Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Hà Nội Đến 2010


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI


3.1.Đnh hướng phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội đến 2010

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV ( năm 2005 ) đã xác định tiến trình phát triển kinh tế tập thể của Thành phố đến 2010, theo các định hướng cơ bản sau:

* Trên cơ sở mở rộng liên kết kinh tế giữa kinh tế hộ với kinh tế tập thể, giữa kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế nhà nước, phát huy dân chủ, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát đi liền với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Củng cố kinh tế tập thể trên các mặt: quan hệ sở hữu, phương thức quản lý, phân phối, tăng cường sở hữu cộng đồng trên các lĩnh vực vốn, quỹ không chia, cơ sở vật chất kỹ thuật..., nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, bố trí bộ máy lãnh đạo hợp tác xã có đủ năng lực thực sự, tạo lòng tin cho xã viên, hấp dẫn đối với các đối tượng chưa tham gia hợp tác xã; xem xét việc kết nạp xã viên; xây dựng, bổ sung phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tăng cổ phần, mở rộng huy động vốn ở những hợp tác xã có nhu cầu và điều kiện; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán phù hợp với trình độ từng loại hình hợp tác xã, chú trọng tăng cường phân phối theo cổ phần, mức độ sử dụng dịch vụ và theo lao động.

* Mở rộng liên kết giữa hợp tác xã với các hợp tác xã, giữa hợp tác xã với doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước. Phát triển mô hình Liên hiệp hợp tác xã đa ngành và tổng hợp với quy mô khác nhau; xây dựng thử nghiệm mô hình doanh nghiệp nhỏ trong hợp tác xã, Liên hiệp sản xuất giữa các thành phần kinh tế, để tạo ra sức sống mới cho hình thức kinh tế hợp tác xã, tổng kết nhân rộng một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ môi trường, hợp tác xã sản xuất tiêu thụ rau an toàn... Nghiên cứu thử nghiệm một số HTX làm dịch vụ trong một số lĩnh vực, ngành nghề mới như: dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ khoa học công nghệ, ...

* Rà soát bổ sung xây dựng lại phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của các hợp tác xã.

Căn cứ vào phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng điều chỉnh, bổ sung các ngành nghề phù hợp với thị trường và nhu cầu, khả năng của xã viên, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tạo năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ mới, xây dựng giá thành cho từng loại sản phẩm có sức cạnh tranh. Sát nhập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm ăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

yếu kém trên cùng địa bàn xã, mở rộng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sang kinh doanh tổng hợp.

* Củng cố và phát triển các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành ở ngoại thành theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động để vừa làm dịch vụ vừa sản xuất-kinh doanh các ngành nghề; đặc biệt quan tâm hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông lâm thuỷ sản, khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, giải quyết nước sạch, vệ sinh môi trường...

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 10

* Xây dựng và thành lập mới nhiều hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn có quy mô lớn, địa bàn rộng để tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn cho Thành phố, phát triển các mô hình hợp tác xã chuyên canh (rau, hoa quả, nuôi bò sữa…)

* Tập trung xử lý giải thể hoặc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp nội thành cũ; hướng dẫn giải thể hoặc chuyển đổi các hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật hoạt động yếu kém, hình thức sang loại hình hợp tác xã phi nông nghiệp, hoặc hợp tác xã nông nghiệp sinh thái.

Những định hướng cơ bản trên là phù hợp với tiềm năng lợi thế của HTX nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.


3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội‌

3.2.1. Nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cán bộ đảng viên, người lao động về hình thức tổ chức kinh tế hợp tác xã.

Hiện nay, một trong những khó khăn, tồn tại đang cản trở sự phát triển của hợp tác xã ở nước ta là nhận thức về hợp tác xã kiểu mới và Luật Hợp tác xã của hầu hết cán bộ cơ sở và nông dân chưa đầy đủ và thấu đáo. Qua cuộc sơ

kết 3 năm thực hiện Đề án số 17/ĐA-TU của Thành uỷ Hà Nội về việc " tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể", do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức năm 2004 cho thấy: Đa phần cán bộ xã, phường chưa hiểu rõ về nội dung của Luật HTX, một số cán bộ còn cho rằng cán bộ lãnh đạo HTX là do Đảng uỷ xã phân công ( thực tế việc chọn lựa chủ nhiệm HTX là do Đảng uỷ xã quyết định ). Một số UBND xã còn yêu cầu HTX phải làm công tác thu thuế cho UBND xã và một số công việc khác do UBND xã yêu cầu...

Mặt khác, trên thực tế việc chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn hộ xã viên và hộ nông dân của Liên minh hợp tác xã Thành phố Hà nội ở các huyện ngoại thành Hà Nội có trên 80% trả lời cần thiết phải có hợp tác xã; nhưng trên thực tế họ chỉ vào HTX theo phong trào chứ chưa phải vào HTX một cách tự nguyện trên cơ sở nhận thức đúng về lợi ích của HTX. Vì vậy, chưa thể căn cứ vào tiêu thức đó để đánh giá nhận thức về hợp tác xã kiểu mới của nông dân. Từ lâu người nông dân đã quen có hợp tác xã để được bao cấp, giúp đỡ và hưởng các quyền lợi khác. Tính tự nguyện khi tham gia hợp tác xã mới chưa thật rõ và xã viên chưa nhận thức được yêu cầu, nguyên tắc của mô hình hợp tác xã mới, chưa thấy rõ cả hai mặt lợi ích và trách nhiệm của mình. Do đó khi các hộ xã viên tham gia hợp tác xã không thấy hết được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với hợp tác xã. Thậm chí, một số lớn xã viên sau khi đã góp vốn cũng không quan tâm đến nghĩa vụ của mình, phó mặc cho Ban quản trị, thờ ơ mọi hoạt động, thậm chí quên mất mình là xã viên.

Trước thực trạng đó, trước hết các cấp từ Thành phố đến cơ sở cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền thật sâu rộng về Luật hợp tác xã năm 2003 và các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành, nhằm thống nhất nhận thức trong toàn xã hội, tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng, là nhân tố quyết định đến quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, nâng cao vai trò của hợp tác xã trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không thể để tình trạng cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã

mà lại chưa hiểu thấu đáo về hợp tác xã, xã viên không được học tập về hợp tác xã.

Nội dung tuyên truyền cần làm rõ và phân biệt sự khác nhau giữa hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới, nắm chắc biện pháp giải quyết tồn đọng của hợp tác xã cũ, xử lý những vấn đề mới nảy sinh. Đặc biệt cần giới thiệu những mô hình hợp tác xã kiểu mới làm ăn có hiệu quả, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo sự đồng tình của nhân dân.

Việc tuyên truyền, giải thích, nâng cao trình độ nhận thức của người lao động về kinh tế HTX nên tập trung vào 1 số nội dung sau:

Thứ nhất, giới thiệu, giải thích mục tiêu và những nội dung mới của Luật hợp tác xã 2003 và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển HTX.

Thời gian qua việc học tập, phổ biến Luật hợp tác xã (năm 1996) đến xã viên và người lao động đã được HTX thực hiện, song chất lượng chưa cao. Đó là do phần lớn hợp tác xã chỉ làm nhiệm vụ phổ biến Luật một cách qua loa, đại khái; hình thức phổ biến Luật chủ yếu là thông qua Hội nghị xã viên, phổ biến miệng. Còn việc tuyên truyền, giải thích đầy đủ các nội dung cơ bản của Luật bằng văn bản tới từng xã viên thì rất ít HTX thực hiện, vì vậy người lao động chưa thực sự hiểu sự khác nhau giữa mô hình hợp tác xã kiểu mới với mô hình hợp tác xã kiểu cũ, cho nên sự tham gia hợp tác xã của họ chỉ mang tính hình thức, phong trào như trước đây. Kết quả là, một bộ phận không nhỏ xã viên tham gia HTX nhưng không chịu đóng góp vốn tối thiểu, thiếu tinh thần làm chủ, thậm chí đúng ngoài cuộc.

Vì vậy, cần phải tổ chức công tác tuyên truyền một cách sâu rộng, làm cho xã viên thấy rõ các quyền lợi mà họ được hưởng lẫn trách nhiệm mà họ phải làm. Cách thức tuyên truyền là thông qua các cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí và tổ chức các hội nghị để phổ biến cho cán bộ cơ sở và xã viên hợp tác xã về các nội dung cơ bản của Luật hợp tác xã ( năm 2003 ), như: HTX là gì, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX, quyền và nghĩa vụ của HTX, quyền và nghĩa vụ của xã viên tham gia HTX...Ngoài ra, cần phải tuyên truyền để xã viên hiểu được quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tập thể

mà nòng cốt là kinh tế HTX, và các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể.

Một khi, cán bộ cơ sở hiểu rõ hơn về HTX kiểu mới thì sẽ có sự quản lý, chỉ đạo HTX hoạt động theo đúng Luật; tránh sự can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của HTX. Ngoài ra, qua công tác tuyên truyền giúp cho xã viên, ngươi lao động có ý thức trách nhiệm với HTX khi mình tham gia.

Thứ hai, tuyên truyền, giới thiệu, tổ chức cho cán bộ quản lý HTX đi thực tế tại những đơn vị kinh tế tập thể, hợp tác xã điển hình tiên tiến để học tập kinh nghiệm

Thứ ba, làm cho người lao động thấy rõ lợi ích vật chất, giá trị tinh thần lâu dài mà hợp tác xã kiểu mới có thể mang lại cũng như nghĩa vụ của họ đối với kinh tế tập thể. Như vậy, cần có các chương trình, kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho cả giáo viên, cán bộ quản lý Nhà nước cách thức tuyên truyền, giới thiệu về HTX .

Thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu đối thoại giữa chủ nhiệm hợp tác xã với lãnh đạo của thành phố, lãnh đạo các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hợp tác xã. Việc làm này sẽ tạo sự hiểu biết và hợp tác mới giữa các bên liên quan. Thông qua ý kiến các chủ nhiệm và cán bộ quản lý chủ chốt của các hợp tác xã, các nhà quản lý sẽ nắm được nguyện vọng của hợp tác xã, để trên cơ sở đó có những giải pháp thích hợp động viên và khuyến khích đội ngũ cán bộ hợp tác xã hết lòng vì sự nghiệp đổi mới, phát triển HTX.

3.2.2. Sửa đổi chính sách theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế HTX.

Trong cơ chế mới, tuy hộ gia đình xã viên được coi là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng vai trò của HTX vẫn không thể thiếu. Để HTX phát huy vai trò của nó, chính sách Nhà nước có tác dụng lớn. Tuy nhiên tác động của chính sách đó đến đâu còn phụ thuộc vào việc triển khai và thực hiện được nó như thế nào. Tại Hà Nội, việc triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về kinh tế HTX trong thời gian tới cần chú trọng các mặt sau:

+ Tạo lập môi trường thể chế cho kinh tế tập thể phát triển

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tập thể để vận dụng vào việc thể chế hoá, và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện thực hiện Đề án số 17-ĐA/TU ngày 31/7/2002 của Thành uỷ Hà Nội về " Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể". Trước mắt, các Sở, Ngành cần khẩn trương ban hành đồng bộ các văn bản để hướng dẫn thực hiện Đề án, kết hợp việc nghiên cứu, báo cáo Chính Phủ và các Bộ, Ngành có liên quan sửa đổi một số quy định chưa thống nhất giữa các Luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tập thể, bảo đảm tính nhất quán giữa các luật, tạo điều kiện để Luật HTX đi nhanh vào cuộc sống theo hướng thể hiện rõ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX trong lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Các Sở, Ngành phải tạo điều kiện tốt nhất cho các HTX dễ dàng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường. Phải giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh của HTX để HTX sớm đi vào hoạt động.

Cần phân định rõ chức năng của ban quản trị và người điều hành, thành viên ban quản trị HTX do đại hội xã viên quyết định, ban quản trị có quyền quyết định thuê cán bộ điều hành, kể cả chủ nhiệm HTX.

+ Đổi mới chính sách đào tạo nhân lực trước hết là đào tạo cán bộ quản lý cho kinh tế HTX

Khu vực HTX nông nghiệp hiện nay đang đứng trước mẫu thuẫn là:

Một là, phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả mới thu hút được cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi;

Hai là, phải thu hút được cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi mới tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Do đó, Thành phố cần có cơ chế chính sách để hỗ trợ cho kinh tế HTX.

Biện pháp quan trọng nhất để một tổ chức kinh tế có thể thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn cao là có chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ khâu sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến tạo cơ hội tiến thân để thu hút chuyên gia giỏi,

người có trình độ cao, những tài năng trẻ vào làm việc trong khu vực kinh tế HTX, cán bộ đang làm việc, có cơ chế tuyển dụng với sức lao động (chất xám) mà họ có khả năng cống hiến.

Để khuyến khích cán bộ quản lý HTX giỏi, cần thực thi nghiêm túc nguyên tắc “ tự chủ, tự chịu trách nhiệm ” trong hoạt động của các HTX. Đặc biệt là không được can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của HTX; HTX có toàn quyền quyết định mức lương các chức danh cán bộ quản lý theo nguyên tắc căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thành phố cần nghiên cứu chính sách đưa cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật về tăng cường làm việc tại hợp tác xã. Lương và chế độ BHXH được hưởng theo chế độ của nhà nước do ngân sách thành phố cấp trong thời gian 5 năm. Ngoài chế độ của thành phố, cán bộ làm việc tại hợp tác xã được hợp tác xã trả phụ cấp theo thoả thuận trên cơ sở hiệu quả công tác.

Nếu Thành phố thực hiện được chính sách này sẽ tạo điều kiện cho những cán bộ giỏi về làm việc tại HTX, nhất là tại các HTX ở địa bàn khó khăn như huyện Sóc Sơn.

Ngoài ra, Thành phố cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã ở tất cả các cấp chính quyền, cán bộ của cơ quan, tổ chức có liên quan tới kinh tế tập thể nhằm giúp họ hiểu và vận dụng đúng các giá trị và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của các nước trên thế giới, và đặc biệt là tại các điạ phương trong nước.

Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã giai đoạn 2003-2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đó Thành phố báo cáo Chính Phủ cho phép tiến tục triển khai đề án này trong những năm tiếp theo.

Nghiên cứu để đổi mới cơ chế và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho hợp tác xã trên nguyên tắc hiệu quả, có sự hỗ trợ của Thành phố gắn với trách nhiệm của hợp tác xã, thu hút các lực lượng và mọi nguồn lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho hợp tác xã.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023