Thời Kì Thái Nguyên Cùng Với Cả Nước Đưa Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp Lên Sản Xuất Lớn Xhcn 1976 - 1980


Tháng 8 năm 1974, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị tại Thái Bình để rút kinh nghiệm, tiếp đó Ban Bí thư đã có Chỉ thị 208 CT/TU ngày 16/9/1974 về việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và quản lí một bước quản lí nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn XHCN

Trước tình hình trên, đầu năm 1974, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ trương phân loại HTX để có kế hoạch củng cố, giúp đỡ từng loại, từng vùng khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng phong trào HTX thời kì này chưa có sự thống nhất trong một số cấp uỷ huyện, hoặc giữa một số huyện với tỉnh. Đánh giá phong trào HTX cũng chưa đầy đủ cả nội dung chính trị và kinh tế, ví dụ: Có HTX đã chia hết ruộng đất cho xã viên cấy riêng, chỉ còn để lại vài hécta cấy chung để đóng thuế cho Nhà nước (HTX Hòa Tây, xã Tân Hòa - Phú Bình), có HTX trên 140 hộ đã ra gần hết chỉ còn 10 hộ ở lại HTX (Bình Minh, xã Phục Linh - Đại Từ), hoặc có khá nhiều HTX, Ban Quản trị bỏ nhiệm vụ lãnh đạo xã viên ra làm ăn riêng như: HTX Hiệp Lực (huyện Phú Lương), HTX Đồng Vinh, Bản Hin, Tam giao (huyện Định Hoá)... nhưng khi đánh giá phong trào các huyện vẫn coi những nơi này còn HTX . Do đó, tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX toàn tỉnh hiện nay vẫn cao (79,5%) [15]. Nếu căn cứ vào tỷ lệ này mà đánh phong trào thì phong trào HTX của Thái Nguyên vẫn chưa có gì đáng lo ngại lắm. Song thực tế không đúng như vậy, thực chất số HTX còn hoạt động theo đúng điều lệ quy định chỉ còn khoảng trên 60%. Do việc đánh giá phân loại HTX chưa thống nhất và việc đề ra biện pháp củng cố, khôi phục, tăng cường HTX ở từng vùng, từng nơi cũng chưa được sát, do đó, rất khó khăn trong việc thực hiện tổ chức lại quản lí, ảnh hưởng lớn đến sự quyết tâm củng cố HTX của tỉnh.

Hợp tác xã thời kì này các mặt vi phạm chính sách như phân tán ruộng đất, khoán hộ sai chính sách, ăn chia phân phối không công bằng, hợp lý, thiếu dân chủ, tham ô, nợ nần kéo dài... vẫn chưa được sửa chữa một cách


nghiêm chỉnh và tích cực có nơi còn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng thêm. Ví dụ: Huyện Phổ Yên năm 1973 mới có 3 hợp tác xã khoán hộ, phân tán ruộng đất nay có tới 20 hợp tác xã khoán hộ, phân tán ruộng đất như hợp tác xã Công Thượng, Vân Hồng, Vân Thượng, Đông Quang Hồng, Thành công, Thống Nhất... Hình thức phân tán phổ biến là chia cho mỗi nhân khẩu từ 1 đến 2 sào, riêng hợp tác xã Phú Đạt phân tán trên 40% diện tích canh tác. Việc phân tán ruộng đất đang phát triển trở thành phổ biến ở nhiều xã trong các huyện trung du.

Trước những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong các HTX, Thái Nguyên tiếp tục đưa cán bộ xuống giúp đỡ, củng cố phong trào HTX. Trong đó, cử một số cán bộ xuống trực tiếp giữ các trọng trách ở các HTX; cử một đội ngũ cán bộ, nhân viên cần thiết, có nghiệp vụ kế toán xuống giúp HTX trong thời gian khoảng nửa năm để thanh toán dứt điểm khâu quản lí tài chính, giải quyết các vụ nợ nần tham ô…Tại các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, sau khi Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh tập trung đưa hơn 200 cán bộ xuống trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo củng cố phong trào HTX thì tình trạng các HTX tan vỡ từng mảng đã được ngăn chặn. Riêng phong trào hợp tác hoá ở huyện Vò Nhai mặc dù được các cấp uỷ Đảng từ Trung ương xuống Khu uỷ, Tỉnh uỷ quan tâm lãnh đạo, vẫn tiếp tục giảm sút; số hộ nông dân tham gia HTX trong năm 1974 chỉ còn 5,5% và đến năm 1975, xuống còn 5,1%. Như vậy, có vấn đề tồn tại cả về lí luận và thực tiễn mà thời kì này Thái Nguyên chưa có điều kiện để rút ra kết luận về bản chất của vấn đề, làm cơ sở xác định và đề ra phương thức và tốc độ cải tạo XHCN trong nông nghiệp cho đúng quy luật, với nguyên tắc tự nguyện và dân chủ, cho phù hợp với một tỉnh trung du và miền núi, có nhiều vùng dân cư thưa thớt, ruộng đất phân tán, giao thông chưa phát triển.


Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta kéo dài trên 20 năm, đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cách mạng nước ta chuyển sang thời kì mới với hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

Chuyển sang thời bình, chính là điều kiện thuận lợi để nhân dân các dân tộc Thái Nguyên tập trung sức lực, trí tụê cho mặt trận phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục thực hiện mô hình hợp tác hóa nông nghiệp trên phạm vi cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, diện tích lúa cấy cả năm 1975 đạt 65.310 ha, tăng 3.200 ha so với năm 1970. Do tập trung đẩy mạnh thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất, bước đầu xác định được cơ cấu giống thích nghi với khí hậu từng vùng, từng loại đất nên năng suất lúa cả năm 1975 đạt 44 tạ/ha. Hai huyện Đại Từ, Định Hoá, 37 xã, 87 HTX trong các huyện khác đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha một năm. Có những HTX đạt trên 7 tấn thóc/ha một năm. Sản lượng lúa năm 1975 đạt 132.583 tấn, tăng 24,815 tấn so với năm 1970. Kết quả, phát triển các loại cây mầu, rau, đậu cũng tăng từ 3 đến 10%. Sản xuất lương thực phát triển đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 1975, tổng đàn lợn trên địa bàn Thái Nguyên có 167.300 con, tăng 52.000 con so với năm 1970.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, phong trào HTX sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đã có những biến đổi căn bản. Đến năm 1975, trên địa bàn Thái Nguyên đã có 71,1% số hộ nông dân lao động đi vào con đường làm ăn tập thể; quy mô HTX ngày càng mở rộng, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, đội ngũ cán bộ nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở ngày càng trưởng thành trong quản lí kinh tế và khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, kết quả sản xuất ngày càng cao. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng kinh tế chuyên canh

Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 9


(rau, chè) và bước đầu phát triển mạnh nghề rừng, chăn nuôi. Tuy nhiên, ở một số địa phương, sản xuất nông nghiệp phát triển còn chậm, không đều và cơ bản vẫn độc canh câu lúa, mang nặng tính chất tự túc, tự cấp của nền sản xuất nhỏ. Việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa hợp lí dẫn đến lãng phí đất đai, năng suất không ổn định. Sản phẩm hàng hoá làm ra còn quá ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về lương thực, thực phẩm và cũng không đủ nguyên liệu cung cấp cho các ngành tiểu, thủ công nghiệp. Tổ chức HTX nông nghiệp mặc dù thường xuyên được củng cố, nhưng vẫn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém: Công tác quản lí bị buông lỏng, tình trạng tham ô, lãng phí, nợ nần, lấn chiếm ruộng đất tập thể, phân phối không công bằng…cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế cá thể từng bước lấn át kinh tế tập thể, phá vỡ quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. Tình hình sản xuất và công tác quản lí như trên đã biến các đội sản xuất và công tác quản lí như trên đã biến các đội sản xuất như một HTX nhỏ và Ban quản trị HTX như một cơ quan quản lí hành chính.

Thời kì này, tình hình cung cấp lương thực cả nước nói chung và trong tỉnh nói riêng hết sức khó khăn do dân số tăng nhanh, sản xuất phát triển chậm, nguồn nhập khẩu lương thực của Nhà nước cũng giảm sút do một số nước cắt giảm việc trợ cho ta khi chiến tranh kết thúc. Trong khi đó, việc quản lí, sử dụng lương thực lại thiếu chặt chẽ, sai đối tượng, gây thất thoát lớn. Đối với Thái Nguyên, là trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc, có nhiều trường Đại học, cao đẳng và các cơ quan xí nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn, do đó phần lương thực do Nhà nước cung cấp cho các đối tượng khá lớn (theo sổ gạo) chiếm trên 30% nên càng khó khăn hơn. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lương thực ngày càng nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn càng đòi hỏi về nhu cầu phát triển sản xuất lương thực trong tỉnh.


2.3.3. Thời kì Thái Nguyên cùng với cả nước đưa hợp tác hóa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN 1976 - 1980

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và cả nước bước vào xây dựng CNXH. Đối với nông nghiệp ở miền Bắc Đảng ta chủ trương vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô các HTX nông nghiệp; tiến hành tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá.

Để củng cố phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, một mặt Thái Nguyên tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho nông nghiệp thời gian này là 11,4 triệu đồng, tỷ trọng đầu tư cao nhất cho phát triển nông nghiệp ở Thái Nguyên từ trước cho đến nay. Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng nhiều công trình thuỷ nông lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là công trình thủy lợi hồ Núi Cốc, với diện tích mặt hồ rộng 2.500 ha, dung tích chứa nước là 175m3, đảm bảo tưới nước cho 12.000ha lúa hai vụ thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình. Cùng với thủy lợi, điện, vật tư nông nghiệp như: phân hóa học, giống…cung cấp cho nông nghiệp cũng tăng mạnh.

Thời kì này, những tồn tại của việc quản lý tư liệu sản xuất tập thể trong các HTX như: sơ hở trong công tác quản lý kinh tế, những thói hư tật xấu, móc ngoặc thu vén cho cá nhân v.v…đang ngày càng diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng xấu trực tiếp và sâu sắc đến hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đến tổ chức lại sản xuất, đến phát triển sản xuất, lưu thông và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó Thái Nguyên tiếp tục triển khai Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc đẩy mạnh cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nhanh chóng khắc phục những mặt yếu kém ở một số vùng đưa phong trào hợp tác hoá trong tỉnh tiến lên đồng đều và mạnh mẽ. Đợt vận động này được tiến hành từ tháng 4 năm 1978 cho đến hết năm.


Qua các đợt củng cố và tổ chức lại sản xuất, về cơ bản, trong thời kì này phong trào HTX phát triển ổn định. Đến năm 1980, trên địa bàn Thái Nguyên có 88.329 hộ nông dân vào làm ăn tập thể, với gần 500 HTX bậc cao. Một số HTX phát triển khá toàn diện, nổi bật là HTX Hùng Sơn (Đại Từ). Các HTX Quang Vinh (thành phố Thái Nguyên), Hà Thượng (Đại Từ), Nam Hà (Phú Bình), Xuân Phú (Phú Lương), Phúc Chu (Định Hoá)…là những đơn vị sản xuất phát triển tốt từng mặt. Phong trào HTX ở Vò Nhai cũng có sự chuyển biến tích cực, từ 9 HTX (năm 1976), phát triển lên 29 HTX (năm 1979), với 39% số hộ nông dân trong huyện tham gia. Trong các HTX tiên tiến và khá, công tác quản lí có nhiều tiến bộ, sản xuất phát triển nhanh và tương đối vững chắc, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, có tích luỹ, đời sống xã viên ổn định, các công trình phúc lợi được mở rộng

Mặc dù vậy, những yếu kém trong chỉ đạo, quản lí sản xuất ở các HTX vẫn chưa được khắc phục. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên mà thời tiết lại không thuận lợi, vụ đông - xuân giá rét kéo dài, vụ mùa nắng hạn gay gắt gây ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất, sản lượng lúa và hoa mầu. Sản xuất nông nghiệp sa sút liên tục dẫn đến tình trạng sản lượng lương thực quy thóc cả năm 1976 chỉ đạt 132.181 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 115.360 tấn, giảm 17.023 tấn so với năm 1975. Kết quả thu hoạch thấp, phần lương thực Nhà nước cung cấp cho tỉnh cũng giảm sút và không kịp thời. Tình trạng đói giáp hạt đã xảy ra ở một số nơi.

Công tác tổ chức và quản lí kinh tế sau một thời gian dài thực hiện cũng đã có một số kinh nghiệm trong công tác, nhờ đó cũng đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhưng chưa có sự chuyển biến tích cực. Sự trì trệ trong quản lí chậm được khắc phục, nên còn nhiều sai sót. Hiện tượng “Dong công phóng điểm” trong các HTX còn khá phổ biến, Từ việc định mức, xếp bậc và định tiêu chuẩn tính công chưa làm được nên tình trạng dong công phóng


điểm là rất phổ biến trong tất cả các HTX. Công tác quản lí, phân phối sản phẩm chưa thật sự dân chủ, công khai, tạo nên những sơ hở, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong các HTX, gây bất bình cho xã viên và làm cho phòng trào HTX thường xuyên không ổn định. Những mặt yếu kém nêu trên càng làm rò nét nhược điểm của mô hình HTX theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp (hay còn gọi là cơ chế cũ). Tổ chức và quản lí theo cơ chế này, thực chất làm cho người nông dân tách rời đối tượng lao động và sản phẩm cuối cùng, động lực kinh tế bị triệt tiêu, biến người nông dân làm chủ thành người lao động phụ thuộc.

Có một nghịch lí xảy ra là người nông dân thờ ơ với ruộng đất, với TLSX, nhiều nơi có hiện tượng lúa chín ngoài đồng nhưng không có người đi gặt vì người nông dân đã đủ công điểm để được chia hoa lợi, hoặc do có nhiều hình thức khoán như khoán việc, làm công nhật, khoán theo diện tích…Như vậy, về thực chất là người nông dân đã không còn quan tâm đến lợi ích tập thể.

Mô hình quản lí phát triển kinh tế trong các HTX đến giai đoạn này thực sự không còn phù hợp. Nhưng do chưa nhận thức đầy đủ, nên không những không có sự điều chỉnh cho phù hợp, mà ngược lại, chúng ta vẫn dồn sức củng cố, xây dựng HTX, thậm chí còn đẩy mạnh việc xây dựng HTX quy mô lớn (toàn xã), trong khi công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, phân phối sản phẩm ở những HTX nhỏ còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Vì vậy, đến cuối năm 1979, có tới 2/3 trong số 86 HTX quy mô toàn xã của tình làm ăn không hiệu quả. Trong số 45 HTX phải tổ chức lại sản xuất, sau 2 năm chỉ có 19 HTX chuyển biến, 26 HTX còn lại vẫn ở trong tình trạng yếu kém.

Thực trạng kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp vào những năm 1979 - 1980 sa sút nghiêm trọng. Phong trào HTX sút kém, ruộng đất bị bỏ hoang, thiên tai nặng nề dẫn đến sản xuất lương thực tăng chậm, nên phần đóng góp nghĩa vụ lương thực với Nhà nước cũng đạt thấp. Năm 1980, lượng


lương thực huy động nhập kho được 13.442 tấn, trong khi tổng lương thực Nhà nước bán ra cho các đối tượng ăn gạo sổ lên tới 58.000 tấn (gấp hơn 5 lần số huy động của tỉnh), làm cho nền kinh tế mà trước hết là nông nghiệp rơi vào trạng thái hết sức khó khăn, khủng hoảng trên nhiều mặt.

Do nhu cầu bảo đảm đời sống của người dân và nâng cao hiệu quả sản xuất, trong những năm 1978 - 1980, cũng như một số nơi khác, một số HTX nông nghiệp trong tỉnh đã tự “Bung ra”, dùng các hình thức khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đối với nhiều loại cây trồng, đối với chăn nuôi và đối với các ngành nghề khác để ổn định kinh tế.

Tiểu kết chương 2

Quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình hình thành, phát triển kinh tế HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong suốt quá trình chỉ đạo, nhiều chủ trương chính sách mới luôn được đề ra cho phù hợp với các yêu cầu của thực tế lịch sử cũng như thực tiễn cuộc sống.

- Từ năm 1958 đến năm 1980, với lợi thế là tỉnh đã thí điểm xây dựng HTX từ những năm 1955; đặc biệt lại được Hồ Chủ tịch đến thăm và nói chuyện hướng dẫn chỉ đạo phong trào, do đó rất thuận lợi cho việc triển khai trên diện rộng, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện, Thái Nguyên đã căn bản hoàn thành việc xây dựng HTX.

Bên cạnh những thành công đạt được, đặc điểm nổi bật của thời kì này là quá trình củng cố và mở rộng qui mô HTX luôn mâu thuẫn, trái ngược với kết quả thu được trong sản xuất nông nghiệp. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút, kinh tế HTX ngày càng biểu hiện tiêu cực như: mất dân chủ, tham ô, lãng phí, phân phối không rò ràng. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước có chiến tranh, toàn dân phải dốc sức lực phục vụ mọi nhu cầu chiến đấu giành chiến thắng, do vậy các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2022