Công Suất Thực Tế Công Trình So Với Công Suất Thiết Kế

Bảng 4.9. Công suất thực tế công trình so với công suất thiết kế



Công ty TNHH MTV KTCTTL

Diện tích tưới, tiêu

Tỷ lệ (%)

TT

Công suất thiết

kế (ha)

Công suất

thực tế (ha)

1

Ý Yên



88,8


Kênh cấp I,II

5131,3

4465,9

87,0


Trạm bơm

13954,7

12628,7

90,5

2

Vụ Bản



88,3


Kênh cấp I,II

55183,3

43643,7

79,1


Trạm bơm

8635,3

8424,7

97,6

3

Mỹ Thành



98,5


Kênh cấp I,II

76534,0

75343,0

98,4


Trạm bơm

3069,4

3027,0

98,6

4

Nam Ninh



87,1


Kênh cấp I,II

32547,6

27617,0

84,9


Trạm bơm

16009,5

14294,2

89,3

5

Xuân Thủy



91,5


Kênh cấp I,II

139190,2

126192,4

90,7


Trạm bơm

1687,8

1557,0

92,3

6

Hải Hậu



92,3


Kênh cấp I,II

52311,5

47860,5

91,5


Trạm bơm

1991,8

1852,8

93,0

7

Nghĩa Hưng



80,9


Kênh cấp I,II

78067,9

58934,8

75,5


Trạm bơm

4288,0

3703,0

86,4

Trung bình



89,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 13

Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thủy lợi Nam Định (2019)

Hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định hoạt động với công suất trung bình bằng 89,6% so với năng lực thiết kế. Trong đó, hệ thống thủy lợi do công ty Mỹ Thành quản lý có tỷ lệ phục vụ tưới tiêu thực tế/thiết kế cao nhất, đạt gần 99%. Hệ thống thủy lợi Mỹ Thành đang vận hành hệ thống thủy lợi gần bằng năng lực thiết kế, đặc biệt là đáp ứng cho nhiệm vụ tiêu thoát nước dân sinh. Trong thời gian tới, khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở khu vực nội đô thì áp lực đặt lên hệ thống thủy lợi Mỹ Thành sẽ lớn hơn, vì thế công ty Mỹ Thành cần có kế hoạch nâng cấp năng lực tiêu thoát nước đô thị và dân sinh.

4.1.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước

4.1.3.2.1. Nâng cao công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

a. Quy trình vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

Hiện nay hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu nhưng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu bên cạnh mục tiêu phòng lũ. Trong Luật Thủy lợi cũng đã quy định rất rò ràng về cơ chế vận hành hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp:

Thứ nhất, việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ hai, việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho cây trồng cạn phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

Bảo đảm tưới, tiêu chủ động, số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả cho các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn.

Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; sử dụng kỹ thuật tưới phù hợp với từng loại cây trồng để tiết kiệm nước; tích hợp tưới với các biện pháp canh tác tiên tiến.

Thứ ba, việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm số lượng, chất lượng nước, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.

Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi và sản xuất nông nghiệp có mối tương quan, hỗ trợ lẫn nhau; khi hệ thống thủy lợi được quy hoạch và phát triển đồng bộ, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực đó thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển và ngược lại.

b. Kết quả vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

Để có cơ sở giám sát, hỗ trợ việc quản lý, điều hành công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi, từng bước nâng cao hiệu quả công trình, Bộ nông nghiệp và

PTNT đã ban hành Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL ngày 30/9/2013 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Nghiên cứu đã chọn một số tiêu chí cơ bản trong bộ chỉ số đánh giá công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi của Bộ NN&PTNT để đánh giá công tác vận hành quản lý hệ thống thủy lợi tại Nam Định. Kết quả các chỉ số đánh giá được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.10. Chỉ số đánh giá chung kết quả vận hành khai thác của các hệ thống thủy lợi do các công ty quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định

Công ty TNHH MTV KTCTTL

TT Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa

Vụ


Bản

Thành

Ninh

Thủy

Hậu

Hưng

C1: Suất chi phí Phản ánh mức độ chi vận hành, bảo 1000 phí cho vận hành, bảo

1 dưỡng và sửa đồng/ dưỡng và sửa chữa 83,8 chữa thường ha thường xuyên của hệ xuyên thống


42,2


70,1


98,3


73,2


113


28,4

C2: Mức độ Phản ánh mức độ

2 kiên cố hóa % hoàn chỉnh của công 51,1 kênh mương trình trên hệ thống

Phản ánh khả năng


42,7


40,1


13,3


10,1


13,5


16,5

N5: Hiệu quả

3 tưới so với kế % 85,7


88,2


76,3


87,5


83,0


86,9


86,6


hoạch


K4: Tỉ suất chi


kế hoạch

Phản ánh tỷ trọng chi phí cho quản lý khai








4

phí của hệ thống


T2: Sự tham gia

%


1000

thác so với doanh thu của tổ chức quản lý khai thác hệ thống Phản ánh nhận thức

và sự tham gia của

100

99,5

99,9

99,5

98,1

99,6

99,8

5

của người dùng nước

đồng/ ha

người dùng nước vào công tác quản lý khai

thác công trình thủy lợi

1,73

1,77

1,87

1,87

2,03

1,85

1,90

Ý Yên

Mỹ Nam

Xuân

Hải

Nghĩa



đáp ứng nhu cầu tưới của hệ thống so với


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019) Hiệu quả tưới của các hệ thống thủy lợi do các công ty TNHH MTV KTCTTL so với kế hoạch khá tốt, đạt trên 75% so với kế hoạch. Sự tham gia của

người dân vào công tác quản lý khai thác công trình giữa các huyện cũng rất

đồng đều. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương còn thấp, đặc biệt là những địa phương thuộc vùng địa hình đồng thấp trũng và ven biển.

- Quản lý công trình

Suất chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên (C1): Phản ánh mức độ chi phí cho vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên của hệ thống.


Trong đó:

Công thức: C1 =

TS14 TS2

(1000đ/ha)

TS14: Chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên TS2: Diện tích gieo trồng được tưới

Mức độ chi phí cho vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên của các hệ thống là không đồng đều nhau, điều này còn phụ thuộc vào diện tích gieo trồng được tưới và chi phí vận hành của từng hệ thống.

Có điểm rất đáng lưu ý đó là có những hệ thống phục vụ tưới tiêu cho một vùng gieo trồng có diện tích tương đương nhau nhưng suất chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lại khác nhau rò rệt. Như hệ thống thủy lợi Hải Hậu, Xuân Thủy có diện tích gieo trồng được tưới tương đồng nhau (hơn 27.000 ha) nhưng suất chi phí vận hành bảo dưỡng, sửa chữa của hệ thống Hải Hậu nhiều hơn 1,54 lần so với hệ thống Xuân Thủy.

Điều này phản ánh hệ thống thủy lợi do công ty TNHH MTV KTCTTL Hải Hậu phụ trách có mức độ xuống cấp, hư hỏng cao hơn; một lí do nữa là tại hệ thống Hải Hậu nhiều khu nuôi trồng thủy sản nên yêu cầu về lượng nước tưới và tiêu cao nên chi phí cho vận hành hệ thống thủy lợi cũng cao hơn các khu vực khác.

Mức độ kiên cố hóa kênh mương (C2): Phản ánh mức độ hoàn chỉnh của công trình trên hệ thống.


Trong đó:

Công thức: C2 =

TS8 TS9

x 100 (%)

TS8: Tổng chiều dài kênh đã kiên cố trên hệ thống TS9: Tổng chiều dài kênh trên hệ thống

Mức độ kiên cố hóa kênh mương của từng hệ thống được tính gồm cả kênh tưới, tiêu cấp I và kênh tưới, tiêu cấp II. Có sự phân chia rò ràng về tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hệ thống ở phía Bắc sông Đào là hệ thống thủy lợi Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành được đầu tư và xây dựng tương đối hoàn chỉnh trong thời gian dài, hơn nữa có tổng chiều dài kênh mương cấp I, II tương đối ít (dưới 400 km) nên tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa cao. Còn lại các hệ thống phía Nam sông Đào, ven biển là hệ thống Nam Ninh, Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng do chiều dài kênh mương lớn (từ 700 km đến hơn 1000 km) cho nên chưa đủ kinh phí để kiên cố hóa nhiều đoạn kênh mương, do vậy tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương tại 4 hệ thống này tương đối thấp.

- Quản lý nước

Hiệu quả tưới so với kế hoạch (N5): Tỉ lệ giữa diện tích được tưới và diện tích tưới theo kế hoạch, phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu tưới của hệ thống so với kế hoạch.


Trong đó:

Công thức: N5 =

TS2

TS4

x 100 (%)

TS2: Diện tích gieo trồng được tưới TS4: Diện tích tưới theo kế hoạch

Khả năng đáp ứng nhu cầu tưới của các hệ thống so với kế hoạch tương đối cao, trung bình đạt 85% so với kế hoạch. Tại hệ thống thủy lợi Mỹ Thành, do đặc điểm là có một phần diện tích tưới thuộc thành phố Nam Định đông đúc dân cư, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên kênh mương bị rác thải che kín bề mặt, hành lang kênh mương bị xâm chiếm làm giảm khả năng cung cấp nước và tiêu nước của hệ thống.

- Quản lý kinh tế

Tỉ suất chi phí chi phí vận hành và sửa chữa thường xuyên của hệ thống (K4): Tỉ lệ giữa chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và tổng chi phí của hệ thống. Chỉ số này thể hiện mức độ của chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên trong tổng chi phí của hệ thống.

Công thức: K4 =

TS20 TS19

x 100 (%)

Trong đó:

TS20: Tổng chi phí của hệ thống TS19: Tổng doanh thu của hệ thống.

Giá trị K4 của các hệ thống thủy lợi do công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý bình quân đạt 99,48%. Phản ánh nguồn thu của các hệ thống được phân bổ hết cho các chi phí thường xuyên của công ty như chi phí chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí sửa chữa thường xuyên. Các công ty có rất ít nguồn kinh phí dự phòng để sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố, thiên tai, bão lụt gây hỏng hóc hệ thống công trình.

- Tổ chức dùng nước

Sự tham gia của người dùng nước (T2): là mức độ đóng góp của người dùng nước vào công tác thủy lợi. Phản ánh nhận thức và sự tham gia của người dùng nước vào công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.


Trong đó:

Công thức: T2 =

TS13 TS 2

(1000 đồng/ha)

TS13: Tổng thu thủy lợi phí nội đồng TS2: Diện tích gieo trồng được tưới.

Giá trị T2 bình quân đạt 1860 (đồng/ha). Điều này cho thấy người dân tại vùng hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có nhận thức về vai trò của người hưởng lợi đối với việc vận hành, duy trì hệ thống thủy lợi nội đồng, thể hiện đầy đủ sự tham gia của người dùng nước vào công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trong đó, hệ thống thủy lợi do công ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thủy, Nghĩa Hưng phụ trách có giá trị T2 lớn nhất. Đây là hai địa phương có vùng ven biển, nuôi trồng thủy sản và các cây trồng cho năng suất, giá trị kinh tế cao nên có ý thức và trách nhiệm công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.

4.1.3.2.2. Hiện đại hóa trong vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã quan tâm và lắp đặt thiết bị theo dòi mực nước, các đoạn đê, kè, cống xung yếu trên sông Đào, sông Đáy, sông Hồng, sông Ninh Cơ. Các hệ thống thủy lợi phía bắc tỉnh (hệ thống Mỹ Thành, Vụ Bản và Ý Yên) đã tập trung ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật về quy

trình vận hành máy bơm, làm giảm tải biến áp, tiết kiệm điện năng tiêu hao. Các hệ thống thủy lợi khu vực phía nam tỉnh (hệ thống Nam Ninh, Xuân Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng) tập trung ứng dụng những tiến bộ mới trong việc quản lý, điều tiết nước theo hướng tự động hóa, áp dụng hệ thống điều hành văn bản điện tử... góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, vận hành, khai thác hệ thống công trình thủy lợi còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa triển khai rộng trên phạm vi toàn tỉnh mà vẫn đang tập trung vào một số cụm công trình đầu mối, trọng điểm. Điều này làm cho hiệu quả quản lý khai thác công trình yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp đa dạng và hiện đại.

Hiện nay đa phần hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chưa có tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước, diện tích được áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế. Việc đầu tư hạ tầng thủy lợi cho phục vụ nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt, công nghiệp còn thấp.

Ngoài ra việc nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực, đổi mới công tác quản lý vận hành khai thác và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa được quan tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm. Hạ tầng thủy lợi nội đồng tại nhiều địa phương xa trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơ cấu cây trồng.

Diện tích đất trồng cây ăn quả, công công nghiệp ngắn ngày đang gia tăng nhanh chóng, điều này làm thay đổi tần suất bơm tưới và bơm tiêu của các trạm bơm. Với cây ăn quả, các trạm bơm cần bơm liên tục và tiêu liên tục trong ngày, số ngày hoạt động của trạm bơm dành cho tưới tiêu cây ăn quả nhiều hơn 10 – 12 ngày so với số ngày hoạt động của trạm bơm dành cho bơm tưới tiêu lúa. Do vậy nhiều trạm bơm nhỏ phải hoạt động 24/24 để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân. Như vậy, tỉnh Nam Định cần củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, nâng cấp các trạm bơm sẵn có; sử dụng biện pháp kỹ thuật tưới tiết kiệm nước; vận hành cống tưới tiêu bằng điện thay cho vận hành thủ công.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay, chủ yếu vẫn vận hành trạm bơm, cống, kênh bằng phương pháp thủ công. Trang thiết bị quản lý không đầy đủ, lạc hậu, hầu hết việc quan trắc mưa, mực nước, thấm, độ chuyển dịch đập bằng thủ công. Tại hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng, năm 2018 đã lắp đặt 2 công trình đo độ mặn tự động là cống CM2 và cống Âm Sa, hệ thống sẽ kiểm soát độ mặn và điều tiết mở đóng các cống tiêu thoát nước để chống xâm nhập mặn vào các khu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở sau đê biển. Tuy nhiên 2 cống này sau một thời gian sử dụng đã bị hỏng cảm biến và hiện không hoạt động. Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy lắp đặt 11 hệ thống giám sát đo thử mặn tự động sử dụng năng lượng mặt trời tại các cống trên triền sông Hồng giúp người quản lý cập nhật thông tin liên tục về độ mặn, mực nước tức thời đáp ứng yêu cầu điều hành hệ thống thủy lợi một cách nhanh nhất. Khi độ mặn đến giới hạn phải đóng cống, hệ thống sẽ sử dụng còi cảnh báo các thủ cống vận hành đóng cống cũng như mở cống ngay khi độ mặn cho phép. Trong quá trình vận hành khai thác, các thiết bị này hay bị hỏng hóc và người có trình độ để quản lý, vận hành hệ thống giám sát này không nhiều.

Hộp 4.4. Vấn đề khoa học kỹ thuật trong vận hành hệ thống thủy lợi


Hệ thống thủy lợi Nam Định hiện nay cơ bản vẫn hoạt động theo phương thức quản lý có từ lâu, rất ít sử dụng khoa học kỹ thuật trong vận hành khai thác. Đa phần các trạm bơm đã xây dựng từ lâu, các cống vận hành thủ công còn nhiều, Chỉ có các công trình đầu mối, trọng điểm như trạm bơm, cống thì có sử dụng điện. Tại một số trạm ven biển, có thiết bị đo độ mặn tự động, tích hợp điều khiển cống lên xuống nhằm hạn chế xâm nhập mặn. Tuy cũng đã có những đầu tư đáng kể như giảm tải biến áp của trạm bơm điện, lắp camera ở những cụm đầu mối lớn, lắp đặt theo dòi mực nước những số lượng vẫn còn rất hạn chế.

Anh Nguyễn Tiến Duy, Phòng Kế hoạch & QLN – Chi cục Thuỷ lợi Nam Định

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thủy lợi đã góp phần đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, do đa phần các công trình thủy lợi xây dựng từ lâu, qua nhiều năm hoạt động đã bị xuống cấp nghiêm trọng, lạc hậu về công nghệ. Một số công trình không còn phù hợp với thiết kế, nhu cầu của sản xuất và biến đổi khí hậu. Hầu hết các công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền sản xuất nông nghiệp hiện đại ứng dụng công nghệ cao. Để quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi đồng bộ, hiệu quả hơn, thời gian tới các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thiết bị,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí