Tổng Hợp Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Chưa Chuyển Đổi Giải Thể Của Thành Phố Hà Nội

Đến hết năm 2005, số HTX trên địa bàn Hà nội có 353 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 3,5 % so với năm 2001, và tăng 43,2% so với năm 1997; Tiến hành giải thể 11 HTX sau khi chuyển đổi nhưng làm ăn kém hiệu quả

Việc chuyển đổi các HTX kiểu cũ thành HTX kiểu mới được coi là giải pháp chủ yếu để xây dựng nên các HTX kiểu mới. Chuyển đổi HTX đã xác định được vốn quỹ, công nợ của HTX, xác định được tư cách xã viên ( mà nhiều năm trước HTX chưa làm được ). Xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh của HTX, chủ yếu làm các khâu dịch vụ phục vụ chovbà con xã viên HTX.

Số lượng HTX chuyển đổi đã được tăng lên, thực tế đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi này chỉ là một sự chuyển dịch giản đơn, chứ không phải là một cuộc cách mạng thực sự. Điều này thể hiện ở chỗ quá trình chuyển đổi HTX mang nặng tính hình thức, chạy theo phong trào để báo cáo kết quả chuyển đổi hàng loạt. Các HTX này chỉ chuyển đổi về mặt tổ chức (bầu lại ban quản trị mới), chưa có sự thay đổi về nội dung, phương thức hoạt động. Ở hầu hết các HTX được khảo sát ở Sóc Sơn, Đông Anh đều cứ tình trạng HTX cũ chuyển toàn bộ danh sách xã viên sang HTX mới, dẫn đến tình trạng xã viên hờ hững với HTX sau khi chuyển đổi. Họ gia nhập một cách thụ động, theo phong trào, và nghĩ rằng làm như vậy để giữ đất, khỏi bị thiệt thòi về quyền lợi.

Thực chất việc triển khai chuyển đổi mô hình HTX thiếu tính thuyết phục, “bình mới rượu cũ”. Các HTX chuyển đổi đã lâm vào tình trạng nợ nần. Nhiều HTX chưa xây dựng được điều lệ HTX. Xã viên không nộp cổ phần.


b) Các HTX thành lập mới

Trước yêu cầu thực tiễn của kinh tế hộ, nhiều quận, huyện trong Thành phố đã thành lập mới các hợp tác xã. Tính đến tháng 12/2005, trên địa bàn Thành phố có 40 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập. Số HTX được thành lập mới tăng 135 % so với năm 2001, các HTX được thành lập mới chủ yếu là các HTX làm dịch tiêu thụ và sản xuất rau ăn toàn.

Các hợp tác xã thành lập mới ở Hà Nội chủ yếu được hình thành từ 2 hướng.

Một là, từ một số hộ gia đình có nhu cầu, có năng lực, cán bộ quản lý nhạy bén được các hộ gia đình ủng hộ và tự nguyện thành lập hợp tác xã.

Hai là, từ các hợp tác xã cũ đã tan rã hoàn toàn.


Phần lớn các HTX mới thành lập đều tiến hành theo đúng thủ tục, trình tự của Luật HTX. Đó là xây dựng được Điều lệ cụ thể theo quy định của HTX, có phương án sản xuất kinh doanh, có vốn điều lệ theo quy định, tổ chức Đại hội xã viên bảo đảm thực hiện các nguyên tắc dân chủ, bình đẳng biểu quyết các vấn đề về nội dung phương thức hoạt động của HTX, bầu ban quản trị và ban kiểm soát... là điều kiện để phát triển HTX mới vững chắc.

Xã viên của các HTX mới thành lập đa số đều tự nguyện tham gia HTX, cơ sở của sự tự nguyện là xã viên có nhu cầu hợp tác, hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa HTX kiểu mới và HTX kiểu cũ, thấy được các lợi ích của HTX. (điều này thể hiện rõ nét ở những HTX được thành lập trên cơ sở tổ hợp tác, tổ đội sản xuất đã qua nhiều năm hoạt động có hiệu quả...).

Các thành viên HTX đều nhận thức được việc tham gia đóng góp cổ phần, đó vừa là trách nhiệm của các thành viên, vừa thể hiện các phương án của HTX đưa ra được đại đa số xã viên ủng hộ, hăng hái góp công, góp sức xây dựng HTX.

Các hợp tác xã thành lập mới này hầu hết tổ chức theo mô hình quy mô vừa và nhỏ cả về vốn và số lượng xã viên, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý gọn nhẹ, năng động, có tâm huyết và trình độ nên linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, hoạt động phần lớn có hiệu quả cao. Điều nhận thấy trong hoạt động của các hợp tác xã mới là vốn còn ít, nhưng biết kết hợp với các thành phần kinh tế khác như tư nhân, doanh nghiệp để làm dịch vụ cho hợp tác xã, vừa có lợi, giảm chi phí dịch vụ cho xã viên , vừa mang lại doanh thu, lợi nhuận cho hợp tác xã. Một số hợp tác xã đã chú trọng sản xuất, tập trung đầu tư vào sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái gắn với bảo vệ môi trường hoặc đầu tư chuyên canh, kết hợp chế biến và tiêu thụ nông

sản, gia súc, gia cầm với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề để phát triển sản xuất quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao, như hợp tác xã dịch vụ bò sữa Phù Đổng (Gia Lâm ), các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau sạch xã Vân Nội, huyện Đông Anh của Hà Nội

Các hợp tác xã mới thành lập cũng gặp nhiều khó khăn, vì mới thành lập nên quan hệ kinh tế còn hạn hẹp, việc đầu tư sản xuất hạn chế. Những hợp tác xã này hiện nay sản xuất chưa ổn định, đều phải đi thuê địa điểm với thời gian ngắn, vì vậy không có điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất; một số tổ hợp tác chuyển đổi lên hợp tác xã thuận lợi hơn và tổ chức sản xuất có hiệu quả.

c. Các hợp tác xã chưa chuyển đổi

Từ khi bứơc vào thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo xoá bỏ các cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó hầu hết các hợp tác xã đã trụ vững và đã dần dần thích nghi được với cơ chế mới, chuyển hướng sang sản xuất kinh doanh dịch vụ, củng cố tổ chức quản lý đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở Hà Nội. Bên cạnh đó còn một số hợp tác xã do nhiều lý do khác nhau không đủ điều kiện chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật.

Tính đến 31/12/2005 trên toàn Thành phố còn 24 hợp tác xã nông nghiệp chưa chuyển đổi và giải thể theo Luật hợp tác xã, trong đó tập trung chủ yếu tại các quận, huyện: Đống Đa 9 hợp tác xã chiếm, Hai Bà Trưng 4 hợp tác xã, Ba Đình 6 hợp tác xã, Long Biên 1 hợp tác xã, Hoàng Mai 4 hợp tác xã.


Bảng 2.2. Tổng hợp các hợp tác xã nông nghiệp chưa chuyển đổi giải thể của Thành phố Hà Nội

(Tính đến 1/9/2004 )

TT

Quận, huyện

Tổng số hợp tác xã

Tổng số xã viên

Tổng vốn, quỹ, tài sản

Tổng số đất đai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 5


Số lượng

%

(người )

(1000 đ)

(m2)

Tổng

24

100

2302

24.052.057

930.433

1

Đống Đa

9

37,5

490

20.548.052

157.289

2

Hai Bà Trưng

4

16,7

146

335.463

173.643

3

Ba Đình

6

25,0

24


74.057

4

Long Biên

1

4,1

28

2.183.794

20.910

5

Hoàng Mai

4

16,7

1396

984.748

504.534


( Nguồn: Liên minh HTX Thành phố Hà Nội )


- Về Vốn quỹ của hợp tác xã nông nghiệp chưa chuyển đổi, giải thể hiện có 24.052.057.000 đồng, số vốn quỹ này chủ yếu là của các hợp tác xã nông nghiệp nội thành do tính giá trị được đền bù và hỗ trợ tiền thu hồi đất của nhà nước, các cơ quan, tổ chức là. Tài sản của các hợp tác xã nông nghiệp không còn, nhất là các công cụ phục vụ cho sản xuất; hiện nay còn lại chủ yếu là số tài sản trên đất như: trụ sở, cây cối, hoa mầu để tính giá trị tài sản của hợp tác xã.

- Thực tế công tác tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp là rất rời rạc và yếu kém. Nhiều hợp tác xã không còn hoạt động. Ban quản trị hợp tác xã đều ở độ tuổi cao, sức yếu, trình độ văn hoá thấp, không có tư duy trong việc tìm hướng củng cố, xây dựng phát triển hợp tác xã; hoạt động chủ yếu của hợp tác xã là giao người giữ đất để chờ sự đền bù của Nhà nước.

Qua điều tra, khảo sát của Liên minh HTX Thành phố Hà nội nguyên nhân cơ bản của tình trạng yếu kém trong chuyển đổi HTX là do:

- Về phía chủ quan: Hầu hết các hợp tác xã chưa chuyển đổi đều được thành lập trong thời kỳ bao cấp, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động của hợp tác xã lúng túng, bị động, mất phương hướng, không đủ điều kiện chuyển đổi hợp tác xã hoạt động theo Luật, như: không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, thiếu vốn, thiếu xã viên.... Một số hợp tác xã không muốn duy trì loại hình hợp tác xã đã tự phân chia quyền lợi cho xã viên để xin giải thể hoặc tự giải thể. Một số hợp tác xã do không xác

định được tư cách xã viên, thời gian công tác của xã viên, nội bộ không thống nhất, mất đoàn kết gây khiếu kiện kéo dài vì vậy cũng không tổ chức được chuyển đổi hợp tác xã. Một số hợp tác xã nông nghiệp muốn chuyển đổi mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang mô hình tiểu thủ công nghịêp và thương mại dịch vụ, nhưng lại vướng mắc về thủ tục thuê đất, hợp thức đất đai tức là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Về phía khách quan: Do chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, chống ô nhiễm môi trường, hầu hết 24 hợp tác xã nông nghiệp nội thành trước đây chuyên trồng hoa mầu, nuôi thả cá thì nay thành phố đã thu hồi phần lớn ruộng đất, ao hồ của hợp tác xã để xây dựng cơ sở hạ tâng như: giao thông, công trình công cộng, trường học, xây dựng nhà ở, chung cư...., số diện tích đất, ao hồ còn lại hợp tác xã không được sản xuất nông nghiệp vì làm ảnh hưởng đến môi trường trong Thành phố, do vậy số diện tích đất này hiện nay các hợp tác xã đang thả rau muống và nuôi cá. Một thực tế khách quan nữa là ngoài phần đất Nhà nước đã bị thu hồi, số diện tích còn lại có tới trên 50% nằm trong vùng quy hoạch của Thành phố và số còn lại là đất kẹt. Vì vậy các hợp tác xã không chủ động được trong việc sử dụng đất mà phải chờ vào chính sách của Thành phố. Đó là những khó khăn vướng mắc dẫn đến việc xin chuyển đổi, giải thể của các hợp tác xã không được các cấp, các ngành giải quyết.

Hơn nữa, các cấp chính quyền chưa quan tâm, tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi, giải thể hợp tác xã để thả nổi, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi, giải thể hợp tác xã không thực hiện được.

2.1.1.2. Sự đổi mới về chất.

Theo tiêu chí phân loại của Liên minh HTX Thành phố Hà Nội, Hợp tác xã loại khá là những hợp tác xã có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, có vốn lưu động hoạt động tốt, công nợ ít và có khả năng thanh toán, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, thu nhập của xã viên, người lao động ổn định từ

500.000 đồng/người/tháng trở lên, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, sổ sách rõ ràng theo chế độ kế toán thống kê của Nhà nước. Ví dụ như HTX

Thống Nhất ( huyện Từ Liêm ) doanh thu năm 2005 đạt 4,8 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2003. HTX DVNN Triều Khúc trong năm 2004, 2005 mở thêm nhiều dịch vụ mới như cung cấp nước sạch, trông giữ ô tô, nên doanh thu năm 2005 đạt hơn 6 tỷ đồng, tăng 142% so với năm 2003.

- Hợp tác xã trung bình: Là những hợp tác xã có phương án sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động ít, đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng bộ, sổ sách hạch toán theo quy định của nhà nước chưa rõ ràng, thu nhập của xã viên dưới 500.000 đồng/người/tháng.

- Hợp tác xã yếu kém: Là những hợp tác xã kinh doanh lỗ, chỉ tồn tại trên hình thức, hoạt động cầm chừng, thu nhập đời sống và việc làm của xã viên thấp, không ổn định.

Với cách phân loại đó, năm 2005 số hợp tác xã hoạt động khá là 78 tăng gấp 2 lần so với năm 2001, còn số HTX trung bình tăng từ 98 HTX năm 2001 lên 124 HTX năm 2005 ( tăng 26% ); còn số hợp tác xã hoạt động yếu kém trong thời gian tương ứng giảm 54 hợp tác xã, giảm được 34%, và chỉ chỉ còn chiếm 36,28% tổng số HTX ( so với 55,41% năm 2001 )

a) Đổi mới tổ chức và quản lý HTX

Căn cứ vào Luật hợp tác xã và Điều lệ mẫu của hợp tác xã nông nghiệp, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi quận, huyện khác nhau đã tổ chức chuyển đổi hợp tác xã trên địa bàn một cách phù hợp. Hiện tại trong tổng số 343 HTX nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, có 73 hợp tác xã hoạt động trên địa bàn toàn xã ( chiếm 24,91% ); 220 hợp tác xã hoạt động trên địa bàn thôn hoặc liên thôn ( chiếm 75,09% ).

Mô hình của các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi, và thành lập mới đã mang yếu tố của kinh tế hợp tác kiểu mới, thể hiện được sự thay đổi về chất của mô hình hợp tác xã theo Luật hợp tác xã và Nghị định 43/CP của Chính phủ về ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp. Phần lớn các hợp tác xã đều thành lập trên cơ sở do những người lao động ( chủ yếu là nông dân

) có nhu cầu góp vốn, góp sức trên cơ sở tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi nhằm

thực hiện hiệu quả hơn sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác.

Mô hình của hợp tác xã kiểu mới đã có những thay đổi nhiều so với mô hình hợp tác xã cũ trong cơ chế tập trung bao cấp trước đây trên nhiều mặt về quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối quan hệ quản lý. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp ở mức độ khác nhau đều có những đổi mới về tổ chức, hoạt động; các hợp tác xã đã kiện toàn một bước về tổ chức từ mô hình cộng đồng “ toàn dân”, từ HTX không có danh sách xã viên, thành hợp tác xã có danh sách xã viên, bộ máy cán bộ có trách nhiệm hơn trước; tổ chức hợp tác xã có tư cách pháp nhân rõ ràng, có đăng ký kinh doanh, có điều lệ hoạt động. Vốn quỹ của hợp tác xã được kiểm kê, theo dõi thường xuyên. Hoạt động của phần lớn hợp tác xã không còn như hoạt động của tổ chức kinh tế xã hội trước đây, quan hệ với Nhà nước và các tổ chức có liên quan với hợp tác xã được phân nhiệm rõ ràng hơn.

Tổ chức quản lý hợp tác xã được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ bình đẳng. Thông qua Đại hội xã viên, xã viên được phát huy quyền làm chủ hợp tác xã của mình. Đại hội xã viên là nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của xã viên, quyết định nội dung và phương thức hoạt động của hợp tác xã. Đại hội được tổ chức họp theo định kỳ hàng năm hoặc được triệu tập bất thường do sự đề nghị của 2/3 xã viên. Trong phiên họp của Đại hội xã viên, xã viên đã được phát huy cao nhất quyền dân chủ của mình qua việc được nghe báo cáo của ban quản trị và ban kiểm soát về tình hình hoạt động mọi mặt của hợp tác xã. Xã viên có quyền phát biểu và tham gia đóng góp ý kiến, chất vấn các thành viên ban quản trị và ban kiểm soát về những điều còn vướng mắc và phải được trả lời. Chẳng hạn, bà con xã viên của HTX dịch vụ tổng hợp Thượng Thanh được thảo luận phương hướng sản xuất kinh doanh của HTX, qua việc chuyển đổi hình thức kinh doanh dịch vụ của HTX. Từ việc tổ chức hoạt động dịch vụ cho nông nghiệp là chính, nay chuyển sang hình thức kinh doanh dịch vụ tổng hợp ( kinh doanh vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm...)

Các thành viên ban quản trị, ban kiểm soát đều do xã viên bầu ra. Hoạt động của ban quản trị, ban kiểm soát được thực hiện theo nhiệm kỳ do điều lệ của hợp tác xã quy định.

Ban quản trị hợp tác xã là bộ máy quản lý trực tiếp, được Đại hội xã viên bầu ra để điều hành công việc thường xuyên của hợp tác xã. Ban quản trị chịu sự giám sát của ban kiểm soát, phải báo cáo tình hình quản lý, hoạt động dịch vụ và sử dụng vốn quỹ của hợp tác xã cho ban kiểm soát.

Nhìn chung Ban quản trị hợp tác xã sau chuyển đổi cơ bản được bố trí gọn nhẹ, hợp lý. Ban quản trị hợp tác xã đã giảm từ 3 - 5 người trước đây xuống còn từ 2 - 3 người . Các thành viên của ban quản trị ngoài công việc điều hành chung của hợp tác xã thường được bố trí kiêm nhiệm thêm chức vụ đội trưởng đội dịch vụ. Ban quản trị cử ra các bộ phận giúp việc như kế toán, thủ kho, thủ quỹ.. để giúp ban quản trị điều hành các hoạt động dịch vụ, kinh doanh của các hợp tác xã đáp ứng nhu cầu của xã viên và hộ gia đình. Để tổ chức các hoạt động dịch vụ, hợp tác xã thành lập ra các đội dịch vụ và tiếp nhận dịch vụ. Các đội dịch vụ được phân chia ra như đội dịch vụ điện, đội dịch vụ thuỷ lợi, đội dịch vụ giống, kỹ thuật....Đội dịch vụ thường do các thành viên ban quản trị làm đội trưởng hoặc xã viên có năng lực chuyên môn được hợc tác xã mời vào phụ trách chuyên môn về điện, thú y...Thực hiện cung ứng các dịch vụ đến từng hộ xã viên. Đảm bảo tính thuận tiện và kịp thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của xã viên hợp tác xã. Các hợp tác xã thành lập ra các đội tiếp nhận dịch vụ theo quy mô xóm, hoặc thôn. Các đội tiếp nhận dịch vụ này được bố trí hợp lý, gọn, thường chỉ có một đội trưởng phụ trách, chức vụ đội trưởng của các đội thường được bố trí lồng ghép với các chức danh như trưởng thôn, trưởng xóm, bí thư chi bộ thôn hoặc cũng có thể do xã viên cử ra.

Vơí việc bố trí nhân sự như vậy sẽ đảm bảo sự linh hoạt trong điều hành quản lý, phối hợp được nhiệm vụ vừa phát triển kinh tế vừa ổn định xã hội. Giảm nhẹ được sự cồng kềnh về tổ chức nhân sự, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, chuyên môn hoá công tác quản lý của những người làm việc cho tổ chức ở cấp cơ sở.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí