Tác Động Của Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Đối Với Đời Sống Văn Hóa - Xã Hội Và Môi Trường Sống Của Nông Dân

53


Bên cạnh đó, tình trạng rò rỉ dữ liệu cá nhân cũng đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Nhiều trang mạng trong nước và quốc tế liên tục rao bán dữ liệu chứa thông tin về căn cước công dân, số điện thoại, thư điện tử của hàng triệu người Việt Nam. Các hoạt động tội phạm công nghệ cao còn nhằm vào việc phá hoại các hệ thống máy tính bằng cách phát tán các mã độc, ăn cắp các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân, lấy cắp các thông tin tình báo, bí mật quốc gia, mua bán trái phép vũ khí, ma túy….

Một vấn đề nan giải khác là các tổ chức tội phạm về ma túy, cờ bạc, khiêu dâm, buôn bán người.... đang coi không gian mạng là môi trường kinh doanh kiếm lợi và dễ dàng che đậy hành vi phạm tội. Ngoài ra, cộng đồng mạng phải đối mặt với các thông tin xấu, độc hại, những chiêu thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tiền ảo hay kinh doanh trái phép trên không gian mạng. Dữ liệu từ Cục An ninh mạng (Bộ Công an) cho thấy thời gian qua Việt Nam chịu nhiều đợt tấn công nhằm vào các hệ thống thông tin quốc gia, phát tán thông tin sai sự thật để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên thời lượng truy cập mạng liên tục tăng lên, đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng sẽ cao hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2021, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Công an rà soát được 221 nghìn tin, bài chứa thông tin xấu, sai sự thật được đăng trên các trang thông tin điện tử, diễn đàn, blog. Tội phạm mạng thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi như lập giả mạo website, trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp; thiết lập trạm BTS giả mạo để chặn, chuyển hướng thuê bao di động người dùng nhằm thu thập dữ liệu….

- Bên cạnh đó, mặt trái của truyền thông xã hội, mạng xã hội cũng góp phần tạo nên những điểm nóng về chính trị - xã hội ở nông thôn.

Trên thực tế, một bộ phận người dân nhận thức sai lệch cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo khó kiểm chứng, xác thực cho nên có thể tự do phát ngôn, tự do thông tin mà không phải chịu trách nhiệm. Từ đó, trên mạng xã hội, đã xuất hiện nhiều hành vi tung tin giả mạo, phát tán tin xấu độc, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ tổ chức và cá nhân… Không gian mạng đã xuất hiện những KOLs, influencers có động cơ không trong sáng, nền tảng văn hóa thấp, bất mãn chế độ, thậm chí từng vi phạm pháp luật nhưng lại biết “khơi gợi những cảm xúc xấu xa”; lạm dụng chữ nghĩa, ảo tưởng “quyền lực bàn phím”, luôn tìm cách điều hướng dư luận; tấn công doanh nghiệp nhằm trục lợi; đe dọa, xúc phạm cá nhân, tổ chức… Một số được nuôi dưỡng, cấp phát từ các tổ chức thù địch bên ngoài. Lợi dụng những bất cập trong quản lý nhà nước về internet, mạng xã hội, chúng thâm nhập vào các nền tảng truyền thông xã hội, lập ra hàng trăm nghìn tài khoản ảo và

54


nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức. Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân. Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện “diễn biến hòa bình”, đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như trong các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng….

Báo chí phương Tây cũng đúc rút phương thức dùng truyền thông xã hội tạo nên những “đám đông” kích động, đó là: châm ngòi xuống đường; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội để kích động và liên kết trong, ngoài [27, tr.50]. Bên cạnh đó, những điểm nóng xã hội ở nông thôn sẽ nhanh chóng được lan truyền trên không gian mạng, dễ bị xuyên tạc, đánh lừa dư luận, dễ bị “kích hoạt” thành những điểm nóng về chính trị - xã hội, thậm chí biến thành bạo loạn chính trị. Hiện nay, ở nông thôn Việt Nam, các điểm nóng chính trị - xã hội thường chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai (khoảng 70% vụ việc), như nâng giá đền bù, cấp đất tái định cư, đất sản xuất, đất dịch vụ hoặc đòi lại đất đai cũ trước đây đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc thực hiện chính sách khác về nhà, đất; tố cáo tiêu cực, vi phạm trong việc cấp bán đất ở cơ sở, tiêu cực trong các dự án thu hồi đất; từ khiếu nại các quyết định giải quyết vụ việc đã có hiệu lực pháp luật, có lý, có tình nhưng công dân cố tình không chấp hành chuyển sang việc tố cáo người hoặc cơ quan ban hành các văn bản đó... Tính chất phức tạp của vấn đề khiếu kiện thể hiện ở tình trạng khiếu kiện vượt cấp, không đúng nơi, đúng chỗ, diễu hành trên đường phố, có sự liên kết tỉnh, huyện để tập trung đông người, có tổ chức phân công người chỉ huy, liên lạc, hẹn ngày, giờ, địa điểm tập kết. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tình hình này để xuyên tạc, bóp méo sự thật, mưu đồ chống phá ta về dân chủ, nhân quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Như vậy, CMCN 4.0 đã có nhiều tác động tích cực đối với đời sống chính trị của giai cấp nông dân Việt Nam. Các ứng dụng công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 giúp nông dân nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn; tăng cường dân chủ cơ sở nông thôn và tác động tích cực đến công tác giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đời sống chính trị

55

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 8


của nông dân. Thách thức lớn nhất trong kỷ nguyên số đó chính là vấn đề bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng. Ngoài ra, mặt trái của mạng xã hội cũng góp phần tạo nên những điểm nóng về chính trị - xã hội ở nông thôn và nhanh chóng được lan truyền trên không gian mạng.

2.2.1.3. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân

CMCN 4.0 đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, bên cạnh nông nghiệp thông minh, nông dân thông minh, chúng ta còn biết đến mô hình “làng/xã thông minh”. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn, các mô hình làng/xã thông minh mang lại những thay đổi tích cực đối trong đời sống mọi mặt của người dân nông thôn. Trên thế giới, châu Âu là khu vực tiên phong trong phát triển làng thông minh (smart village). Theo đó, làng thông minh là cộng đồng (xóm, thôn, xã) ở các vùng nông thôn sử dụng các giải pháp sáng tạo dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương; trong đó cộng đồng tham gia, chia sẻ để phát triển và thực hiện mục tiêu cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số. Làng thông minh đã được triển khai rộng khắp trên 24 quốc gia thuộc châu Âu, với mục tiêu lấy nền tảng công nghệ kết nối với giá trị bản địa nhằm thúc đẩy chất lượng cuộc sống, tạo ra mức sống cao hơn, các dịch vụ công cộng cho công dân thuận tiện, sử dụng tốt hơn các tài nguyên, ít ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra cơ hội phát triển cho chuỗi giá trị nông sản [189]. Bên cạnh đó, các mô hình làng/xã thông minh đã được triển khai thành công ở nhiều quốc gia châu Á như: mô hình “làng thông minh” ở Ấn Độ (“ngôi làng kiểu mẫu” Punsari, “ngôi làng kỹ thuật số” Akodara), mô hình “làng kỹ thuật số” ở Hàn Quốc, mô hình “Làng thương mại điện tử” Taobao của Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc, đến tháng 8/2019, đã phát triển được khoảng 4.310 làng Taobao, ở 25 tỉnh, thành phố, chiếm gần một nửa dân số nông thôn. Doanh thu thương mại điện tử đạt 700 tỷ RMB (khoảng 2.48 triệu tỷ VNĐ) mỗi năm, với 660.000 gian hàng online trên Taobao (2018). Đặc biệt, tạo ra khoảng 6,8 triệu công việc (6/2018 - 6/2019), trong đó rất nhiều cơ hội việc làm cho nữ giới và người trẻ [191]. Các mô hình này cũng đã thu hút vốn đầu tư từ các quỹ tài chính lớn từ những quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, một số địa phương như Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Đồng Tháp đã bước đầu chủ động xây dựng các mô hình thí điểm “làng thông minh”, “xã thông minh” gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, chú trọng các giải pháp sáng tạo dựa trên thế

56


mạnh sẵn có của địa phương.

CMCN 4.0 không chỉ tác động đến sản xuất nông nghiệp, đến đời sống chính trị mà còn tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân.

