Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Cho Các Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch:


Trước tình hình đó, tỉnh cần tiến hành lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm tới và đến năm 2020. Du lịch là một ngành kinh tế có tính cạnh tranh cao. Bất cứ nước nào, vùng nào, địa phương nào cũng đều muốn thu hút khách du lịch, để thành công thì mỗi vùng phải có một cái gì đó riêng biệt và đặc biệt nhất. Do đó, việc quy hoạch chi tiết các khu du lịch phải gắn với công tác nghiên cứu thị trường. Việc lập qui hoạch du lịch phải đảm bảo tính thống nhất của các yếu tố trong du lịch là cần thiết và quan trọng, đồng thời phải được đặt trong qui hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Các khu, điểm du lịch thường ở nông thôn, ngoài những di sản văn hoá mà du khách có thể ngắm nhìn thì họ còn có thể phát hiện ra những di sản mà họ có thể thưởng thức được mùi vị, nó mang tính chất di sản thực phẩm nông nghiệp. Do vậy, trong quy hoạch du lịch Ninh Bình cũng cần khai thác sâu hơn loại tài nguyên tiềm năng này, gắn với hình thức du lịch tham quan để góp phần giúp cho ngành du lịch của tỉnh thêm những bước tiến mới.

Đối với khu du lịch quần thể nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn cần tiến hành quy hoạch và đầu tư nuôi trồng hải sản ven biển để nơi đây vừa là nơi tổ chức cho tham quan, vừa là nơi cung cấp thực phẩm phục vụ du khách. Bên cạnh đó cũng cần tiến hành quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu trồng và chế biến các sản phẩm từ cói, vừa là nơi tổ chức sản xuất cho khách tham quan, vừa bán các sản phẩm lưu niệm từ cói cho khách du lịch và xuất khẩu. Bởi vì, hàng lưu niệm không chỉ có ý nghĩa doanh thu mà còn có ý nghĩa về văn hoá, hàng lưu niệm còn là sứ giả của văn hoá dân tộc.


Quy hoạch và đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch trang trại ở khu vực nông trường Đồng Giao, biến nơi đây thành những nông trang phục vụ khách tham quan. Tại đây du khách có thể thưởng thức và mua sắm các sản phẩm đặc sản của nông trường. Cũng tại khu phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn có rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá như Đền Dâu, đền Quán Cháo là những nơi linh thiêng luôn thu hút rất nhiều du khách, cần đầu tư trùng tu, tôn tạo để phát triển loại hình du lịch văn hoá, tham quan.

Đối với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động trong thời gian tới cần tiến hành bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các tuyến du lịch mang đậm đặc trưng của khu du lịch mở rộng là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và kết hợp tâm linh; đồng thời sử dụng các tuyến đường thuỷ và tuyến thuỷ bộ kết hợp và sử dụng loại hình cảm giác mạnh tạo cho du khách có cảm giác mới lạ về sản phẩm mới. Chẳng hạn, tuyến du lịch tham quan bến Cây Đa - đền Thái Vi

– bến Thánh – hang Cả- Suối Tiên- khu du lịch hang động Tràng An và ngược lại. Mục đích chuyến tham quan du lịch là du lịch mạo hiểm, tâm linh và kết nối tuor tham quan du lịch lịch sử tại Tràng An.

Quy hoạch phát triển du lịch cũng phải đảm bảo phát triển bền vững, bởi vì sự phát triển du lịch chủ yếu phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn và các hoạt động có liên quan đến môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa của địa phương. Khi lập quy hoạch phải xem xét đến các yếu tố về môi trường và tính đến những lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch.

+ Về quản lý quy hoạch: Căn cứ Luật du lịch năm 2005, Sở Du lịch trình UBND Tỉnh đề nghị giao quyền quản lý qui hoạch du lịch cho ban quản lý các khu du lịch. Ban quản lý có trách nhiệm quản lý, giám sát và đề xuất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

UBND Tỉnh, Sở Du lịch để quản lý kinh doanh du lịch, dịch vụ trong khu du lịch mình quản lý theo quy hoạch đã được duyệt nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Sở Du lịch, các ban quản lý, đơn vị được giao quản lý khai thác các khu du lịch phải có trách nhiệm giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ du lịch...trong các khu vực quy hoạch, nếu có các hành vi làm trái với quy hoạch và xâm hại đến tài nguyên du lịch phải phối hợp với chính quyền địa phương, công an xử lý nghiêm các hành vi đó và báo cáo ngay bằng văn bản tới UBND Tỉnh, các ngành, các cấp có liên quan để giải quyết triệt để.

- Xác định các tiêu chuẩn xây dựng phát triển đối với khu du lịch, bao gồm: tiêu chuẩn xây dựng các công trình, cảnh quan, tiếng ồn, tầm nhìn, kiểm soát các điều kiện về cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu du lịch, không thay đổi mục đích sử dụng đất, chống đầu cơ đất, ngăn ngừa sự phát triển hỗn độn của các công trình làm phá vỡ cảnh quan và không tương xứng với giá trị của tài nguyên.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 13

+ Đối với các Ban quản lý và các doanh nghiệp dịch vụ giải trí kinh doanh tại điểm du lịch:

- Cần tăng cường các đội bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tại điểm du lịch

- Đảm bảo những điều kiện vệ sinh thuận lợi đáp ứng nhu cầu của du khách, tuy nhiên không làm mất mỹ quan, giữ gìn môi trường cảnh quan.

- Tuân thủ chi tiết tại khu, điểm du lịch, tránh xây dựng bừa bãi phá vỡ cảnh quan. Các doanh nghiệp và ban quản lý phải phân cấp trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý và khai thác điểm du lịch.


- Các điểm du lịch phải có hướng dẫn viên được đào tạo bài bản, có hệ thống, có kiến thức sâu về văn hoá điểm du lịch cũng như phải đảm bảo các yêu cầu về tinh thần, thái độ tác phong nghề nghiệp.

* Kiện toàn bộ máy quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và khai thác tài nguyên du lịch:

+ Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống huyện, đề nghị bổ xung biên chế chuyên trách về du lịch tại phòng kinh tế huyện. Kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Thành lập các Ban quản lý khu du lịch trực thuộc Sở Du lịch trên cơ sở kinh nghiệm và mô hình thành công của Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ( mới được thành lập và đi vào hoạt động đầu tháng 10/2006) với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch theo qui hoạch, quản lý qui hoạch và các hoạt động đầu tư xây dựng trong khu du lịch, quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch, quản lý và điều tiết các nguồn thu từ vé danh lam, phí khai thác tài nguyên nộp vào ngân sách tỉnh, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ sở dịch vụ du lịch đủ điều kiện. Đối với mỗi điểm du lịch bộ máy tổ chức quản lý điều hành hoạt động chính là bộ mặt phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh. Vì thế, cần có sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức quản lý một cách phù hợp tình hình thực tế đang phát sinh, tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan liên quan, giữa các bộ phận và chuyên môn hoá sâu hơn.

+ Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, tiến tới thực hiện tốt việc cổ phần hoá các doanh nghiệp du lịch Nhà nước theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Xây dựng chính sách hợp lý theo hướng khuyến khích


mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch. Tiến tới thành lập Hội đồng " Xúc tiến phát triển du lịch" và thành lập "trung tâm thông tin và tư vấn đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình".

+ Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Căn cứ vào các hướng dẫn thi hành Luật du lịch năm 2005 của Chính Phủ, ngành du lịch Ninh Bình cần tập trung tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành quy chế quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, nội quy, quy định về kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý khai thác tài nguyên của các ban quản lý trong giai đoạn tới.

3.2.1.2 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động kinh doanh du lịch:

Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vào du lịch Ninh Bình mang lại cho tỉnh năng lực sản xuất mới chuyển biến theo hướng kỹ thuật hiện đại. Song, từ nay đến năm 2010 và 2020 ngành du lịch Ninh Bình cũng cần tập trung vào hoàn thiện và nâng cấp những cơ sở hạ tầng đã có, đồng thời xây dựng mới một số công trình hạ tầng kỹ thuật ở mức độ cao mới tạo khả năng xây dựng được các cơ sở có trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực, đủ sức tiếp nhận khách quốc tế và cạnh tranh với ngành du lịch ở các nước đó. Cần trú trọng các giải pháp sau:

+ Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch chính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch đồng thời thu hút đầu tư các dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ


dưỡng...Có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở lưu trú cao cấp từ 3 sao trở lên, nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng...

+ Đầu tư xây dựng các khu du lịch tổng hợp lớn một cách đồng bộ để xây dựng " hình ảnh du lịch Ninh Bình" trên thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế.

+ Do du lịch là một ngành kinh tế có tính cạnh tranh cao. Mỗi năm có nhiều địa danh mới được tạo ra và quảng bá. Khách du lịch luôn có xu hướng muốn khám phá những cái mới lạ của cuộc sống. Nên một địa danh muốn du khách tiếp tục đến, thì cần phải cạnh tranh một cách tích cực và hiệu quả với các địa danh khác. Để làm được điều đó thì việc đầu tư hợp lý nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao cho ngành du lịch Ninh Bình, nâng cao chất lượng và tạo các sản phẩm du lịch mới là giải pháp rất cần thiết. Các khu vực và hạng mục cần ưu tiên đầu tư:

- Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động - Tràng An – Cố đô Hoa Lư: ưu tiên đầu tư các công trình dịch vụ du lịch ở khu Cố đô Hoa Lư và khu hang động Tràng An, khu vực Tam Cốc – Bích Động; đầu tư khu quần thể di tích và các công trình dịch vụ du lịch ở khu Chùa Bái Đính. Đồng thời, cũng phải đầu tư mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn giữa các khu vực Tam Cốc Bích Động

– Cố đô Hoa Lư - Khu hang động Tràng An – quần thể chùa Bái Đính để thu hút ngày càng đông khách du lịch trong nước và quốc tế trong những năm tới.

- Đối với khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương – Kỳ Phú – Hồ Đồng Chương: Khu vực này rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch


sinh thái, nghiên cứu, nghỉ dưỡng và du lịch tham quan. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở các khu đón tiếp, khu sinh thái, bảo tồn, nuôi thả các động vật hoang dã; bảo tồn các loại gen quý hiếm, các loài sinh vật cảnh, khu lưu trú và dich vụ du lịch ở khu Vườn quốc gia Cúc Phương để phục vụ khách tham quan và nghiên cứu. Tiến tới đầu tư hệ thống “cáp treo sinh thái” xuyên rừng để phục vụ khách tham quan rừng nguyên sinh và đầu tư nâng cấp khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Kỳ Phú, một loại hình du lịch đang rất hấp dẫn du khách, đem đến cho du khách cảm giác thư giãn thoải mái trong những ngày đi du lịch.

- Đối với khu du lịch chuyên đề suối nước nóng Kênh Gà- động Vân Trình - khu bảo tồn tự nhiên Vân Long – chùa Định Lộng: Đến với Vân Long du khách có thể đi thuyền ngắm khu bảo tồn, các thảm thuỷ sinh, ngắm các hang động, núi đá...vì vậy, việc xây dựng bến thuyền du lịch vừa đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật, thuận lợi và an toàn cho khách tham quan cần phải được ưu tiên đầu tư. Tại đây có hệ sinh thái đất ngập nước đá vôi với diện tích lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ, có hệ sinh thái núi đá vôi là nơi sinh sống của quần thể Voọc Mông Trắng lớn nhất Việt Nam cho nên cần tiếp tục đầu tư xây dựng để phục vụ khách tham quan và nghiên cứu khoa học. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo Chùa Định Lộng và xây dựng các cơ sở dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Trên cơ sở các trọng điểm đầu tư đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xác định rõ, ngành du lịch xây dựng các phương án cụ thể quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng tại các khu, điểm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ du lịch của Ninh Bình. Các thông tin kêu gọi đầu tư khách sạn


cao cấp từ 3-5 sao, cơ sở vui chơi giải trí,...phải được tổ chức giới thiệu quy mô tại các hội nghị, hội chợ và đăng tải liên tục trên các phương tiện thông tin để mọi đối tượng trong và ngoài nước dễ truy cập và nắm bắt.

+ Để khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác tài nguyên du lịch phát triển các loại du lịch còn thiếu và yếu của Ninh Bình nâng cao lợi thế cạnh tranh với các tỉnh trong khu vực có nhiều điều kiện tương đồng, UBND tỉnh cần ban hành các chính sách cụ thể:

- Cơ chế chính sách về thuế. Khuyến khích các nhà đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật vào khu du lịch, cần có chính sách ưu tiên, miễn giảm thuế đất, ưu đãi vài năm chưa thu thuế thu nhập, miễn giảm thuế khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Có chính sách giá ưu đãi về điện, cấp nước, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho các công trình phục vụ bảo tồn hệ sinh thái của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu du lịch. Bước đầu tạm thời giảm các loại lệ phí và một số dịch vụ cho khách du lịch đi vào tham quan các điểm du lịch trong khu du lịch để thu hút khách du lịch.

- Cơ chế chính sách về vốn đầu tư. Để huy động được các nguồn vốn giải quyết nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch cần thu hút được nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đầu tư vào thị trường du lịch Ninh Bình. Huy động nguồn vốn từ nguồn tích luỹ GDP du lịch, từ các dự án trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể liên kết góp vốn, như vậy không chỉ tạo ra sức mạnh về vốn mà còn tạo ra thế và lực để cạnh tranh. Cần có sự hỗ trợ vốn từ các nguồn ODA, FDI ưu đãi để phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng, hoặc một số hạng mục quan trọng cần số lượng vốn lớn.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí