Trình Tự Tiến Hành Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên

Bảng 3.8. Các biến trong mô hình nghiên cứu


TT

Biến

Diễn giải nội dung



SỰ TIN CẬY

1

TC1

Công ty/xí nghiệp cam kết cung cấp dịch vụ tưới tiêu theo đúng hợp

đồng đã ký

2

TC2

Công ty/xí nghiệp khắc phục hỏng hóc trong quá trình vận hành hệ

thống thủy lợi nhanh chóng, kịp thời

3

TC3

Hộ sử dụng nước tin tưởng vào công bố tài chính, mức thu phí mà phía

công ty/xí nghiệp đưa ra

4

TC4

Thông tin về tình hình sử dụng nước tưới của hộ sử dụng luôn được

đảm bảo an toàn



NĂNG LỰC PHỤC VỤ

5

HQ1

Nhân viên của công ty/xí nghiệp có trình độ chuyên môn cao

6

HQ2

Nhân viên của công ty/xí nghiệp rất vui vẻ và nhiệt tình khi làm việc

với hộ sử dụng nước

7

HQ3

Nhân viên của công ty/xí nghiệp tư vấn và trả lời rò ràng, thỏa đáng

những thắc mắc của hộ sử dụng nước

8

HQ4

Nhân viên của công ty/xí nghiệp giải quyết thắc mắc, khó khăn của hộ

sử dụng nước rất nhanh chóng, kịp thời



PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH

9

PT1

Hệ thống công trình thủy lợi đầu mối đảm bảo phục vụ sản xuất nông

nghiệp

10

PT2

Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng đảm bảo phục vụ sản xuất nông

nghiệp

11

PT3

Công ty/xí nghiệp cung cấp tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành khai

thác công trình thủy lợi cho người sử dụng thường xuyên

12

PT4

Nhân viên của công ty/xí nghiệp luôn mặc bảo hộ lao động khi làm

việc

13

PT5

Chất lượng của thiết bị sử dụng trong hệ thống thủy lợi đảm bảo chất

lượng

14

PT5

Hệ thống công trình thủy lợi luôn được đầu tư xây dựng mới, nâng

cấp, sửa chữa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp



SỰ ĐÁP ỨNG

15

DU1

Nhân viên của công ty/xí nghiệp luôn lắng nghe, nhiệt tình hướng dẫn,

hỗ trợ hộ sử dụng nước

16

DU2

Kế hoạch về dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được

công bố rộng rãi, công khai

17

DU3

Kế hoạch về dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được

công bố kịp thời, đúng lúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 10


TT

Biến

Diễn giải nội dung

18

DU4

Thời gian cung cấp dịch vụ tưới, tiêu nhanh chóng

19

DU5

Chất lượng dịch vụ tưới, tiêu đảm bảo đúng như trong hợp đồng đã ký

20

DU6

Các hư hỏng của hệ thống thủy lợi được công ty/xí nghiệp khắc phục

nhanh chóng, kịp thời


21


DU7

Khối lượng nước tưới được cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của hộ sử dụng nước theo từng giai đoạn tăng trưởng, loại

cây trồng

22

DU8

Công ty/xí nghiệp luôn đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp của

hộ sử dụng nước

23

DU9

Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được áp dụng khoa

học kỹ thuật hiện đại

24

DU10

Hộ sử dụng nước luôn được tập huấn, tuyên truyền về vận hành khai

thác hệ thống thủy lợi



SỰ CẢM THÔNG

25

CT1

Nhân viên của công ty/xí nghiệp luôn chủ động quan tâm đến những

khó khăn của hộ sử dụng nước

26

CT2

Nhân viên của công ty/xí nghiệp luôn hiểu rò nhu cầu cụ thể của từng

hộ sử dụng nước


27


CT3

Công ty/xí nghiệp luôn có những hoạt động lắng nghe, trao đổi về nhu cầu tưới tiêu đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ sử dụng

nước

28

CT4

Công ty/xí nghiệp luôn có phương án thay đổi hoạt động dịch vụ tưới

tiêu phù hợp với điều kiện thực tế



PHÍ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

29

PDV1

Phí thủy lợi nội đồng rò ràng, minh bạch

30

PDV2

Mức phí thủy lợi nội đồng còn thấp

31

PDV3

Mức phí thủy lợi nội đồng phù hợp với thu nhập của hộ sử dụng nước



SỰ ĐÁNH GIÁ

32

HL

Hộ sử dụng nước đánh giá cao hoạt động của hệ thống thủy lợi phục

vụ sản xuất nông nghiệp

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5 và 0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa (Sig.) ≤ 0.05) thể hiện các biến khảo sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

3.2.5.5. Phương pháp định giá ngẫu nhiên

- Xác định đối tượng cần đánh giá, đối tượng phỏng vấn

- Thiết lập các giả định, giá trị dùng để ước lượng

Bước 2. Thiết kế câu hỏi


- Thiết lập hệ thống câu hỏi dựa trên các giả định

Luận án sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) trong nghiên cứu của mình. Phương pháp CVM là một trong những kỹ thuật đánh giá thực hiện dưới sự đưa ra các giả định, xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường (Mitchell & Carson, 1989). Cơ sở của phương pháp này là tạo dựng thị trường giả định và tìm hiểu sự bằng lòng chi trả của những người sử dụng về sự thay đổi của chất lượng dịch vụ cũng như môi trường. Phương pháp này sử dụng cách phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho các hộ gia đình có sử dụng dịch vụ tưới tiêu tại địa điểm nghiên cứu nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay - WTP) của người dân đối với phí thủy lợi nội đồng.


Bước 1. Xác định mục tiêu cụ thể


Bước 3. Chọn mẫu tiến hành khảo sát

- Xác định kích thước mẫu, quy trình thu thập số liệu

- Khảo sát thử, hiệu chỉnh bảng hỏi và khảo sát chính thức


Bước 6. Kết luận, kiến nghị

- Xây dựng hàm hồi quy giữa giá trị WTP với các yếu tố tác động

- Tổng hợp kết quả phân tích, suy luận và kiến nghị


Bước 4. Xử lý và phân tích số liệu

- Thu thập, kiểm tra, xử lý và phân tích số liệu

- Loại bỏ phiếu khảo sát không phù hợp

Bước 5. Kiểm tra sự chính xác của kết quả tính toán


- Đánh giá độ chính xác của kết quả

Hình 3.5. Trình tự tiến hành phương pháp định giá ngẫu nhiên

3.2.5.6. Phương pháp hồi quy đa biến

Luận án sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để xây dựng mối quan hệ giữa mức phí thủy lợi nội đồng mà người dân sẵn lòng chi trả thêm với các yếu tố ảnh hưởng. Trong đó biến phụ thuộc là mức phí thủy lợi nội đồng người dân sẵn lòng chi trả thêm cho nước tưới và biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn lòng chi trả đó như biến trình độ học vấn, biến diện tích sản xuất, các biến thuộc nhóm đặc điểm nhân khẩu học,… Lựa chọn mô hình tuyến tính phân tích WTP trong luận án được sử dụng dựa trên các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Song (2011), Nguyễn Bá Huân (2017).

Mô hình tổng quát xác định mức sẵn lòng chi trả có dạng sau:

WTP i Xi


Trong đó:

- WTP là mức độ sẵn lòng chi trả cho nước tưới của người sử dụng dịch vụ

- Xi là biến độc lập thứ i, yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả

- βi là tham số phản ánh mức độ tác động của biến Xi đến biến phụ thuộc WTP

- ε là sai số.

Các biến độc lập Xi gồm:

- Nhóm yếu tố nhân khẩu học: trình độ giáo dục, số thành viên trong gia đình, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Trình độ giáo dục được giả thiết có hiệu quả tích cực đến WTP: học vấn cao hơn sẽ giúp người nông dân tăng khả năng nhận, sử dụng và phân tích thông tin, qua đó tác động tích cực lên WTP cho nước tưới (Akter, 2007; Va’squez, 2009). Kinh nghiệm trồng trọt cũng được giả thiết rằng sẽ tác động tích cực tới WTP của người nông dân tới giá nước tưới (Akter, 2007).

- Nhóm yếu tố đặc điểm sản xuất nông nghiệp: diện tích trồng trọt, khả năng tiếp cận nguồn nước tưới (khoảng cách từ ruộng đến kênh). Diện tích trồng trọt và khả năng tiếp cận nguồn nước tưới đều được giả thiết sẽ tác động tích cực tới WTP. Khi diện tích trồng trọt lớn thì sẽ cần nhiều nước hơn hoặc thu nhập từ trồng trọt sẽ cao hơn nên họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho nước tưới. Tiếp cận nguồn nước tưới dễ dàng thì trồng trọt sẽ thuận lợi và thu nhập sẽ tăng lên, và WTP sẽ cao hơn (Mezgebo, 2013; Rohith, 2011).

- Nhóm yếu tố đặc điểm thị trường: khả năng tiếp cận thị trường (chợ), sự tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Dự kiến các hộ gia đình nằm gần chợ sẽ

có WTP cho nước tưới lớn hơn do khả năng trao đổi hàng hóa cao hơn và chi phí giao dịch, vận chuyển nông sản giảm đi (Sentayi, 1997). Sự tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp sẽ tác động tiêu cực tới WTP cho nước tưới vì hộ nông dân sẽ phân bổ lại lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp nên nhu cầu trồng trọt sẽ giảm đi (Sanyal, 2011).

- Nhóm yếu tố thể chế, chính sách: tiếp cận dịch vụ khuyến nông, tiếp cận tín dụng, tham gia đào tạo. Tiếp cận dịch vụ khuyến nông và tham gia đào tạo sẽ giúp nông dân nâng cao kiến thức, tiếp cận công nghệ sản xuất nông nghiệp mới. Điều này cải thiện nhận thức về sự cần thiết phải trả tiền để duy trì nguồn nước tưới. Tiếp cận tín dụng sẽ giúp nông dân có khả năng đầu tư cao hơn vào sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập. Do vậy sẽ tác động tích cực đến WTP cho nước tưới (Addis, 2010).

- Nhóm yếu tố nhận thức thái độ: nông dân có thái độ tích cực sẽ sẵn sàng chi trả cao hơn để duy trì và cải thiện chất lượng tưới tiêu của hệ thống thủy lợi.

Trong điều kiện biến phụ thuộc là biến liên tục thì mô hình kinh tế xác định mức sẵn lòng chi trả được sử dụng là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS):

Bảng 3.9. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình


TT

Biến

Mô tả

Kỳ vọng

1

WTP

Mức sẵn lòng chi trả của người sử dụng nước tưới


2

KN

Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp chủ hộ

+

3

SLTVGD

Số lượng thành viên gia đình

-/+

4

GD

Trình độ học vấn chủ hộ

+

5

Thunhap

Thu nhập bình quân hàng tháng

+

6

DTRuong

Diện tích khu đất sản xuất nông nghiệp

+

7

PhiNN

Nguồn thu nhập từ lĩnh vực khác ngoài NN

-

8

KCKenh

Khoảng cách ruộng đến kênh

+/-

9

KCCho

Khoảng cách từ nhà của hộ tới chợ gần nhất

+/-

10

Thaido

Thái độ của nông dân với việc sẵn sàng trả thêm tiền

để duy trì hệ thống thủy lợi nội đồng

+

11

TCTC

Khả năng dễ dàng tiếp cận tín dụng

+/-

12

Daotao

Tham gia tập huấn, đào tạo

+

Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất nông nghiệp và đặc điểm của hộ sử dụng dịch vụ thủy lợi

(1) Đặc điểm của hộ sử dụng dịch vụ thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp;

(2) Số nhân khẩu của hộ và độ tuổi các thành viên trong hộ;

(3) Giới tính và trình độ học vấn của chủ hộ;

(4) Số năm tham gia sản xuất nông nghiệp của chủ hộ;

(5) Lượng nước tưới trung bình sử dụng mỗi vụ;

(6) Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình;

(7) Mức thu nhập bình quân của hộ gia đình;

(8) Thực trạng sản xuất nông nghiệp;

(9) Diện tích đất nông nghiệp có sử dụng nước tưới từ hệ thống thủy lợi;

(10) Cơ cấu các loại cây trồng;

(11) Năng suất và sản lượng các loại cây trồng trên diện tích đất đó;

(12) Phương thức tưới nước cho cây;

(13) Thu nhập do sản xuất nông nghiệp đem lại.

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi

(1) Số lượng các hạng mục công trình;

(2) Công suất các hạng mục công trình trong hệ thống thủy lợi của từng địa phương;

(3) Số lượng xây mới, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình trong hệ thống thủy lợi;

(4) Cơ cấu hạng mục công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý, sử dụng;

(5) Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được phục vụ tưới tiêu từ hệ thống thủy lợi sẵn có;

(6) Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ thủy lợi;

(7) Tỷ lệ thất thoát nước ở từng cấp kênh mương;

(8) Mức độ sử dụng nước tưới ở các hộ nông dân;

(9) Mức độ đáp ứng lượng nước tưới và tiêu so với yêu cầu;

(10) Diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp được hưởng lợi (được tưới, tiêu chủ động) từ việc xây dựng, duy trì, nâng cấp công trình thủy lợi;

(11) Cơ cấu diện tích cây trồng thay đổi sau khi xây dựng, duy trì, nâng cấp công trình thủy lợi;

(12) Năng suất cây trồng tăng lên qua các năm;

(13) Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm.

3.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

(1) Tỷ lệ diện tích được tưới tiêu chủ động từ HTTL trước chuyển đổi và sau chuyển đổi dồn điền đổi thửa;

(2) Tỷ lệ tiếp cận các chính sách về phát triển hệ thống thủy lợi của hộ;

(3) Số lượng và trình độ cán bộ nhân viên quản lý hệ thống thủy lợi;

(4) Tỷ số giữa diện tích phục vụ và số lượng cán bộ nhân viên;

(5) Chi phí sửa chữa công trình và số lượng công trình xuống cấp;

(6) Ý thức và hành vi của người dân đối với hệ thống thủy lợi;

TÓM TẮT PHẦN 3


Trong nghiên cứu này, để đạt được mục tiêu đề ra phân tích sự phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó, từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phát triển hệ thống thủy lợi, tác giả đã xây dựng khung phân tích thực trạng hệ thống công trình thủy lợi trong địa bàn nghiên cứu. Khung phân tích được trình bày trong phần 3 bao hàm toàn bộ vấn đề nghiên cứu, mối quan hệ giữa các nội dung trong khung phân tích để từ đó có thể trả lời được các câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào đặc điểm địa lý, phân vùng thủy lợi mà luận án lựa chọn ra các huyện nghiên cứu để thu thập số liệu sơ cấp. Từ các huyện này lựa chọn ra các xã nghiên cứu dựa vào vị trí trên sơ đồ hệ thống thủy lợi và số mẫu khảo sát từng địa phương căn cứ theo tỷ trọng của hộ dân sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh Nam Định. Kết quả là luận án sẽ thu thập số liệu sơ cấp tại các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy. Số lượng phiếu hỏi khảo sát luận án thực hiện là 420 phiếu và số liệu thu thập về được phục vụ cho tính toán là 402 phiếu. Các số liệu sơ cấp này sẽ giúp tác giả có được đánh giá của người sử dụng dịch vụ tưới và những góp ý của người sử dụng đối với phía cung cấp dịch vụ.

Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các văn bản của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định, Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định, các công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp, tác giả nhận thấy rằng số liệu về thực trạng hệ thống công trình được Chi cục Thủy lợi Nam Định lưu trữ tương đối đầy đủ trong nhiều năm. Tuy nhiên nguồn số liệu thứ cấp về công trình thủy lợi nội đồng lại do các địa phương lưu trữ nên việc thu thập gặp rất nhiều khó khăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022