Tổng Hợp Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Của Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp

trung, sơ cấp có 16 đồng chí, còn lại là chưa được qua đào tạo, hoạt động theo kinh nghiệm là chính. Cán bộ các hợp tác xã nông nghiệp phần đông chưa nhiệt tình với công việc vì thu nhập thấp, thù lao bình quân dưới 300.000 đồng/tháng, đặc biệt có hợp tác xã thù lao cán bộ chỉ được hơn 100.000 đồng/tháng.

d) Đổi mới tổ chức hoạt động kinh doanh- dịch vụ của các hợp tác


Để thích ứng với cơ chế thị trường, các hợp tác xã đã chủ động khai thác

những tiềm năng sẵn có của đơn vị để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các hợp tác xã mới chỉ dừng lại ở một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ cung ứng điện, dịch vụ đầu sào ( bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng, khuyến nông… dịch vụ cung ứng giống, phân bón, làm đất… ). Ngoài ra có một số hợp tác xã đã mở rộng ngành nghề kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường như: thực hiện các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ.

Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp


Loại hình hợp tác xã

Số HTX làm dịch vụ

Năm 2001


Năm 2005

Số

lượng

Tỉ lệ %

Số

lượng

Tỉ lệ %

Số HTX khảo sát , hoặc có báo cáo

111

100

325

100

Dịch vụ làm đất

23

20,7

40

12,3

Dịch vụ thủy lợi

108

97,3

275

84,6

Dịch vụ bảo vệ thực vật

78

70,2

144,8

44,25

Dịch vụ thú y

43

38,7

67

20,6

Dịch vụ giống cây, con

49

44

54

16,6

Dịch vụ khuyến nông

64

57,6

169

51,89

Dịch vụ cung ứng đầu tư

50

45

76

23,4

* Về phân bón

12

10,8



* Về thuốc BVTV

7

6,3



* Về thuốc thú y

6

5,4



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 7





Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm

3

2,7

15

4,6

Dịch vụ điện

77

69,4

251

73,35

Dịch vụ chế biến

1

0,9

7

2,1

Dịch vụ tín dụng





Dịch vụ khác

40

36

80

24,6

* Khác

(Nguồn Liên minh HTX Thành phố Hà Nội )

- Tổ chức và quản lý dịch vụ thuỷ lợi.

Nền nông nghiệp nước ta lấy sản xuất lúa nước là hoạt động cơ bản do vậy vấn đề thuỷ lợi, điều tiết nước là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu quyết định tới sự thành bại trong sản xuất của nhà nông. Điều hành công tác thuỷ lợi không thể một hoặc một vài hộ nông dân có thể tự làm được mà nó đòi hỏi phải có sự kết hợp chung của cả cộng đồng, trở thành nhiệm vụ cơ bản đặt ra đối với các hợp tác xã nông nghiệp.

Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiện nay, có 84,6% số hợp tác xã làm dịch vụ tưới tiêu. Ngoài việc thu phí dịch vụ cho công ty Khai thác các công trình thuỷ lợi, các hợp tác xã còn thu thêm phần phí dịch vụ bơm nước từ kênh cấp II của huyện đến ruộng của xã viên, phần phí này các hợp tác xã thu bình quân từ 2 – 4 kg thóc/sào/vụ. Số dư từ dịch vụ này thay đổi từng năm và phụ thuộc vào địa phương; những địa phương nào có hệ thống kênh mương nội đồng tốt thì mức độ đầu tư ít, số dư lớn và ngược lại. Do hệ thống kênh mương nội động trên địa bàn các huyện chưa được cứng hoá đồng bộ nên hoạt động này gặp nhiều khó khăn.

Trên cơ sở thu đúng, thu đủ chi phí theo tinh thần nghị quyết Đại hội xã viên, sau khi đã trừ đi một số khoản chi trả của hợp tác xã cho công ty thuỷ nông, công người lao động, người quản lý trực tiếp, số còn lại chiếm tỷ trọng rất ít lại chi phí nhiều cho vấn đề cải tạo lại hệ thống kênh mương, cơ sở vất chất phục vụ cho việc điều tiết thuỷ nông nội đồng. Số lượng hợp tác xã có thể thu lợi nhuận từ dịch vụ này rất ít, trừ một số hợp tác xã do có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thuỷ lợi được đầu tư xây dựng khá tốt từ trước, tiết kiệm khâu bơm tát nên có mức doanh thu được đánh giá là cao từ 20 triệu/năm trở lên như ở hợp tác xã Ninh Hiệp, Yên Thường, Đặng Xá...chỉ chiếm tỷ trọng khoảng

4.8% so với 125 hợp tác xã khảo sát. Số còn lại lãi suất rất ít có tới 42% hợp tác xã nông nghiệp bị thâm hụt ở khâu này.

Công tác dịch vụ thuỷ nông nhìn chung các hợp tác xã đều thực hiện khá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân. Ban quản trị và các

đội tiếp nhận dịch vụ vốn dĩ họ xuất thân từ nhà nông. Trên đồng ruộng cũng có phần của họ đồng thời việc phân công trách nhiệm, quyền lợi hợp lý đã phát huy cao được tính tích cực của họ trong việc kiểm tra theo dõi về công tác dịch vụ. Mức thuỷ lợi phí tỏ ra hợp lý và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, họ

đánh giá cao vai trò hoạt động của dịch vụ này của hợp tác xã.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay các hợp tác xã nông nghiệp có số lãi từ dịch vụ này rất ít, nhiều hợp tác xã còn phải trích quỹ dự phòng và trích các nguồn thu khác để bổ sung cho dịch vụ thuỷ lợi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế này là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi như cầu cống, trạm bơm, phần lớn đã cũ nát. Hệ thống kênh mương ít được cải tạo nạo vét thường xuyên. Cống ngăn, hồ chứa vừa ít lại không đảm bảo về chất lượng, nguồn kinh phí thu từ thuỷ lợi thường không đủ chi và chủ yếu dựa vào sự đầu tư ngân sách của nhà nước. Điều này đã gây lên không ít những khó khăn cho công tác dịch vụ của hợp tác xã.

- Tổ chức và quản lý dịch vụ bảo vệ thực vật

Cũng như công tác thuỷ lợi, bảo vệ thực vật luôn gắn liền với hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các xã viên và các hợp tác xã đều có mong muốn thực hiện tốt dịch vụ này. Song thực tế các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thực vật mới chiếm có 44,25%. Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cũng do ban quản trị trực tiếp điều hành và hầu như không có hợp tác xã tổ chức dịch vụ này theo kiểu đội dịch vụ riêng rẽ mà thường gắn với vai trò của đội trưởng với các chức danh như trưởng thôn, trưởng xóm. Các đội trưởng tiếp nhận dịch vụ này đồng thời có trách nhiệm tiếp nhận quản lý các dịch vụ khác.

Đối với dịch vụ bảo vệ thực vật sẽ được tổ chức trực tiếp từ ban quản trị xuống đội tiếp nhận. Dịch vụ bảo vệ thực vật không những đòi hỏi một cơ cấu tổ chức vận hành mà còn đòi hỏi sự tham gia của những thành viên đó phải có

kiến thức khoa học kỹ thuật về bảo vệ thực vật. Tổ chức tốt khâu này, các hợp tác xã nông nghiệp thường tổ chức kết hợp với sự tham gia giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật phòng nông nghiệp, khuyến nông để theo dõi kiểm tra diễn biến của tình hình sâu bệnh trên địa bàn. Kịp thời dự báo phát hiện và thông báo cho nhân dân biết cách phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ hoa mầu, mùa màng cho nông dân, công tác này được tổ chức thường xuyên đồng bộ và kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát triển lây lan dịch bệnh của sâu bệnh.

Hàng năm các hợp tác xã đều tổ chức tập huấn về kỹ thuật bảo vệ thực vật cho cán bộ hợp tác xã và xã viên, hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu và cách thức phát hiện những biểu hiện của sâu bệnh tạo điều kiện giúp đỡ các hộ xã viên nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã tổ chức dịch vụ này hàng vụ có thu thêm 1kg/thóc/sào/vụ để tạo nguồn kinh phí tổ chức dịch vụ cho tốt, tỏ ra là hợp lý và được nông dân chấp nhận.

Tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật mặc dù đã được các hợp tác xã cố gắng triển khai thực hiện song số lượng hợp tác xã đứng ra đảm nhận được vẫn còn ít, hiệu quả chưa cao, chưa có sức thuyết phục thu hút được sự hưởng ứng rộng rãi của nông dân. Dự báo về tình hình sâu bệnh kịp thời và hợp lý song công tác tổ chức phòng trừ diễn ra còn chậm. Hợp tác xã không tổ chức phòng trừ

được hàng loạt trên dịch tích lớn mà thường chỉ thông báo để các hộ xã viên tự tổ chức phòng trừ lấy. Do vậy vấn đề triệt phá dịch bệnh chưa hiệu quả cao.

Trình độ của cán bộ bảo vệ thực vật của hợp tác xã còn thấp. Chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm thiếu nhiều về kiến thức KHKT do phần lớn chưa

được qua đào tạo. Các lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức không mang tính chất thường xuyên và thời hạn còn ngắn do vậy hiệu quả tích cực mang lại thấp.

Để khắc phục được thực trạng hiện nay các hợp tác xã không những cần phải nâng cao trình độ cán bộ hợp tác xã mà cần thiết tạo điều kiện chuyển giao kiến thức về bảo vệ thực vật cho xã viên và các hộ gia đình. Việc trang bị kiến thức cho họ sẽ là phương thức tốt nhất để tạo nên tính chủ động của từng hộ xã viên trong việc kịp thời ngăn ngừa sự phát triển thành dịch bệnh, bảo vệ năng suất, hiệu quả lao động cho nông dân.

- Tổ chức và quản lý dịch vụ điện

Dịch vụ điện là một trong những dịch vụ cơ bản phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của nông nghiệp, nông thôn, do vậy hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp đều tổ chức quản lý dịch vụ này.Song mức độ tham gia quản lý của các hợp tác xã khác nhau, qua số liệu khảo sát cho thấy có 77,35% số hợp tác xã dịch vụ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt nông thôn. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp trực tiếp tổ chức quản lý điều hành, hợp tác xã thành lập ra

đội dịch vụ điện và thường do một trong những thành viên ban quản trị phụ trách hoặc là người có chuyên môn về điện được ban quản trị mời tham gia quản lý. Tuỳ theo quy mô, điều kiện của từng hợp tác xã khác nhau mà có cách thức tổ chức quản lý phù hợp.

Đối với hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị quản lý điện trực tiếp, qua một cấp, điện được đưa từ công tơ tổng của hợp tác xã đến từng hộ gia đình. Cách tổ chức này tỏ ra hiệu quả, tiết kiệm được hao tổn điện năng, giảm bớt được các cấp trung gian trong quản lý. Giá thành sử dụng điện của người tiêu dùng được giảm xuống, theo kết quả khảo sát ở những địa phương quản lý theo mô hình này ( hợp tác xã nông nghiệp Trâu Quỳ – huyện Gia Lâm, hợp tác xã Việt Hưng – quận Long Biên, hợp tác xã Thống Nhất – huyện Từ Liêm ...) bình quân người tiêu dùng chỉ phải trả 600 – 650 đồng/kw/h cho điện sinh hoạt, giảm so với các hợp tác xã khác từ 50 – 100 đồng/kw.

Hình thức quản lý điện qua 2 cấp tức là từ đồng hồ công tơ tổng của hợp tác xã đến công tơ của từng đội quản lý và từ đội quản lý đưa dịch vụ đến hộ gia đình. Đội quản lý điện của hợp tác xã được phân theo các vùng quản lý ( thôn, xóm ) do trưởng thôn, xóm hoặc người có năng lực chuyên môn về điện

được nhân dân cử ra phụ trách. Mức giá điện bình quân người tiêu dùng phải trả 700 đồng/kw. Mức giá tiền điện chênh lệch được sử dụng vào chi phí hao tổn điện năng và thù lao người quản lý trực tiếp với mức khoảng 200-240

đồng/kw, phần còn lại nộp cho hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ giữ lại một phần khoảng 100 đồng/kw để tăng thêm nguồn vốn tích luỹ và tạo thêm kinh phí để hợp tác xã có thể chủ động được một phần cho việc nâng cấp sửa chữa lại

đường dây, trạm điện. Hợp tác xã chỉ phải trả tiền điện cho nhà nước với mức 360 đồng/kw. Nguồn thu chủ yếu của các hợp tác xã là dịch vụ điện, chiếm

khoảng 60-70% các khoản thu của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và là nguồn thu chính duy trì hoạt động của các hợp tác xã.

