Quan Hệ Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Ở Thái Nguyên Giai Đoạn Trước Khi Tiến Hành Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp


cùng một lãnh thổ. Mỗi dân tộc tuy có nguồn gốc và quá trình phát triển riêng, có dân tộc cư trú lâu đời, có dân tộc mới từ các tỉnh chuyển đến sinh cơ lập nghiệp vài ba đời, các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đều có sự nỗ lực rất lớn vun đắp nên truyền thống đoàn kết dân tộc. Xuất phát từ truyền thống đó mà hình thành nên một đặc trưng nổi bật về mặt phân bố dân tộc ở Thái Nguyên được đều khắp từ các huyện miền núi phía Bắc, những vùng xa xôi hẻo lánh đến các huyện phía Nam, không có sự biệt lập về mặt địa vực theo dân tộc. Mức độ xen kẽ giữa các dân tộc ngày một đồng đều hơn. Đặc biệt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mức độ cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng sâu sắc. Hiện nay ở các huyện, xã đều gồm nhiều dân tộc khác nhau cư trú, sự hội tụ đó làm cho nền văn hoá Thái Nguyên trở nên phong phú đa sắc tộc.

Tất nhiên, giao lưu văn hóa là hiện tượng mang tính phổ biến và quen thuộc trong các dân tộc ở nhiều quốc gia đa dân tộc. Song trên mảnh đất Thái Nguyên, sự giao lưu diễn ra không phải lẻ tẻ và rời rạc, mà là một sự tiếp thu bồi đắp lâu dài, có hệ thống, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong việc hình thành và phát triển một truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc.

Có thể khẳng định, Thái Nguyên là một vùng văn hóa lâu đời, giàu truyền thống, nhất là truyền thống đấu tranh cách mạng. Là trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông Hồng, sông núi hiểm trở, nên trong lịch sử Thái Nguyên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và các tầng lớp phản nghịch trong nước luôn uy hiếp trật tự an ninh. Từ xa xưa, ông cha ta đã từng coi Thái Nguyên là phên giậu phía bắc của kinh thành Thăng Long, là điểm xuất phát triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vì vậy, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã sớm xây dựng cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cường trước họa ngoại xâm và bất công xã hội.


Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên luôn cần cù sáng tạo trong lao động xây dựng cuộc sống; đoàn kết anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trên mảnh này đã ghi danh nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử như: Dương Tự Minh, Lưu Trung, Lưu Nhân Chú, Phạm Cuống, Đỗ Cận, Nguyễn Cầu, Phạm Nhĩ, Đàm Sâm… Năm 1884, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên, nhưng chúng đã vấp phải tinh thần yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục của nhân dân Thái Nguyên kéo dài từ cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX; tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Thái nguyên năm 1917, do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Quân khởi nghĩa đã giết giám binh, chiếm toà Công sứ, trại lính khố xanh, phá nhà lao, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi nghĩa diễn ra tại một tỉnh, có tuyên bố nền độc lập, đặt ra Quốc kì, thành lập quân đội riêng. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững bước trên con đường đấu tranh chống xâm lược.

Tiếp nối truyền thống đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã phát huy cao độ lòng yêu nước của các thế hệ đi trước. Trải qua 10 năm đấu tranh cách mạng (1936-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thái Nguyên đã biểu lộ khí phách anh hùng của một dân tộc anh hùng. Nhiều cán bộ, đảng viên không ngại khó khăn, gian khổ, bất chấp mọi hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng, tiêu biểu như Nông Văn Cún, Nhật Sơn... Đồng bào các dân tộc trong tỉnh từ miền núi đến vùng hạ du, từ nông thôn đến thành thị mặc dù liên tục bị kẻ thù khủng bố, đàn áp dã man, bị o ép, khống chế trong các trại tập trung, nhưng vẫn một lòng đi theo bảo vệ cách mạng, chống lại kẻ thù, san sẻ cho Cứu quốc quân từng ngọn rau, bát cháo, đồ dùng sinh hoạt… Tinh thần yêu nước của nhân dân đã hun đúc vào truyền thống kiên cường, bất khuất của quê hương Thái Nguyên.


Cách mạng tháng Tám thành công, từ sau năm 1945 trở đi, trong quá trình cùng nhau xây dựng chính quyền mới và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tập thể được nhân lên gấp bội khi các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay và các dân tộc khác sát cánh bên nhau thực hiện các chính sách mới của Đảng và Chính phủ trên con đường đi lên CNXH mà bước đầu là đi vào làm ăn tập thể trong sản xuất nông nghiệp.

1.2. QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.2.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp trước năm 1958

Trước năm 1945, ở Thái Nguyên hơn 90% dân số là nông dân. Phần lớn ruộng đất của Thái Nguyên nằm trong tay các điền chủ người Pháp và địa chủ người Việt, đa số nông dân Thái Nguyên không có ruộng cày phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, hoặc vào làm tá điền trong các đồn điền chịu sự bóc lột nặng nề của các chủ đất. Lối canh tác của nông dân lúc bấy giờ rất thô sơ, không hộ nông dân nào có máy kéo, phân bón hóa học và các công cụ cải tiến khác chưa được sử dụng trong nông nghiệp. Vì vậy, năng suất và sản lượng cây trồng rất thấp.

Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 3

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đã mở ra trang sử mới cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Được sống trong tự do, được hưởng một số quyền lợi bước đầu về kinh tế và chính trị do chính quyền cách mạng mới đem lại, do đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là nông dân tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và đi theo đường lối cách mạng của đảng, xây dựng CNXH. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Đảng và Nhà nước thực hiện những chủ trương chính sách của nền dân chủ mới mang lại lợi ích thiết thực cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Với các điều kiện thuận lợi trên, ngay sau khi giành được chính quyền, Thái Nguyên nhanh chóng ổn định kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp,


thực hiện các biện pháp tích cực nhằm khắc phục khó khăn như: Tịch thu đất đai của các chủ đồn điền người Pháp, địa chủ việt gian phản động bỏ chạy tạm cấp cho nông dân sản xuất, thành lập quỹ tín dụng, cung cấp giống lúa, giống ngô giúp nông dân phát triển sản xuất.

Trong thời kì 1946 - 1954, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do: Thiên tai, địch họa, trình độ canh tác và một số hộ nông dân không có ruộng vẫn phải đi làm thuê.

Là tỉnh miền núi và trung du, kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, trong khi đó ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ. Hệ thống đồn điền mà bọn thực dân Pháp và tay sai bỏ chạy, nhân dân trong tỉnh tiếp thu được thì sản xuất còn manh mún, độc canh, năng suất thấp. Sự lạc hậu về phát triển kinh tế, văn hoá kéo theo tình trạng lệ thuộc nặng vào thiên nhiên. Sản lượng lúa và hoa mầu thấp, không ổn định do sự thay đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. Chỉ tính riêng trận lụt tháng 10/1950 đã làm cho Thái Nguyên mất hàng trăm tấn lương thực, gây cho nền nông nghiệp Thái Nguyên tổn thất nghiêm trọng.

Cùng với thiên tai là địch họa, thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn nào hòng ngăn chặn cuộc kháng chiến của nhân dân ta, chúng đã tàn phá rất nặng nề nền nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên thông qua các cuộc tấn công, càn quét lên Thái Nguyên. Trong Chiến dịch tấn công Việt Bắc Thu Đông 1947 của thực dân Pháp, trong tỉnh có 160 người bị địch giết, 267 người bị địch bắt, 8359 ngôi nhà bị địch đốt, phá; 1813 con trâu, bò và rất nhiều gà, vịt bị địch giết hại; hơn 140 tấn thóc bị địch thiêu huỷ, nhiều làng mạc bị triệt hạ, một số các công trình thủy lợi bị phá hủy dẫn đến nhiều héc ta ruộng đất bị bỏ hoang [4, 226]. Tháng 12/1950, địch huy động máy bay đánh phá đập Vạn Già (Phú Bình), một công trình thuỷ nông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Tiếp đó, tháng 6/1952, chúng lại huy động máy bay ném bom, đánh phá đập Thác Huống.


