Bảng 3.5. Nội dung thu thập dữ liệu thứ cấp
Loại tài liệu | Phương pháp thu thập | |
Sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học | - Sách, báo, tạp chí chuyên ngành về hệ thống thủy lợi - Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến hệ thống thủy lợi - Các vấn đề lý thuyết, thực tiễn về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp | Tìm đọc, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và rút ra các vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. |
Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thống kê | - Chính sách phát triển hệ thống thủy lợi, sản phẩm dịch vụ thủy lợi của Nhà nước, Bộ NN&PTNT - Tài liệu tổng quan về nông nghiệp, hệ thống thủy lợi - Các kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp về hệ thống thủy lợi, sản phẩm dịch vụ thủy lợi, giá dịch vụ thủy lợi | Tìm đọc các kết quả nghiên cứu, báo cáo, thông tin được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng |
UBND tỉnh Nam Định, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi Nam Định | - Quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định - Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định - Chính sách phát triển hệ thống thủy lợi, sản phẩm dịch vụ thủy lợi của tỉnh Nam Định - Báo cáo hiện trạng hệ thống thủy lợi, thu giá dịch vụ thủy lợi hàng năm | Liên hệ các cơ quan có liên quan để xin thông tin, số liệu. Tìm đọc, tổng hợp các tài liệu được công bố |
UBND Huyện, Công ty TNHH MTV KTCTTL | - Thực trạng hệ thống thủy lợi địa phương - Số liệu về công trình, giá dịch vụ thủy lợi, phí thủy lợi nội đồng | Trực tiếp xin thông tin, số liệu các cơ quan, tổ chức có liên quan |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Thế Giới
- Phương Pháp Tiếp Cận Và Khung Phân Tích
- Dân Số Khu Vực Nông Thôn Phân Theo Địa Phương Năm 2019
- Trình Tự Tiến Hành Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên
- Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Triển Khai Quy Hoạch Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập để phục vụ luận án là các số liệu được công bố trên sách, báo, tạp chí, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các báo cáo tổng hợp. Những thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập bằng cách tổng hợp, sao chép, trích dẫn theo phương pháp giống như trích dẫn tài liệu tham khảo.
Nguồn thông tin, tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được tác giả xử lý, tổng hợp nhằm thực hiện mục đích của đề tài là đánh giá được thực trạng hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định, cơ sở xác định giá cho sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và mức sẵn lòng chi trả của người nông dân đối với giá dịch vụ thủy lợi.
3.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của luận án. Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở xác định mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tổng thể các đơn vị nghiên cứu. Các thông tin, số liệu sơ cấp này được thu thập dựa trên nhiều phương pháp khác nhau gồm điều tra chọn mẫu, phỏng vấn sâu cán bộ của các cơ quan có liên quan và thảo luận nhóm PRA.
Thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho luận án này gồm các ý kiến như sau:
- Ý kiến của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định là cơ quan quản lý Nhà nước về ngành thủy lợi tại tỉnh Nam Định.
- Ý kiến của đại diện Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định.
- Ý kiến của các công ty TNHH MTV KTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Ý kiến của chuyên gia liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, tài nguyên nước tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Kinh tế và Quản lý thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trung tâm chính sách kỹ thuật thủy lợi – Bộ NN&PTNT, Viện kỹ thuật tài nguyên nước thuộc trường Đại học Thủy lợi, Trung tâm Kinh tế và Quản lý thuộc trường Đại học Thủy lợi.
- Ý kiến của đại diện Hợp tác xã nông nghiệp, hộ gia đình tại tỉnh Nam Định.
a. Chọn mẫu điều tra
(i) Phương pháp xác định dung lượng
Kích thước mẫu của luận án được xác định theo công thức sau (Trần Thị Kim Thư, 2013):
Trong đó:
NZ 2 p(1p)
n
Ne2 Z 2 p(1p) (3.1)
n là số phiếu điều tra; N: Là quy mô tổng thể;
p(1-p): Là phương sai lấy lớn nhất [0,5 x (1 – 0,5)] = 0,25 (quy ước tỷ lệ p, q là 50% - 50%);
Z = 1,96: Tương ứng với xác suất tin cậy 0,95; e= 0,05: Là sai số chọn mẫu;
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, N là số hộ sử dụng nước tưới được xác định theo công thức sau:
N DSNT
NKBQ
(3.2)
Trong đó: DSNT là dân số nông thôn của tỉnh Nam Định được lấy từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2018 và NKBQ là nhân khẩu bình quân 1 hộ khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước được lấy từ Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016 của Tổng cục thống kê.
Sau khi tính toán ra số hộ sản xuất nông nghiệp theo công thức (3.1) là 382 hộ, tuy nhiên tác giả lựa chọn số mẫu nghiên cứu trong luận án là 420 hộ. Số lượng mẫu được lựa chọn nhiều hơn số lượng mẫu theo tính toán để đề phòng trường hợp phiếu khảo sát bị hỏng, thất lạc, không hợp lệ. Số phiếu khảo sát được thực hiện để thu thập thông tin và dữ liệu sơ cấp là 420 phiếu.
(ii) Phương pháp lựa chọn mẫu
Để mang tính đại diện và phản ánh được thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, luận án chọn các hộ dân sử dụng dịch vụ tưới tiêu theo phương pháp ngẫu nhiên. Danh sách các hộ dân sử dụng dịch vụ tưới tiêu được xã cung cấp.
Bảng 3.6. Phân phối mẫu theo các địa phương
Địa phương | Số hộ nông dân | Cơ cấu (%) | Số mẫu | Xã chọn khảo sát | |
1 | Huyện Nghĩa Hưng | 41820 | 20,45 | 86 | Xã Nghĩa Trung Xã Nghĩa Thịnh |
2 | Huyện Ý Yên | 57671 | 28,20 | 118 | Xã Yên Ninh Xã Yên Bình |
3 | Huyện Giao Thủy | 46026 | 22,51 | 95 | Xã Giao Tiến Xã Giao Thịnh |
4 | Huyện Mỹ Lộc | 17131 | 8,38 | 35 | Xã Mỹ Thành Xã Mỹ Trung |
5 | Huyện Xuân Trường | 41856 | 20,47 | 86 | Xã Xuân Ngọc Xã Xuân Châu |
Trong số 420 hộ dân có sử dụng dịch vụ tưới, luận án lựa chọn kích cỡ mẫu của từng huyện dựa trên tỷ lệ số dân ở khu vực nông thôn theo địa phương năm 2018.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với tổng thể nghiên cứu, trong luận án này đối tượng nghiên cứu là hệ thống thủy lợi cho nên lựa chọn mẫu có đặc tính là đều sử dụng dịch vụ tưới tiêu từ hệ thống thủy lợi. Trong mỗi huyện, lựa chọn các xã nằm ở đầu và cuối hệ thống để đánh giá khách quan hoạt động cung cấp dịch vụ tưới tiêu từ hệ thống thủy lợi.
(iii) Phương pháp phỏng vấn mẫu
Bảng 3.7. Quy mô mẫu sử dụng trong thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng khảo sát | Số mẫu | Nội dung khảo sát | Phương pháp | |
I | Các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp | 420 | - Thông tin về mức phí thủy lợi nội đồng các hộ dân đang đóng. Kết quả và hiệu quả vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Các thông tin về đối tượng khảo sát. Mức độ hài lòng của hộ sử dụng nước tưới đối với hoạt động cung cấp dịch vụ tưới tiêu của các công ty thủy nông. | - Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi |
1 | Huyện Nghĩa Hưng | 86 | ||
2 | Huyện Ý Yên | 118 | ||
3 | Huyện Giao Thủy | 95 | ||
4 | Huyện Mỹ Lộc | 35 | ||
5 | Huyện Xuân Trường | 86 | ||
II | Cán bộ chính quyền địa phương | 34 | - Thuận lợi, khó khăn gặp phải trong việc quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi. Thông tin về hiện trạng, công tác vận hành, sửa chữa, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi. - Kiến nghị, đề xuất để đưa ra giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp | - Phỏng vấn sâu |
1 | Cán bộ sở NN&PTNT | 1 | ||
2 | Chi cục Thủy lợi | 2 | ||
3 | Cán bộ Công ty TNHH MTV KTCTTL | 21 | ||
4 | Cán bộ UBND Xã | 10 | ||
III | Tổng cộng | 454 |
Hỏi trực tiếp hộ dân có sử dụng dịch vụ tưới tiêu bằng bảng hỏi đã được thiết kế, các nội dung gồm: (1) Thông tin cơ bản của hộ dân như trình độ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nguồn thu nhập chính; (2) Hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay của hộ gia đình: loại cây trồng, diện tích, sản lượng, thu nhập; (3) Hiện trạng hệ thống thủy lợi: quy mô công trình, khả năng cung cấp dịch vụ, chất lượng nước; (4) Mức độ đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ tưới tiêu của hệ thống thủy lợi; (5) Mức sẵn lòng chi trả của hộ dân đối với phí thủy lợi nội đồng.
b. Phỏng vấn sâu
(i) Đối tượng phỏng vấn: (1) Cán bộ Sở NN&PTNT Nam Định; (2) Cán bộ Chi cục Thủy lợi Nam Định; (3) Cán bộ các công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Định; (4) Cán bộ UBND các xã phỏng vấn.
(ii) Số lượng đối tượng phỏng vấn sâu: (1) 1 cán bộ Sở NN&PTNT; (2) 2 cán bộ Chi cục Thủy lợi; (3) 21 cán bộ các công ty TNHH MTV KTCTTL; (4) 10 cán bộ UBND các xã phỏng vấn.
(iii) Nội dung phỏng vấn
Hỏi trực tiếp, ghi chép lại nội dung phỏng vấn theo các ý đã chuẩn bị sẵn gồm: (1) Hỏi cán bộ thuộc Sở NN&PTNT và Chi cục Thủy lợi về cơ chế chính sách liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, bảo dưỡng công trình, phân cấp quản lý công trình; (2) Hỏi cán bộ quản lý trực tiếp hệ thống công trình ở công ty TNHH MTV KTCTTL về thực trạng hệ thống công trình, công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi, thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc; (3) Hỏi cán bộ xã về hệ thống thủy lợi nội đồng, các chính sách thủy lợi được áp dụng tại địa phương, tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Số liệu sau khi thu thập được cần kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, logic, sau đó sắp xếp theo nội dung nghiên cứu. Luận án tiến hành phân tích hiện trạng hệ thống thủy lợi, mức độ đánh giá dịch vụ tưới tiêu của người hưởng lợi sẽ giúp xác định được sự phát triển hệ thống thủy lợi ở nhiều góc nhìn khác nhau.
Dữ liệu sau khi phân tổ để kiểm tra sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS. Sau đó tính các chỉ tiêu bình quân như thu nhập bình quân, chi phí bình quân, mức giá bình quân,… để phục vụ các nội dung nghiên cứu.
3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2.5.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được dùng để tổng hợp dữ liệu, thông tin thu thập được. Để thấy được xu hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, dãy số theo thời gian được sử dụng.
Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để thống kê số lượng công trình thủy lợi, phản ánh mức độ phát triển về quy mô hệ thống thủy lợi; tình hình về thu phí từ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp; tình hình vận hành quản lý hệ thống thủy lợi của các Công ty TNHH MTV KTCTTL; mức phí thủy lợi nội đồng mà người sử dụng nước tưới sẵn lòng chi trả.
3.2.5.2. Thống kê so sánh
Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê mô tả, luận án so sánh các nhóm chỉ tiêu về quy mô sản xuất nông nghiệp; quy mô hệ thống thủy lợi; tình hình kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí và mức sẵn lòng chi trả đối với phí thủy lợi nội đồng trong vùng nghiên cứu để đánh giá việc phát triển hệ thống thủy lợi. Qua đó suy rộng vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.2.5.3. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bên ngoài của vấn đề nghiên cứu. Phân tích SWOT sử dụng trong nhiều lĩnh vực với các nghiên cứu khác nhau như Anastasios (2015). Phân tích SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi phát triển hệ thống thủy lợi. Phân tích môi trường bên trong để xác định được điểm mạnh (Strength) và điểm yếu (Weakness) của hệ thống thủy lợi, công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội (Opportunities) và những nguy cơ (Threats) đối với địa phương trong việc phát triển hệ thống thủy lợi. Phương pháp SWOT cho phép luận án lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O, S-T, W-O, W-T. Phân tích SWOT giúp luận án nhìn rò yếu tố trong, yếu tố ngoài có tác động tích cực, tiêu cực đến mục tiêu nghiên cứu của mình.
Ngoài ra trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo mức sẵn lòng chi trả
của người dân và phát triển hệ thống thủy lợi để đưa ra giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu.
Điểm mạnh S (Strength) | Điểm yếu W (Weakness) | |
Những điều kiện thuận lợi, ưu điểm từ bên trong | Những hạn chế khó khăn từ bên trong | |
Cơ hội O (Opportunities) | Kết hợp S – O | Kết hợp W – O |
Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội | Hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội | |
Nguy cơ T (Threats) | Kết hợp S – T | Kết hợp W – T |
Vượt qua thách thức bằng cách tận dụng điểm mạnh | Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi mối nguy |
Hình 3.4. Sơ đồ phân tích SWOT
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)
3.2.5.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người sử dụng đến việc cung cấp dịch vụ tưới tiêu của hệ thống thủy lợi. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu của Raven (1994), Laurett (2020), Đỗ Văn Quang (2016). Phương pháp phân tích EFA giúp ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F Dựa trên mô hình SERVQUAL (Parasuraman, 1988) và tham khảo từ những công trình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước về dịch vụ tưới tiêu để từ đó phân tích sự phát triển của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Luận án lựa chọn sử dụng mô hình SERVQUAL vì mô hình Servqual hiện đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau và thường được đánh giá là mang tới sự phù hợp. So với mô hình SERVQUAL (Parasuraman, 1988) gốc gồm 5 thành phần để đo lường chất lượng kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận là Sự tin cậy, Năng lực phục vụ, Phương tiện hữu hình, Sự đáp ứng và Sự cảm thông. Nghiên cứu này đã đưa thêm 1 thành phần là Phí thủy lợi nội đồng vào mô hình đề xuất. Trong quá trình làm việc thực tiễn, qua phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân sử dụng nước tưới và cán bộ nhân viên trong các công ty thủy nông thì tác giả nhận thấy mức phí thủy lợi nội đồng đối với mức thu nhập các hộ gia đình là tương đối nhỏ, nhưng tổng giá trị phí thủy lợi nội đồng mà các hộ sử dụng nước đóng góp lại có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý, vận hành và tu bổ sửa chữa hệ thống thủy lợi nội đồng, hạn chế thất thoát nước, tăng hiệu quả công tác tưới tiêu, giảm thời gian vận hành của công trình đầu mối, nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, theo cảm nhận trực quan của tác giả, phí thủy lợi nội đồng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá sự hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước với hoạt động của hệ thống thủy lợi và tác giá muốn đánh giá mức độ tác động của phí thủy lợi nội đồng. Kế thừa những nghiên cứu về việc luận giải đưa ra thang đo lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ (dịch vụ cung cấp tưới tiêu) kết hợp với những đặc điểm của người sử dụng dịch vụ (hộ nông dân sử dụng nước) và đặt vào môi trường kinh doanh đặc thù (sản phẩm dịch vụ công ích), tác giả xây dựng mô hình đánh giá qua 7 thang đo: Sự tin cậy, Năng lực phục vụ, Phương tiện hữu hình, Sự đáp ứng, Sự cảm thông, Phí thủy lợi nội đồng và Sự hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước tưới, các thang đo được mã hóa cụ thể như sau: Tiến hành xây dựng bảng hỏi dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong bảng mảng hóa dữ liệu ở trên. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert để cho điểm các khoảng cách. Thang điểm Likert gán điểm cho các phương án trả lời để đo lường các khái niệm mang tính trừu tượng. Sự tăng dần của điểm số trong thang đo tương ứng với sự gia tăng mức độ trong câu trả lời của người được phỏng vấn. Chính vì vậy, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, từ (1) Rất không đồng ý đến (5) Rất đồng ý. Cụ thể: mức 1 là Rất không đồng ý; mức 2 là Không đồng ý; mức 3 là Bình thường; mức 4 là Đồng ý; mức 5 là Rất đồng ý.