Trước hết, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của nông dân. Trong thời đại số, khoảng cách về không gian địa lý được thu hẹp tối đa. Điều đó đồng nghĩa với việc mối giao lưu, quan hệ giữa con người với con người được mở rộng. Các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn. Điều đó góp phần thúc đẩy sự giao lưu, sự đa dạng, sự tiếp biến văn hóa. Trong xã hội hiện đại, con người không chỉ giao tiếp trực diện mà có thể thực hiện giao tiếp trực tuyến thông qua mạng xã hội (zalo, viber, sky, instagram, facebook....). Trên không gian mạng, người dân cũng có nhiều điều kiện khai thác và hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ giải trí hiện đại như lướt web để cập nhật thông tin, giải trí (nghe nhạc, xem phim)…, qua đó đời sống tinh thần trở nên phong phú, đa dạng.

Thứ hai, hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực của nông dân để thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều mô hình đào tạo nghề mới xuất hiện như: đào tạo nghề trực tuyến, mô hình trình diễn, hình thức tổ chức lớp học tại hiện trường (FFS: Farmer Field School). Qua mạng internet, qua các trang thông tin điện tử khuyến nông, nông dân dễ dàng tìm kiếm những thông tin hữu ích liên quan đến sản xuất và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, qua đó học hỏi, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực liên kết, năng lực tiếp cận thị trường, bán hàng trực tuyến…

Thứ ba, góp phần giữ gìn và quảng bá văn hóa dân gian truyền thống (văn hóa lễ hội, văn hóa làng nghề, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng…). Trong bối cảnh CMCN 4.0, ở nhiều quốc gia trên thế giới, các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống đã được “số hóa” hiệu quả và có sức lan tỏa rộng rãi điển hình như ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…. Hoạt động này vô cùng cần thiết trong thời đại số, để mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận với các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Ở Việt Nam hiện nay, việc số hóa văn hóa dân gian truyền thống đã bước đầu được thực hiện phù hợp với xu hướng thời đại, đóng góp hữu ích vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Thứ tư, nhiều loại hình dịch vụ xã hội ở nông thôn được số hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. CMCN 4.0 tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng. Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến (ngồi tại nhà lựa chọn sản phẩm trên

57


toàn thế giới qua mạng; thanh toán qua tài khoản điện tử; nhận hàng qua dịch vụ chuyển phát). Gần đây, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid nên xu hướng kinh doanh và mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến không chỉ ở khu vực thành thị mà còn lan rộng về vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực y tế, sự ra đời mô hình chăm sóc sức khỏe trực tuyến (Telehealth) đã mang đến nhiều lợi ích cho người dân nông thôn. Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp như hiện nay, mô hình này càng trở nên ưu việt. Ngay từ khi Covid-19 có dấu hiệu lây nhiễm xuyên lục địa, các tổ chức y tế uy tín trên thế giới đã khuyến nghị người dân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, an toàn hơn trong mùa dịch. Mô hình này được dự báo sẽ không chỉ là giải pháp tình thế trong đại dịch mà sẽ trở thành một xu hướng thịnh hành trong tương lai gần. Telehealth mang lại hiệu quả về chi phí và thời gian cho bệnh nhân bằng cách chẩn đoán, kiểm tra từ xa, cũng như tạo ra một nguồn dữ liệu về thông tin bệnh nhân. Tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần giảm tải cho các bệnh viện lớn ở đô thị. Mô hình này giúp người bệnh không cần chờ đợi lâu, không phải hoãn lịch trình cá nhân. Người bệnh có thể được tư vấn khám bệnh online mọi lúc mọi nơi, dễ dàng và nhanh chóng. Chi phí tư vấn thông qua Telehealth rẻ hơn nhiều so với khám trực tiếp tại bệnh viện. Người bệnh dễ dàng được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi, uy tín ở các bệnh viện trung ương, bệnh viện chuyên khoa sâu, đồng thời tăng tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sử dụng Telemedicine cũng giúp hạn chế lây nhiễm chéo từ các nguồn lây lan trong quá trình đi khám tại bệnh viện. Ở Việt Nam, 5 mô hình tiên phong trong lĩnh vực Chăm sóc sức khoẻ trực tuyến bao gồm: Pharmacity, Buymed, Jio Health, Doctor Anywhere, eDoctor. Ngày 22/6/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2628/QĐ-BYT (22/6/2020) về việc phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025 với hai mục tiêu căn bản, đó là tất cả các cơ sở y tế trên cả nước được hỗ trợ chuyên môn liên tục, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Việc triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa được thực hiện trên nền tảng công nghệ do tập đoàn Viettel phát triển.

