Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

4.1.1. Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi

Nam Định là tỉnh trọng điểm trong phát triển sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng. Nam Định với nhiều sông lớn chảy qua địa phận hành chính như sông Hồng, sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ. Địa hình tỉnh Nam Định có vùng đồng bằng, đồi núi bán sơn địa, địa hình khá bằng phẳng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Nam Định phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, làm muối và nuôi trồng khai thác thuỷ sản. Do đó, tỉnh Nam Định đã được quan tâm đầu tư, đảm bảo hệ thống tưới tiêu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống nhân dân thuận lợi, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2025, định hướng đến năm 2030.

Vấn đề quy hoạch hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định được xây dựng dựa trên các căn cứ ở Bảng 1, phụ lục 4.1.1.

Nhìn chung hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Nam Định được xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng đã nhiều năm nên hiện xuống cấp, các cống đầu mối đã xuống cấp nghiêm trọng, các trục tưới tiêu chính bồi lắng đã nhiều năm nhưng chưa có kinh phí nạo vét do đó công tác điều hành tưới tiêu nước trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hiện nay.

Nhiều cống đầu mối đã xuống cấp nghiêm trọng, các trục tưới tiêu chính bồi lắng nhiều năm nhưng chưa có kinh phí nạo vét do đó công tác điều hành tưới tiêu nước trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hiện nay (29,5% số lượng cống đầu mối bị xuống cấp). Đối với các công trình cấp III trở xuống do địa phương quản lý, vấn đề kinh phí ảnh hưởng rất lớn đến việc duy tu bảo dưỡng công trình và công tác này cũng chưa được chú trọng nên nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, kênh mương không được nạo vét khơi thông dòng chảy thường xuyên.


Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2013

Quyết định số 87/ 2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020

Công văn số 168/

UBND-VP3

ngày

05/10/2009 về việc quy hoạch 5 hệ thống công trình thủy lợi Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Bắc Nam Hà thuộc địa phận tỉnh Nam Định

Quyết định số 2421/ QĐ-UBND, ngày 15/ 11/2010 của UBND

tỉnh Nam Định về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Bắc Nam Hà thuộc địa phận tỉnh Nam Định

Quyết định số 521/QĐ- UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Bắc Nam Hà thuộc địa phận tỉnh Nam Định

Quyết định số 1065/QĐ-

BNN-TCTL

ngày 31/3/2016 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định.

- Dự án nạo vét sông Ninh Cơ (Xuân Trường).

- Dự án cải tạo hệ thống thuỷ lợi Đông Giao Thuỷ (Giao Thuỷ).

- Dự án xây dựng trạm bơm Nam Hà (Nam Trực).

- Dự án thuỷ lợi Nam Nghĩa Hưng (Nghĩa Hưng)...

Đến năm 2020, xây dựng mới

30 trạm bơm đầu mối, 109 cống đầu mối, kiên cố hóa 225 km kênh cấp I, 606 km kênh cấp II.

Đảm bảo đến năm 2015, tăng tỷ lệ tưới chủ động đạt 75% và đến năm 2020 tỷ lệ tưới là 88%

- Nâng cấp cống trên đê cấp III, công trình nội đồng cấp IV đáp ứng cho

2.158 ha diện tích nuôi trồng thủy sản ở Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

- Xây mới, nâng cấp hệ thống thủy lợi cấp IV ở Giao Thủy, Ý Yên, Nghĩa Hưng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho 1.360 ha đất nông nghiệp


Năm 2016

Quyết định số 1066/QĐ-

BNN-TCTL

ngày 31/3/2016 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Nam Định


Sơ đồ 4.1. Quá trình đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Nam Định

Nguồn: Tác giả thu thập, tổng hợp từ UBND tỉnh Nam Định (2018)

Nhìn chung hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được xây dựng, đưa vào vận hành khai thác sử dụng nhiều năm nên hiện nay đã xuống cấp, nhiều công trình bị hư hỏng nặng.

Hộp 4.1. Vấn đề quy hoạch, đầu tư hệ thống thủy lợi


Tổng thể thì hệ thống thủy lợi Nam Định phân bố tương đối đầy đủ, được các cấp quan tâm đầu tư nhiều năm nay. Tuy nhiên theo xu thế chung, ngân sách dành cho thủy lợi có hạn, nên càng ngày càng nhiều công trình xuống cấp. Phía công ty, xí nghiệp thì càng khó khăn hơn khi mà kinh phí hoạt động không đầy đủ, lương cán bộ nhân viên tăng theo thời gian, số lượng công trình nhận thêm càng nhiều nhưng định mức lao động không đổi, làm khối lượng công việc trên mỗi lao động tăng lên rất nhiều, gây khó khăn trong quá trình quản lý, vận hành.

Các công trình đầu mối thì luân phiên sữa chửa, bảo dưỡng, ưu tiên các công trình xuống cấp nhanh. Các công trình nội đồng thì nhiều nơi vẫn là kênh đất, cống cũ, trạm bơm nhỏ nên hiệu quả tưới tiêu chưa cao.

Vấn đề cần quan tâm bây giờ là quy hoạch phát triển hệ thống tiêu thoát nước đô thị ở khu dân cư và trạm bơm tiêu ở ven biển để hạn chế xâm nhập mặn.

Anh Nguyễn Tiến Duy, Phòng Kế hoạch & QLN – Chi cục Thuỷ lợi Nam Định

Bảng 4.1. Hệ số tưới, tiêu thiết kế và thực tế của các hệ thống thủy lợi


Hệ số tưới (l/s.ha)

Hệ số tiêu (l/s.ha)

TT

Hệ thống thủy lợi

Thiết

kế

Thực

tế

Tỷ lệ

(%)

Thiết

kế

Thực

tế

Tỷ lệ

(%)

1

Ý Yên

1,25

0,8

64,0

7,0

4,1

58,6

2

Vụ Bản

1,25

0,81

64,8

7,0

4,5

64,3

3

Mỹ Thành

1,25

0,81

64,8

7,0

4,9

70,0

4

Nam Ninh

1,3

0,82

63,1

7,2

5,1

70,8

5

Xuân Thủy

1,3

0,85

68,0

7,2

5,75

79,9

6

Hải Hậu

1,3

1,16

89,2

7,2

5,83

81,0

7

Nghĩa Hưng

1,3

1,16

89,2

7,2

4,4

61,1

Bình quân



71,9



69,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 11

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Chi cục Thủy lợi Nam Định (2019)

Hệ số tưới và tiêu thực tế của các hệ thống thủy lợi đều nhỏ hơn hệ số tưới

– tiêu thiết kế, điều này cho thấy việc quy hoạch hệ thống thủy lợi giai đoạn 2010

– 2015 đã cải thiện khả năng hoạt động tối đa (trong điều kiện bất lợi) của hệ thống thủy lợi. Hệ số tưới – tiêu thực tế còn thấp, bình quân hệ số tưới cả tỉnh Nam Định đạt 72% so với thiết kế, hệ số tiêu bình quân đạt 70%.

Trong số 7 hệ thống thủy lợi của tỉnh Nam Định, căn cứ vào hệ số tưới – tiêu có thể phân thành 3 nhóm với đặc điểm như sau:

Nhóm 1 gồm hệ thống Ý Yên, Vụ Bản là hai hệ thống thuần nông phục vụ chủ yếu tưới tiêu bằng động lực. Đặc điểm của nhóm hệ thống này là tỷ lệ tưới cao hơn tỷ lệ tiêu, do vậy cần quan tâm đến hệ thống kênh mương, trạm bơm làm nhiệm vụ phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Nhóm 2 gồm hệ thống Mỹ Thành, Nam Ninh là nơi có mật độ dân số cao, tập trung nhiều khu công nghiệp, dân sinh nên tỷ lệ tiêu cao hơn tỷ lệ tưới. Do đó, cần quan tâm đến quy hoạch, nạo vét kênh tiêu.

Nhóm 3 gồm hệ thống Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Hải Hậu là vùng đồng bằng ven biển, tưới tiêu bằng động lực kết hợp thủy triều và là hạ du của đa phần hệ thống thủy lợi trong địa bàn tỉnh. Tỷ lệ tưới của khu vực này rất cao, phản ảnh nhu cầu và mức độ sản xuất nông nghiệp của khu vực, tuy nhiên tỷ lệ tiêu lại tương đối thấp, ngành thủy lợi cần xem xét bổ sung trạm bơm tiêu để nâng cao hệ số tiêu tại khu vực này.

Như vậy có thể thấy rằng, đối với hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định, vấn đề quy hoạch tương đối đảm bảo nhu cầu sản xuất nông nghiệp, hệ số tưới tiêu đều thỏa mãn, tuy nhiên cần lưu ý đến hệ thống kênh mương, trạm bơm tiêu để nâng cao năng lực hoạt động.

Đối với từng hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định, các hạng mục công trình đã trải qua một thời gian dài được quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thích nghi với những biến đổi trong kinh tế - xã hội. Đến nay, các hệ thống công trình thủy lợi hiện có đảm bảo được mức độ phục vụ sản xuất nông nghiệp, điều này cho thấy rằng về mặt số lượng, quy mô, cơ cấu công trình của hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định đã tương đối hoàn chỉnh. Do đó, trọng tâm trong việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay là nâng cao hoạt động của hệ thống, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, duy trì ổn định công tác vận hành quản lý khai thác hệ thống thủy lợi.

4.1.2. Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Trong văn bản đó có đề cập đến việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi, tuy nhiên hệ thống thủy lợi ở tỉnh Nam Định được Bộ NN&PTNT giao cho UBND tỉnh Nam Định chủ động thực hiện việc phân cấp quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Việc phân cấp quản lý CTTL của tỉnh Nam Định hiện nay vẫn căn cứ theo Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2010 mà chưa có văn bản mới để thay thế. Tỉnh Nam Định cũng dựa vào những đặc thù về điều kiện tự nhiên và trình độ quản lý của minh để thực hiện phân cấp theo tiêu chí có sự khác biệt (thấp hơn) so với quy định cho phù hợp với thực tế.

Thực hiện Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, ngày 21/7/2010 UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND về việc phân cấp công tác quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể như sau:

Các Công ty TNHH MTV KTCTTL thuộc tỉnh quản lý (bao gồm 7 Công ty) thực hiện nhiệm vụ:

+ Quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, bao gồm: Cống, đập điều tiết, xi phông, kênh mương từ cấp II trở lên và toàn bộ các trạm bơm điện cố định.

+ Đối với các trạm bơm điện cố định sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách để xây dựng trước đây thì thực hiện việc giao nhận theo nguyên tắc tự nguyện.

Cấp quản lý

Nhà nước

Cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Đối với lĩnh vực thủy lợi: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi; Chỉ đạo điều hòa, phân phối nước; Quản lý việc bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa công trình thủy lợi;...


Tổng cục Thủy lợi

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi và nước sạch nông thôn trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật

1. Tổ chức lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý;

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế- kỹ thuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;...

1. UBND

Huyện


2. UBND Xã

1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi về thủy lợi; Chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;...

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong trường hợp chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở; Huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật; Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;...

Chính phủ


Bộ Nông nghiệp và PTNT

1. UBND

Tỉnh


2. Chi cục Thủy lợi


Vai trò, nhiệm vụ

Thống nhất quản lý nhà nước về thủy lợi trong phạm vi cả nước

Sơ đồ 4.2. Các cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

HTX nông nghiệp, tổ chức hợp tác dùng nước trên địa bàn các huyện, thành phố đảm nhận: Quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi gồm cống, đập điều tiết, kênh mương từ cấp III trở xuống và toàn bộ các trạm bơm dã chiến di động. Vị trí cống đầu kênh là cống đầu kênh cấp III.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi gồm các cấp từ Trung ương đến Địa phương:

- Nhà nước ban hành các chính sách, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hệ thống thủy lợi.

- Bộ NN&PTNT thực hiện triển khai các chính sách, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hệ thống thủy lợi của Nhà nước. Thực hiện các công tác quy hoạch, cấp phép hoạt động các đơn vị. Lên kế hoạch và quản lý kế hoạch hoạt động của các địa phương. Giải quyết các tranh chấp vi phạm liên tỉnh, mang tính lưu vực.

- Tổng cục Thủy lợi thực hiện chuyên trách quản lý ngành thủy lợi. Trực tiếp triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước, Bộ liên quan đến thủy lợi. Lên kế hoạch, giám sát, kiểm tra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thủy nông. Huy động và phân bổ vốn tu bổ, nạo vét, nâng cấp công trình; Thực hiện phương án bảo vệ công trình. Giải quyết các tranh chấp vi phạm liên tỉnh, mang tính lưu vực.

- Sở NN&PTNT /Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định thực hiện công tác quản lý toàn diện đối với hệ thống thủy lợi. Trực tiếp lên kế hoạch chi tiết và thực hiện các yêu cầu của Nhà nước, Bộ, Tổng cục liên quan đến thủy lợi. Thực hiện kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hoạt động của hệ thống thủy lợi. Quản lý khai thác, bảo vệ công trình và quản lý sử dụng vốn cho tu bổ, nạo vét, nâng cấp công trình. Giải quyết các tranh chấp vi phạm trong địa bàn tỉnh.

- Các công ty TNHH MTV KTCTTL thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên yêu cầu. Trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh kinh tế xã hội trên địa bàn và vùng phụ cận. Phát triển thêm các hoạt động kinh doanh tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát thi công, xây dựng các công trìng thuỷ lợi, giao thông dân dụng. Tăng cường công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả vốn, tài sản, và mọi nguồn lực Nhà nước giao.

- Tổ chức thủy lợi cơ sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên yêu cầu. Trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông

nghiệp và đời sống dân sinh kinh tế xã hội trên địa bàn của địa phương.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định, quản lý khai thác công trình thủy lợi ở cấp độ cơ sở, dựa trên mô hình quản lý sau: Công ty TNHH MTV KTCTTL Tổ chức TLCS Người dân.

Hình thức này áp dụng cho hệ thống vừa và lớn (Công ty quản lý từ đầu mối đến kênh cấp 2, từ kênh cấp 2 đến mặt ruộng do Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý).

Điều 50 của Luật Thủy lợi đã nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết sự tham gia của người sử dụng nước vào quá trình khai thác, sử dụng hệ thống công trình thủy lợi: Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khác thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm 2 loại hình: Hợp tác xã – Tổ hợp tác. Toàn bộ người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi là thành viên tổ chức thủy lợi cơ sở.


Hợp tác xã

Tổ chức thủy

lợi cơ sở

Hoạt động theo Luật HTX sửa đổi (2013). Có tư

cách pháp nhân, tài khoản, con dấu và trụ sở. Quy mô hoạt động trong phạm vi xã, liên thôn

Tổ hợp tác

Hoạt động theo Luật Dân sự. Có quy chế hoạt

động, hạch toán thu – chi. Do các hộ sử dụng nước

bầu theo quy định của Luật

HTX NN kết hợp DVTL

HTX làm DVTL

Ban quản lý thủy nông

Tổ/Hội dùng nước


Sơ đồ 4.3. Phân loại tổ chức thủy lợi cơ sở

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

Tính đến năm 2019, tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm 278 HTX có dịch vụ nước (Chi cục Thủy lợi Nam Định, 2019). Công trình thủy lợi do tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, vận hành là hệ thống kênh mương cấp III, IV và đa phần chưa được kiên cố hóa. Điều này gây nên tình trạng thất thoát nước tưới, cộng với ý thức sử dụng nước tưới lãng phí làm giảm hiệu quả phục vụ từ hệ thống thủy lợi.

Những năm gần đây, số lượng tổ chức thủy lợi cơ sở bị giảm dần do nhiều tổ chức hoạt động không hiệu quả, đến nay còn 278 tổ chức thủy lợi cơ sở, mà chủ yếu là HTX có dịch vụ nước, phân bố tập trung ở các vùng thuần nông và

ven biển như huyện Giao Thủy, huyện Hải Hậu, huyện Nghĩa Hưng, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên. Đây là những địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, có hệ thống thủy lợi đầy đủ, được quan tâm đầu tư thông qua dự án phát triển của tỉnh như dự án quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Thủy theo Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh Nam Định; dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng, Giao Thủy theo Quyết định số 1066/QĐ-BNN-TCTL ngày 31/3/2016.

Có đến gần 40% các HTX sản xuất kinh doanh nông sản có giá trị kinh tế cao như hoa, cây ăn quả được bố trí tại các huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng, Vụ Bản và vùng ven thành phố ở huyện Mỹ Lộc. Đặc thù của các HTX này là yêu cầu cao về chất lượng và số lượng nước tưới, cũng như tần suất của công tác tiêu nước cũng cao hơn các HTX sản xuất cây lương thực khác.

Bảng 4.2. Số lượng hợp tác xã có dịch vụ nước


Huyện

Hợp tác xã có dịch vụ nước

Tổng

Nông nghiệp

Thủy sản

Giao Thủy

30

24

6

Hải Hậu

38

34

4

Mỹ Lộc

11

11


Nghĩa Hưng

31

31


Nam Trực

26

26


Trực Ninh

27

27


Thành phố Nam Định

5

5


Vụ Bản

31

31


Xuân Trường

27

26

1

Ý Yên

52

51

1

Tổng cộng

278

266

12

Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thủy lợi Nam Định (2019)

Sự tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi của người dân ngày càng được tăng cường thông qua việc thực hiện chính sách của Nhà nước về phân cấp, chuyển giao quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi, các công trình thủy lợi độc lập do các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý đảm bảo tưới 2,4 triệu ha lúa, bằng khoảng 50% diện tích tưới của hệ thống lớn do Doanh nghiệp nhà nước quản lý.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022