Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Hà Nội Trong Phát Triển Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp.

Đến nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều địa phương, nhiều HTX thể hiện được sức sống của mình trong cơ chế thị trường. Năm 2005, cả nước có 165 HTX được bình chọn là HTX điển hình tiên tiến, trong đó nổi bật nhất là các địa phương: quận Thủ Đức, quận 12 ( Thành phố Hồ Chí Minh ); huyện Duy Xuyên ( tỉnh Quảng Nam ); huyện Châu Đốc, Châu Phú ( tỉnh An Giang ); tỉnh Bình Thành ( tỉnh Đồng Tháp ); Lào Cai, Thanh Hoá vv...

Tại quận Thủ Đức- TP. Hồ Chí Minh có HTX nông nghiệp Hiệp Bình Phước-. Được thành lập từ năm 1979, trước đây HTX chịu trách nhiệm quản lý về đất đai, các công việc nội đồng, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Luật HTX ra đời năm 1997 đó tháo gỡ những vướng mắc cũ tồn đọng trong HTX (đất đai bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá- trước đây HTX có 185 ha đất nông nghiệp, hiện nay chỉ còn 85 ha; thiếu vốn; không có phương án kinh doanh...). Năm 1998, HTX đã được củng cố và tổ chức thành lập lại: bầu ban quản trị HTX mới, xây dựng điều lệ hoạt động mới và đặc biệt là chuyển hướng sản xuất –kinh doanh phù hợp với tình hình mới và lợi thế so sánh của mình. Cụ thể là:

- Tập trung nuôi bò sữa và cung cấp bò giống.

- Phát triển trồng cây hoa kiểng, chủ yếu là hoa mai.

- Làm dịch vụ suất ăn công nghiệp cho các trường học và các khu công nghiệp ở Thủ Đức.

- Sản xuất và kinh doanh rau sạch.

- Cho thuê cửa hàng.

Nhờ có sự linh hoạt trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất –kinh doanh nên HTX không ngừng phát triển, doanh thu đã tăng từ 172,8 triệu đồng năm 2000, đạt 1,08 tỷ năm 2001 và lớn hơn 15,6 tỷ đồng năm 2002, nhiều hộ gia đình có thu nhập khá, một số hộ cũng mua được xe hơi.

Tại quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh có HTX nông nghiệp Xuân Lộc. Tháng 9/1997 HTX Xuân Lộc đã chuyển đổi theo Luật HTX mới, đồng thời chuyển hướng hoạt động sản xuất - kinh doanh. HTX đã tập trung vào các lĩnh vực:

- Chăn nuôi bò sữa: đây là loại hình kinh doanh mà HTX đã tổ chức thành công nhất kể cả dịch vụ đầu vào và đầu ra gần như khép kín (cung cấp bò giống, thức ăn-rơm cho bò, theo dõi, kiểm tra chất lượng bò, khám và điều trị gia súc, tổ chức thu mua và chế biến sữa trong các hộ gia đình...)

- Nuôi cá giống, lợn thịt.

- Trồng cây hoa kiểng, cây ăn trái.

- Kinh doanh điện.

- Cho thuê nhà kho, ki-ốt.

Những hoạt động sản xuất - kinh doanh trên đã mang lại doanh thu cho HTX hơn 675 triệu đồng năm 2001, hoạt động của HTX ngày càng ổn định và có hiệu quả.

Quảng Nam cũng là địa phương có phong trào HTX nông nghiệp phát triển mạnh. Hợp tác xã dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp Duy Sơn II , trước đây Hợp tác xã có 2.172 xã viên, vốn điều lệ 5,3 tỷ đồng. Quá trình phát triển của hợp tác xã là quá trình mở rộng dần các hoạt động dịch vụ. Đến nay, hợp tác xã đã tổ chức dịch vụ cho xã viên cả ở sản xuất nông nghiệp, đời sống và ngành nghề, hợp tác xã còn tổ chức thêm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ để tăng thu nhập cho hợp tác xã. Đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, hợp tác xã đã cải tạo toàn bộ diện tích sản xuất lương thực, đầu tư hệ thống thuỷ lợi ổn định đủ nước tưới cho cây trồng. áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; sản lượng lương thực hàng năm đạt 3200 đến 3500 tấn; hợp tác xã đã tổ chức trồng và bảo vệ rừng che phủ 225ha đất đồi trọc, đầu tư xây dựng kinh tế vườn cho từng hộ xã viên.

Hợp tác xã đầu tư phát triển mạnh ngành nghề, khai thác nghề dệt truyền thống của địa phương; hợp tác xã đã đầu tư xây dựng xưởng hồ, mắc sợi, vừa phục vụ xưởng dệt tập trung mỗi năm 3,4 triệu mét vải, vừa phục vụ cho 300 khung dệt của gia đình xã viên; doanh thu từ dệt vải mỗi năm từ 3 đến 4 tỷ đồng.

Hợp tác xã tổ chức tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và ngành nghề của xã viên, tổ chức tín dụng nội bộ để phục vụ phát triển kinh tế hộ xã viên. Ngoài phục vụ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã

còn giải quyết được 1600 lao động trong các ngành nghề trong xã và hơn 300 lao động các địa phương...

Một trong những địa phương có phong trào phát triển HTX nông nghiệp mạnh mẽ nhất cùng với sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo cấp tỉnh là An Giang. Đây là nơi đã tiến hành đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp trước khi có nghị quyết TW5 của Đảng. Thực hiện Luật HTX và Chỉ thị 68/CT-TW của ban Bí thư TW Đảng về phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, Tỉnh ủy An Giang có Chương trình hành động số 02/CTr- TU tháng 7/1996, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 25/1998/CT-UB về tập trung đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp gắn với công tác xoá đói giảm nghèo. Tháng 10/2001, UBND tỉnh ra Qui chế phối hợp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và HTX nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp tỉnh, các nhà khoa học ở các Trung tâm, Viện, Trường... nhằm hỗ trợ cho kinh tế hợp tác và HTX phát triển. Sau khi có Nghị quyết 13- NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ Đảng khúa IX, Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU tháng 8/2002 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó tỉnh đã chủ trương thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với HTX ở An Giang. Vì vậy hiện nay, toàn tỉnh có 114 HTX (108 HTX nông nghiệp và 6 HTX thủy sản) hầu hết mới được thành lập. Tổng số xã viên trong các HTX trên là 8.745 người, quản lý 33.731 ha đất canh tác, huy động vốn cổ phần được 12.741 triệu đồng (mệnh giá cổ phiếu thấp nhất là 50.000đ/cp, cao nhất là 500.000đ/cp). Một số HTX điển hình:

HTX nông nghiệp số 1, phường Châu Phú B- Châu Đốc- An Giang được thành lập tháng 3/1998 với 316 xã viên, tổng diện tích đất canh tác là 219,6 ha. HTX đã thực hiện các dịch vụ: bơm tưới, suốt lúa, làm đất, bảo vệ thực vật và vận chuyển.

Tất cả các dịch vụ trên đều được HTX cung cấp cho xã viên với giá thấp hơn bên ngoài, nhằm giảm chi phí sản xuất cho xã viên, giảm giá thành sản phẩm. HTX xây dựng lò sấy lúa, giúp nâng cao chất lượng lúa, tránh nẩy mầm, xã viên bán lúa với giá cao hơn do không phải chạy bán lúa tươi. HTX cũng đã

tổ chức cho nông dân trông lúa ngắn ngày, cử người có kỹ thuật nhân giống đến hướng dẫn cho xã viên làm giống đúng lịch trình. Hoạt động này đã mang lại lợi nhuận cao hơn cho xã viên HTX. HTX đã ưu tiên cho những xã viên gặp khó, thuê lao động làm dịch vụ cho HTX mỗi vụ trọn 100 lao động, giúp phần giải quyết thêm việc làm cho người lao động. Sắp tới, HTX sẽ tiến hành qui hoạch vùng nguyên liệu, chuẩn bị tiếp nhận dự án công nghệ sau thu hoạch- gắn liền với việc bao tiêu lúa hàng hoá cho xã viên HTX.

HTX nông nghiệp Bình Thành- xã Bình Mỹ- huyện Châu Phú- An Giang là mô hình đầu tiên thực hiện cơ chế thuê chủ nhiệm HTX. Được thành lập từ tháng 12/1999 với 62 xã viên, hiện nay (đầu năm 2003), số xã viên đã tăng lên là 158 người, với vốn điều lệ huy động được hơn 439 triệu đồng. Diện tích đất canh tác HTX đang quản lý là 180 ha, nằm trong khu qui hoạch vùng nguyên liệu của HTX là 450 ha. Năm 2001, HTX được Cộng hoà Áo tài trợ thông qua việc tiếp nhận dự án “công nghệ sau thu hoạch” với vốn đầu tư gần 1,067 tỷ đồng. Những kết quả chính HTX đó đạt được là:

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật: HTX và câu lạc bộ khuyến nông kết hợp với Trung tâm Khuyến nông, Phòng kinh tế và PTNT tổ chức nhiều cuộc hội thảo với nhiều chuyên đề phục vụ cho việc sản xuất của xã viên và nông dân. Đặc biệt, HTX liên kết với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực hiện qui trình thâm canh tổng hợp, do đó đã đạt kết quả cao trong sản xuất, giá thành 1 kg lúa chỉ còn 750-800 đồng.

- HTX đó ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho xã viên và nông dân với Công ty lương thực An Giang, bán với giá cao hơn giá thị trường. Vì vậy, vụ đông xuân năm 2000-2001, HTX đó làm lợi cho xã viên 260 triệu đồng, các vụ đông xuân năm 2001-2002 và năm 2002-2003, HTX cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho xã viên.

- Làm dịch vụ sấy lúa cho nông dân.

- Dịch vụ bơm tưới

Thực hiện dự án “công nghệ sau thu hoạch”: từ tháng 5/2002 nhà máy chính thức đi vào hoạt động xay xát và sấy lúa. Đây là mô hình công nghiệp hoá nông nghiệp điển hình, gắn sản xuất với chế biến, thể hiện sự liên kết giữa

4 nhà: HTX nông nghiệp với doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước. Tuy nhiên, công trình mới được đưa vào sử dụng, vì vậy việc đánh giá hoạt động của nó cũng cần thời gian để kiểm nghiệm. Mặt khác, mô hình xây dựng nhà máy xay xát cử giám đốc điều hành là một mô hình mới cần được nhân rộng và phát triển. Vấn đề quan trọng là cần có sự kết hợp thống nhất giữa ban điều hành nhà máy và ban quản trị HTX, có như vậy mới đem lại lợi ích cho HTX và những thành viên trong tổ chức này.

1.3.2. Một số kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội trong phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.

Từ thực tiễn của phong trào hợp tác xã nông nghiệp trong cả nước có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc triển khai công tác phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp của Hà nội sau đây:

Thứ nhất: Không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý của các hợp tác xã để tạo thuận lợi phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Củng cố vị trí và hoàn thiện khung khổ pháp lý được hướng vào: thực thi luật hợp tác xã tới các hợp tác xã cơ sở, tới các chính quyền địa phương và mở rộng việc tuyên truyền sâu rộng về luật hợp tác xã trong xã hội; hoàn thiện điều lệ mẫu, điều lệ hợp tác xã; tiến hành sửa đổi, bổ sung luật hợp tác xã nhằm đảm bảo và tạo nhiều điều kiện hơn nữa về kinh tế - xã hội cho khu vực hợp tác xã.

Thứ hai: Coi trọng việc quán triệt và vận dụng đúng các nguyên tắc hợp tác xã vào việc tổ chức và hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

Các giá trị và nguyên tắc qui định trong Luật hợp tác xã cần được cụ thể hoá trong điều lệ hợp tác xã. Các hợp tác xã phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục cho xã viên về ý nghĩa kinh tế- xã hội của các hợp tác xã; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý hợp tác xã; kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc trong các hợp tác xã.

Việc tăng cường định hướng xã hội trong khu vực kinh tế hợp tác xã được hiểu là việc hợp tác xã tham gia tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị

- xã hội của một nước: ổn định thị trường hàng hoá, dịch vụ cho xã viên và người lao động trong xã hội đặc biệt vùng nông thôn; giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp; thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông

thôn, vùng sâu, vùng xa và giải quyết vấn đề môi trường cũng như các vấn đề khác.

Thứ ba: Thường xuyên hoàn thiện mô hình hợp tác xã, chú trọng phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ tổng hợp trong hệ thống tổ chức, quản lý hợp tác xã.

Trong xu hướng gia tăng sự mở rộng và phát triển cơ chế thị trường, các mô hình hợp tác xã cũng cần được không ngừng hoàn thiện thích ứng. Thực tiễn ngày càng chứng tỏ các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp hoạt động kinh doanh, sản xuất và thực hiện các dịch vụ tốt hơn các hợp tác xã dịch vụ chuyên khâu, nhằm 2 mục đích là đứng vững trong cơ chế thị trường và gia tăng khối lượng dịch vụ cho xã viên, người lao động trong xã hội

Thứ tư: Tăng cường năng lực của các hợp tác xã và tổ chức Liên minh hợp tác xã Thành phố để thực hiện tốt sự hỗ trợ của Nhà nước.

Kinh nghiệm ở một số địa phương như Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy cùng với việc nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về khung khổ pháp lý, kinh tế - xã hội làm cơ sở cho các hợp tác xã phát triển. Bên cạnh đó các hợp tác xã và tổ chức Liên minh hợp tác xã cũng phải tự nâng cao khả năng và trách nhiệm để khai thác có hiệu quả các điều kiện do nhà nước tạo ra. Đặc biệt, Liên minh hợp tác xã cần phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện tốt các hoạt động: phổ biến, hướng dẫn, tư vấn chính sách, pháp luật, thông tin thị trường, đào tạo và xúc tiến thương mại...làm cầu nối và đại diện cho các hợp tác xã thành viên tham gia hoàn thiện chính sách cho hợp tác xã.

Thứ năm, bài học lớn nhất được rút ra từ thực tiễn và kinh nghiệm phát triển phong trào hợp tác xã trong cả nước là sự sống còn của các hợp tác xã phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh của tổ chức và hiệu quả kinh doanh, phát huy nội lực và biết sử dụng tốt sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước trong mỗi hợp tác xã.



2005‌‌

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI THỜI KỲ 1997- 2005.

2.1. Khái quát sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội 1997-


2.l.1. Thực hiện đổi mới HTX nông nghiệp theo Luật.


2.1.1.1. Sự thay đổi về lượng

Sự ra đời của Luật hợp tác xã ngày 20/3/1996 và có hiệu lực ngày 01/01/1997 đã ghi nhận một mốc quan trọng của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác ở Việt Nam, cũng như ở Thành phố Hà Nội. Thực hiện Luật Hợp tác xã, các Quận, Huyện trong Thành phố được sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà nội đã khẩn trương tiến hành công tác chuyển đổi hợp tác xã.

Bảng 2.1. Tiến độ thi hành Luật hợp tác xã trong nông nghiệp

Đơn vị tính: HTX, %


Chỉ tiêu

Đến 1997

2001

2005

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ %

Số

lượng

Tỉ lệ %

1. Tổng số HTX

248

100

341

100

353

100

Trong đó:







- Chuyển đổi



293

85,9

289

81,8

- Thành lập mới



17

5,0

40

11,4

- Chưa chuyển đổi

248

100

31

9.1

24

6,8

2. Giải thể HTX



0


11

3,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội - 4

( Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội )


Sau năm năm tiến hành công tác chuyển đổi HTX, đến 31/12/2001, toàn thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi hợp tác xã ( là một trong những tỉnh thành dẫn đầu trong cả nước về thực hiện chuyển đổi HTX ). Đã có 206/248 hợp tác xã chuyển đổi thành 293 hợp tác xã ( một số HTX cũ khi tiến hành chuyển đổi đã tách ra thành 2 đến 3 HTX ) đạt 83%; 17 hợp tác xã được thành lập mới và còn 31 hợp tác xã nông nghiệp chưa chuyển đổi do vướng mắc về việc phân chia quyền lợi, xác định tư cách xã viên, ( chủ yếu tập trung ở các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ ).

a) Các HTX chuyển đổi theo Luật

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí