá cao. PTTĐ làm thủy lợi phát triển mạnh. Phong trào làm phân sào, phân ủ, thả bèo hoa dâu…phát triển rộng rãi. Nhiều HTX đã chú ý đến việc xây dựng các cơ sở vật chất; hàng nghìn tổ chế biến phân bón và cơ sở cải tiến công cụ được thành lập. Qua PTTĐ

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí