Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 14


Đối với Hội đoàn thể, Tổ TK&VV


Ngoài đào tạo cho cán bộ Ngân hàng, còn phải thực hiện đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể, các tổ Trưởng TK&VV, vì đây là đội ngũ nhận ủy thác, ủy nhiệm với ngân hàng trong quá trình thực hiện các công việc của quy trình cho vay vốn, họ chính là cánh tay nối dài của ngân hàng, mang nguồn vốn, mang chủ trương chính sách của Đảng đến với mọi người dân. Công việc đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, rà soát về tình hình khả năng đáp ứng công việc của cán bộ để đào tạo. Xác định việc tập huấn, đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể, Ban quản lý Tổ TK&VV là thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống. Chúng ta có thể tổ chức các lớp tập huấn tập trung theo từng chuyên đề cụ thể, cũng có thể tập huấn nghiệp vụ ngay trong quá trình giao ban định kỳ với Hội đoàn thể nhận ủy thác, quá trình giao dịch với Ban quản lý Tổ TK&VV, trong quá trình đi kiểm tra thực tế hay khi hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ cho vay… Việc đào tạo tập huấn phải đảm bảo:

- Trước hết việc đào tạo để giúp cán bộ Hội đoàn thể, tổ Trưởng TK&VV, nhận thức được mục đích chương trình cho vay GQVL và các chương trình khác của Chính phủ, thông qua đó họ làm tốt công tác tuyên truyền vận động các hội viên của mình là các đối tượng đủ điều kiện được tham gia vay vốn tại NHCSXH. Vận động hội viên tham gia làm kinh tế, tham gia sản xuất kinh doanh để tạo ra việc làm và thu nhập ổn định.

- Đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể cách thức quản lý, cách thức xây dựng dự án GQVL để hướng dẫn cho các hội viên lập hồ sơ xin vay, bình xét các đối tượng được vay, công tác xét duyệt đối tượng, kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay, và cùng phối hợp với Ngân hàng để xử lý các trường hợp xảy ra như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

- Công tác đào tạo tập huấn còn kết hợp với việc giới thiệu các mô hình làm ăn giỏi của các Hội viên Hội đoàn thể thông qua vay vốn Ngân hàng để từ đó hướng dẫn cách phát triển kinh tế cho các hộ gia đình khác biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả tạo thu nhập ổn định cuộc sống.


3.4. Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

3.4.1. Đối với Chính phủ


Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 14

Chỉ đạo quyết liệt và sâu sắc các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt theo Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho vay giải quyết việc làm.

Chính phủ cần bổ sung cơ chế nguồn vốn cho vay, nhất là nguồn vốn cho vay đối với các khu vực đô thị, các thành phố lớn, tỷ lệ và số lượng người thiếu việc làm và thất nghiệp cao và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Các cơ quan thực hiện chương trình ở Trung ương gồm các Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu các cơ chế chính sách để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý về lao động, việc làm, công tác quản lý Quỹ quốc gia GQVL, cụ thể như:

- Thống kê và quản lý tình trạng lao động tại các địa phương để có nguồn số liệu chính xác về lao động trên địa bàn, hàng năm điều tra và bổ sung dữ liệu thống kê, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu lao động. Qua việc nắm bắt được tình trạng lao động, Chính phủ có những kế hoạch điều chỉnh về nguồn vốn, chính sách hỗ trợ người lao động tiếp cận được với nguồn vốn GQVL dễ dàng hơn.

- Các bộ ngành Trung ương cần xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình, vì NHCSXH là cơ quan thực hiện, vốn cho vay là của Chính phủ vì vậy phải có cơ chế kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

3.4.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội, các sở ngành và chính quyền địa phương các cấp

Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng của NHCSXH. Đề nghị HĐND, UBND thành phố, quận, huyện tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay GQVL, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các cơ quan thực thi luật pháp phối hợp cùng NHCSXH xử lý những trường hợp người vay vốn có khả năng trả nhưng


chây ỳ. Tích cực hỗ trợ về cơ sở vật chất, ưu tiên bố trí địa điểm giao dịch, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH.

Sở Lao động Thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai công tác khảo sát, điều tra, cung cấp danh sách kịp thời các đối tượng đủ điều kiện, nhu cầu vay vốn nhằm đảm bảo 100% đối tượng có nhu cầu vay vốn tạo việc làm được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.

3.4.3. Đối với các tổ chức chính trị xã hội nhận dịch vụ ủy thác


Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng cho vay GQVL đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức hội các cấp thực hiện tốt các nội dung công việc ủy thác, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của cấp dưới, đặc biệt trong nhiệm vụ quản lý các Tổ TK&VV. Chú trọng công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội trong việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi quản lý vốn vay.

Phát động các phong trào thi đua gắn chất lượng tín dụng nhận ủy thác với tiêu chí thi đua trong hệ thống của tổ chức chính trị - xã hội tạo động lực phấn đấu của hệ thống tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

3.4.4. Đối với Hội sở chính


Hội sở chính là cơ quan cao nhất thực hiện việc hướng dẫn các quy trình thủ tục cho vay để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Vì vậy, Hội sở chính cần nghiên cứu kỹ về luật pháp, chủ trương chính sách của Thủ tướng chính phủ và khách hàng để ban hành văn bản, cẩm nang hướng dẫn chính xác, cụ thể, dễ áp dụng, dễ thực hiện, ít phải


điều chỉnh bổ sung để văn bản có tính ổn định cao, tránh gây bất hợp lý trong quá trình thực hiện, mất thời gian cho việc chỉnh sửa, bổ sung.

Là cơ quan cao nhất của ngành có khả kiến nghị về chủ trương chính sách, về cơ chế cho vay với các Bộ, ngành và Chính phủ, Hội sở chính phải thường xuyên nghiên cứu tình hình thực tế về những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình triển khai cho vay GQVL tại NHCSXH để kiến nghị chỉnh sửa khắc phục kịp thời, rà soát và hệ thống hóa lại các văn bản nghiệp vụ.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát đối với toàn ngành, công tác đánh giá tổng kết hàng năm. Tổ chức các cuộc Hội thảo với các Bộ ngành Trung ương về thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ trong đó có chương trình GQVL.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Để khắc phục những hạn chế và đáp ứng quy mô hoạt động và tăng trưởng tín dụng đối với hoạt động cho vay giải quyết việc làm trong tương lai của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội, trong chương 3 của luận văn tác giả đã xác định được định hướng, mục tiêu và giải pháp về việc làm của thành phố cũng như định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển của NHCSXH Việt Nam và Chi nhánh Hà Nội giai đoạn năm 2021-2025 để từ đó làm căn cứ đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay cho vay giải quyết việc làm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị về hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội.


KẾT LUẬN‌


Mục tiêu của các chính sách tín dụng không phải là thu lợi nhuận mà để trở thành công cụ hữu hiệu, đắc lực của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội. Trong đó, cho vay Quỹ quốc gia GQVL là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, thể hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước, tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình được thực hiện hơn 20 năm qua, đã có vai trò tích cực trong công tác hỗ trợ nguồn vốn tín dụng giúp người lao động thất nghiệp, thu nhập thấp có thêm việc làm, ổn định cuộc sống đảm bảo an sinh xã hội. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố. Trải qua thời gian dài thực hiện cơ chế cho vay Quỹ quốc gia GQVL đã từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện mới. Chương trình cho vay GQVL đã được khẳng định được vị trí vai trò đối với xã hội trong các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Là một chương trình mang tính xã hội quan trọng được các cấp các ngành quan tâm, vì nó tạo công ăn việc làm cho người lao động, ốn định cuộc sống, làm cho xã hội phát triển, giảm đi sự cách biệt giàu nghèo và phân hóa giai cấp, với những ý nghĩa sâu xa và to lớn đó mà chương trình luôn được người dân quan tâm, đặc biệt là các hộ gia đình nhiều lao động, khó khăn về kinh tế, thiếu vốn sản xuất. Tuy nhiên kết quả làm được so với nhu cầu của xã hội vẫn còn thấp, chưa thể đáp ứng được hết do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã

phân tích ở trên.

Luận văn đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về cho vay GQVL, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động cho vay chính sách GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Mô hình NHCSXH là một mô hình ngân hàng mới ở Việt Nam, cho vay GQVL mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Em mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ, Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, năm 2002.

2. Chính phủ, Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm, năm 2015.

3. Chính phủ, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, năm 2019.

4. Quốc Hội, Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14, năm 2019.

5. Hà Thị Hạnh, Xoá đói giảm nghèo và mục tiêu hướng tới của Ngân hàng Chính sách xã hội, Tạp chí Ngân hàng, số 14/2003.

6. Vũ Văn Hoá, Đinh Xuân Hạng, Giáo trình lí thuyết tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội năm 2007.

7. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội năm 2008.

8. Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội, Đề án nghiên cứu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội, năm 2013.

9. Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, năm 2018, 2019, 2020, 2021.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Văn bản 8055/NHCS-TD về hướng dẫn nghiệp vụ cho hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, Hà Nội năm 2019.

11. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Tài liệu đào tạo nội bộ, Hà Nội năm 2020.

12. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội năm 2016.

13. TS. Trần Lan Phương, Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội năm 2016.

14. Hồ Thị Thủy, Hoàn thiện công tác quản lý cho vay các dự án giải quyết việc làm của NHCSXH Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2014.

15. Bộ giáo dục và đào tạo, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin, Nhà


xuất bản chính trị quốc gia năm 2012.

16. TS. Nguyễn Hữu Dũng – TS Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội Hà Nội năm 2002.

17. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội năm 1995.

18. Joseph E.Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội năm 1995.

19. Nafziger E.Wayne, Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội năm 1998.

20. Báo cáo tổng kết hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2018-2021).

21. Báovx Điệnvx tửvx Chínhvx phủ:vx https://baochinhphu.vn/

22. Ngânvx hàngvx Nhàvx nướcvx Việtvx Nam:vx https://sbv.gov.vn/

23. Ngân hàng chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn/

24. Tạp chí công thương: https://tapchicongthuong.vn/

25. Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ: https://thitruongtaichinhtiente.vn/

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí