Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 15


Với những khách sạn nhà hàng cần làm phong phú những sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đối với cả những sản phẩm đặc sản và bình dân với mức giá hợp lý với từng đối tượng khách và từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, cũng cần khuyến khích đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao, mang đậm dấu ấn quê hương Ninh Bình để phục vụ du khách.

- Đối với dịch vụ vận chuyển du lịch:


Đầu tư các phương tiện vận chuyển mới, hiện đại kể cả các phương tiện vận chuyển thô sơ như xe trâu, xe bò, thuyền...

Thường xuyên bồi dưỡng cho nhân viên lái xe về quan điểm thái độ giao tiếp ứng xử phục vụ khách hàng.

Các doanh nghiệp cần thường xuyên giám sát kiểm tra đột xuất việc phục vụ khách và có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với nhân viên.

3.2.2.2 Đẩy mạnh liên kết và hợp tác trong hoạt động kinh doanh du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Để hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình phát triển mạnh thì việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình và việc liên kết với các tỉnh lân cận là rất quan trọng. Cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Hình thành một chiến lược chung phát triển du lịch lâu dài giữa Ninh Bình với các tỉnh lân cận trên nhiều lĩnh vực.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 15

- Tích cực trao đổi thông tin hợp tác giữa du lịch Ninh Bình và du lịch các tỉnh lân cận.Thống nhất chính sách giá (giá phân biệt, giá chiết khấu, giá trọn gói) đối với các đối tượng khách. Tạo mức giá mềm dẻo linh hoạt phù hợp với sự chấp nhận của khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, biện pháp


hữu hiệu để nâng cao cạnh tranh là giảm giá các chương trình du lịch Ninh Bình, đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.

- Thiết lập các mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình và phụ cận với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Việc thiết lập các mối quan hệ này tạo nên lợi ích cho các bên tham gia. Du lịch Ninh Bình cũng cần cố gắng hơn trong việc hợp tác giữa các tổ chức có lợi ích khác nhau trong vùng: các tổ chức Chính phủ có thể khuyến khích phát triển du lịch bằng việc khuyến khích tài chính và có thể dẫn đầu trong nỗ lực tiếp thị quốc gia; chính quyền địa phương quản lý cơ sở hạ tầng như đường xá, cung cấp nước…đó là những yếu tố rất cần cho du lịch; khu vực doanh nghiệp tư nhân cung cấp các dịch vụ như chỗ ở và các dịch vụ khác cho du khách; cộng đồng địa phương có thể hoạt động kinh doanh và cung cấp các sản phẩm nông thôn cho du khách.

Doanh nghiệp du lịch cần mở rộng các mối quan hệ này trên các mặt: tạo sản phẩm trọn gói cho du khách; cung cấp dịch vụ hậu cần cho sản phẩm của nhau: quảng cáo, khuyến mại cho sản phẩm của doanh nghiệp khác, sản phẩm trọn gói tạo điều kiện cho khách hàng tiêu dùng nhiều hơn với giá thấp hơn, khách hàng thuận lợi, yên tâm trong suốt hành trình của mình. Cần tích cực liên kết tạo các chương trình du lịch trọn gói từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới Ninh Bình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì bản thân các doanh nghiệp Ninh Bình hoàn toàn có khả năng thiết kế và thực hiện các tour du lịch trọn gói, song nếu có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch của tỉnh lân cận sẽ tạo điều kiện cung ứng sản phẩm với chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và tạo sự thoả mãn của khách là lớn nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp


du lịch Ninh Bình và phụ cận cần ký kết hợp đồng thoả thuận rõ ràng, qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm lợi ích của mỗi bên, đảm bảo mối quan hệ lâu dài, lợi ích bền vững.

3.2.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng cáo cho các hoạt động du lịch.


Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Ninh Bình cả trong và ngoài nước, nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dân góp phần thực hiện tuyên truyền đối nội, đối ngoại, cần được chú trọng trong thời gian tới, tập trung vào các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh quảng bá về du lịch Ninh Bình nói chung, về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo, tạp chí, Internet, ấn phẩm du lịch, hội thảo, hội chợ để thu hút khách, tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch Ninh Bình.

- Ngành du lịch Ninh Bình cần xây dựng cho mình một "hình ảnh" để phát triển thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Các cơ quan du lịch Ninh Bình cần tuyên truyền rộng rãi để người dân có thể tiếp cận thông tin về các hoạt động của du lịch Ninh Bình, các chương trình du lịch và các sự kiện lớn liên quan đến du lịch. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của người dân về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp người dân có thái độ, có cách ứng xử phù hợp.

- Tạo chiến dịch quảng bá sâu rộng, có trọng điểm, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như: Nhật, Trung Quốc, Tây ÂU, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, ASEAN và Úc. Từ việc nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch Ninh Bình


cần hoạch định chính xác thị trường truyền thống, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng để có biện pháp tuyên truyền quảng bá phù hợp.

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xây dựng các sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Ninh Bình. Nội dung, quy cách trình bày các sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường đảm bảo kỹ, mỹ thuật và tính xác thực, hữu dụng của thông tin cung cấp.

- Hợp tác chặt chẽ trong công tác quảng bá giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Du lịch Ninh Bình cũng cần có sự hợp tác phối hợp nhịp nhàng với các tỉnh khác để sâu chuỗi các sự kiện du lịch, tăng tính độc đáo và hấp dẫn, nhằm lưu chân khách, kéo dài thời gian và chi tiêu của khách. Hợp tác quảng bá du lịch Ninh Bình và các tỉnh lân cận sẽ tăng cường thu hút khách và tiết kiệm được chi phí.

Chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể phát triển một nguồn du khách mới đến thăm một địa điểm nào đó ở Ninh Bình, do đó phải đầu tư thoả đáng cho các hoạt động kinh doanh. Ngoài việc cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau như: nhà ở, phương tiện đi lại, hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan, hàng hoá…cần đầu tư thêm vào tiếp thị quảng cáo. Một doanh nghiệp riêng lẻ như một khách sạn hay một trung tâm lữ hành khó có thể thực hiện được một mình nếu không có mối quan hệ với các ngành nghề khác.

- Tích cực tham gia hội chợ, triển lãm hội nghị, hội thảo về du lịch ở nước ngoài và các tỉnh thành trong nước


KẾT LUẬN

Tiềm năng du lịch Ninh Bình rất lớn, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên, mà còn về tài nguyên văn hoá với các danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, Suối nước nóng Kênh Gà, vườn quốc gia Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư, Chùa Bích Động...Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, hơn 10 năm qua, Du lịch Ninh Bình đang từng bước khởi sắc, khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngày càng thể hiện như một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ việc phân tích một cách hệ thống toàn diện thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình cho thấy ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể: tỷ trọng GDP do ngành đóng góp ngày càng nhiều trong tổng GDP của tỉnh; lượng khách du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên; doanh thu từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn ở các khu du lịch góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật du lịch, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tăng lên; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và con người Ninh Bình cũng được chú trọng; Các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.


Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành kinh tế du lịch Ninh Bình vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phong phú về du lịch của tỉnh, chưa thực sự trở thành 1 ngành "kinh tế mũi nhọn". Chi tiêu của khách du lịch còn thấp; việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải; chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới độc đáo; Cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chưa hoàn chỉnh; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quy mô nhỏ; công tác lữ hành thiếu tính chủ động sáng tạo; Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh...Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển mạnh kinh tế du lịch Ninh Bình trong những năm tới.

Trên cơ sở dự báo sự phát triển du lịch Ninh Bình và những quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành du lịch Ninh Bình, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh. Hệ thống giải pháp được trình bày dưới hai giác độ. Về phía Nhà nước: Làm tốt công tác quản lý theo quy hoạch các hoạt động du lịch; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động kinh doanh du lịch; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Ninh Bình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch; đẩy mạnh liên kết và hợp tác trong hoạt động kinh doanh du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền và quảng cáo cho các hoạt động du lịch.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô góp ý để luận văn của em được hoàn chỉnh. Em xin trân trọng cảm ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng việt

1. Ngọc Bảo ( 2006), " Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động: thành công nhờ mô hình mới", Báo Du lịch, ( số 16), Tr 3

2. Thái Bình ( 2006), " Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội nhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO", Tạp chí du lịch Việt Nam, (số 7), Tr 10-11.

3.Câu lạc bộ cán bộ hưu trí du lịch thành phố Hải Phòng (2005), "50 năm du lịch Hải Phòng", Nhà xuất bản Hải Phòng.

4. Cục thống kê Ninh Bình (2000) " Nông nghiệp nông thôn Ninh Bình trong thời kỳ đổi mới".

5. Cục thống kê Ninh Bình (2005), “ Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2005”

6. Cục thống kê Ninh Bình (2007), " Niên giám thống kê năm 2006"

7. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, " Quản trị kinh doanh lữ hành", NXB Thống kê, Hà Nội 2000.

8.Trịnh Xuân Dũng (1991), " Quản trị kinh doanh khách sạn", NXB Đại học quốc Gia Hà Nội


9. Nguyễn Văn Đính ( 2006 ), "Giáo trình Kinh tế du lịch"( Nhà xuất bản lao động xã hội ).

10. Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, " Kinh tế du lịch và Du lịch học", Nhà XB trẻ, TP. Hồ Chí Minh 2001.

11. Nguyễn Hồng Giáp, "Kinh tế du lịch", NXB trẻ, Hà Nội 2002

12. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Nguyên Hồng ( 2004), " Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010"

13. Luận án tiến sĩ của Lê Thị Lan Hương(2004), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội"

14. Lê Thị Lan Hương (2002), " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch chất lượng cao, trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, của Thành phố Hà Nội.


Nai

15. Trần Ngọc Nam (2000), " Maketting du lịch", NXB Tổng hợp Đồng


16. Trần Nhạn ( 1995), " Du lịch và kinh doanh du lịch", NXB văn hoá

thông tin.

17. Nghị quyết số 03/NQ-TU của ban thường vụ Tỉnh ủy về "phát triển du lịch từ nay đến năm 2010".

18. Vũ Mạnh Hà, Tạ Đức Khánh (2004), " Cơ sở kinh tế du lịch", Khoa du lịch học, Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn.

19. Đinh Trung Kiên ( 2004), " Một số vấn đề về du lịch Việt Nam", Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Phương Lâm ( 2006), " Những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam hậu WTO",Tạp chí du lịch Việt Nam ( Số 8), Tr 8-9

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí