Những Kết Quả Chủ Yếu Về Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Hà Nội

Dịch vụ thực hiện trên cơ sở hợp đồng đăng ký giữa ban quản trị hợp tác xã và xã viên, ban quản trị chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi dịch vụ của xã viên, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp cho xã viên, hướng dẫn xã viên cách sử dụng. Xã viên có nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ cho hợp tác xã và có quyền đòi hỏi trách nhiệm dịch vụ của hợp tác xã đối với những vật tư cung ứng cho xã viên. Hợp tác xã thường lấy vật tư từ các tổ chức kinh tế trên thị trường để phục vụ xã viên. Việc cung ứng vật tư cũng tạo thêm phần lợi nhuận cho hợp tác xã, tuy nhiên trên cơ sở phục vụ là chính nên doanh thu từ hoạt động dịch vụ này còn thấp, bình quân đạt được từ 8 – 10 triệu

đồng/năm

Xét trong hoạt động dịch vụ thì hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp là dịch vụ rất có tiềm năng phát triển, xuất phát từ điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay phụ thuộc phần lớn vào sự cung ứng yếu tố đầu vào của vật tư. Yếu tố vật tư không chỉ đáp ứng được tính kịp thời mà còn đòi hỏi về tính bảo đảm của chất lượng và hướng dẫn về kỹ thuật sử dụng. Đây là những vấn đề mà chỉ hợp tác xã mới có thể đảm bảo một cách tốt nhất. Mặt khác nguồn thu tích luỹ của hợp tác xã vốn dĩ chủ yếu thu từ dịch vụ điện và thuỷ lợi, song khả năng lợi nhuận chủ yếu là do sự tiết kiệm chi phí và tăng cường

đầu tư mà ra. Đối với dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, khả năng đem lại lợi nhuận của nó là do hiệu quả phục vụ kinh doanh. Nếu phát huy và mở rộng hình thức dịch vụ này sẽ tạo ra cho hợp tác xã khả năng phát triển.

- Một số dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ trên một số hợp tác xã đã vươn ra làm thêm một số ngành nghề mới, điển hình như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Dư ( Gia Lâm ) làm được khâu chế biến- tiêu thụ sản phẩm và cung ứng hàng hóa cho nhân dân; hợp tác xã ( Kim Lan ) làm dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ đầu ra cho ngành công nghiệp gốm sứ; hợp tác xã tổ chức kinh doanh thu gom rác thải ( hợp tác xã Thống Nhất – huyện Từ Liêm; hợp tác xã Thạch Bàn, Phúc Đồng, Giang Biên – quận Long Biên ); làm dịch vu cung ứng hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng .cho nhân dân ( hợp tác xã Thượng Thanh – quận Long Biên; hợp tác xã Xuân Sơn, Núi Đôi, Thắng Lợi – huyện Sóc Sơn).

Một số hợp tác xã làm dịch làm đất, chủ yếu các hộ xã viên tự thuê ngoài dịch vụ làm đất mà không thông qua hợp tác xã. Các hợp tác xã làm dịch vụ này không lớn chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu. Nguyên nhân chính là do diện tích đất manh mún, không tập trung nên rất khó cho các hợp tác xã thực hiện dịch vụ

2.1.2. Những kết quả chủ yếu về hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội

2.1.2.1. Hoạt động quản lý và sử dụng vốn quỹ, tài sản của hợp tác xã

Hoạt động quản lý sử dụng vốn quỹ, tài sản của hợp tác xã là rất quan trọng quyết định đến tất cả các hoạt động dịch vụ kinh doanh của hợp tác xã.

Để đánh giá được hiệu quả công tác quản lý của một tổ chức kinh tế đòi hỏi vấn

đề cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn quỹ ra sao. Đối với hợp tác xã , bên cạnh chức năng tổ chức dịch vụ phục vụ cho kinh tế hộ phát triển hợp tác xã còn có vai trò là tổ chức kinh tế của nông dân. Hợp tác xã tổ chức quản lý và sử dụng vốn quỹ đóng góp của xã viên phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả.

Hàng năm, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản, vốn, quỹ, công nợ theo đúng quy định của điều lệ hợp tác xã. Tuy nhiên vẫn còn không ít các hợp tác xã phân phối lãi lỗ chưa đầy

đủ. Việc sử dụng vốn quỹ của nhiều hợp tác xã chưa đúng mục đích, một số hợp tác xã chưa định khoản đúng với chế độ kế toán hiện hành ( chủ yếu làm theo kinh nghiệm và mở sổ thu chi là chính ); một số nghiệp vụ phát sinh là chi phí sản xuất lại đưa vào quỹ của hợp tác xã. Một số hợp tác xã sử dụng quỹ vào việc hỗ trợ cho các ngành đoàn thể của Uỷ ban nhân dân xã, các tổ chức xã hội quá lớn so với thực tế quỹ có.

Năm 2001, bình quân 1 hợp tác xã có số vốn là 579,4 triệu đồng; Trong

đó có 477,9 triệu đồng vốn cố định, chiếm 82,48% tổng số vốn; 105,5 triệu

đồng vốn lưu động, chiếm 17,52%. Vốn cố định hiện tại chủ yếu là công trình

điện, thuỷ lợi. Về nguồn hình thành vốn: có tới 488 triệu đồng ( chiếm 82,15%) là do từ hợp tác xã nông nghiệp cũ chuyển sang dưới hình thức hợp tác xã mới nhận vốn tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc do hợp tác xã cũ

chuyển cho chính quyền xã, rồi chính quyền xã giao cho hợp tác xã. Số còn lại do xã viên góp vốn hình thành nên vốn điều lệ của hợp tác xã.

Đến năm 2005, bình quân 1 hợp tác xã nông nghiệp có 636,02 triệu

đồng vốn ( tăng 109%). Trong đó vốn cố định chiếm 82,48% mà chủ yếu là giá trị của hệ thống điện, các trạm bơm phục vụ tưới tiêu; vốn lưu động chiếm 17,52%, phần lớn vốn lưu động của hợp tác xã chuyển đổi nằm trong khoản xã viên nợ hợp tác xã cũ, do đó đa số các hợp tác xã nông nghiệp thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong không ít các hợp tác xã, việc sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả, nhiều khi tiền vốn của hợp tác xã phải

đem gửi tiết kiệm. Tại nhiều hợp tác xã, vốn có nguy cơ không được bảo toàn do hạch toán không đúng, không đủ “đầu v¯o", t¯i s°n cố định không được khấu hao hoặc khấu hao không đủ. Số vốn góp ghi theo điều lệ của 1 hợp tác xã bình quân là 40 triệu đồng, nhưng trên thực tế chỉ thu được khoảng 25%, vì vậy vốn góp thực tế của xã viên trung bình chỉ chiếm 2% tổng số vốn của hợp tác xã.

Mặc dù công tác tài chính kế toán của hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều yếu kém, khấu hao chưa đầy đủ nhưng kết quả trên biểu hiện sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian qua, nhờ đó vốn quỹ của hợp tác xã nông nghiệp cũng tăng lên

Năm 2005, nợ phải thu bình quân của 1 hợp tác xã là 214 triệu đồng, bằng 178% so với cùng kỳ năm 2001. Nợ phải thu chủ yếu do xã viên không thanh toán đủ dịch vụ với hợp tác xã, do nợ sản phẩm giao nộp khoán tồn đọng nhiều năm trước chuyển đổi. Việc thu nợ cũ trước chuyển đổi rất khó khăn, ở một số hợp tác xã vẫn phát sinh nợ mới. Đa số các hợp tác xã đã thực hiện việc giảm, xoá một số khoản nợ như: giảm các khoản xã viên nợ từ trước năm 1998, giảm nợ của các hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình nghèo, neo đơn. Xoá nợ đối với những người đã chết, các hộ gia đình đã chuyển đi nơi khác sinh sống.

Bảng 2.6. Tổng hợp tài sản, vốn quỹ, công nợ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

Danh mục

Năm 2001

Năm 2005

1

Số HTX khảo sát hoặc có báo cáo

154

215

2

Tổng giá trị TSCĐ ( triệu đồng )

104.387

112.786


Chia ra: - Tự có

65.382

92.653


- Đi vay

242

107.411


- Khác

38.763

5.375

3

Tổng số vốn lưu động ( triệu đồng )

41.980

23.957

4

Tổng số vốn do xã viên đóng góp

19.382

25.940


Trong đó: - Vốn cũ

16.039

20.565


- Vốn mới góp cổ phần

978.4

5.375

5

Tổng giá trị các quỹ của HTX

31.238

52.783


Trong đó: - Quỹ phát triển SX

17.411

25.698

6

Tổng số nợ HTX phải trả

9.028,8

8.890

7

Nợ HTX phải thu

29.372

46.010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 8

TT

( Nguồn các quận, huyện )

Năm 2005, số nợ phải trả bình quân một hợp tác xã là 41,35 triệu đồng, bằng 74,64% so với cùng kỳ năm 2001. Hầu hết các hợp tác xã chuyển đổi đã làm rõ về cơ sở pháp lý các khoản nợ hợp tác xã phảo trả và đã loại trừ khỏi phần vốn khi phân bổ vốn góp cho xã viên tham gia hợp tác xã mới. Nợ phải trả của hợp tác xã chủ yếu hợp tác xã nợ ngân hàng, các doanh nghiệp dịch vụ của nhà nước. . . theo báo cáo ban đầu của các huyện, các hợp tác xã đề nghị nhà nước xoá 12.548 triệu đồng khoản nợ đến thời điểm trước chuyển đổi (1996 ).

Vấn đề giải quyết nợ đọng trong xã viên và hộ gia đình ở hợp tác xã giữa các địa phương khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là cách thức tiến hành giải quyết khác nhau. Nơi nào tiến hành giải quyết một cách kiên quyết, triệt để không để tình trạng các hộ xã viên còn nợ đọng tham gia hợp tác xã, khấu trừ vào phần tài sản trong hợp tác xã sau khi phân chia cho các xã viên khi tiến hành chuyển đổi, đã nhanh chóng đạt kết quả. Ngược lại do công tác tổ chức giải quyết chưa triệt để bởi do nhiều nguyên nhân hạn chế khác nhau như: số hộ nợ hợp tác xã là những hộ nghèo, khó có thể thanh toán, tài sản của hợp tác xã cũ phân chia cho xã viên khi chuyển đổi không còn bao nhiêu do vậy không thể khấu trừ.

Nhìn chung hầu hết các hợp tác xã đã sử dụng phần tài sản vốn quỹ Uỷ ban nhân dân xã, phường bàn giao đúng mục đích. Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản vốn quỹ của các hợp tác xã còn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, cụ thể:

+ Vốn bị chiếm dụng và vốn gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của hợp tác xã.

+ Tài sản cố định của các hợp tác xã sự dụng hiệu quả chưa cao, một số tài sản không được đưa vào sử dụng, một số không được tu sửa thường xuyên cho nên hiệu quả sử dụng rất thấp.

2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Năm 2001 doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã đạt 352,73 triệu đồng. Nguồn thu chủ yếu là từ dịch vụ điện, dịch vụ nông nghiệp, ngoài ra một số thu từ sản xuất hay khoán thầu trên đất hợp tác xã đang sử dụng hoặc thuê đất của công của UBND xã. Đến năm 2005 doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã đạt 759,11 triệu đồng (tăng 283%), trong đó dịch vụ điện chiếm 44,76%, dịch vụ nông nghiệp 32,37% còn lại là các khoản thu từ dịch vụ thương mại 7,66% và thu khác 7,2% và dịch vụ nông nghiệp.

Năm 2005, hoạt động cung cấp dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng tao ra giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố đạt 1.451,2 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994), tăng 1,3% so với năm 2003; trong đó giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản trên đất 1ha canh tác tăng từ 41,3 triệu đồng năm 2001 lên 52,2triệu đồng năm 2005, tăng 26% .

Đáng chú ý là các hợp tác xã ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm

đã chủ động khai thác lợi thế về ngành nghề kinh doanh, mở rộng ngành nghề kinh doanh để phục vụ cho các hộ xã viên trên điạ bàn, nên doanh thu của các hợp tác xã ở các huyện nay tăng cao. Doanh thu dịch vụ của các hợp tác xã ở huyện Gia Lâm năm 2004 đạt trên 19.912 triệu đồng ( tăng 8% so với năm 2001 ). Mức tăng này chủ yếu là từ dịch vụ điện , doanh thu năm 2005 của các hợp tác xã này đạt 18.268 triệu đồng, năm 2004 là 16.623 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2005 ngành điện tiếp nhận và bán điện trực tiếp đến tại một số xã trên địa bàn huyện.

Bảng 2.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của

HTX dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội


STT

Danh môc

Nông nghiệp

Năm 2001

Năm 2005

1

Số HTX khảo sát hoặc có báo cáo

150

215

2

Tổng doanh thu ( triệu đồng )

93.413,9

163.208

3

Tổng lãi vụ trước thuế ( triệu đồng )

6.553,8


4

Số HTX kinh doanh có lãi

108

175


Tổng số lãi ( triệu đồng )

10.641

17.256

5

Số HTX kinh doanh lỗ ( HTX )

9



Tổng số lỗ ( triệu đồng )

8.104


6

HTX trả tiền công cho BQL




* Số HTX trả < 0.5 tr.đồng/tháng

146

210


* Từ 0.5 đến 1.0 tr.đồng/tháng

2

78


* Từ 1.0 đến 2.0 tr.đồng/tháng




* Trên 2.0 tr.đồng/tháng



( Nguồn Liên minh hợp tác xã Thành phố Hà Nội )

Tuy việc hạch toán kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả hoạt động, song thấy rõ một số hợp tác xã đã có lãi qua khâu cung ứng điện, khoán thầu nuôi cá. Đó là chưa kể đến hiện hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ nông dân do hợp tác xã cung cấp các khâu dịch vụ đưa lại.

Thực hiện chương trình 12-CTr/TU của Thành uỷ Hà nội về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005, với sự chỉ đạo của UBND Thành phố thông qua hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã giúp cho nông dân ngoại thành có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả thấp sang các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng lúa năm 2004 giảm 2.132 ha so với năm 2003; rau an toàn đạt 3.400 ha, tăng 128 ha so với 2003. Hàng năm sản xuất nông nghiệp đã tạo ra khối lượng thực phẩm đáng kể để giải quyết nhu cầu tại chỗ cho Thủ đô: 150.000 tấn rau xanh ( đáp ứng 70 %);

200.000 tấn lúa ( đáp ứng 30 % ); 9000 tấn cá tươi ( đáp ứng 20 % ); 40.000 tấn thịt lợn ( đáp ứng 50% ); 8000 tấn thịt gia cầm ( đáp ứng 40% ); 37.000 tấn quả tươi ( đáp ứng 10 % )... Đặc biệt các loại sản phẩm trên ngày càng có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đạt được những kết quả trên là nhờ đóng góp một phần đáng kể của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Thông qua các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã cung cấp nưới tưới cây trồng kịp thời vụ ( phục vụ tưới cho sản xuất 31.466 ha/năm, trong đó tưới tự chảy

1.200 ha, tưới nước phục vụ sản xuất 61.000 ha/năm và một phần sản xuất nước sạch phục vụ dân sinh ). Các hợp tác xã đã cung cấp giống lúa nguyên chủng, giống lợn hậu bị, giống cá, giống hoa.... Các hợp tác xã đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ: bảo vệ thực vật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các hợp tác xã đã tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh gắn với kinh tế hộ theo hình thức dịch vụ hỗ trợ. Ngoài việc làm tốt, giảm giá thành các khâu dịch vụ truyền thống như thủy lợi, làm đất , bảo vệ thực vật… Đây là những khâu dịch vụ mà tư nhân không làm vì lợi nhuận đem lại từ những dịch vụ này không đáng kể mà chi phí đầu tư cho các dịch vụ này lại quá cao ( như dịch vụ thuỷ lợi )

Một số hợp tác xã mở rộng thêm các dịch vụ khác, như hợp tác xã Thống Nhất đầu tư 594 triệu đồng mở thêm dịch vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân. Nhờ đó doanh thu năm 2005 đạt 4,4 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2004. Hợp tác xã DVNN Triều Khúc mở thêm dịch vụ cung cấp nước sạch, trông giữ ô tô, doanh thu năm 2005 đạt hơn 6 tỷ đồng…

Các hợp tác xã ở huyện Sóc Sơn, trong thời gian qua đã được kiện toàn lại tổ chức và hoạt động nên doanh thu năm 9 tháng đầu năm 2005 đạt gần 86 tỷ đồng, tăng 590 triệu đồng so với cả năm 2001.

Tại một số quận, huyện như Gia Lâm, Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì có tốc độ thu hồi đất nông nghiệp vào các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng nhà chung cư cao nên việc các hợp tác xã tồn tại để làm dịch vụ có rất nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện dịch vụ điện là khâu mang lại thu nhập chủ yếu của hợp tác xã phải bàn giao cho ngành điện quản lý để bán đến hộ nông dân.

2.2. Đánh giá thực trạng chuyển đổi và phát triển HTX nông nghiệp theo Luật HTX ở Hà Nội

2.2.1. Những thành tựu cơ bản

Sau chuyển đổi, nhiều HTX đã đi vào hoạt động tự chủ và kinh doanh có hiệu quả.

Từ thực tiễn đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp thời gian qua, có thể rút ra một số nhận xét đánh giá về các mặt thành công cũng như yếu kém dưới góc độ chủ quan và khách quan trong đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội như sau:

Việc tổ chức chuyển đổi các hợp tác xã theo luật là một bước ngoặt lớn của hoạt động kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nông thôn, song vẫn đảm bảo ổn định chính trị – kinh tế – xã hội. Cho đến nay hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp vẫn ổn định theo phương án sản xuất kinh doanh đã được đại hội xã viên thông qua, hoạt động của các hợp tác xã mới giới hạn trong địa bàn hoạt động. Một số hợp tác xã đã bước đầu vươn ra mở rộng thị trường trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm. Số lượng HTX kinh doanh có hiệu quả tăng lên qua các năm.

Trong số các hợp tác xã đã chuyển đổi và thành lập mới, số HTX kinh doanh có hiệu quả càng ngày càng tăng.

Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng, chất lựơng hợp tác xã hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi và thành lập mới

Đơn vị tính: HTX, %


Chỉ

tiêu

2001

20

5

Số hợp tác xã tham gia phân loại

Tỉ lệ %

Số hợp tác xã tham gia phân loại

Tỉ lệ %

Chất lượng hợp tác xã chuyển thành lập mới.

đổi,

305

100

317

100

Trong đó





1. Hợp tác xã khá

38

12,46

78

24,61

2. Hợp tác xã trung bình

98

32,13

124

39,12

3. Hợp tác xã yếu kém

169

55,41

115

36,28

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023