Quản lý điện trên địa bàn nông thôn do nhiều nguyên nhân khác nhau như địa bàn dân cư phân tán, hệ thống cơ sở vật chất: trạm điện, dây cột còn yếu kém... rất dễ gây hao tổn điện năng. Do vậy công tác quản lý dịch vụ này cần phải chặt chẽ, có tinh thần trách nhiệm cao mới có thể quản lý tốt, giảm bớt phần nào những hao phí điện năng, ổn định mức giá và đảm bảo cung ứng đầy

đủ phục vụ nhu cầu dùng điện cho nhân dân. Để thực hiện tốt vấn đề này hợp tác xã tổ chức quản lý theo cách thức gắn chế độ trả công cho các đội quản lý với trách nhiệm hoàn thành công việc. Căn cứ vào mức hao hụt điện năng, nếu mức hao hụt là 25% thì người quản lý được 80.000 đồng/tháng, nếu mức hao hụt càng lớn thì lương sẽ bị trừ giảm đi theo tỷ lệ tượng ứng, còn quản lý tốt thì lương sẽ tăng lên. Việc gắn liền chế độ lương thưởng với trách nhiệm của người quản lý đã tăng cường tính tích cực của họ. Các đội trưởng quản lý không chỉ có nhiệm vụ đi thu tiền điện của các hộ gia đình để nộp về hợp tác xã mà ngoài ra họ còn phải thường xuyên quan tâm và kiểm tra hệ thống dây cột, nhanh chóng có những biện pháp khắc phục những sự cố về điện của các hộ xã viên. Chống những hiện tượng ăn cắp điện, bố trí hệ thống dây dẫn phân phối đến từng hộ hợp lý hạn chế những sự hao tổn điện năng không cần thiết.

Bên cạnh các hợp tác xã đảm nhận trực tiếp quản lý phục vụ điện, nhiều hợp tác xã tổ chức theo phương thức cho nhân dân đấu thầu theo cơ chế lời ăn lỗ chịu. Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý điện của mình. Hàng tháng trả tiền điện trực tiếp cho sở điện, số dư lãi có trênh lệch thì được hưởng và có trách nhiệm quản lý sửa chữa điện trong phạm vi đã được đấu thầu quản lý. Thực chất của loại hình quản lý điện này là do các hợp tác xã sau khi chuyển đổi vẫn duy trì hoạt động như cũ, không tham gia vào tổ chức quản lý mà giao khoán cho tư nhân đứng ra đảm nhận. Hợp tác xã sẽ thu một khoản tiền do chủ thầu trả để đưa vào chi phí quản lý.

Việc tổ chức đấu thầu một mặt nó cũng mang lại những giá trị tích cực như giảm bớt được một bộ phận nhân sự nếu hợp tác xã trực tiếp quản lý. Giao việc quản lý cho tư nhân phụ trách sẽ gắn trách nhiệm với quyền lợi thiết thực của họ. Người quản lý vì lợi ích của mình sẽ cố gắng thực hiện tốt công việc

quản lý, quản lý càng có hiệu quả thì sẽ đồng nghĩa với việc tăng lên về lợi ích của họ. Song mặt khác việc tổ chức đầu thầu còn nhiều vấn đề bất cập. Do bị tư nhân hoá, giá điện của từng vùng còn có sự chênh lệch, khi sự cố về điện thì việc thay thế sửa chữa còn tiến hành chậm gây ra sự gián đoạn trong việc sử dụng điện và sự thiệt thòi của người tiêu dùng. Vai trò phục vụ cho kinh tế hộ của hợp tác xã sẽ bị giảm sút, gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hợp tác xã, vào tổ chức kinh tế vốn được lập ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của họ. Hình thức quản lý điện này hiện nay vẫn đang phổ biến tại một số xã của huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm.

Thực hiện đề án điện nông thôn của Thành phố, trong năm 2004-2005 Thành phố đã đầu tư các trạm biến thế điện, cải tạo lại hệ thống dây diện cho tất cả các xã ngoại thành Hà Nội, nhờ vậy chất lượng điện được nâng lên, hao tổn điện năng giảm xuống còn từ 19-13%, giá điện sinh hoạt dao động từ 620

đến 700 đồng/KW. Công tác quản lý điện đã có những chuyển biến tích cực, các hợp tác xã đã xoá bỏ hình thức thầu khoán, quản lý bán điện đến trực tiếp

đến hộ. Tuy nhiên, thực hiện theo Đề án này rất nhiều hợp tác xã ở các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn phải bàn giao toàn bộ lưới

điện mà hợp tác xã đang quản lý cho ngành điện quản lý. Vì vậy, hiện nay các hợp tác xã đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động vì nguồn thu chủ yếu là từ dịch vụ điện thì đã phải bàn giao cho ngành điện. Trong thời gian tới, các hợp tác xã này cần nhanh chóng thay đổi mô hình hoạt động thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

- Tổ chức và quản lý dịch vụ khuyến nông

Đáp ứng nhu cầu về tăng năng suất lao động sản xuất nông nghiệp, song do sự hạn hẹp về diện tích, xu hướng quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị giảm đi bởi tốc độ đô thị hoá nông thôn ngày càng phát triển. Chính vì vậy chỉ có thể dùng biện pháp tăng cường công tác kỹ thuật, cải tạo giống. Thực hiện vấn đề này có 51,89% số hợp tác xã đảm nhiệm dịch vụ giống, khuyến nông để phục vụ sản xuất cho xã viên; Tất cả các hợp tác xã đều làm tốt dịch vụ khuyến nông, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã có kết quả rõ rệt. Cán bộ và kỹ thuật viên của các hợp tác xã hàng năm thường xuyên được tập huấn, tham quan các mô hình, khảo nghiệm về các

giống mới để làm cơ sở tuyên truyền hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật trồng chọt, chăn nuôi, sử dụng các giống mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như các hợp tác xã Trâu Quỳ, Yên Thường, Văn Đức ( huyện Gia Lâm ); các hợp tác xã tiêu thụ và chế biến rau an toàn xã Vân Nội ( huyện Đông Anh ); hợp tác xã Thống Nhất, Trung Văn, Tây Tựu ( huyện Từ Liêm )

Quản lý hoạt động dịch vụ giống và khuyến nông của các hợp tác xã

được ban quản lý trực tiếp đảm nhiệm. Hợp tác xã tổ chức dịch vụ trực tiếp đến các hộ xã viên, căn cứ vào nhu cầu và định hướng nhu cầu cho xã viên tham gia dịch vụ của hợp tác xã.

Bên cạnh những điều đã đạt được, phần lớn các hợp tác xã tỏ ra rất yếu trong việc tổ chức lĩnh vực dịch vụ này. Trong tổng số 152 hợp tác xã được khảo sát chỉ có 50 hợp tác xã thực hiện dịch vụ này có lãi từ 10 triệu đến 25 triệu đồng/năm chiếm 9.6% số còn lại thu được không đáng kể. Chất lượng phục vụ có sự đảm bảo song về giá cả chưa có sự ưu đãi hơn thị trường, thủ tục tham gia dịch vụ còn rườm ra gây nên tâm lý ngại tham gia của xã viên. Phần lớn xã viên hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng dịch vụ của tư nhân trên thị trường. Vai trò của hợp tác xã chưa được phát huy, hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước mà hợp tác xã chưa có chủ

động tìm cho mình được một hướng đi thích hợp trong điều kiện mới.

- Tổ chức và quản lý dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường, việc cung ứng các đầu vào, đầu ra có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến hiệu quả sản xuất của nông dân. Cung ứng các dịch vụ đầu vào phục vụ cho vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc... trở thành nhu cầu rất cần thiết trong hoạt động sản xuất của nông dân. Hiện nay vấn đề bảo vệ lợi ích của người nông dân trong cơ chế thị trường, tránh sự thiệt thòi cho nông dân cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với các hợp tác xã nông nghiệp.

Tổ chức hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp cho xã viên và người nông dân trên địa bàn có 23,4% số hợp tác xã; Dịch vụ này được ban quản trị đứng ra theo sự yêu cầu của xã viên. Căn cứ vào yêu cầu, qua sự đăng ký của xã viên gửi lên từ các đội mà hợp tác xã lên kế hoạch tổ chức dịch vụ.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí