quận, huyện chỉ đạo các phòng kinh tế hướng dẫn cho hợp tác xã thành lập ban trù bị chuyển đổi, hướng dẫn cho ban trù bị xây dựng phương án xử lý vốn quỹ tài sản, xây dựng phương sản xuất kinh doanh khả thi, xây dựng điều lệ hợp tác xã...
Khi đã kiểm kê, đánh giá vốn quỹ tài sản và giải quyết hết các quyền lợi, chế độ cho xã viên cũ, hợp tác xã tuyên truyền vận động xã viên và những ngời cha phải là xã viên nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia làm xã viên hợp tác xã thì đóng góp vốn tài sản vào hợp tác xã. Đồng thời tiến hành tổ chức Đại hội xã viên theo quy định; lập biên bản báo cáo kết quả Đại hội lên cơ quan quản lý Nhà nớc có thẩm quyền (UBND quận hoặc huyện). Cơ quan quản lý Nhà nớc thẩm quyền xác nhận kết quả đại hội nh: Điều lệ, chức năng ngành nghề và cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã.
- Các hợp tác xã nông nghiệp nội thành, do tình hình đô thị hóa nhanh, đất đai bị thu hẹp, diện tích sản xuất còn ít. Nay hợp tác xã có xu hướng chuyển từ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoặc thương mại - dịch vụ thì phải làm đề án và thủ tục trình uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định cho thay đổi mục đích sử dụng đất đai từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hợp tác xã tiến hành các bước chuyển đổi hợp tác xã.
Qua điều tra, khảo sát cho thấy năng lực nội tại của các hợp tác xã nhìn chung rất hạn chế, trình độ tổ chức quản lý của cán bộ thấp, tuổi cao, vốn ít thông tin tiếp thị và mở rộng thị trường không có;... Vì vậy, Thành phố cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các hợp tác xã chuyển đổi để hợp tác xã có đủ khả năng tổ chức sản xuất , kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả hơn. Nhất là các chính sách về đào tạo nguồn lực, chính sách về đất đai, chính sách về tài chính tín dụng, chính sách hỗ trợ khoa học - công nghệ, chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường và chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Có như vậy mới tạo điều kiện cho hợp tác xã củng cố và phát triển mạnh mẽ.
3.2.7. Tăng cường công tác hỗ trợ cho HTX
Trong những năm qua, các Trung tâm hỗ trợ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ HTX đã hình thành trên địa bàn Thành phố. Hoạt động hỗ trợ HTX của các tổ chức này cũng đã được đề cập đến và thực hiện trên một số mặt:
- Tổ chức các lớp tập huấn về kinh tế thị trường, về quản lý cho cán bộ
HTX.
- Tư vấn cho một số HTX chuyển đổi từ HTX cũ sang HTX kiểu mới
theo luật HTX.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tồn Tại Chủ Yếu Và Nguyên Nhân
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Hà Nội Đến 2010
- Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Trong Chỉ Đạo Và Thực Thi Các Quan Điểm Của Đảng Về Phát Triển Kinh Tế Tập Thể
- Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Tư vấn cho một số HTX mới thành lập.
- Tổ chức một số hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về Luật HTX và vai trò của kinh tế hợp tác và HTX trong nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, công tác hỗ trợ cho HTX vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể: các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý HTX chưa được là bao, còn chắp vá và mới chỉ thực hiện được với số lượng ít cán bộ quản lý HTX. Công tác cung cấp thông tin hầu như chưa làm được. Công tác tư vấn về quản lý HTX, để tháo gỡ khó khăn, mở rộng và phát triển sản xuất-kinh doanh của HTX hầu như chỉ làm được rất ít, không đáng kể. Hoạt động hỗ trợ tín dụng để giúp các HTX giải quyết khó khăn về vốn hầu như chưa thực hiện được. Công tác hỗ trợ thị trường giúp các HTX giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm hầu như chưa được tiến hành.
Nhìn lại và đánh giá cho đúng thực trạng hoạt động hỗ trợ HTX giúp chúng ta thấy rõ đây là một lĩnh vực thật khó khăn, đang còn nhiều bất cập:
- Bất cập về nhận thức làm sao để thấy được công việc hỗ trợ HTX là thế nào, phải làm bằng cách nào mới có hiệu quả.
- Bất cập về cách thức tổ chức hoạt động hỗ trợ HTX.
- Bất cập về khả năng hoạt động hỗ trợ của cán bộ hỗ trợ.
- Bất cập về trình độ của cán bộ hỗ trợ.
- Bất cập về tài chính cho hoạt động hỗ trợ.
- Bất cập cả từ phía các HTX chưa quen sử dụng các dịch vụ hỗ trợ ngoài HTX (như: tư vấn, đào tạo, môi giới...).
Đặc biệt là khả năng của đội ngũ cán bộ hỗ trợ còn non yếu, số lượng cán bộ cũng quá ít nên việc tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ chưa thực hiện được bao nhiêu trong những năm vừa qua, kể cả chất lượng và hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ cũng còn hạn chế.
Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho HTX, trong thời gian tới Thành phố cần triểu khai đồng bộ các hoạt động sau:
+ Có nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác hỗ trợ HTX:
Trong giai đoạn hiện tại, khi khu vực HTX còn nhiều khó khăn, việc hỗ trợ HTX trong đó có những ưu tiên nhất định của Thành phố nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển để đảm bảo sự cân bằng, hài hoà giữa các loại hình kinh tế trong cơ chế mới. Việc trợ giúp của Thành phố cho HTX không đồng nghĩa với bao cấp mà là tạo điều kiện hoặc một số lợi thế trong phạm vi có thể để có thêm năng lực, nguồn lực duy trì, phát triển HTX.
- Đối với HTX: việc được Nhà nước hỗ trợ một số lĩnh vực theo chính sách, về nhận thức phải hiểu là một cơ hội thuận lợi cho HTX cần tranh thủ thực hiện tốt để có thêm điều kiện phát triển. Nhưng trong cơ chế thị trường, hoạt động hỗ trợ HTX cũng nằm chung trong dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh (Buiness Development Services - viết tắt là BDS) ở nước ta và vì vậy, trong một số dịch vụ hỗ trợ, HTX cũng phải bỏ một phần kinh phí để có được dịch vụ.
Có thực tế là hiện nay do nhiều HTX nguồn lực còn hạn hẹp và 1 số dịch vụ hỗ trợ HTX chất lượng thấp nên có HTX còn tự thực hiện dịch vụ hoặc bỏ qua hoạt động này. Không ít HTX chỉ muốn tiếp nhận phần trợ giúp của Nhà nước theo chính sách mà không sử dụng dịch vụ. Các vấn đề trên đều dẫn đến hạn chế kết quả hoạt động của HTX.
Hoạt động hỗ trợ HTX là một lĩnh vực mới đối với nước ta, có những công việc khó đòi hỏi kỹ năng cao, kinh nghiệm và phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với HTX. Do vậy, hoạt động này cần được nhìn nhận đúng mức, tạo điều kiện để việc thực hiện đạt hiệu quả, góp phần vào sự tăng trưởng của HTX
+ Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động hỗ trợ HTX:
Bên cạnh những chính sách chung khuyến khích phát triển HTX (như chính sách đất đai, thuế, BHXH…) Nhà nước cũng cần bổ sung các cơ chế chính sách cụ thể, đồng bộ cho hoạt động hỗ trợ HTX.
- Về chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ HTX:
Để đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ HTX cần khuyến khích các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ… quan tâm thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho HTX bằng chính sách giảm thuế hoặc được trợ cấp 1 phần kinh phí thực hiện dịch vụ đó…
Các HTX sử dụng dịch vụ thì phần phí phải trả (phí thu thập thông tin, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí đào tạo, chi phí trả tư vấn.. ) được đưa vào chi phí trước thuế…
+ Tăng cường việc nắm bắt nhu cầu hỗ trợ và nâng cao chất lượng về nội dung công tác hỗ trợ HTX.
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ HTX cần phải hiểu rõ những nhu cầu thực tế của các HTX và phải đáp ứng đúng những nhu cầu đó. Muốn vậy cần:
- Nắm bắt nhanh, đầy đủ, chính xác nhu cầu hỗ trợ
Để hiểu rõ được những nhu cầu của các HTX cần phải khảo sát kỹ thực trạng của HTX: về những khó khăn, thuận lợi, những tồn tại của cơ sở. Cần trao đổi với các HTX để biết được những nhu cầu của họ về đào tạo kiến thức quản lý hoặc đào tạo thợ, về các thông tin HTX đang tìm, về những vấn đề HTX cần tư vấn, về vốn cho sản xuất - kinh doanh hoặc cho đổi mới công nghệ, về thị trường tiêu thụ vv. . . Có những nhu cầu mà tự HTX có thể nêu ra, song có những nhu cầu của HTX phải qua trao đổi mới phát hiện ra được. Từ những yêu cầu của HTX cần nghiên cứu để có thể đáp ứng sát các vấn đề đặt ra.
- Thiết kế và thực hiện các nội dung hỗ trợ đáp ứng đúng và sát hợp với nhu cầu của HTX:
Các nội dung hỗ trợ phải được xây dựng theo yêu cầu hỗ trợ, đó là:
Phải đúng và sát với việc bức xúc mà HTX nêu ra.
Phải phù hợp với năng lực, trình độ tiếp thu của HTX
HTX có khả năng thực hiện được.
- Vì các yêu cầu hỗ trợ thường có mức độ khác nhau và do thực tế của từng HTX khác nhau nên nội dung hỗ trợ cũng cần đáp ứng phù hợp.
+ Củng cố, phát triển Trung tâm hỗ trợ HTX thuộc Liên minh HTX Thành phố và tăng cường phối hợp với các Tổ chức hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
Trung tâm hỗ trợ của Liên minh HTX cần được củng cố để có thể mở rộng hoạt động đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của các HTX. Việc củng cố tập trung vào 1 số nội dung chủ yếu như:
- Hoàn thiện về tổ chức theo một mô hình phù hợp.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.
- Xây dựng được cơ chế thuận lợi và khả thi trong các lĩnh vực triển
khai.
Để khai thác và phát huy thế mạnh của các cơ quan tổ chức hỗ trợ trên
địa bàn thành phố nhằm hỗ trợ cho HTX được nhiều lĩnh vực và đáp ứng nhu cầu chuyên sâu cần tăng cường sự phối hợp các tổ chức, Trung tâm hỗ trợ… có hoạt động liên quan đến HTX.
KẾT LUẬN
Kinh tế hành hoá, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, từng người sản xuất nhỏ, từng hộ sản xuất, từng hộ xã viên khó có thể tự mình đứng vững trong cạnh tranh, mà phải hợp tác, liên kết nhau lại nhằm tăng sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh để tồn tại trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. Trong bối cảnh đó, kinh tế hợp tác, hợp tác xã trở thành phương tiện hữu ích và phù hợp nhất, do các đặc trưng của các hình thức kinh tế hợp tác, HTX cho phép người ta có thể đứng cạnh nhau, dựa vào nhau để tồn tại, phát triển mà không làm mất đi tính chất xã hội, nhân văn của hình thức kinh tế này. Đó cũng chính là một trong những vấn đề có tính bản chất của các HTX. Từ đó có thể nói rằng, phát triển kinh tế hợp tác, HTX là xu hướng khách quan, lâu dài trong quá trình phát triển của xã hội loài người trong những năm tiếp theo. Mặt khác, do tính chất xã hội mà kinh tế hợp tác, HTX sẽ trở thành một trong những hình thức kinh tế ưu việt nhất cho hàng ngàn người nông dân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ nương tựa vào nhau để đứng vững trong canh tranh, để tồn tại và phát triển.
Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà nội là công việc hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn to lớn phù hợp với các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Thành phố trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và Thủ đô hiện nay.
Các quan điểm mới về phát triển kinh tế tập thể cùng các cơ chế, chính sách được sửa đổi, bổ xung theo nội dung Nghị quyết 13 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành ngày 18/3/2002 và được cụ thể hoá trên địa bàn Hà nội tại Đề án số 17-ĐA/TU ngày 31/7/2002 của Thành uỷ Hà nội nhằm thực hiện Nghị quyết trên, kinh nghiệm thực tiễn hoạt động các hợp tác xã ở Việt nam những năm qua và việc phát triển phong trào hợp tác xã của thế giới sẽ là cơ sở giúp chúng ta đưa hoạt động của các hợp tác xã phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao.
Thực tiễn cho thấy, để phát triển hợp tác xã bên cạnh sự chủ động tích cực tự thân vận động của mỗi hợp tác xã, cần triển khai đồng bộ những giải pháp cần thiết, từ thống nhất nhận thức, tăng cường tuyên truyền, hoàn thiện môi trường pháp lý, kiện toàn tổ chức, tăng cường đào tạo nhân lực, bám sát nhu cầu hỗ trợ thực tế của từng hợp tác xã, đơn vị thành viên và đặc biệt, cần có những quyết đáp đủ mạnh tạo động lực ban đầu từ phía nhà nước; trong đó có ý nghĩa nổi bật là những cơ chế, chính sách hỗ trợ về quản lý, về tài chính, tổ chức… và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, ngành hữu quan trong qúa trình phát triển hợp tác xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐƯỢC TRÍCH LỤC
(được liệt kê theo thứ tự trích dẫn trong các chương)
1. Nguyễn Quốc Bảo: Một số vấn đề sở hữu trong nông nghiệp - Tạp chí thông tin Khoa học Xã hội, 1999, số 3.
2. Ban kinh tế TW: Số liệu tổng hợp về kinh tế hợp tác và hợp tác xã tại 7 vùng kinh tế
3. Báo Điện tử Thời báo Kinh tế Việt nam, số 28/2/2005.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP (2000), Báo cáo về vai trò Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế Việt Nam - Dự án VIE/99/2002, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP (2000), Báo cáo về chiến lược khoa học
- công nghệ và công nghiệp ở Việt Nam - Dự án VIE/99/2002, Hà Nội
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP (2000), Báo cáo về nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Dự án VIE/99/2002, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (1998), Phát huy sức mạnh tổng hợp, tiếp tục đổi mới để tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính Ngân sách Nhà nước năm 1999, báo cáo tại Hội nghị ngành tài chính toàn quốc ngày 28 - 29 tháng 12/1998.
8. Bộ Tài chính (2002), Ngân sách Nhà nước Việt Nam : Quyết toán năm 2000 và dự toán năm 2002, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.