Mặt khác, sức sản xuất của người nông dân vẫn bị kìm hãm, mặc dù thông qua các đợt thực hiện chính sách giảm tô (9/1949), chính sách ruộng đất 1951, 1952 tính đến năm 1953, giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên còn chiếm hữu khoảng 16.572 mẫu ruộng trên tổng số 82.834 mẫu; 3701 trên tổng số 28.800 con trâu bò toàn tỉnh. Tỷ lệ chiếm hữu tuy không lớn nhưng tính bình quân nhân khẩu thì lại rất cao. Riêng diện tích ruộng bình quân nhân khẩu giai cấp địa chủ chiếm từ 2,3 mẫu đến 2,7 mẫu, trong khi thành phần cố nông và bần nông chỉ có từ 0,7 sào đến 1,2 sào Bắc bộ một đầu người. Nông dân thiếu ruộng vẫn phải lĩnh canh của địa chủ để gieo trồng và nộp tô cho chúng; vẫn bị phụ thuộc và bị bóc lột sức lao động, đó chính là trở ngại lớn trong việc phát triển sản xuất .

Khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, ở Thái Nguyên địch tập trung dụ dỗ cưỡng ép đồng bào theo đạo thiên chúa giáo bằng cách cho những tên tay sai phản động đội lốt các chức sắc tôn giáo từ Thái Bình, Nam Định lên dùng thần quyền để tuyên truyền mê hoặc thúc ép giáo dân di cư theo chúng vào miền Nam. Một số người kém hiểu biết đã tin, bỏ lại nhà cửa ruộng vườn theo địch vào Nam, làm cho đồng ruộng càng thiếu người sản xuất. Thêm vào đó, trong năm 1954 lại bị thiên tai dồn dập, sản xuất sút kém, nạn đói xẩy ra nhiều vùng và kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 1955.

Tất cả những khó khăn trên đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên. Mặc dù nông dân các dân tộc rất hăng hái tham gia lao động sản xuất, khai hoang phục hóa nhưng vẫn không đem lại được kết quả như mong muốn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, "Giặc đói" vẫn là mối đe dọa thường xuyên trong nhiều gia đình.

Thông qua một loạt các chính sách của Đảng và Chính phủ như: Chính sách giảm tô, giảm tức năm 9/1949, cuộc vận động thu thuế nông nghiệp theo chính sách thuế nông nghiệp do Nhà nước ban hành tháng 5/1951 và cuộc


phát động quần chúng nhân dân đấu tranh buộc giai cấp địa chủ phải triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và thoái tô thắng lợi năm 1952 - 1953, đã thực sự đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân. Uy thế chính trị và quyền lợi kinh tế của giai cấp bóc lột đã bị thu hẹp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chỉ thực sự phát triển từ sau khi người nông dân được giải phóng khỏi sự phụ thuộc về kinh tế dưới chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến. Nhiệm vụ cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên kết thúc thắng lợi vào ngày 21-5-1955, tuy có những sai lầm lớn, nhưng cải cách ruộng đất đã làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn. Giai cấp phong kiến, địa chủ bị đánh đổ; tổng cộng cả 3 đợt giảm tô cải và cách ruộng đất, chính quyền tỉnh đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 29.729 mẫu ruộng (tương đương với 10.702,4ha), 3.864 con trâu bò, 514 tấn thóc cùng hàng nghìn nông cụ, phương tiện sinh hoạt, nhà cửa chia cho 22.000 nông hộ, dân nghèo [4, 321]. Sức sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, Nông dân lao động đã trở thành động lực xã hội chính trong nông thôn. Nếu như dưới thời Pháp thuộc, phần lớn số nông hộ không có ruộng phải đi làm thuê thì bây giờ họ đã trở thành người nông dân tự do có ruộng đất và công cụ sản xuất trong tay, họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình trên mảnh đất mà cách mạng đã đưa lại cho họ. Ước mơ ngàn đời “Người cày có ruộng” của họ được thực hiện, họ càng hăng hái sản xuất.

Chính việc xóa bỏ quan hệ chiếm hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến trong nông nghiệp, gắn ruộng đất và các TLSX khác với người nông dân lao động trực tiếp sản xuất là tiền đề cơ bản đầu tiên để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đem lại hiệu quả thiết thực.

Trong thời kì khôi phục kinh tế (1955-1957), vốn đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp và HTX rất ít. Năm 1955, tỉnh Thái Nguyên đầu tư cho nông, lâm nghiệp là 0,26% tổng chi ngân sách cho các ngành kinh tế [56],


những năm tiếp theo mức độ đầu tư có tăng song không đáng kể; các công trình thuỷ lợi mới phục hồi được cống Vạn Già trên sông máng (Phú Bình), khôi phục đập thác Huống, đào thêm ao, chuôm chứa nước, làm cọn nước, đào giếng chống hạn... Giống cây trồng vẫn là giống truyền thống, chưa có phân hoá học… Song với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng với các yêu tố chính trị, xã hội mới đã tạo ra sự hăng hái, phấn khởi lao động sản xuất trong nông dân. Từng bước khắc phục được nhiều khó khăn như: hạn hán, mưa lũ, sâu bệnh, ra sức làm thuỷ lợi, khai hoang phục hoá, không những trồng lúa, trồng mầu mà còn chú trọng trồng cây công nghiệp.

Kết quả, mặc dù bị hạn hán và sâu bệnh phá hoại nặng, nhưng tổng sản lượng lương thực năm 1955 toàn tỉnh vẫn đạt 96,854 tấn trong đó lúa đạt 54.753 tấn, hai năm 1956, 1957 nhân dân các dân tộc trong tỉnh hăng hái thi đua khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng đưa diện tích cấy lúa cả năm 1957 lên 50.072 ha, tăng gần 4000 ha so với năm 1955. Các biện pháp kỹ thuật cày sâu, bừa kỹ, cấy dầy, tăng cường phân bón, đắp bờ giữ nước, làm cỏ sục bùn tiếp tục được duy trì và phát triển, vì vậy năng suất các loại cây lương thực tiếp tục được nâng cao. Riêng lúa năng suất năm 1957 tăng 2,4 tạ/ha so với năm 1955. Tổng sản lượng lúa đạt 71.160 tấn, do đó đã tạo ra sự tăng trưởng về giá trị sản lượng nông nghiệp, bình quân tăng 10%/năm. Thu hoạch bình quân tính theo đầu người về lương thực, kể cả hoa màu quy ra thóc là 315kg năm 1955; 444kg năm 1956 và 342kg năm 1957. Cùng với hơn 20.000 tấn hoa mầu các loại Thái Nguyên không chỉ bảo đảm lương thực cho nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nước mỗi năm từ 10.000 đến 13.000 tấn [4, 316].

Do được quan tâm chăm sóc tốt, nhất là về chuồng trại và thức ăn nên trong hơn 2 năm đàn trâu toàn tỉnh tăng 10.400 con, đàn bò tăng 4.200 con, đàn lợn tăng 23.000 con, không chỉ đáp ứng đủ sức kéo cho phát triển sản


xuất, thực phẩm cho sinh hoạt của nhân dân địa phương mà còn là hàng hóa cung cấp cho một số tỉnh miền xuôi.

1.2.2. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp

Nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, tháng 5-1955 Chính phủ đã ban hành 8 chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có nội dung thứ 5 là: Đẩy mạnh phong trào đổi công giúp đỡ nhau phát triển rộng rãi hình thức đổi công từng vụ, xây dựng dần tổ đổi công thường xuyên.

Người nông dân suốt một thời gian dài bị áp bức, bóc lột dưới chế độ phong kiến và thực dân. Sau khi đã có ruộng cấy, trâu cày, làm chủ nông thôn, tin tuởng những chính sách khuyến khích sản xuất của Đảng và Chính phủ. Đông đảo quần chúng nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã sôi nổi hưởng ứng phong trào đổi công giúp đỡ nhau sản xuất. Thông qua phong trào, các hộ nông dân được hướng dẫn áp dụng những kĩ thuật liên hoàn trong sản xuất nông nghiệp như: đủ nước, nhiều phân, cày sâu, giống tốt, cấy đúng thời vụ, cấy dày, phòng trừ sâu bệnh, cải tiến nông cụ…Từ chỗ trước kia không bón phân (chủ yếu là các xã ở vùng núi phía Bắc tỉnh), hoặc bón ít phân, nay đồng bào đã thực hiện khẩu hiệu: Thanh toán cấy chay. Trong việc lựa chọn giống tốt hoặc việc phòng trừ sâu bệnh, dịch để bảo vệ mùa màng và gia sức, nông dân cũng đã bước sử dụng những phương pháp tiến bộ theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Việc hình thành các hình thức đổi công, hợp tác tự nguyện đa dạng trong nông thôn, thực chất là sự kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, hợp tác tương trợ phù hợp với tính chất và trình độ sức sản xuất trong nông thôn Thái Nguyên sau cải cách ruộng đất. Nông dân các dân tộc Thái Nguyên vốn đã có truyền thống đoàn kết tương trợ và sáng tạo trong lao động sản

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí