Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản còn nhiều hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính có hạn, chủ yếu kinh doanh dựa trên vốn vay từ các ngân hàng. Nhìn chung, các doanh nghiệp này thiếu vốn kinh doanh, vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu kinh doanh. Tình trạng doanh nghiệp sau khi ký được hợp đồng với đối tác Nhật Bản mới đi vay tiền ngân hàng đến khi tổ chức thu mua nguyên liệu thì giá thành đã thay đổi không phải là không có. Các doanh nghiệp phải vay vốn chịu lãi suất cao, đẩy chi phí lên cao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, do thiếu vốn kinh doanh các doanh nghiệp không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất tập trung để dự trữ chế biến xuất khẩu, không đủ sức liên kết với bên sản xuất, đầu tư ứng trước giống,
phân bón, thuốc phòng bệnh... cho người sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu. Cũng do thiếu vốn nên khả năng đầu tư của các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nhìn chung nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và không có tiền chi cho hoạt động xúc tiến thương mại, Marketing, thâm nhập thị trường .
Không có tiềm lực tài chính đủ mạnh đầu tư cho việc mua sắm đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nên thực trạng công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản còn chậm đổi mới, lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Công nghệ chế biến của chúng ta tuy đã có nhiều đổi mới so với trước đây, song so với các nước xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, công nghệ chế biến của chúng ta vẫn còn lạc hậu. Đối với hàng nông sản, lâm sản các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm sản Việt Nam chủ yếu sử dụng máy móc, quy trình kỹ thuật chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thị trường Nhật Bản. Một số máy móc, thiết bị chế biến còn thiếu và chưa đồng bộ, tốc độ thay thế máy móc,
công nghệ mới chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp. Hệ số đổi mới thiết bị chỉ đạt 7%, chỉ bằng 1/2-1/3 mức tối thiểu của các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.Tỷ trọng công nghệ chế biến của các mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, với cà phê là 50%, cao su là 45%, rau quả là5%. 22Chế biến nông sản của Việt Nam ở các hộ gia đình chủ yếu dừng lại ở chế biến tiểu thủ công nghiệp, kỹ thuật lạc hậu. Mặt khác, do công nghệ chế biến còn lạc hậu nên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thường không đúng khẩu vị của người Nhật Bản, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng như chất lượng sản phẩm xuất khẩu có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn gặp phải vấn đề công nghệ chế biến chưa phù hợp, cơ cấu sản phẩm vì thế không phù hợp với nhu cầu thị trường. Ví dụ như
thị trường Nhật Bản không trồng được cao su nguyên liệu, nhu cầu nhập khẩu cao su nguyên liệu từ nước ngoài để phục vụ các ngành công nghiệp như xăm, lốp, ô tô, trục lăn,… là rất lớn. Chủ yếu thị trường này cần cao su nguyên liệu SVR 10,20. Tuy nhiên cao su Việt Nam dù được sản xuất trên dây chuyền
tương đối hiện đại so với khu vực nhưng cơ cấu cao su chưa phù hợp với thị trường nên chủ yếu sản phẩm là cao su SVR3L (chiếm 83%) 23là loại nhu cầu thị trường ít, do đó lượng xuất khẩu cao su vào thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, đối với xuất khẩu lâm sản, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, đồ mây tre đan phần lớn tập
trung ở các làng nghề, chủ yếu là các xưởng sản xuất, chưa xây dựng được nhà máy quy mô lớn, chủ yếu là công nghệ thủ công, chưa ứng dụng được các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. cũng do chậm đổi mới về công nghệ, các thiết kế kiểu dáng đồ gỗ mỹ nghệ và nội thất, mây tre đan của các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản của Việt Nam chưa chủ động, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường Nhật Bản . Các đơn đặt hàng của đối tác luôn kèm theo các
22 Viện nghiên cứu cơ khí, Khảo sát thực trạng công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2006
23 Hiệp hội cao su Việt Nam, báo cáo cơ cấu sản phẩm cao su năm 2006
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Và Cơ Chế Nhập Khẩu Hàng Hoá Của Nhật Bản
- Thực Trạng Xuất Khẩu Sản Phẩm Nông, Lâm, Thuỷ Sản Của Doanh Nghiệp Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản
- Các Mặt Hàng Nông Sản Của Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật Giai Đoạn 2001-2006
- Uy Tín Thương Hiệu Của Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Sản Phẩm Nông, Lâm, Thuỷ Sản Sang Thị Trường Nhật Bản
- Đầu Tư Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Trong Lai Tạo Giống, Chế Biến Và Bảo Quản
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Cho Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Sản Sang Thị Trường Nhật Bản
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
kiểu dáng mà họ đã lựa chọn. Nhưng thiết kế mẫu mã thường rất khó và tốn kém, công nghệ của Việt Nam khó mà đáp ứng được. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản, việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Các tiến bộ bao gồm các lĩnh vực: Thay đổi cơ cấu giống, đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống để cải thiện chất lượng giống: áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến: áp dụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng, công nghệ tưới tiên tiến. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì nhiều lý do như khí hậu thời tiết, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trường,… Công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật có hại, bảo vệ chất lượng rau quả cũng như công nghệ bảo quản rau quả tươi chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả áp dụng rộng rãi. Kho lạnh ít và phần lớn chưa đặt đúng chỗ, ít phát huy tác dụng. Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao cho các hộ nông dân mà doanh nghiệp tiến hành thu mua. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản không đúng cách làm cho rau quả xuất khẩu sang Nhật bị hư hỏng nhiều (trên 20%). Một số công nghệ bảo quản rau tươi mới chỉ dừng lại ở mức độ áp dụng thử nghiệm nên lượng xuất khẩu từ các công nghệ mới này còn rất hạn chế. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, vấn đề công nghệ cũng đang là khó khăn mà các doanh nghiệp này phải giải quyết. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,5-8%/ năm là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã đầu tư máy móc, công nghệ để sản xuất hàng hoá cho giá trị cao. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đang từng bước kết hợp mở rộng và giữ vững thị trường Nhật Bản với việc ngày càng nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP… Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ đã lạc hậu.
Đánh giá thực trạng về công nghệ chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Viện nghiên cứu cơ khí nhận định24: Công nghệ của ngành chế biến thuỷ sản của nước ta hiện nay ở mức trung bình so với thế giới. Chỉ có 15% doanh nghiệp chế biến thuỷ sản sử dụng công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Trong lĩnh vực đông lạnh chiếm hơn 80% công nghệ, thiết bị sản xuất chủ yếu được trang bị trước năm 2000. Mặt khác việc bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng chế biến thuỷ sản còn thấp. Trong năm 2006, chỉ 30% các doanh nghiệp có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó 18% doanh nghiệp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Những năm gần đây, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã rất nỗ lực trong việc cải tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới nâng cấp thiết bị công nghệ chế biến, Tuy nhiên, do trên 70% nhà máy đã hoạt động trên 10 năm, máy móc thiết bị chủ yếu là công nghệ sơ chế, đông
lạnh, tỷ lệ lao động thủ công trong chế biến còn lớn, năng lực tài chính lại có hạn nên việc đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới trang thiết bị công nghệ chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là trang thiết bị phụ trợ. Vì vậy, quá trình sản xuất, chế biến của nhiều cơ sở không những không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như yêu cầu của thị trường Nhật Bản mà hàm lượng công nghệ trong sản phẩm còn thấp. Sản phẩm chủ yếu là đông lạnh, chiếm tới 86% sản lượng và hơn 90% về giá trị, đồ hộp và thuỷ sản tươi sống chiếm một tỷ lệ rất nhỏ tại thị trường Nhật Bản. Phần lớn sản phẩm ở dạng thô, sơ chế, các hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng chỉ chiếm 1/5 tỷ trọng.
Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ là điều kiện cơ bản nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp trong những năm qua có phần đóng góp đáng kể của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp
24 Viện nghiên cứu cơ khí, Khảo sát thực trạng công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2006
với điều kiện tự nhiên đã thay thế cho những loại giống cũ. Khoa học và công nghệ bước đầu phát huy vai trò tích cực trong chuyển biến cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu chuyển đổi nhanh, có hiệu quả và bền vững sản xuất nông nghiệp thưo định hướng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều bất cập. Đến nay, nhiều vùng, kể cả những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vẫn tồn tại kỹ thuật canh tác kiểu cổ truyền, sử dụng cây con năng suất, chất lượng thấp, không thích ứng với nhu cầu thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng những chế phẩm hoá học trong trồng trọt và chăn nuôi và đã bị phát hiện như vấn đề nhiễm kháng sinh với thuỷ sản, vấn đề tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong rau, quả Việt Nam trong thời gian qua gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản.
2.3. Thực trạng năng lực tổ chức sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
- Về khả năng chủ động về nguyên liệu đầu vào sản xuất và khả năng sản xuất, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến ở các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản phần lớn do thu mua từ các hộ cá thể. Đối với mặt hàng thuỷ sản, trong một thời gian dài, nguyên liệu thủy sản cung cấp cho chế biến chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên gần bờ sẵn có, lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Nuôi trồng thuỷ sản chưa trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu và ổn định cho chế biến, và cũng lệ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Đối với nông, lâm sản chúng ta cũng chưa xây dựng được quy hoạch những vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến quy củ. Khâu tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu vì thế thường thiếu hoặc bỏ trống quy hoạch vùng nguyên liệu. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chỉ tập trung đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các nhà máy chế biến mà thiếu quy hoạch và xây dựng cơ sở nguyên liệu làm nguồn cung cấp nguyên liệu vững chắc,
lâu dài cho mình. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản thường xuyên xẩy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trong thời điểm này nhưng lại thừa nguyên liệu trong thời điểm khác và nguyên liệu cung cấp không đủ tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Đây là hậu quả của sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ xây dựng nhà máy chế biến với khả năng mở rộng vùng nguyên liệu. Khi năng lực chế biến vượt xa năng lực cung cấp nguyên liệu (công suất của các nhà máy chế biến chỉ sử dụng được 65-70%) tất yếu giá nguyên liệu bị đẩy lên cao trong khi hàm lượng công nghệ của sản phẩm chế biến lại
không tăng đáng kể, tỷ trọng chi phí nguyên liệu trong giá thành sản phẩm tăng từ 50-60% lên tới 80-90% 25khiến cho năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản còn nhiều hạn chế. Hàng thuỷ sản là một ví dụ điển hình. Nguồn nguyên liệu trong nước hiện chỉ đủ công suất khoảng 50% công suất chế biến
thuỷ sản xuất khẩu nên đầu năm nay, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Chính phủ về việc nhập nguyên liệu về chế biến xuất khẩu, nhất là mặt hàng tôm. Với mặt hàng cá ba sa, cá tra thời điểm giá cao mọi người đổ xô đào ao, mở rộng diện tích nuôi, nhưng do vượt quá khả năng chế biến của nhà máy, làm giá giảm mạnh, người nuôi thua lỗ, cùng nhau ngưng nuôi, và sau đó, diễn biến ngược lại, thiếu nguyên liệu, giá tăng cao… Tình hình này diễn ra không dưới 2 lần trong năm 2006. Đó là biểu hiện của sự phát triển chưa bền vững, sự chưa tương đồng giữa mối quan hệ sản xuất tiểu nông, manh nún, phân tán với lực lượng sản xuất hàng hoá quy mô ngày càng lớn, đang phát triển của các nhà máy chế biến.
Câu chuyện của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản cũng tương tự, 80% gỗ nguyên liệu chế biến phải nhập khẩu từ nhiều nước. Năm 2006, các doanh nghiệp phải nhập 760 triệu USD, trong số 1,93 tỷ USD xuất khẩu sản phẩm, trong đó xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là
25 Viện nghiên cứu cơ khí, Khảo sát thực trạng công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2006
286,2 triệu USD26. Thực chất, đây là các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang thực hiện công việc chế biến gia công.
Trong công tác quản lý xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản cũng còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu máy móc, chuyên gia giám định chất lượng, không tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc tuân thủ nhưng lại là tiêu chuẩn chất lượng đã cũ, không còn phù hợp thường xuyên xảy ra. Thậm chí có những doanh nghiệp không có chuyên môn trong lĩnh vực này, không có chuyên gia giám định chất lượng cũng tham gia xuất khẩu. Hậu quả là chất lượng sản phẩm không đảm bảo, uy tín sản phẩm của chúng ta cũng giảm sút. Thực tế này đã diễn ra đối với một số doanh nghiệp chè, cà phê, thuỷ sản.
- Giá cả của sản phẩm: Mặc dù một số chi phí dịch vụ hạ tầng phục vụ sản xuất nông. lâm, thuỷ sản xuất khẩu như điện, nước, viễn thông, cảng biển, phí vận tải,…của Việt Nam cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia,… nhưng do tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí nhân công, chi phí sản xuất nên giá thành của nhiều nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam thấp hơn so với giá trên thị trường thế giới và khu vực. Tuy nhiên, giá thấp, chất lượng chưa cao nên yếu tố giá vẫn không phải là yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta, đặc biệt là với thị trường có thể chấp nhận giá cao nếu chất lượng tốt như thị trường Nhật Bản. Giá nông sản, thuỷ sản và lâm sản (đồ gỗ, mây tre đan) của Việt Nam thường xuyên chỉ bằng khoảng 80-90% giá của Ấn Độ, Thái Lan và thấp hơn nhiều so với giá sản phẩm nông, thuỷ sản và lâm sản (đồ gỗ, mây tre đan) cùng loại trên thị trường Nhật Bản. Mặt hàng gạo là một ví dụ. Mặc dù chất lượng đã được cải thiện nhưng chủ yếu là cải thiện độ gãy của gạo. So với loại 5% tấm của Thái Lan, chất lượng của chúng ta về mùi vị, hình dáng, kích thước và tỷ lệ thuỷ phần vẫn thua kém. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và giá gạo thế giới. Giá gạo của Thái Lan năm 2006 loại
26 Tổng cục hải quan, thống kê xuất nhập khẩu năm 2006
5%DP là 350 USD/ tấn, của Việt Nam là 325 USD/ tấn, loại 5% của Thái Lan là 340 USD/ tấn, của thế giới là 330 USD/ tấn thì giá gạo của Việt Nam chỉ có 320 USD/tấn 27. Đối với hàng cà phê, tỷ lệ thuỷ phần, tạp chất, tỷ lệ vỡ cao và chưa theo tiêu chuẩn của Tổ chức cà phê Thế giới ICO. Giá cà phê của Việt Nam năm 2006 là 1.507 USD/ tấn trong khi giá cà phê của Braxin là 2.272 USD/ tấn và của thế giới là 2.504 USD/ tấn28. Với hàng thuỷ sản tình trạng cũng diễn ra tương tự. Năm 2006, giá tôm càng xanh loại 1-2 của Ấn Độ là 6,72 USD/ kg, Thái Lan là 7,02 USD/ kg trong giá tôm càng xanh loại này của Việt Nam chỉ là 6,3 USD/ kg29. Đối với hàng mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn chưa phong phú về mẫu mã, kiểu dáng nên giá hàng hoá của Việt Nam dù thấp song vẫn không cạnh tranh được so với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc cùng loại.
2.4. Thực trạng năng lực công tác marketing, tổ chức xuất khẩu và thâm nhập thị trường Nhật Bản
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam đã chú trọng hơn công tác marketing, tổ chức xuất khẩu và thâm nhập thị trường Nhật Bản bởi đây thực sự là thị trường tiềm năng với các sản phẩm trên của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề Marketing sản phẩm vẫn là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Nó bao hàm từ việc nắm bắt các thông tin thị trường như: nhu cầu (số lượng, chất lượng, mẫu mã, vòng đời sản phẩm hàng hoá...), giá cả, chính sách, luật lệ, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh... đến việc quảng bá sản phẩm vào thị trường. Khả năng thực hiện marketing xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản còn quá yếu trong khi hỗ trợ marketing xuất khẩu của các cơ quan chức năng Nhà nước lại không được thường xuyên và chưa
27 Hiệp hội lương thực Việt Nam, thống kê giá gạo xuất khẩu năm 2006
28 Hiệp hội cà phê Việt Nam, thống kê giá cà phê xuất khẩu năm 2006
29 Bộ Thuỷ sản (trước đây), nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê giá thuỷ sản xuất khẩu năm 2006