Quyết Định Phê Duyệt Quy Hoạch Chuyển Đổi Cơ Cấu Sản Xuất Nông, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Cả Nước Đến Năm 2010 Và Tầm Nhìn 2020

Mở rộng thị trường ra các nước theo quan điểm giảm bớt các thị trường trung gian, tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Chú ý khai thác lại các thị trường truyền thống cũ trước đây như các nước Đông Âu, Tây Âu...

Tăng cường cây che bóng, áp dụng quy trình thâm canh thực hành nông nghiệp tốt (GAP – Good Agricultural Practices ), thân thiện với môi trường; từng bước nâng tỷ lệ áp dụng sản xuất bền vững, sản xuất cà phê có chứng chỉ đạt 50% diện tích vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

* Mục tiêu định lượng

Căn cứ vào sự phát triển của ngành cà phê trong thời gian qua, chúng ta xác định được các chỉ số sau:

- Về sản xuất: Triển khai quy hoạch chi tiết và ổn định diện tích trồng cà phê phù hợp với quyết định 150/2005/QĐ-TTg33 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó diện tích ổn định từ 450.000-500.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn, trong đó cà phê Arabica (chè) chiếm khoảng 10% diện tích ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp và thay thế hoàn toàn trên 150.000 ha cà

phê tuổi từ 15 năm trở lên trong giai đoạn 2008-2012. Diện tích cà phê được tưới nước đạt 90% vào năm 2010 và 100% vào năm 2015; đồng thời phát triển thêm 300 km đường giao thông để vận chuyển cà phê thu hoạch cho khoảng 100.000 ha. Tiếp tục phát huy ưu thế của cà phê Robusta (vối) ở các tỉnh Tây Nguyên; tiến hành thâm canh cao 200.000 ha cà phê theo quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT34 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với diện tích cà phê không đúng quy hoạch, nơi có dộ dốc cao, vùng đất trũng, xa nguồn nước tưới cần chuyển sang trồng cây khác. Đề án cũng


33 : Quyết định Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

34 : Quyết định phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 (cây cà phê, cao su, điều, hồ

tiêu, chè)

đặt mục tiêu giảm giá thành sản xuất cà phê từ 600-650 USD/tấn xuống còn 450-500 USD/tấn từ sau năm 2010 với 80% sản lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, được chế biến bằng công nghệ hiện đại.

- Về chế biến cà phê: Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020, hiện nay tỷ lệ này là 12%. Để thực hiện mục tiêu này ngành cà phê đã có dự án xây dựng một số nhà máy chế biến với công suất 1.000-2.000 tấn/năm ở mỗi tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn hơn 50.000 ha.

Bảng 21: Các nhà máy chế biến cà phê dự kiến được xây dựng ở các tỉnh

Đơn vị tính: Chiếc


Tỉnh

Số nhà máy

Tỉnh

Số nhà máy

Sơn La

2

Nghệ An

1

Lai Châu

1

Thừa Thiên Huế

1

Yên Bái

2

Đắc Lắc

3

Phú Thọ

1

Lâm Đồng

2

Tuyên Quang

2

Đồng Nai

3

Lạng Sơn

1

Hà Nội

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 11

Nguồn: Viện quy hoạch thiết kế - Bộ Nông nghiệp


- Về xuất khẩu: Năm 2015 phấn đấu xuất khẩu khoảng 2,23 tỷ USD. Về cơ cấu xuất khẩu phấn đấu tăng tỷ trọng cà phê chè lên sao cho đạt tỷ lệ 3 vối 1 chè. Với mục tiêu trên thì trong thời gian tới tỷ trọng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong cơ cấu cà phê thế giới sẽ được nâng lên 12,27% vào năm 2015. Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê nhân sang các thị trường cao cấp, phấn đấu đến 2015 có 50 - 70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao.

- Về giá xuất khẩu: Đến năm 2015, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất - chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá

sản phẩm cùng loại trên thị trường (hiện nay giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp hơn giá cà phê rao bán tại thị trường Luân Đôn từ 150 - 170 USD/tấn và trong khu vực từ 50 - 70 USD/tấn); giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định). Đồng thời phấn đấu đến năm 2015, đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 2 sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng các phương thức mua bán hiện đại: giao dịch kỳ hạn phòng ngừa rủi ro khi có biến động giá trên thị trường; thí điểm đưa cà phê Việt Nam giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế (New York, London).

2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu của công ty Generalexim

Qua phân tích những kết quả đạt được, những mặt hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê trong thời gian qua cũng như những dự báo tình hình cà phê thế giới và phương hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới năm 2015, công ty đã đề những mục tiêu xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian tới nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu mặt hàng cà phê của mình.

Bảng 22: Dự kiến xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian tới


Năm

2009

2015

Kim ngạch (USD)

30.000.000

34.000.000

Sản lượng (Tấn)

20.000

28.000

Tỷ trọng (%)

54

55,81

Nguồn: Phòng Tổng hợp - Công ty Generalexim

Công ty Generalexim đặt mục tiêu từng bước tăng khối lượng cà phê xuất khẩu để từ đó tăng kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng cà phê trong cơ cấu xuất khẩu nông sản của công ty. Nắm bắt được tình hình thị trường cũng như nhu cầu phát triển kinh doanh mặt hàng cà phê, trong thời gian tới, công ty tiếp tục đẩy mạnh việc tạo lập các mối quan hệ bạn hàng với các thương nhân ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời tiếp tục duy trì

mối quan hệ làm ăn tốt với những bạn hàng cũ ở các thị trường truyền thống. Song song bên cạnh đó, công ty cũng đặt ra mục tiêu từng bước cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu thông qua việc tìm kiếm những nguồn cung ứng uy tín. Trong bối cảnh nền kinh tế còn có nhiều biến động trong thời gian tới, công ty luôn xác định cho mình phương hưóng cạnh tranh bằng cách đa dạng hoá chủng loại cà phê xuất khẩu đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường cà phê thế giới.‌

Trên đây là một số phương hướng và mục tiêu phấn đấu phát triển mặt hàng cà phê của công ty trong thời gian tới, thể hiện quyết tâm rất lớn của công ty. Tuy nhiên nếu chỉ có sự quyết tâm thôi thì chưa đủ, đòi hỏi công ty phải có các giải pháp thích hợp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra đó của mình.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Về phía công ty

1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin

Ngày nay công tác nghiên cứu thị trường không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nghiên cứu thị trường đòi hỏi công ty phải tiếp xúc, cọ sát nhiều hơn với thị trường, nắm bắt được những thông tin của thị trường, đặc biệt là thông tin của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị hiếu của khách hàng, mẫu mã, chất lượng, chủng loại và giá cả sản phẩm trên thị trường, từ đó sẽ giúp cho công ty có nhiều cơ hội mới trong kinh doanh. Qua nghiên cứu xem xét cho thấy công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã được tiến hành nhưng còn rời rạc và chưa đem lại hiệu quả cao. Một thực tế đã đề cập là công ty chưa có kế hoạch nghiên cứu kỹ càng và cụ thể đối với cả thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ chờ các đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài rồi mới đi tìm nguồn hàng trong nước hoặc khi có các chào hàng từ bạn hàng trong nước, công ty mới đi tìm kiếm khách hàng ngoại. Do đó, công ty kinh doanh một cách thụ

động, chi phí tìm kiếm khách hàng luôn rất cao mà hiệu quả lại thấp. Để có thể năng động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty trước hết cần phải tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường cung và cầu cà phê.

Đối với thị trường trong nước, công ty có thể cử các nhân viên có kinh nghiệm, có hiểu biết về mặt hàng cà phê đi đến các khu vực trồng cà phê lớn trong cả nước, tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, sản lượng thu hoạch, chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng cà phê của các vùng, của đại lý thu mua cà phê và thậm chí là của từng hộ gia đình. Dựa vào các thông tin thu thập được, công ty mới tiến hành phân tích các số liệu, đưa ra các phương án khác nhau, so sánh về giá cả, chât lượng cà phê, chi phí để tiến hành việc thu mua đồng thời kết hợp với các thông tin thu thập qua báo chí được phát hành từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương, các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài., Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hiệp Hội cà phê Việt Nam… để từ đó lựa chọn ra cho mình một phương án tối ưu nhất để thực hiện.

Đối với thị trường xuất khẩu, để có thể tổ chức nghiên cứu tại hiện trường một cách có quy mô đòi hỏi phải đầu tư một khoản tiền rất lớn. Việc bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để nghiên cứu thị truờng cà phê xuất khẩu đối với công ty hiện nay là một điều không khả thi. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu về tình hình tiêu thụ, nhu cầu nhập khẩu cà phê của các quốc gia trên thế giới cũng như các chính sách về giá cả, chất lượng, chính sách xúc tiến thương mại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, công ty có thể thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua nhiều nguồn tài liệu từ VICOFA, ICO, USDA…

Như chương 2 đã đề cập, niên vụ vừa qua (2007/2008) kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty giảm gần 16 triệu USD. Nguyên nhân của sự sụt giảm này phần lớn là do yếu tố khách quan như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên thương mại toàn cầu hay giá cả cà phê diễn biến phức tạp

nhưng cũng có thể nói một phần là do công ty chưa có sự dự báo chính xác về thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy mà sau khi nghiên cứu kỹ thị trường, công ty cần phải tiến hành phân tích và dự báo về khả năng sản xuất, dự trữ, nhập khẩu, sự biến động của giá cả cũng như sự thay đổi cung cầu của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Muốn có các thông tin xác thực về thị trường đòi hỏi phải có bộ phận chuyên môn có trình độ, do đó công ty cũng nên thành lập phòng thị trường tách biệt hẳn với các phòng ban hiện có nhằm tăng tính chuyên môn hoá cho các phòng ban.

Thực hiện tốt khâu nghiên cứu thị trường là một trong những giải pháp cần thiết đối với công ty trong việc tìm kiếm các thông tin chính xác, kịp thời liên quan đến thị trường cho các nhà quản lí, đồng thời dự báo chính xác về sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường để từ đó giúp công ty đưa ra được những chính sách, chiến lược thu mua, dự trữ, xuất khẩu phù hợp cho từng thời điểm nhằm tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu cho công ty và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

1.2. Tăng cường hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại

Công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại có tác dụng vô cùng quan trọng trong kích thích gợi mở nhu cầu và sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó sẽ dẫn đến mua sản phẩm. Trong thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường như Thụy Sỹ, Anh, Mỹ…Đây là những thị trường có sự cạnh tranh gay gắt với những nhà xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê, công ty cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút khách hàng và thiết lập thêm các mối quan hệ với các đối tác.

1.2.1. Xúc tiến bán hàng

Công ty nên chủ động gửi hàng mẫu đến các đối tác trên thế giới thông qua hệ thống chuyển phát nhanh của bưu điện hoặc một hãng dịch vụ tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời để tăng tính thuyết phục, công ty có thể

gửi kèm với hàng mẫu gửi tới các đối tác các catalogue hướng dẫn những cách chế biến cà phê khác nhau từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, các chính sách như khuyến mãi bán hàng, dịch vụ sau bán hàng cũng nên được công ty quan tâm đến. Đối với những thị trường tiềm năng như Châu Phi, công ty nên sử dụng các công cụ như chiết khấu, giảm giá một cách hợp lý cho những khách hàng mua với số lượng nhiều, thường xuyên nhằm giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó, công ty cũng nên chú trọng đến hoạt động sau bán hàng, chứ không chỉ dừng lại ở khâu xuất khẩu cà phê đi là xong nghĩa vụ như hiện nay. Để làm tốt được điều này, mỗi khi xuất khẩu cà phê đi, công ty nên chủ động yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo về tình hình tiêu thụ, số lượng hàng xuất còn tồn kho và cả những ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại cà phê để từ đó có thể rút kinh nghiệm cho những lần xuất khẩu tiếp theo.

1.2.2. Hội chợ triển lãm thương mại

Hiện nay, công ty đang chưa thực sự chú trọng đến công tác này nên gây ra hạn chế về khả năng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Chính vì thế, công ty nên tham gia các cuộc hội chợ trong nước cũng như các hội chợ triển lãm quốc tế. Đây là những cơ hội tốt để công ty trưng bày và giới thiệu sản phẩm cà phê của mình cho khách hàng, tranh thủ tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thông tin về việc tổ chức các hội chợ triển lãm công ty có thể lấy từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam. Sắp tới đây, hội nghị chuyên đề và Triển lãm trà & cà phê với tên

gọi Tea & Coffee World Cup Europe 2009 sẽ được diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 6 tại Trung Tâm Hội Nghị Triễn Lãm FIBES (Seville, Tây Ban Nha)35. Sự kiện này nhằm mục tiêu liên thông, tạo cơ hội liên kết tất cả các mắt xích của ngành công nghiệp trà và cà phê bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu, chế

35 : “ Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư - Du lịch Đắk Lắk” cập nhập ngày 27/02/2009

biến, máy móc, đóng gói, rang tẩm sấy…Đây là cơ hội tuyệt vời, giúp công ty thuận tiện hơn trong việc hoạch định phát triển, tạo lập các mối quan hệ, gặp khách hàng mới, các đối tác làm ăn, tìm ra nhiều phương hướng thúc đẩy lợi nhuận trong lãnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê đầy biến động này.

1.2.3. Tăng cường các hoạt động Marketing

Để các doanh nghiệp khác biết đến mình, công ty cần phải quảng bá rộng rãi sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Tuy nhiên, hiện nay công ty hầu như không có hoạt động Marketing cho mặt hàng cà phê xuất khẩu. Công ty chỉ chào hàng đến với những bạn hàng đã có quan hệ từ trước và chưa chủ động tìm thêm những bạn hàng mới. Đã vậy, mối quan hệ của công ty với các bạn hàng cũ cũng không thường xuyên ổn định mà chỉ giao dịch với nhau theo từng thương vụ. Để giải quyết tình trạng trên, trước hết, công ty cần có kế hoạch Marketing sản phẩm cà phê của mình đến với thị trường nước ngoài một cách rộng rãi thông qua việc quảng cáo sản phẩm cà phê của công ty qua các báo, tạp chí chuyên ngành, hoặc các trang quảng cáo trên mạng Internet. Hiện nay công ty đã có trang Web riêng giới thiệu về công ty cũng như mặt hàng cà phê. Tuy nhiên nội dung thì còn quá đơn giản, không nêu rõ khả năng cung ứng cà phê của công ty cũng như chất lượng của cà phê xuất khẩu. Việc quảng cáo xuất khẩu cà phê của công ty trên Web chỉ mới dừng lại ở khâu đưa hình ảnh của sản phẩm lên mà thôi. Hơn thế nữa, công ty hiện nay cũng chưa có phòng Marekting riêng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, nếu có, đều được tiến hành bởi các phòng nghiệp vụ. Do công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành công tác Marketing nên để tiết kiệm chi phí và có hiệu quả cao, công ty nên thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, phối hợp cùng với các nhân viên có hiểu biết và kinh nghiệm về mặt hàng cà phê ở các phòng nghiệp vụ của công ty để tiến hành các hoạt động Marketing. Công ty cũng cần có quỹ riêng để có thể tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022