+ Triển khai các bước chuẩn bị xây dựng đề án khôi phục, phát triển làng nghề về các qui định liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khắc đá, thêu ren...để tạo sản phẩm độc đáo thu hút khách.
3.2.1.3 Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO, nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh:" Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và loại hình du lịch" và chủ trương nêu ra từ Đại hội Đảng IX là " Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", cần phát triển du lịch với qui mô lớn hơn, tốc độ nhanh và bền vững hơn, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước đứng đầu khu vực, góp phần thiết thực để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Muốn làm được điều đó, cần tích cực huy động các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực quan trọng nhất mang tính quyết định là nguồn lực con người. Chỉ có thể phát triển du lịch nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện, nếu có một đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm với quê hương, gồm đông đảo những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát...Vì vậy, trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cần tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2015. Từ chiến lược đó ta có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đào tạo nhân lực theo định hướng phát triển ngành. Kế hoạch phát triển này bao gồm việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có, phải phù hợp với các bước phát triển của ngành. Thường xuyên
tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành.
- Có chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành về du lịch. Thực hiện chính sách " trải thảm đỏ" của tỉnh, ngành du lịch đã chủ động đề xuất tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vào công tác trong các đơn vị quản lý du lịch.
- Tổ chức mạng lưới các cơ sở đào tạo của Nhà nước và của ngành trên địa bàn toàn tỉnh một cách hợp lý. Hình thức đào tạo phong phú gồm chính qui, phi chính qui, ngắn hạn, dài hạn theo cấp độ: hướng nghiệp dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... Sở du lịch Ninh Bình có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để mở lớp bồi dưỡng ngắn ngày, ngoài giờ ngay tại cơ sở du lịch để đảm bảo nâng cao tay nghề của người lao động mà không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kinh Doanh Quý I Năm 2005 Và Năm 2006 Của Trạm Du Lịch
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Nhằm Phát Triển Mạnh Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình.
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Cho Các Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch:
- Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 15
- Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Tài nguyên du lịch Ninh Bình thường gắn liền với đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Phát triển du lịch phải dựa vào cộng đồng dân cư địa phương do đó cần tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân làm du lịch ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh về phát triển du lịch. Từ đó người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch, tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, về con người để tổ chức tuần du lịch vào đầu năm 2008 nhân kỷ niệm 1040 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, chuẩn bị tốt điều kiện để kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội. Chẳng hạn, với Tam Cốc – Bích Động,
môi trường du lịch rất thông thoáng, đã có nhiều cá nhân, tư nhân hoạt động trên địa bàn, kinh doanh chủ yếu là nhà nghỉ và ăn uống. Ở đây nên tổ chức các gian hàng nhỏ theo quy mô tại bến thuyền, hay trên sông. Nhưng để ý tưởng đó được thực hiện và có hiệu quả cao thì cần có công tác giáo dục ý thức du lịch cộng đồng, để giữ nét văn minh vốn có của người nông thôn Ninh Bình với du khách.
- Tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực du lịch: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp bậc ngành nghề du lịch như tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp vụ, giám đốc sở và giám đốc doanh nghiệp du lịch, tiêu chuẩn nghề du lịch làm cơ sở cho người học, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động.
- Phối hợp với khoa Du lịch của một số trường đại học cử các sinh viên có năng lực và cán bộ trẻ sang các nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển để đào tạo đại học và sau đại học về du lịch. Mục tiêu đào tạo nhân viên du lịch không chỉ dừng lại ở kỹ thuật cao, mà còn phải đạt được mỗi nhân viên du lịch là một tiếp thị giỏi bởi chất lượng phục vụ, sự hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội, ngoại ngữ, sự trung thực và thái độ hiếu khách.
- Bên cạnh đó cũng cần tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về du lịch ở các nước có ngành du lịch phát triển.
3.2.1.4 Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Ninh Bình.
Mục tiêu: " một hệ cân bằng sinh thái bền vững” đã trở thành nhiệm vụ của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính cấp bách của mọi quốc gia trên thế giới. Đối với ngành du lịch nói chung và ngành du lịch Ninh
Bình nói riêng, vấn đề bảo vệ môi trường hết sức quan trọng khi môi trường sinh thái và văn hoá đang bị ô nhiễm và suy thoái. Do đó, để bảo vệ môi trường cần tập trung vào những giải pháp sau:
- Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, hoàn thiện những văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, kê khai về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp đang hoạt động, đồng thời đánh giá những tác động đối với môi trường của những hoạt động này. Từ đó xây dựng những dự án với mục đích bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường. Các khách sạn nhà hàng cần có những qui định về thu gom và xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo vệ sinh ở những chỗ lưu giữ thực phẩm, chỗ chế biến lương thực thực phẩm, phòng ăn, chất lượng nước sinh hoạt...; Có nhân viên y tế bảo vệ sức khoẻ cho du khách và thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm của khách sạn, nhà hàng...đảm bảo du lịch phát triển bền vững.
- Ngành du lịch Ninh Bình cũng cần có chiến lược môi trường cụ thể. Các cơ quan quản lý du lịch phải nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch sinh thái trong mọi hoạt động; giám sát xác định các điểm du lịch gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn du khách để khuyến khích họ giúp đỡ bảo vệ môi trường, đồng thời phải có những qui định quản lý chặt chẽ, xử phạt hành chính - kinh tế với những người vi phạm những qui định gây ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc khai thác và tiêu dùng các nguồn năng lượng, cũng như các loại tài nguyên khác phục vụ cho du lịch; giảm thiểu lượng chất thải do du lịch gây ra và có kế hoạch tái tuần hoàn, xử lý các chất thải, cải thiện cảnh quan môi trường.
- Tăng cường đầu tư cho việc giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch và môi trường cho toàn xã hội, những người quản lý hoạt động du lich, dân cư địa phương và cho cả khách du lịch. Công tác này phải tiến hành thường xuyên, liên tục để bảo vệ nguồn không khí, nguồn nước, giữ gìn vệ sinh công cộng, không khai thác bừa bãi tài nguyên và có ý thức đấu tranh chống lại hành vi gây hại môi trường. Chẳng hạn, Đối với khu du lịch sinh thái ngập nước Vân Long, là một khu du lịch còn mới mẻ, mới đi vào hoạt động nên chưa có kinh nghiệm về du lịch như những địa danh khác trong tỉnh. Nhưng xét về lợi thế thì Vân Long có nhiều điểm, cho nên cần có sự quản lý về môi trường, đặc biệt là môi trường nước và môi trường không khí. Người dân nơi đây vẫn chưa ý thức được thế nào là nguồn nước sinh thái, do đó có những hành động làm ô nhiễm nguồn nước hay chặt phá rừng làm tổn thương đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và về lâu dài thì đây là một thiệt hại lớn cho chính người dân nơi đây. Nhiều doanh nghiệp đến Vân Long để kinh doanh nhưng không có mục đích kinh doanh du lịch, lấy đất nhưng không đầu cơ làm du lịch mà chỉ để đầu cơ đất, mục đích mang lại quyền lợi cho du khách và công ty lữ hành, không quan tâm đến môi trường sống của người dân quanh đó và không quan tâm tới phát triển kinh tế địa phương.
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động của ngành. Hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch tác động đến hiệu quả của ngành. Vì vậy, các giải pháp vi mô trong các doanh nghiệp du lịch cần được tiến hành đồng bộ, phối hợp chặt chẽ và nằm trong khuôn khổ các giải pháp vĩ mô, có như vậy ngành du lịch Ninh Bình mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.2.1 Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.
Đối với các ngành kinh doanh nói chung và đối với du lịch Ninh Bình nói riêng, trước khi bước vào kinh doanh, mỗi nhà kinh doanh cần phải xác định cho mình những mục đích và mục tiêu cụ thể. Bởi, với du lịch sẽ rất nguy hiểm nếu như nhà kinh doanh du lịch còn mơ hồ về mục đích của mình đối với du lịch. Vì vậy, họ cần phải xác định xem mình muồn điều gì, về lợi ích người dân, kinh tế, môi trường nông thôn. Chẳng hạn, họ phải đặt ra câu hỏi và tìm câu trả lời: Bạn có muốn du khách mua sản phẩm thủ công và thưởng thức các sản phẩm ăn uống đặc sản của vùng bạn hay không? Bạn có muốn các khách sạn có mùa kinh doanh dài hơn không? thu hút được nhiều khách ở lại qua đêm không? Từ đó giúp họ xem xét xem làm thế nào để kinh doanh du lịch có hiệu quả, loại hình nào là phù hợp và với các loại hình dịch vụ gì nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Một trong những giải pháp có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế du lịch là khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tạo thành những sản phẩm du lịch phong phú đa dạng.
Ngày nay, khi mà đời sống của người dân ngày càng cao, sau những giờ làm việc mệt mỏi họ muốn có một ngày nghỉ thoả mãn, xứng đáng với chi phí họ bỏ ra cho một chuyến du lịch. Chẳng hạn, họ cần một chỗ ở thoải mái, có nơi ăn, uống đảm bảo, có cửa hiệu và các dịch vụ khác, có phương tiện đi lại tốt. Đó là điều mà du khách muốn quan tâm đầu tiên cho mỗi chuyến du lịch. Nhưng nhìn chung, tại các khu du lịch Ninh Bình, gần như tất cả các dịch vụ còn quá đơn điệu và rất thô sơ, thiếu nhiều các cửa hiệu, các loại hình dịch vụ..., đặc biệt ở Cúc Phương và Vân Long. Do đó, đa dạng hoá các loại hình
du lịch, các hình thức kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để thu hút các đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và thu hút khách trở lại địa phương nhiều lần là rất cần thiết. Gồm:
- Về dịch vụ du lịch lữ hành: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm chất lượng ngày càng cao của khách du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành cần từng bước giảm cung cấp sản phẩm du lịch cấp thấp cho khách du lịch. Để thu hút du khách thì việc tạo ra sản phẩm mới lạ là rất quan trọng. Khách du lịch thường có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới lạ, khác với nơi cư trú thường xuyên của họ, do đó các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình cần coi trọng phát triển các loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm...là những thế mạnh của du lịch Ninh Bình. Hướng phát triển này cũng phù hợp với xu hướng phát triển du lịch thế giới.
Hoạt động lữ hành của Ninh Bình đang hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp lữ hành Ninh Bình cần tích cực và chủ động trong việc ký kết các hợp đồng du lịch với các doanh nghiệp lữ hành của các địa phương khác của nước ngoài. Phải chủ động xây dựng các mối liên hệ giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản phẩm du lịch trong hệ thống tour, tuyến du lịch...
- Về các dịch vụ lưu trú và ăn uống:
Dịch vụ lưu trú: Để phù hợp với nhu cầu hiện nay của cung và cầu, vấn đề đặt đối với các doanh nghiệp du lịch ở Ninh Bình là phải nâng cao chất lượng phục vụ. Ngành du lịch cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại chất lượng kinh doanh của các khách sạn theo thứ hạng đã được công nhận định kỳ hàng
năm. Điều đó đảm bảo cho các khách sạn kinh doanh với chất lượng ổn định hơn, đồng thời cũng khuyến khích các khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, đảm bảo tiện nghi, hiện đại và đồng bộ.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch cũng cần đầu tư phát triển đa dạng các loại hình cơ sở lưu trú như phát triển các căn hộ cho thuê độc lập, các biệt thự nhỏ phù hợp với qui mô 1 gia đình...giá cả phải chăng và cũng cần bố trí các cơ sở này gần các điểm du lịch để tạo sự thuận lợi cho du khách.
Các du khách luôn có mong muốn khác nhau về tiêu chuẩn và loại chỗ ở. Một số đòi hỏi khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, một số khác thì hài lòng với chỗ ở đơn giản, đặc biệt là họ có thể tiếp xúc với cuộc sống của dân bản địa. Vì vậy, đối với kinh doanh du lịch, không chỉ đa dạng hoá các loại hình dịch vụ mà đối với từng loại hình kinh doanh ấy cũng cần phải phong phú và đa dạng các sản phẩm dịch vụ để có thể thu hút khách và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Chẳng hạn, đến Vườn quốc gia Cúc Phương, du khách có thể qua đêm ở một phòng tập thể đơn giản hoặc một nhà sàn dành cho 30 -40 người với giá hợp lý. Họ có thể đi mua vải thổ cẩm hay các hàng lưu niệm do người dân bản địa tạo ra và thưởng thức các món ăn dân tộc.
Dịch vụ ăn uống: Các doanh nghiệp du lịch cần phát triển các sản phẩm ăn uống phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách tuỳ theo tập quán tiêu dùng, đặc điểm nhân khẩu học và khả năng thanh toán của khách. Việc phát triển các sản phẩm ăn uống khai thác được nguồn thực phẩm độc đáo của tỉnh, đưa các giá trị nghệ thuật ẩm thực gắn kết với du lịch.