Các Giải Pháp Cụ Thể Hóa Chiến Lược Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Giai đoạn cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, giá cao su trên thị trường thế giới giảm mạnh do nhu cầu giảm. Dự báo đến hết năm 2010, xuất khẩu cao su tăng không nhiều 2,0%/năm về lượng và 5,1% về giá trị [15].

Hạt điều

Dự báo xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn từ 2006 đến hết năm 2010 với tốc độ cao đạt 8,95% về lượng và 18,7% về giá trị xuất khẩu [15].

3.2.3. Định hướng xuất khẩu thủy sản


3.2.3.1. Dự báo về thị trường thuỷ sản thế giới

Theo FAO, nhu cầu thực phẩm thủy sản đến năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 130-145 triệu tấn do dân số tăng và cung trên đầu người sẽ tăng lên khoảng 17-19kg/người/năm[5].

Trung tâm thủy sản thế giới dự báo đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới. Như vậy từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lến 98,6 triệu tấn (57%), trong khi các nước phát triển sẽ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn [6].

Do nghề khai thác thủy sản tự nhiên hiện nay đã hoạt động hết hoặc vượt công suất, Trung tâm thủy sản thế giới cũng dự báo đến năm 2020, trên 40% khối lượng thủy sản được tiêu thụ sẽ do các cơ sở nuôi cung cấp và sản lượng nuôi trồng thủy sản trong hai thập kỷ tới sẽ tăng gấp đôi, từ 28,6 triệu tấn năm 1997 lên 53,6 triệu tấn năm 2020 [7].

Về thị hiếu, dân chúng sẽ chuyển hướng sang tiêu thụ hàng thủy sản tươi sống, đặc biệt là có giá trị cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, do cạnh tranh giữa các nước sản xuất ngày càng quyết liệt và các thị trường tiêu thụ cũng gây nhiều sức ép nhằm bảo hộ thương mại, nên giá có xu hướng giảm nhẹ. Một số mặt hàng đặc sản bảo đảm các yêu cầu và có chất lượng cao vẫn không có nhiều trên thị trường nên duy trì được giá trị cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Trong số các mặt hàng thủy sản, cá hồi, cá ngừ, cá biển vẫn đóng vai trò chính dự báo sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng, nhưng chỉ ở mức 2,5%. Cá rô phi có nhiều cơ hội mở rộng thị trường nhờ các lợi thế như giá thành nuôi thấp, sản lượng tăng nhờ nuôi bền vững về mặt sinh thái trong khi các loài cá hồi và tôm đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao, môi trường nuôi tốt. Cá có hương vị nhẹ, có thể chế biến theo nhiều khẩu vị khác nhau và được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận [21].

Trong bối cảnh chung thế giới đang có nhiều biến động khó có thể lường trước được sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế, không loại trừ đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, thực phẩm là nhu yếu phẩm quan trọng, thủy sản vẫn sẽ là loại thực phẩm được sử dụng ngày càng nhiều hơn vì là loại thực phẩm mang lại nhiều chất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe và ít gây bệnh tật ở người như các bệnh tim mạch, ung thư...., nhất là trong tình hình các loại dịch bệnh như bệnh bò điên, cúm gia cầm, lở mồm long móng ở các loài gia súc, gia cầm vẫn đang tiếp diễn. Nhu cầu về thủy sản trên thế giới có xu hướng tăng do dân số thế giới ngày càng tăng. Do đó, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vẫn có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, cần đa dạng hóa được mặt hàng, tập trung vào các sản phẩm có lợi thế giá trị cao, giá thành hạ, các loại đặc sản như tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển, cua ghẹ.... và để có lợi thế cạnh tranh cần phải có kế hoạch nuôi trồng bền vững, bảo vệ môi trường, nuôi thâm canh đạt năng suất cao và bảo đảm an

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 12

Như vậy, dự báo tiêu thụ thủy sản của thị trường thế giới là rất lạc quan và tích cực đối với khả năng tăng trưởng và nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam.

3.2.3.2. Khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu, thứ nhất là do nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các thị trường trọng điểm đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế suy thoái như Mỹ, Nhật Bản,

Anh, Đức, Ý..., và rất khó khăn để có cơ hội phục hồi nhanh chóng; thứ hai là sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các nước sản xuất để có thể nâng cao được giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, và thứ ba là yêu cầu ngày càng cao của các thị trường đối với mặt hàng này, nhất là trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

Tiềm năng về diện tích và sản lượng nguyên liệu từ nuôi trồng thủy hải sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới với quy mô phát triển theo hướng bền vững, gắn liền bảo vệ môi trường sinh thái, hiện đại hóa nhằm phục vụ cho cơ cấu sản phẩm chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển xuất khẩu thủy sản.

Các đối tượng nuôi trồng và khai thác cung ứng cho sản xuất và chế biến xuất khẩu có khả năng tăng theo đích đến năm 2010 cả về năng suất lẫn chất lượng, theo nhóm các sản phẩm chủ lực , cụ thể như sau:

- Nhóm sản phẩm tôm: dự kiến đến 2010, sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 483.000 tấn để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu khoảng 385.000-390.000 tấn (khoảng 75-80% tùy từng đối tượng). Trong đó:

+ Tôm sú: là đối tượng nuôi chính, mặc dù một số diện tích nuôi tôm sú sẽ chuyển sang nuôi đối tượng khác, nhưng không nhiều và bù lại bằng việc nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ tôm chết. Sản lượng tôm sú nuôi đến năm 2010 là 360.000 tấn tôm nguyên liệu, tỷ lệ đưa vào chế biến xuất khẩu khoảng 80%, sản phẩm tôm sú xuất khẩu vào năm 2010 là 160.000 tấn. Vùng nuôi tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long [5].

+ Tôm thẻ chân trắng: đây là sản phẩm có hàm lượng giá trị cao mà hiện nay các nước như Thái Lan, Trung Quốc đã chuyển sang nuôi rất có hiệu quả. Do đó, tiềm năng để chuyển sang phát triển nuôi trồng đối tượng này là rất lớn. Diện tích để chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2010 là 22600 ha, sản lượng tôm nuôi đạt 60.000 tấn, đạt sản phẩm xuất khẩu từ tôm thẻ chân trắng là 25.000 tấn. Vùng nuôi tập trung ở khu vực miền Bắc và miền Trung [5].

+ Tôm hùm: tập trung nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Định) và một số tỉnh khác, đến năm 2010 khả năng đạt 3.000 tấn, năm 2020 đạt 5000 tấn [5].

+ Tôm càng xanh: diện tích nuôi đến năm 2010 đạt 32.000 ha, sản lượng đạt 60.000 tấn, tập trung tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Tôm từ khai thác: mức sản lượng tôm khai thác từ biển khả năng đạt khoảng 100.000 tấn/năm, tỷ trọng tôm từ khai thác vào chế biến xuất khẩu đạt 50%.

- Cá tra, ba sa: cá tra, cá ba sa được nuôi trồng nhiều tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2020 phát triển rộng ra các hồ chứa phía Bắc. Khả năng phát triển đến năm 2010 đạt 800.000-850.000 tấn.

- Cá ngừ đại dương: đây là đối tượng có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao, đến năm 2020 khả năng khai thác đạt 50.000 tấn.

- Mực và bạch tuộc: sản lượng các loại mực và bạch tuộc đạt khoảng

180.000 tấn, như vậy là có 135.000 tấn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, tương ứng là có 75.000 tấn sản phẩm xuất khẩu [5].

- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: diện tích nuôi nhuyễn thể đến 2010 có thể đạt được 20.000 ha bãi, 2000 ha bao, 4000 ha xen canh với tôm và 5000 lồng bè trên biển, khả năng đạt sản lượng chung là 380.000 tấn. Sản lượng khai thác nhuyễn thể hai vỏ ổn định hàng năm là khoảng 150.000 tấn, đưa tổng sản lượng nhuyễn thể hai vỏ đến 2010 đạt khoảng 530.000 tấn [5].

- Nuôi cá biển: đối tượng cá biển có thể nuôi khắp trên các vùng biển, diện tích nuôi cá biển có thể đạt 6000 ha đăng quầng, 3.500 ha ao và 70.000 lồng, đối tượng nuôi chủ yếu là cá song, hồng, cam, vược, giò..... Sản lượng có khả năng đạt được là 200.000 tấn, trong đó tỷ lệ cho xuất khẩu đạt 80% [5].

- Cá rô phi: với quy mô sản xuất như hiện nay, đảm bảo đủ giống năng suất, chất lượng cao đến năm 2010 có thể đạt được sản lượng cá rô phi

khoảng 250.000 tấn, trong đó sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu từ‌

130.000 đến 150.000 tấn [5].

Như vậy, với những tiềm năng dự báo như vậy cho thấy xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HÓA CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Để hoạt động xuất khẩu nông thủy sản phát triển theo định hướng quốc gia đã đề ra ở trên thì rất cần thiết phải xây dựng chiến lược có tầm nhìn dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành hàng nông thủy sản nước ta, đặc biệt là đối với các DNN&V. Tuy nhiên, để từng bước xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược này đòi hỏi Chính phủ phải để ra những giải pháp nhằm định hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp. Trong phần này, tác giả xin đề xuất một số các giải pháp nhằm cụ thể hóa chiến lược xuất khẩu nông thủy sản cho các DNN&V từ phía Chính phủ.

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô thúc đẩy xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam

3.3.1.1. Hoàn thiện tổ chức ngành xuất khẩu nông thủy sản

Quy hoạch vùng sản xuất và phát triển hệ thống tiêu thụ phục vụ cho chế biến

Xác định và quy hoạch đầu tư một cách đồng bộ cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo vùng nguyên liệu cao cho chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở các vùng sản xuất, tiến hành xây dựng các công trình dự án cụ thể phát triển từng mặt hàng, ngành hàng để thu hút vốn đầu tư trên từng vùng cụ thể cần có những chính sách ưu tiên xác thực để khuyến khích và hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế vùng. Tổ chức sản xuất kinh doanh theo vùng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lớn và hiện đại.

Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu

Chất lượng hàng hóa xuất khẩu có thể được nâng cao, phải gắn liền với các biện pháp giám sát và kiểm tra chặt chẽ với những chỉ tiêu quy định đối với các mặt hàng và thị trường. Trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với thị trường, từ đó mới tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam [4].

Chính sách xuất khẩu

Tuy chính sách xuất khẩu đã có nhiều tiến bộ tạo điều kiện thông thoáng và môi trường thương mại thuận lợi với xu hướng chung khuyến khích xuất khẩu nông thủy sản, nhưng cũng có không ít những khó khăn cần tháo gỡ.

- Một là, bãi bỏ giấy kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng nông thủy sản không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất khẩu

- Hai là, các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế sau khi ĐKKD được tự do giao dịch và quan hệ trực tiếp với thị trường quốc tế và xuất khẩu.

- Ba là, tăng cường các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: cung cấp miễn phí các thông tin về thị trường và các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Còn các loại thông tin chuyên sâu, thông tin chiến lược, thông tin theo yêu cầu cụ thể thì doanh nghiệp tự mua.

Chính sách thuế xuất nhập khẩu

Đây phải là công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong thương mại khu vực và quốc tế, cần được sửa đổi, bổ sung thêm những quy định về giá tính thuế, kê khai, nộp thuế và thời hạn nộp thuế một cách rõ ràng, chặt chẽ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định được nghĩa vụ phải nộp thuế đầy đủ, nghiêm túc.

- Thứ nhất, điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương theo hướng tăng dần để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Thứ ba, miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết đối với những sản phẩm cần phát triển mở rộng quy mô.

- Thứ tư, thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Thứ năm, để hỗ trợ cho đổi mới công nghệ nên giảm thuế nhập khẩu với những trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất - chế biến các nông sản

- Thứ sáu, nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, các khu nuôi trồng thủy hải sản, hình thành quỹ bảo hiểm từng ngành sản phẩm. Quỹ này dùng để can thiệp thị trường khi giá thị trường đột biến xuống dưới giá sàn định hướng và giúp đỡ sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó khăn do thiên tai. Quỹ được trích từ phần thuế xuất khẩu và các khoản thu và đóng góp khác đối với từng loại hàng hóa.

- Thứ bảy, tiếp tục triển khai áp dụng các quy định giá tối thiểu cho các loại nông thủy sản xuất khẩu chủ yếu.

- Thứ tám, chính sách thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với những yêu cầu của thông lệ quốc tế, chống lại những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.

3.3.1.2. Đổi mới chính sách đầu tư

Nhà nước cần đặc biệt quan tâm về đầu tư đồng bộ tới quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ và xuất khẩu, cụ thể đầu tư cho các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, đầu tư cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, đặc biệt là thủy lợi)

- Thứ hai, đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó chú ý đầu tư nghiên cứu cải tạo giống cây và các giống thủy sản cho năng suất và chất lượng cao được thị trường ưa thích, ứng dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ gắn liền với chính sách khuyến nông từ trung ương đến cơ sở.

- Thứ ba, đầu tư cho nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh. Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu để đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm, thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công nghệ, đặc biệt là công nghệ sạch.

- Thứ tư, đầu tư trực tiếp cho sản xuất, phải dành sự đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô, tiêu thụ sản phẩm như xây dựng các trung tâm thương mại, các kho ngoại quan ở nước ngoài, các hoạt động xúc tiến thương mại (tham gia triển lãm, hội chợ, cử các đoàn đi khảo sát mở rộng thị trường ở nước ngoài, tìm kiếm đối tác, thu thập và cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về luật lệ, tiêu chuẩn, mẫu mã thị trường đòi hỏi…) nhằm xây dựng chiến lược thị trường một cách vững chắc.

Nguồn vốn đầu tư nên được xác định là: Nhà nước tập trung đầu tư cho những khâu đòi hỏi vốn lớn, có tác dụng đến nhiều doanh nghiệp như nghiên cứu khoa học, xây dựng các cơ sở hạ tầng, thành lập các trung tâm thương mại và kho ngoại quan ở nước ngoài, trong các lĩnh vực còn lại Nhà nước chỉ ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp chủ động đầu tư sản xuất, kinh doanh, hạn chế tới mức thấp nhất, nhanh chóng tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin - cho” trong cung ứng vốn đầu tư, bao cấp trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các dự án FDI nuôi trồng, chế biến nông thủy sản phần lớn thiết bị máy móc đã qua sử dụng, đây là một sự chuyển dịch của các nước NICs nhằm đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại tại chính quốc, tận dụng giá trị sử dụng còn lại của thiết bị và khai thác nhân công rẻ tại Việt Nam. Cần áp dụng chính sách đồng bộ để giảm dần, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về chính sách giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Duy trì môi trường đầu tư ổn định để tạo tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư. Phát triển hợp lý các khu chế xuất, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu. Mở rộng thị trường nhất là thị trường Mỹ để lôi kéo các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta, xuất khẩu sang các thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí