Nội Dung Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Địa Phương


- Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kinh nghiệm của nhiều nước thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn Việt Nam cho thấy, chính sách đúng về nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng lớn, luôn giữ vị trí chủ đạo, là nhân tố đảm bảo sự thắng lợi trong các giai đoạn phát triển. Các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mối quan hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp, đô thị - nông thôn... trong quá trình phát triển có thể thấy sự thay đổi về tư duy lãnh đạo qua các thời kỳ. Những điều chỉnh chính sách gắn với sự thay đổi về lý thuyết phát triển và thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều chính sách đúng đắn, cũng có chủ trương chưa hoàn toàn đúng đắn, chưa theo kịp thực tiễn. Tác động của chính sách cùng với nhiều yếu tố khác đã đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trải qua nhiều bước phát triển khác nhau. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực trở thành một nước có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu đứng vị trí hàng đầu thế giới, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay... Như vậy, chính sách phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng, bởi mỗi thành tựu đạt được trong nông nghiệp đều tác động đến sản xuất, đời sống của cư dân nông thôn và do đó có tác động sâu sắc đến việc xây dựng NTM.

- Đặc điểm tâm lý và văn hóa. Nông thôn là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trước hết, cần khẳng định những giá trị truyền thống cơ bản có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới, nền văn hóa đương đại của chúng ta, đặc biệt trong quá trình xây dựng NTM hiện nay. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu, trong lao động, sản xuất. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ nâng


lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng. Những giá trị đặc sắc trong văn hóa dân tộc đó đã và đang tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội nói chung, xây dựng NTM nói riêng. Tuy nhiên, cùng với quá trình CNH, HĐH, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở nhiều vùng nông thôn dẫn đến nhiều giá trị văn hóa bị mai một, nhiều hủ tục lạc hậu ăn sâu trong lối sống và suy nghĩ đã trở thành trở lực đối với xây dựng NTM.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Mọi chủ trương, chính sách nói chung, chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng dù có đúng đắn đến đâu, khả năng hiện thực hóa chúng suy cho cùng phụ thuộc trước hết vào những con người cụ thể. Trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở vừa là những người xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện những nội dung cụ thể trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Nếu cán bộ vừa là những người có tri thức, am hiểu điều kiện thực tiễn, có tâm, sáng tạo thì khả năng triển khai các chương trình thành công sẽ cao hơn và ngược lại. Do đó, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nhanh hay chậm, có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở trong việc huy động các nguồn lực, tuyên truyền, vận động nhân dân và tổ chức thực hiện chương trình.

2.2.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nghị quyết 26/TQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương xây dựng NTM với mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.


Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí trên các lĩnh vực như sau: 1) Quy hoạch,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

2) Giao thông, 3) Thủy lợi, 4) Điện, 5) Trường học, 6) Cơ sở vật chất văn hóa,

7) Chợ, 8) Bưu điện, 9) Nhà ở dân cư, 10) Thu nhập, 11) Tỷ lệ hộ nghèo, 12) Cơ cấu lao động, 13) Hình thức tổ chức sản xuất, 14) Giáo dục,

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 7

15) Y tế, 16) Văn hóa, 17) Môi trường, 18) Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, 19) An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định [80].

Mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM, đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM (theo 19 tiêu chí được cụ thể hóa tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) trên tổng số 9.121 xã hiện nay; 100% số xã có quy hoạch nông thôn mới được duyệt; 100% cán bộ cơ sở được đào tạo, tập huấn về kiến thức xây dựng NTM; thu nhập bình quân của cư dân nông thôn bằng 2,5 lần so với hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% [80].

Bộ 19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM

được cụ thể hóa trên 11 nội dung chính sau:

2.2.3.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch NTM là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng KT - XH, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Nội dung chủ yếu của quy hoạch xây dựng NTM là đầu tư xây dựng, mở rộng phát triển theo hướng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, các dịch vụ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn. Theo đó, nội dung quy hoạch NTM như sau:

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thuỷ lợi, thuỷ lợi kết hợp giao thông...

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân

cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp.


- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH, môi trường theo chuẩn mới, bao gồm: bố trí mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái...

Như vậy, nội dung quy hoạch xây dựng NTM bao gồm tổng thể từ quy hoạch sản xuất đến không gian sinh sống và phát triển của nông thôn theo tiêu chuẩn mới. Mục tiêu đến năm 2015, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

2.2.3.2. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Cùng với khoa học - công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng là cầu nối quan trọng giữa nông thôn với thành thị và thị trường quốc tế. Xây dựng kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển KT - XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thôn, góp phần thu hẹp chênh lệch khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, tạo dựng bộ mặt NTM văn minh, hiện đại. Những nội dung xây dựng NTM về kết cấu hạ tầng KT - XH bao gồm tổng thể các vấn đề: giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, các công trình phục vụ việc chuẩn hóa nhu cầu văn hóa, y tế, giáo dục và các công trình phụ trợ.

- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Mục tiêu, đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá), có nghĩa là mặt đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng [80].

- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã (hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối,


trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp). Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện được hiểu là đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006 (QĐKT-ĐNT-2006), cả về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn, hành lang bảo vệ, chất lượng điện áp. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đối với xã NTM: đạt từ 99% trở lên đối với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; đạt từ 98% trở lên đối với vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL; đạt từ 95% trở lên đối với Trung Du và miền núi phía Bắc. Mục tiêu, đến năm 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn [80].

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá thể thao trên địa bàn xã. Tiêu chuẩn Trung tâm văn hóa, thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du Lịch: Nhà văn hóa đa năng: Diện tích đất được sử dụng 1000 m2 đối với tỉnh đồng bằng và 800 m2 đối với tỉnh miền núi, trong đó [80]:

+ Hội trường: 150 chỗ ngồi đối với các tỉnh đồng bằng và 100 chỗ ngồi

đối với các tỉnh miền núi.

+ Phòng chức năng (hành chính; thông tin; đọc sách, báo; truyền thanh; câu lạc bộ) phải có 05 phòng đối với các tỉnh đồng bằng và từ 02 phòng trở lên đối với các tỉnh miền núi.

+ Phòng tập thể thao đơn giản sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu thể thao có đủ diện tích theo quy định: 38m x 18m đối với các tỉnh đồng bằng và 23m x 11m đối với các tỉnh miền núi.

+ Các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa): có đủ đối với các tỉnh đồng bằng và 70% đối với các tỉnh miền núi.

+ Trang thiết bị nhà văn hoá (bàn ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thanh): có đủ đối với các tỉnh đồng bằng và 70% đối với các tỉnh miền núi.

+ Dụng cụ thể thao (dụng cụ chuyên dùng cho các môn thể thao phù hợp với phong trào thể thao quần chúng ở xã): có đủ đối với các tỉnh đồng


bằng và 70% đối với các tỉnh miền núi. Sân thể thao phổ thông gồm: sân bóng đá, ở hai đầu sân bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa phương. Diện tích đất được sử dụng 90m x 120m đối với các tỉnh đồng bằng và 45m x 90m đối với các tỉnh miền núi.

Mục tiêu, đến năm 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn,

đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn theo quy định của tiêu chí này [80].

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trên địa bàn xã, mục tiêu đến năm 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.

- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến năm 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn.

- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Mục tiêu, đến năm 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá, nghĩa là việc xây lát tấm bê tông; xây bằng đá, chuyển gạch hoặc lắp ghép bằng bê tông đúc sẵn nhằm đảm bảo cho các cấp kênh chuyển đủ lưu lượng và đạt cao trình mực nước thiết kế; nâng cao năng suất tưới, tiết kiệm nước, tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện, giảm chi phí quản lý, khai thác, kéo dài tuổi thọ công trình). Đến năm 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).

2.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Thực tế hiện nay, thu nhập của cư dân nông thôn bình quân hàng năm bằng 76,6% bình quân chung cả nước, bằng 50,27% thu nhập của cư dân đô thị [62, tr.71]; có tới 84,5% hộ nghèo (trong tổng số hộ nghèo cả nước) sống ở nông thôn. Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao, nên nguy


cơ các hộ từ cận nghèo trở thành hộ nghèo rất cao, hoặc hộ đó thoát nghèo,

nhưng nếu gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hay bệnh tật lại trở về hộ nghèo.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của người dân nông thôn, trong khi đó, diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ nông dân Việt Nam chỉ có 1,61 ha; trong đó: Đồng bằng sông Hồng 0,35 ha/hộ, Trung du miền núi phía Bắc 2,98 ha/hộ; Bắc Trung Bộ 1,76 ha/hộ, Duyên hải miền Trung 2,13 ha/hộ, Tây Nguyên 5,63 ha/hộ, Đông Nam Bộ 1,2 ha/hộ, ĐBSCL 1,03 ha/hộ. Với diện tích đó, phải chuyển dịch được cơ cấu lao động, tổ chức lại sản xuất, dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập. Bao gồn những nội dung: Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao. Hai là, tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Ba là, cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Bốn là, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương. Năm là, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

2.2.3.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội

Mục tiêu của chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Nội


dung giảm nghèo và an sinh xã hội bao gồm: Một là, thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hai là, tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh

hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản). Ba là, thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Mục tiêu phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 62 huyện nghèo; 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2.2.3.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

Nội dung đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Một là, phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã. Hai là, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Mục tiêu đến năm 2015 có 65% số xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.

2.2.3.6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

Nội dung chương trình xây dựng NTM là tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia NTM [80]: Một là, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được căn cứ theo Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% (xã đặc biệt khó

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022