Trình Độ Cán Bộ Quản Lý Trong Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Tại Hà Nội

Tiếp nhận dịch vụ của hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng, các hộ xã viên và hộ gia đình thực hiện theo phương thức cam kết dịch vụ, hai bên có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng với nhau. Xã viên đăng ký dịch vụ với hợp tác xã theo sự thoả thuận của hai bên, hợp tác xã tổ chức cung ứng theo đề nghị ấy. Đồng thời qua việc sự dụng dịch vụ của hợp tác xã, xã viên sẽ thực hiện vai trò làm chủ hợp tác xã của mình. Đây là một trong những điểm khác biệt căn bản giữa hai mô hình hợp tác xã. Trong hợp tác xã cũ, xã viên phải thực hiện nghĩa vụ với hợp tác xã theo sự điều động của ban quản trị, được nhận thù lao qua hình thức công điểm và phân phối bình quân. Quản lý theo mô hình mới đó là hợp tác xã phải bắt đầu tư nhu cầu, nguyện vọng, từ sự đăng ký của xã viên đối với hợp tác xã. Hợp tác xã thông qua sự đăng ký sử dụng dịch vụ của xã viên mà xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của mình. Hợp tác xã thực hiện cung ứng và chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ của mình đối với xã viên hợp tác xã, xã viên có tránh nhiệm thanh toán tiền dịch vụ cho hợp tác xã, sau khi hai bên đã có sự thoả thuận, thống nhất về giá cả hợp đồng. Hợp tác xã và xã viên không có mối quan hệ điều khiển lẫn nhau mà chỉ là quan hệ phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, có sự rằng buộc nhau qua hợp đồng kinh tế, cam kết kinh tế.


Ban quản

Đội dịch vụ điện

Đội dịch vụ khác

Đại hội xã viên

Ban kiểm soát

Đội dịch vụ thuỷ lợi

Đ1

Đ2

Đ3

Đ1

Đ2

Đ3

Đ1

Đ2

Đ3

XÃ VIÊN VÀ HỘ GIA ĐÌNH


Sơ đồ tổ chức HTX nông ngh4iệ0p ở Hà Nội hiện nay

Các hợp tác xã nông nghiệp đều có đặc điểm của các mô hình chung trên đây, song do điều kiện kinh tế xã hội, trình độ cán bộ, tập quán của người dân, địa bàn làng xã. . . nên mô hình hợp tác xã nông nghiệp còn mang tính đặc thù của từng địa phương. Tuy vậy, các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội vẫn đảm bảo các nguyên tắc của hợp tác xã.

b. Đổi mới về cơ cấu HTX

* Cơ cấu HTX nông nghiệp ở Hà Nội phân theo tính chất xã viên

Căn cứ vào tính chất của các thành viên tham gia HTX, các HTX nông nghiệp ở Hà Nội hiện tại bao gồm các loại sau ( xem bảng 2.3 )

Bảng 2. 3. Cơ cấu HTX nông nghiệp ở Hà nội năm 2005

Đơn vị tính: HTX, %


Chỉ tiêu

Số lượng HTX

Tỉ lệ ( % )

Tổng số

325

100

- Mô hình đại diện hộ tham gia HTX

269

82,8

- Mô hình một số xã viên tham gia HTX

46

14,2

- Mô hình toàn dân tham gia HTX

10

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 6

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

- Mô hình mỗi hộ có một người đại diện là xã viên hợp tác xã

Trong mô hình này, mỗi một hộ dân trong xã hoặc trong thôn cử một thành viên trong gia đình mình, đại diện cho gia đình tham gia HTX.

Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay ở ngoại thành Hà nội. Hiện nay có 269 hợp tác xã, xã viên lựa chọn mô hình này( chiếm 82,8%). Đây là mô hình vừa phù hợp với nội dung mô hình theo Luật hợp tác xã, vừa phù hợp với nhu cầu dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội, có 84% số hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tưới tiêu; 44% hợp tác xã dịch vụ bảo vệ thực vật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ( dự tính, dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh,

phổ biến đưa khoa học kỹ thuật nhất là tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. . .); có 70% hợp tác xã nông nghiệp thực hiện dịch vụ cung cấp điện nông thôn, có 22% số hợp tác xã làm dịch vụ thú y, một số hợp tác xã làm dịch vụ làm đất.

Đáng lưu ý là đã có một số hợp tác xã làm dịch vụ “đầu ra" trực tiếp hoặc gián tiếp giúp xã viên và nông dân tiêu thụ nông sản như một số hợp tác xã sản xuất, chế biến rau an toàn xã Vân Nội ( Đông Anh ); hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Dư, Văn Đức ( Gia Lâm ). ..

Một số hợp tác xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kinh doanh có hiệu quả như: hợp tác xã Tây Tựu, hợp tác xã Phú Diễn, hợp tác xã Lĩnh Nam. Trong quá trình hoạt động do ảnh hưởng của việc đô thị hoá, một số hợp tác xã đã mở thêm các hoạt động khác như: kinh doanh chợ ( hợp tác xã Thống Nhất, hợp tác xã Dịch Vọng ), dịch vụ phục vụ dân sinh ( dịch vụ cung ứng nước sạch, vệ sinh môi trường. . . ) ở Gia Lâm, Từ Liêm, Hoàng Mai..

Mô hình tổ chức mỗi hộ cử 1 đại diện là xã viên HTX tuy có nhiều lợi thế song lại có một số hạn chế trong tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh. Đó là:

+ Do tính chất mỗi hộ có một người đại diện là xã viên hợp tác xã, nên việc xác định tư cách xã viên cụ thể rất khó khăn cho sự phân công của các hộ. Ví dụ kỳ này người này đi họp Đại hội xã viên, kỳ sau người khác đi dự họp Đại hội…do đó, việc suy nghĩ, thảo luận đóng góp ý kiến để củng cố xây dựng hợp tác xã có khó khăn.

Thậm chí, có một số xã viên đăng ký vào hợp tác xã do yếu tố tâm lý, chưa xuất phát đúng với yêu cầu hợp tác, không sử dụng các dịch vụ do HTX cung cấp, chủ yếu tham gia HTX để " giữ phần " trong tổng số vốn quỹ của hợp tác xã. Vì vậy, cần giải quyết vấn đề về vốn quỹ, quyền lợi của xã viên và tuyên truyền để xã viên nhận thức đúng yêu cầu tham gia hợp tác xã.

Một số hợp tác xã có quy mô lớn ( từ 1000 xã viên trở lên ), trình độ cán bộ yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có sức cạnh tranh trên thị

trường, hạn chế việc bàn bạc dân chủ, cần tìm nguyên nhân cụ thể ( cán bộ, quy mô...) để tổ chức lại hợp tác xã.

Hoạt động của hợp tác xã mới dừng lại ở hoạt động dịch vụ "đầu vào", một số khâu dịch vụ cũng chỉ đạt được ở mức độ nhất định, vì vậy cần rà soát lại phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng khâu dịch vụ, nhất là dịch vụ đầu ra và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Công tác quản lý vốn quỹ còn nhiều lúng túng, cần phân định rõ quyền sở hữu và sử dụng vốn từ hợp tác xã cũ chuyển sang. Tuỳ đặc điểm của từng hợp tác xã để xử lý linh hoạt việc chuyển, cho thuê, mua lại tài sản của hợp tác xã cũ...

- Mô hình toàn dân

Đây là mô hình tất cả người dân trên địa bàn cứ đủ 18 tuổi đều có quyền tham gia xã viên hợp tác xã.

Hoạt động theo mô hình này có 10 hợp tác xã ( chiếm 3% ); mô hình này vẫn đi theo mô hình của các hợp tác xã nông nghiệp cũ, chỉ khác là xã viên có đăng ký rõ ràng, nhưng tổ chức của hợp tác xã này thì vẫn cồng kềnh, sự gắn bó giữa hợp tác xã với xã viên rất hạn chế.

- Mô hình một số xã viên tham gia hợp tác xã,

Trước nhu cầu của các hộ dân trên địa bàn, một số cá nhân đã cùng nhau đóng góp vốn thành lập HTX để tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ theo yêu cầu của các hộ dân.

Hoạt động theo mô hình này có 46 hợp tác xã ( chiếm 14,2% ), trong đó các hợp tác xã thành lập mới đều thuộc loại này; đây là mô hình hợp tác xã được tổ chức gọn nhẹ, năng động, phát huy dân chủ, gắn bó quyền lợi, tránh nhiệm của xã viên trực tiếp hơn, những người tham gia hợp tác xã đều thực sự có nhu cầu hợp tác và có góp vốn, góp sức cho hợp tác xã. Người tham gia hợp tác xã mới phải viết đơn tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã. Mức góp vốn tối thiểu từ 1 - 3 triệu đồng/xã viên.

Các HTX hoạt động theo mô hình này có nhiều ưu điểm so với 2 mô hình trên. Đó là: tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX được

năng động hơn, được quyết định mức phí cung cấp dịch vụ cho các hộ xã viên ( do số lượng xã viên ít chỉ có từ 7 đến 15 người ); vốn quỹ của HTX đều do xã viên đóng góp, nên xã viên có trách nhiệm hơn trong việc quản lý và kinh doanh dịch vụ....

Các hợp tác xã thuộc mô hình này thường hoạt động kinh doanh chuyên khâu như chế biến và tiêu thụ nông sản như: hợp tác xã chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Đông Xuân ( huyện Sóc Sơn ), các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Vân Nội ( Đông Anh ), hợp tác xã chế biến tiêu thụ sữa Phù Đổng ( Gia Lâm ) và một số hợp tác xã sản xuất hoặc dịch vụ Thuỷ sản ở huyện Thanh Trì.

Phần lớn tài sản của hợp tác xã mới đang sử dụng như: hệ thống điện, hệ thống thủy nông, máy móc các loại, vv.. là tài sản của hợp tác xã cũ được Uỷ ban nhân dân xã giao khoán, cho thuê theo định mức đã định. Hầu hết các hợp tác xã loại này thực hiện phân phối lãi theo mức vốn đóng góp, chưa tính đến mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.

Tuy nhiên, các HTX theo mô hình này còn một số hạn chế là khả năng vốn góp hạn chế, việc thanh toán dịch vụ với các hộ nông dân thiếu chặt chẽ; việc xử lý vốn quỹ của hợp tác xã cũ ( đối với hợp tác xã chuyển đổi sang loại hình chỉ có một số xã viên tham gia hợp tác xã ) cũng khó khăn hơn, hợp tác xã phải thuê lại hoặc nhận chuyển nhượng vốn của hợp tác xã cũ.

Như vậy, hầu hết xã viên Hợp tác mới ở Hà Nội là xã viên từ hợp tác xã cũ chuyển sang theo phương thức đăng ký danh sách. Vốn góp của xã viên là phần lớn giá trị vốn quỹ còn lại của hợp tác xã cũ được phân bổ cho từng xã viên và chuyển sang hợp tác xã mới. Một số hợp tác xã có quy định mức góp vốn tối thiểu lớn hơn mức vốn đã được phân bổ từ hợp tác xã cũ chuyển sang nên mỗi xã viên phải góp thêm 50.000 đồng.

Một số hợp tác xã còn quy định mỗi xã viên trong các tổ dịch vụ của hợp tác xã phải nộp "cổ phần hoạt động tối thiểu" từ 500.000 - 1.000.000 đồng/người; cán bộ quản lý hợp tác xã phải nộp "cổ phấn trách nhiệm tối thiểu" từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/người ( hợp tác xã Thống Nhất, hợp tác xã Mỹ

Đình - huyện Từ Liêm; hợp tác xã Đông Dư, hợp tác xã Thạch Bàn-huyện Gia Lâm…). Nội dung hoạt động của hợp tác xã mới về cơ bản là những dịch vụ hợp tác xã cũ đã làm trước đây.

Tài sản hợp tác xã đang sử dụng là tài sản từ hợp tác xã cũ chuyển sang. Việc phân phối lãi trong hợp tác xã thực hiên theo Điều lệ của hợp tác xã. Hầu hết các hợp tác xã mới chưa được thực hiện phân phối lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.


*Cơ cấu HTX phân theo lĩnh vực hoạt động.:

Một ưu điểm của HTX kiểu mới là hoạt động đa dạng, khắp mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tại Hà Nội, mô hình phổ biến nhất hiện nay là: hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (cung cấp nước, giống, phân bón, BVTV…) chiếm 50,5%; Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp (nhưng thực chất chủ yếu vẫn là hoạt động dịch vụ nông nghiệp), chiếm 44,85%; và Hợp tác xã dịch vụ chuyên khâu khác ( dịch vụ điện, thuỷ lợi. .. ) chỉ chiếm chưa đầy 5%.

Các hợp tác xã chuyên làm dịch vụ nông nghiệp, ngoài việc nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ truyền thống như thủy lợi, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp giống..., thời gian qua đã chú trọng chuyển sang các khâu dịch vụ mà hộ thành viên đang thực sự có nhu cầu, như dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , dịch vụ tín dụng nội bộ và từng bước tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống đa dạng của các hộ thành viên như dịch vụ điện, dịch vụ văn hóa, môi trường, nước sạch... một số HTX mở rộng ngành nghề kinh doanh như HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Triều Khúc, mở thêm dịch vụ nước sạch, dịch vụ trông giữ ô tô đạt doanh thu trên 4 tỷ đồng, HTX dịch vụ tổng hợp Thượng Thanh mở thêm dịch vụ vật tư, vật liệu xây dựng, đạt doanh thu 2,5 tỷ, tăng 34,6% so với năm 2001, HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Bàn đầu tư 90 triệu cải tạo đưa mô hình lúa - tôm - cá - cây ăn quả, chăn nuôi gia súc hoạt động hiệu quả, doanh thu đạt 2,5 tỷ, tăng 26%.

Một số hợp tác xã như hợp tác xã dịch vụ bò sữa Phù Đổng (Gia Lâm ), các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau sạch của Vân Nội, đã chú trọng chuyển hướng sản xuất, tập trung đầu tư vào sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái gắn với bảo vệ môi trường hoặc đầu tư chuyên canh, kết hợp chế biến và tiêu thụ nông sản, gia súc, gia cầm với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề để phát triển sản xuất quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao.

c. Đổi mới về đội ngũ cán bộ quản lý

Sau chuyển đổi tổ chức bộ máy của các hợp tác xã sau đã được tinh giảm hơn trước, phù hợp với quy mô của từng hợp tác xã. Chức năng nhiệm vụ của ban quản trị, ban kiểm soát được xác định rõ ràng hơn. Bộ máy tổ chức của hợp tác xã được tổ chức theo quy định của Luật hợp tác xã và Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp . Đại hội xã viên ( đại hội đại biều xã viên ) bầu ra chủ nhiệm, thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát. Ban quản trị cử kế toán trưởng và bầu phó chủ nhiệm hợp tác xã. Bộ máy quản lý của hợp tác xã gọn nhẹ từ 3 đến 5 người. Những hợp tác xã quy mô lớn, địa bàn rộng có các đội trưởng đội xã viên ở các khu dân cư.

Bảng 2.4. Trình độ cán bộ quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp tại Hà Nội

Đơn vị tính: HTX, %


Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2005

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Trong đó trình độ chuyên môn

742

100

805

100

- Đại học/trên đại học

67

9,0

74

9,3

- Trung cấp

253

34,2

266

33

- Chưa qua chuyên môn đào tạo

422

56,8

465

57,7

( Nguồn các quận, huyện )

Số liệu ở bảng trên cho thấy, số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học và trên đại học đã tăng từ 67 người năm 2001 lên 74 người năm 2005 ( tăng 10% ); số người có trình độ trung cấp tương ứng tăng từ 253 người lên 266 người ( tăng 5% ). Đến năm 2005, số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học trở lên chiếm 9,3% tổng số cán bộ HTX, và cán bộ quản lý đạt trình độ trung cấp chiếm 33% tổng số cán bộ HTX. Có thể thấy rõ hơn điều này qua từng loại chức vụ cán bộ quản lý HTX như sau:

+Trong 252 Chủ nhiệm có 5 người có trình độ văn hóa cấp I, chiếm tỷ lệ 2%; 114 người có trình độ văn hóa cấp II, chiếm tỷ lệ 45,2%; 133 người có trình độ văn hóa cấp III, chiếm tỷ lệ 52,8%.

Số có trình độ quản lý kinh tế, chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên là 72 người, chiếm tỷ lệ 28,6%, trong đó số có trình độ đại học 21 người, chiếm tỷ lệ 8,4 %.

+Trong số 316 Phó chủ nhiệm, Uỷ viên quản trị có 11 người có trình độ văn hóa cấp III, chiếm tỷ lệ 3,5%.

Số có trình độ quản lý kinh tế, chuyên môn từ trung cấp trở lên là 75 người , chiếm tỷ lệ 23,7%(đại học là 14 người, chiếm tỷ lệ 4,4%).

+Trong số 495 Kế toán trưởng, Trưởng kiểm soát có 13 người có trình độ văn hóa cấp I, chiếm tỷ lệ 2,6%; 250 người có trình độ văn hóa cấp II, chiếm tỷ lệ 50%; 232 người có trình độ văn hóa cấp III, chiếm tỷ lệ 46,8%.

Số có trình độ quản lý kinh tế, chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên là 90 người, chiếm tỷ lệ 18% (đại học là 14 người, chiếm tỷ lệ 2,8%).

Trong số cán bộ hợp tác xã nông nghiệp có 35 người có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Nhìn chung, bộ máy quản lý của các hợp tác xã đã gọn nhẹ, có trình độ văn hoá nhưng đa số cán bộ hợp tác xã chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, số cán bộ quản lý này lại đang có xu hướng tăng lên đáng kể ( năm 2005 tăng 10% so với năm 2001) và hiện đang chiếm quá nửa tổng số cán bộ HTX. Tại huyện Thanh Trì, trong số 116 cán bộ ban quản trị của các hợp tác xã nông nghiệp thì mới có 4 đồng chí có trình độ đại học, trình độ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023