Phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, cử cán bộ trẻ đi nghiên cứu, học tập chính quy về hợp tác xã ở một số nước có phong trào hợp tác xã phát triển mạnh làm nòng cốt cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp, cho khu vực kinh tế tập thể và cho các trường đào tạo về hợp tác xã.
+ Thực thi chính sách đất đai thông thoáng theo hướng tạo điều kiện cho hoạt động của các HTX
Chính phủ đã có biện pháp, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân “dồn điền, đổi thửa”, tập trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nước để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề. Nhưng việc thực hiện tại Hà Nội chưa có kết quả. Vì vậy, trong thời gian tới Thành phố cần chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm và tạo điều kiện cho nông dân, xã viên “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ ruộng đất cho hộ sản xuất nông nghiệp, để có điều kiện sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề; hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn vào HTX.
Thực hiện Đề án số 17/ĐA-TU, Sở Tài nguyên môi trường & Nhà đất phối hợp với các cấp, các ngành trong thành phố đã điều tra khảo sát tình hình sử dụng đất của các HTX và đề ra những giải pháp để thực hiện chính sách về đất đai. Tuy nhiên, các chủ trương chính sách này mới chỉ dừng lại ở cấp Thành phố, mà chưa được phổ biến sâu rộng cho các HTX. Hơn nữa, các Cấp, các Ngành cũng chưa quan tâm đến việc cấp đất cho HTX do tiềm lực của HTX còn yếu.
Trong thời gian tới Thành phố chỉ đạo các quận, huyện quan tâm, và tạo mọi điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, được hưởng chính sách giao đất không thu tiền sử dụng. Nếu hợp tác xã đã có đất thì xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, hợp tác xã nông nghiệp còn được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm nếu có nhu cầu sử dụng và được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.
+ Thực hiện chính sách tài chính - tín dụng phù hợp
Khuyến khích xã viên HTX có nhiều hình thức góp vốn kể cả bằng tài sản, đất đai... của thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho HTX. Công khai hoá các khoản đóng góp của các thành viên.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào của sản phẩm nông nghiệp trên nguyên tắc không thấp hơp các nước có trình độ kinh tế nông nghiệp như nước ta và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, đào tạo nghề cho lao động.
Để tạo điều kiện cho các HTX có vốn hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của HTX trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố cần nhanh chóng thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố cần tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn đối với HTX có dự án đầu tư khả thi.
Đẩy nhanh tiến độ xoá nợ cho các HTX và giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong các HTX
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Chủ Yếu Về Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Hà Nội
- Những Tồn Tại Chủ Yếu Và Nguyên Nhân
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Hà Nội Đến 2010
- Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 12
- Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
+ Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX nông nghiệp
Triển khai văn bản số 994/BHXH/CĐCS ngày 01/04/2003 về thực hiện đóng BHXH cho khu vực HTX. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Liên minh HTX Thành phố, Sở Lao động và TBXH Thành phố tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện ở tất cả các quận, huyện, đồng thời tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc, trong đó có xã viên HTX. Thành phố đã thành lập Tổ công tác thực hiện thí điểm BHXH bắt buộc cho xã viên và người lao động trong HTX. Tuy nhiên, việc thực hiện đóng BHXH tại các HTX nông nghiệp còn ít, tính đến 31/12/2005 mới có 2 HTX nông nghiệp tham gia đóng BHXH với 10 người được đóng bảo hiểm xã hội ( chủ yếu là cán bộ đang làm việc cho HTX ).
Một trong những lý do ảnh hưởng đến việc đóng BHXH trong các HTX là do độ tuổi của người lao động cao; độ tuổi trung bình của chủ nhiệm HTX là 47, trưởng bản kiểm soát là 50 và cán bộ kế toán 40 ( theo kết quả điều tra của Liên minh HTX Thành phố Hà Nội ). Trong khi đó quy định của cơ quan BHXH thì những ai đóng đủ 20 năm mới được hưởng chế độ BHXH, vì vậy đa số cán bộ các HTX nông nghiệp không muốn tham gia đóng BHXH.
Một lý do khác làm cho các HTX nông nghiệp không đóng BHXH là việc cơ quan BHXH áp dụng mức lương tối thiểu là 350.000 đồng/tháng làm căn cứ để xác định mức đóng BHXH cho người lao động là không thực tế đối với HTX, vì nhiều HTX mức lương trung bình của cán bộ trong HTX chưa đến 300.000 đồng/tháng.
Vì vậy, trong thời gian tới Thành phố cần đề nghị cơ quan BHXH Hà Nội hạ quy định mức tối thiểu để đóng BHXH là 300.000 đồng/tháng/người. Ngoài ra, cơ quan BHXH phải mở rộng nhiều hình thức đóng BHXH, nhiều loại BHXH, như: bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thai sản... để cho người lao động có cơ hội được tham gia đóng BHXH theo nhu cầu.
+ Thực hiện có hiệu quả thiết thực chính sách hỗ trợ về khoa học – công nghệ cho HTX.
Thành phố xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ HTX ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến.. HTX được hưởng thành quả và được làm đầu mối trong các chương trình do Thành phố đầu tư qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm.
Chính quyền các cấp phải là cầu nối giữa các HTX với các trường đại học, viện nghiên cứu để chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX
Thành phố cần tạo điều kiện để cho HTX được chuyển giao công nghệ thuận lợi, như không phải đóng thuế, được hưởng lãi xuất ưu đai khi HTX đầu tư mua sắm máy móc mới...)
3.2.3. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chỉ đạo và thực thi các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tập thể
Tiến hành rà soát, đánh giá phân loại cụ thể các HTX sau chuyển đổi theo Luật HTX năm 2003. Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể từ Thành phố đến xã, phường đảm bảo yêu cầu quản lý và tránh chồng chéo. Mỗi Sở, Ban, Ngành phải phân công cho đồng chí thủ trưởng cơ quan trực tiếp phụ trách và cử những chuyên viên chuyên trách, có phẩm chất
đạo đức, có trình độ và đặc biệt là những người có nhiệt tình, tâm huyết theo dõi lĩnh vực HTX. Thiết lập lại kỷ cương chế độ báo cáo để phục vụ tốt điều này, theo hướng:
- Cấp quận, huyện: Bổ sung cán bộ chuyên môn cho Phòng Kế hoạch kinh tế thực hiện chức năng chuyên trách quản lý nhà nước đối với HTX, không kiêm nhiệm các công việc quản lý khác.
- Cấp xã: Phân công cán bộ quản lý kinh tế, kiêm nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTX trên địa bàn theo quy định.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho HTX, Liên hiệp HTX mới thành lập.
- Khuyến khích và có cơ chế điều động Đảng viên, cán bộ, công chức nhà nước có trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức chuyển sang hoạt động trong khu vực kinh tế tập thể.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế tập thể nhằm ngăn chặn các biểu hiện sai phạm trong kinh doanh, bảo vệ các HTX làm ăn đứng đắn, đảm bảo cho các HTX được tự do kinh doanh hợp pháp. Tăng cường năng lực, hoàn thiện hệ thống các cơ quan kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của HTX.
Trong thời gian tới Thành phố cần chỉ đạo Các Sở, ngành tiến hành triển khai chương trình phát triển kinh tế tập thể đã được xây dựng; rà soát, bổ sung, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; củng cố bộ máy quản lý chuyên trách đủ mạnh để theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách, nghiệp vụ đối với khu vực kinh tế này.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp khu vực kinh tế tập thể, tăng cường củng cố bộ máy để có đủ cán bộ triển khai nhiệm vụ; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình làm ăn tốt; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo tại chỗ cán bộ cho tổ hợp tác, hợp tác xã; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2.4. Nâng cao vai trò của Liên minh Hợp tác xã Thành phố Hà Nội trong phát triển kinh tế hợp tác xã.
Tiếp tục củng cố Liên minh HTX Thành phố để thực thi tốt những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, theo các hướng chính như sau:
Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức của Liên minh Hợp tác xã Thành phố, đảm bảo năng lực để làm tròn vai trò của tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và các tổ chức thành viên:
Nâng cao năng lực và tính chủ động của Liên minh Hợp tác xã Thành phố trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể đối với Thành uỷ, UBND Thành phố:
Trong thực tế vừa qua các cấp quận, huyện, có vai trò hết sức quan trọng trong việc theo dõi, chỉ đạo kinh tế hợp tác và HTX, là cấp chính quyền thứ ba thường xuyên, hằng ngày gắn rất chặt và có mối quan hệ toàn diện với các hoạt động của kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Vì vậy để có cán bộ theo dõi, chỉ đạo phong trào kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở cấp quận, huyện phải có từ 1 đến 2 cán bộ biên chế để chuyên theo dõi, chỉ đạo, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cấp huyện về phát triển phong trào kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Số cán bộ này hưởng biên chế và quĩ lương của huyện và sinh hoạt trong Phòng kinh tế của quận, huyện, nhưng được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và sinh hoạt định kỳ trong quá trình theo dõi và chỉ đạo kinh tế tập thể với Liên minh HTX Thành phố, và làm nhiệm vụ đại diện của Liên minh Hợp tác xã tại các quận, huyện. Hoặc số cán bộ trên có thể hưởng biên chế và quỹ lương của Liên minh HTX Thành phố và là đại diện của Liên minh HTX tại các quận, huyện, sinh hoạt hàng ngày với phòng kinh tế của cấp quận, huyện.
Liên minh HTX Thành phố cần phát huy vai trò tổ chức các dịch vụ công, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển đối với các hợp tác xã. Những lĩnh vực để hỗ trợ HTX phát triển cần được quan tâm như: đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho hợp tác xã và dạy nghề cho xã viên; cung cấp thông tin thị trường và các hoạt động hỗ trợ tiếp thị cho hợp tác xã; tư vấn pháp luật; kiểm toán HTX; các dịch vụ hỗ trợ khác như tín dụng, tư vấn
khoa học công nghệ, thị trường; tổ chức các hoạt động triển lãm giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu;… Điều này có nghĩa là đẩy nhanh hơn nữa việc thiết lập và mở rộng hệ thống dịch vụ xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ việc tiếp thị và mở rộng thị trường cho các sản phẩm đầu ra của các HTX.
3.2.5. Củng cố các hợp tác xã đang hoạt động và tổng kết các điển hình tiên tiến và xây dựng các mô hình hợp tác xã mới
+Kiện toàn tổ chức của các HTX đang hoạt động
Liên minh hợp tác xã Thành phố cùng với các Sở, Ngành, Quận, Huyện rà soát, đánh giá thực chất hoạt động của các hợp tác xã, định ra phương hướng phát triển thích hợp cho từng loại hình cụ thể.
Hướng dẫn các hợp tác xã tập trung vào việc thực hiện các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ thành viên. Tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng hoạt động kinh doanh tổng hợp; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến, kinh doanh dịch vụ; mở rộng các hoạt động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước.
- Tiến hành đánh giá lại năng lực nội tại của hợp tác xã yếu kém; hướng dẫn các hợp tác xã này xây dựng, bổ xung phương án sản xuất kinh doanh, khai thác những tiềm năng thế mạnh trên địa bàn; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn bộ máy hoạt động của hợp tác xã để có thể đáp ứng được đòi hỏi khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
- Khoanh nợ hoặc xóa nợ đối với các khoản hợp tác xã nợ các tổ chức kinh tế Nhà nước từ thời điểm trước chuyển đổi.
- Giải quyết dứt điểm vấn đề đất đai, tài sản, vốn góp của xã viên, đặc biệt đối với các hợp tác xã nông nghiệp nội thành trong giai đoạn 2001-2005.
- Rà soát lại các hợp tác xã chuyển đổi, kể cả các hợp tác xã đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng sản xuất kinh doanh không đúng đăng ký và cấp đăng ký kinh doanh cho các hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật đang hoạt động.
- Tăng cường quản lý nhà nước về tài chính đối với hợp tác xã, không để nợ mới phát sinh.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, đảm bảo hạch toán đủ đầu vào - đầu ra trên cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi, nhất là trong các hợp tác xã nông nghiệp.
+ Tổng kết các HTX hoạt động có hiệu quả, khuyến khích thành lập các HTX mới
Kinh nghiệm chỉ đạo phong trào hợp tác xã những năm qua cho thấy việc tổng kết và xây dựng các mô hình HTX có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mô hình hợp tác xã sản xuất, kinh doanh giỏi là cơ sở tốt nhất để thuyết phục nhân dân, tạo dư luận xã hội ủng hộ cho phong trào. Vì vậy, thành phố cần tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX điển hình tiên, hoàn thiện các mô hình hợp tác xã sản xuất, kinh doanh giỏi làm cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra trên diện rộng.
Để nhân rộng các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ một số giải pháp sau:
- Tiếp tục phát triển các hợp tác xã với các hình thức tổ chức và phương thức hoạt động đa dạng trên cơ sở nhu cầu thực sự và tự nguyện của các thành viên. Trong quá trình phát triển cần căn cứ vào trình độ phát triển sản xuất hàng hoá, vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi vùng khác nhau để có định hướng và biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Trong việc thành lập các hợp tác xã mới không chỉ vận động các thể nhân là những người lao động tham gia thành lập hợp tác xã, mà cần chú ý vận động các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các trang trại, các pháp nhân là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ và vừa thuộc các ngành và các lĩnh vực. Mở rộng và phát triển các loại hình hợp tác xã dựa trên cơ sở tập hợp đông đảo các tầng lớp dân cư, các giới xã hội, kể cả công nhân viên chức.
- Phát triển hợp tác xã phải gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng quận, huyện, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lồng ghép với các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, phải coi trọng việc đầu tư nghiên cứu
xây dựng các mô hình mới, điển hình tiên tiến, tổng kểt, phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau giữa các hợp tác xã và giữa các quận, huyện để tìm cho được mô hình phù hợp đa dạng để phổ biến nhân rộng.
- Phát huy nội lực, tăng cường tích tụ nội bộ để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng qui mô hợp tác xã.
Sự tự thân vận động của bản thân các đơn vị kinh tế hợp tác, hợp tác xã là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã. Mỗi hợp tác xã phải không ngừng tự đổi mới, khai thác mọi tiềm năng, lựa chọn bước đi phù hợp và định hướng đúng cho hoạt động của mình. Sự tự thân vận động này phải hướng vào việc tổ chức lại hợp lý sản xuất, kinh doanh, chú trọng tích luỹ nội bộ để mở rộng tái sản xuất, huy động mọi nguồn vốn, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, thiết thực, giảm cán bộ gián tiếp, lựa chọn và bố trí cán bộ có trình độ, nhiệt tình và năng động, hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ hợp tác xã..., nhất là qui chế quản lý tài chính thích hợp...
3.2.6. Giải quyết dứt điểm việc chuyển đổi và giải thể hợp tác xã.
Việc chuyển đổi, giải thể hợp tác xã là một việc rất nhậy cảm và khó khăn phức tạp, vừa đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, Chỉ thị, Nghị quyết của UBND Thành phố, đồng thời phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, lợi ích của xã viên và người lao động.
Từ những thực tế về tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã chưa chuyển đổi, giải thể ở Hà nội, để giải quyết dứt điểm các tồn tại trên, trong thời gian tới Thành phố Hà nội phải chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan thực hiện tốt một số các giải pháp sau:
+ UBND Thành phố chỉ đạo các quận, huyện xem xét, đánh giá và rà soát cụ thể từng hợp tác xã, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hợp tác xã xây dựng phương án, điều lệ và tiến độ thực hiện chuyển đổi, giải thể hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật.
- Đối với các hợp tác xã có đủ điều kiện chuyển đổi, kể cả việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp sang hoạt động theo công nghiệp, thương mại dịch vụ hoặc các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm thì UBND các