Thứ năm, tác động tích cực của CMCN 4.0 đến môi trường sinh thái ở nông thôn. Theo các chuyên gia, CMCN 4.0 tác động đến lĩnh vực môi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Có thể ứng dụng các sản phẩm

58


của công nghệ 4.0 trong các lĩnh vực như: quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo tự động mức độ ô nhiễm đối với các yếu tố môi trường như nước thải, không khí, áp dụng trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh… từ đó có hệ thống dữ liệu rất tốt và chính xác để phục vụ công tác quản lý.

Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc CMCN 4.0 cũng đem lại những thách thức không nhỏ đối với đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn hiện nay.

- CMCN 4.0 ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của người dân nông thôn, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục ở các làng quê. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng nông thôn: không gian văn hóa nông thôn, văn hóa dân gian truyền thống, tình làng nghĩa xóm, văn hóa làng nghề…, nhưng cũng làm phát sinh tình trạng văn hóa lai căng khiến việc bảo vệ bản sắc trong đa dạng văn hóa trở thành nhiệm vụ không dễ dàng của mọi quốc gia, dân tộc. khiến con người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet, khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ trong cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả quan hệ gia đình...Thời gian qua, ở nước ta đã diễn ra không ít sự đảo lộn các giá trị văn hóa, trong đó các giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống như trọng tình nghĩa, ưu tiên về mặt đạo đức, vị tha, trung thực,... bị lấn lướt, xâm hại, sự lên ngôi của những giá trị ngoại lai, xa lạ trong một bộ phận quần chúng, sự lộn xộn, lúng túng, bị động, không bình yên trong đời sống tinh thần, trong lối sống và thị hiếu, trong đạo đức, đặc biệt những biến động phức tạp của các lĩnh vực tâm linh, tôn giáo,...Mặt trái của truyền thông xã hội, mạng xã hội có thể dẫn đến những đổ vỡ về giá trị, những tổn thương về tâm lý ảnh hưởng đến đời sống mỗi cá nhân, từ đó, tác động đến ổn định chính trị, xã hội của quốc gia. Các nhà xã hội học cho rằng, việc dành quá nhiều thời gian cho mạng dẫn đến “cô lập với xã hội thực tại”, “xao nhãng các quan hệ đời thực”, “tin vào đó mà không dành thời gian cho các quan sát, trải nghiệm và tương tác thực tế để đưa ra các quyết định đúng đắn”, thậm chí lệch lạc về nhận thức, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt với giới trẻ. Về lâu dài, có thể khiến sự cố kết xã hội, sự gắn kết cộng đồng bị rạn nứt sâu sắc, khó tạo nên sự đồng thuận trong việc chung tay giải quyết các vấn đề của cộng đồng, quốc gia hay quốc tế.

- Thách thức trong giữ gìn văn hóa dân gian truyền thống. Văn hóa dân gian văn hóa gốc của dân tộc, vốn được ví như “mã định danh” của văn hóa Việt. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống nguy cơ mai một. Nhiều lễ hội truyền thống bị thương mại hóa, biến tướng, bị một số cá nhân lợi dụng hành nghề mê tín dị đoan. Nhiều làng nghề truyền thống đang mất dần tính độc đáo vốn có khi đưa công nghệ, máy móc hiện đại để sản xuất hàng loạt thay thế lao động thủ công, tình trạng ô

59


nhiễm làng nghề có xu hướng gia tăng. Cảnh quan nông thôn đang dần thay đổi, không còn là không gian thuần Việt như trước. Các trò chơi dân gian được xem là di sản của văn hóa dân gian cũng đang mai một rõ rệt.

- Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội nông thôn có xu hướng gia tăng. Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã làm xuất hiện đội ngũ nông dân công nghệ cao, các “triệu phú, tỷ phú nông dân”. Đội ngũ này có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư công nghệ 4.0 vào sản xuất, có thu nhập tương đối cao. Trong khi đó, xã hội nông thôn vẫn còn tồn tại nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, ở Việt Nam, một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Điện Biên 45,28%, Lai Châu 38,88%, Hà Giang 35,38%, Lào Cai 35,29%...[78, tr.20]. Bên cạnh một bộ phận người nghèo là do đông con, lười lao động, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước, còn có một bộ phận không nhỏ người nghèo do chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… Sự phân hóa giàu nghèo về lâu dài sẽ làm cho người dân bức xúc, làm giảm tính gắn kết xã hội, làm gia tăng các vụ khiếu kiện gây mất ổn định xã hội nông thôn. Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo cũng gây ra tình trạng di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị, từ vùng khó khăn sang vùng thuận lợi hơn, từ đó gây áp lực quá tải lên cơ sở hạ tầng đô thị và gây xáo trộn xã hội. Tình trạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh xã hội; làm gia tăng tệ nạn xã hội, các loại tội phạm. Vì luôn phải đối đầu với những khó khăn về kinh tế, nên không ít người nghèo lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống của mình bị đe dọa. Cái nghèo, cái đói cũng thường đi liền với sự thất học, đó cũng là những nguyên nhân đẩy một bộ phận người nghèo vào ngõ cụt của cuộc đời. Với quan niệm “không có gì để mất”, nên một số người nghèo có thể liều lĩnh làm những việc trái với pháp luật và đạo đức (như trộm cướp, lừa đảo, buôn lậu, bán dâm, thậm chí giết người). Phân hóa giàu nghèo còn gây ra sự phân tầng đẳng cấp trong xã hội. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bất mãn của một nhóm người nào đó. Khoảng cách giàu nghèo nếu để quá lớn sẽ dẫn đến thái độ được coi là "thù địch" của người nghèo đối với người giàu. Điều này thể hiện qua việc xuất hiện và tồn tại tâm lý hằn học với sự giàu có, đố kỵ với những nhà kinh doanh, ác cảm với những người thành đạt không theo quan niệm truyền thống cũ.

Như vậy, CMCN 4.0 đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 góp

60


phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của nông dân; hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực để nông dân có thể thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0; góp phần giữ gìn và quảng bá văn hóa dân gian truyền thống; số hóa các dịch vụ xã hội ở nông thôn phục vụ đời sống của nông dân và tác động tích cực của cuộc cách mạng này đối với môi trường sinh thái nông thôn. Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 cũng đem lại những thách thức không nhỏ đối với đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn hiện nay: ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của người dân nông thôn; thách thức trong việc giữ gìn văn hóa dân gian truyền thống; tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội nông thôn có xu hướng gia tăng.

Tóm lại, CMCN 4.0 đã tác động toàn diện và sâu sắc đối với nông dân thế giới nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng. Cuộc cách mạng này không chỉ tác động đến sản xuất nông nghiệp mà còn tác động đến đời sống chính trị, đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân. CMCN 4.0 mang đến cho người nông dân rất nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển song cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Để có thể trụ vững và phát triển trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân cần tích cực, chủ động thích ứng, nắm bắt cơ hội, đồng thời, đối phó với những thách thức mà cuộc cách mạng này đặt ra.

2.2.2. Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

2.2.2.1. Nông dân là một trong những chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân thực hiện vai trò chủ thể phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao thông qua sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội của nông dân, các nhà khoa học và các doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, về thể chế chính sách, hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Các nhà khoa học hỗ trợ trực tiếp cho nông dân về ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua các doanh nghiệp nông nghiệp, nông dân nhận được các hỗ trợ về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ nông sản.

Vai trò chủ thể phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao của nông dân được biểu hiện cụ thể trên các phương diện sau:

Thứ nhất, nông dân là lực lượng lao động sản xuất trực tiếp trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nông dân là những người trực tiếp ứng dụng những thành tựu công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, quyết định năng suất, chất lượng nông sản. Nông dân là người quyết định loại cây trồng để phát triển, quyết định làm thế nào

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí