Dân Số Khu Vực Nông Thôn Phân Theo Địa Phương Năm 2019

Tiếp cận hệ thống sử dụng trong luận án được thể hiện qua việc nghiên cứu hệ thống thủy lợi từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; nghiên cứu từ chính sách phát triển hệ thống thủy lợi đến tình hình thực tế; tiếp cận từ bên cung cấp dịch vụ đến người sử dụng dịch vụ.

3.1.2. Khung phân tích

Luận án phân tích thực trạng hệ thống công trình thủy lợi trong địa bàn nghiên cứu, bao gồm các nội dung về quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi, phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi và triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi (hình 3.1).


PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch phát triển hệ thống

thủy lợi

Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi

Triển khai quy hoạch phát triển

hệ thống thủy lợi

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ SXNN

- Điều kiện tự nhiên - Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi

- Ý thức của người dân - Nguồn nhân lực vận hành hệ thống thủy lợi


Hình 3.1. Khung phân tích

Luận án phân tích tình hình quy hoạch hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Luận án cũng nghiên cứu thực trạng công tác phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Luận án phân tích việc triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Từ các phân tích trên, luận án đưa ra các nội dung cần nghiên cứu, mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó luận án có cơ sở để đưa ra kiến nghị cho địa phương trong việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi cả về mặt số lượng và chất lượng, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Luận án xây dựng nên sơ đồ nghiên cứu về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu điển hình tại Nam Định (thể hiện trong phụ lục). Dựa trên khung phân tích, cơ sở số liệu đầu vào và sử dụng các phương pháp nghiên cứu tương ứng đã đề cập ở phần phương pháp luận, luận án đưa ra kết quả phân tích và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển thủy lợi trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của Chính phủ năm 2017 và Luật Thủy Lợi 2017.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Luận án lựa chọn Nam Định làm địa bàn nghiên cứu vì Nam Định là (i) tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp lớn tại Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm hơn 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh; (ii) Nam Định là tỉnh có đầy đủ đặc điểm của các tỉnh ĐBSH (có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đặc điểm văn hóa – xã hội đại diện cho các tỉnh khác thuộc ĐBSH); (iii) Hệ thống thủy lợi ở Nam Định nhận được sự quan tâm của cơ quan các cấp.

3.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý và địa hình

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển ở cực Nam châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Nam, có tọa độ địa lý: từ 19o52’ đến 20o30’ vĩ độ Bắc và 105o55’ đến 106o35’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh: 1.668km2. Diện tích đất nông nghiệp là 112692,6 ha, chiếm 67,54% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 91079 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 2950 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 17401 ha, đất làm muối là 716,3 ha và đất nông nghiệp khác là 545,4 ha (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2019).

Địa hình Nam Định được chia thành 3 vùng:

Vùng Bắc: bao gồm phần diện tích tưới ở phía Bắc sông Đào của tỉnh Nam Định (bao gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định).

Vùng Trung: bao gồm phần diện tích của huyện Nam Trực, Trực Ninh và toàn bộ huyện Nghĩa Hưng do 02 công ty TNHH MTV KTTL Nam Ninh và Nghĩa Hưng phụ trách.

Vùng Nam: bao gồm phần diện tích tưới của huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy do Công ty TNHH MTV KTTL Xuân Thủy, Hải Hậu phụ trách.

Hình 3 2 Bản đồ tỉnh Nam Định Nguồn Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định 2019 1

Hình 3.2. Bản đồ tỉnh Nam Định

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định (2019)

Bề mặt địa hình ở Nam Định tương đối bằng phẳng, với độ dốc địa hình rất nhỏ (trung bình 9 mm/km), có xu thế thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam, độ cao địa hình khu vực trong đê chỉ vào khoảng 0,2 đến 3,0m, tại khu vực ngoài đê ở một số nơi còn có cồn cát thấp với độ cao từ 2 đến 3m.

b. Đặc điểm thủy văn – tài nguyên nước

Nam Định có hệ thống sông ngòi dày đặc. Nhìn chung, các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Trên địa bàn tỉnh có 4 sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ và nhiều sông địa phương, kênh đào, sông tiêu… Các sông chảy qua địa phận Nam Định phần lớn đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường rộng, độ dốc nhỏ và không sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông. Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm hai mùa rò rệt: mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, lại gặp lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông

chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn (UBND tỉnh Nam Định, 2018).

Nguồn nước mặt tại Nam Định khá phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với bốn sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ.… và một hệ thống hồ, đầm, ao, kênh mương dày đặc nên tiềm năng nước ngọt bề mặt tương đối lớn. Ngoài 4 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có một hệ thống sông ngòi vừa và nhỏ như sông Sò, Sắt… (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định, 2017).

3.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2019 của toàn tỉnh đạt 1.780.865 người, giảm 0,19%, tương đương giảm 3.341 người so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 323.741 người, chiếm 18,18%; dân số nông thôn 1.457.124 người, chiếm 81,82%; dân số nam 872.507 người, chiếm 48,99%; dân số nữ 908.358 người, chiếm 51,01%. Tổng tỷ suất sinh năm 2019 là 2,7 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 14,69‰; tỷ suất chết thô là 5,24‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 11,9‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 17,7‰. Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh năm 2019 là 74,5 năm, trong đó nam là 72 năm và nữ là 77,1 năm. Năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả tỉnh đạt 1.152.192 người, tăng

28.222 người so với năm 2017, trong đó lao động nam chiếm 48,84%; lao động nữ chiếm 51,16%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 17,9%; lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 82,1%. Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả tỉnh đạt 1.052.177 người, giảm 1.803 người so với năm 2018, trong đó lao động nam chiếm 49,14%; lao động nữ chiếm 50,86%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 17,05%; lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 82,95% (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2019).

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2019 đạt 1.039.842 người, tăng 764 người so với năm 2018. Phân theo ngành kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 431.534 người, chiếm 41,50%; khu vực công nghiệp và xây dựng 333.477 người, chiếm 32,07%; khu vực dịch vụ 274.831 người, chiếm 26,43% tổng số lao động. Phân theo loại hình kinh tế: Lao động khu vực Nhà nước 58.350 người, chiếm 5,61%; khu vực ngoài Nhà nước

909.117 người, chiếm 87,43%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 72.375 người, chiếm 6,96%.

Bảng 3.1. Dân số khu vực nông thôn phân theo địa phương năm 2019

Đơn vị tính: Người


TT

Địa phương

Số người

TT

Địa phương

Số người

1

TP. Nam Định

57079

6

Nam Trực

165452

2

Mỹ Lộc

67475

7

Trực Ninh

139986

3

Vụ Bản

123555

8

Xuân Trường

140970

4

Ý Yên

218207

9

Giao Thủy

152407

5

Nghĩa Hưng

154466

10

Hải Hậu

237527

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2019)

b. Tình hình kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 tăng 8,96% so với năm 2018, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,97%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,41%, đóng góp 5,41 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,16%, đóng góp 2,66 điểm phần trăm (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2019).

Bảng 3.2. Tổng sản phẩm tỉnh Nam Định theo giá hiện hành

Đơn vị: triệu đồng


Năm

Nông, lâm nghiệp,

thủy sản

Công nghiệp,

xây dựng

Dịch vụ

Tổng

2015

11.894.986

16.447.908

17.144.675

46.811.173

2016

12.498.300

17.851.973

18.909.350

50.783.726

2017

12.212.355

20.450.655

20.826.714

55.250.463

2018

13.415.984

23.964.336

23.000.986

62.310.058

2019

14.550.651

28.413.592

25.511.631

70.624.960

Nguồn: Cục Thống kê Nam Định (2019)

Năm 2019, quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 70.625 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 39,7 triệu đồng, tương đương 1.707 USD, tăng 212 USD so với năm 2018. Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,60%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,23%; khu vực dịch vụ chiếm 36,12%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,05%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng nhanh và cao hơn so với mức bình quân của nền kinh tế; trong khi đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển

dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng.

Phân theo loại hình kinh tế, khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng 13,97%; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 76,51%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,47%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,05%. So với năm 2018 thì khu vực Nhà nước có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng, mức giảm là 0,38%; khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng là 0,07%, 0,36%.

Phân theo thành phần kinh tế, khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng 13,97%; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 76,51%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,47%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,05%.

Bảng 3.3. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt


Năm

Diện tích (ha)


Sản lượng (tấn)


Lúa

Ngô

Tổng

Lúa

Ngô

Tổng

2015

154.434

4.448

158.901

935.172

19.609

954.840

2016

153.044

4.400

157.488

923.922

19.731

943.789

2017

151.155

4.738

155.921

841.824

21.725

863.634

2018

149.089

4.235

153.350

891.174

19.857

911.107

2019

146.919

3.719

150.642

888.132

17.801

905.944

Nguồn: Cục Thống kê Nam Định (2019)

Năm 2019, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh phát triển tích cực, không phát sinh dịch bệnh lớn, thị trường tiêu thụ nông sản được đảm bảo, giá lợn hơi dần phục hồi và ổn định. Bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch và từng bước mở rộng những vùng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế, hạ tầng giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống được cải tạo và đầu tư mới, môi trường được đảm bảo. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm các loại năm 2019 đạt 178.276 ha, giảm giảm 1,7% (-3.125 ha) so với năm trước. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt 150.642 ha, giảm 1,77% (-2.708 ha), riêng diện tích trồng lúa 146.919 ha, giảm 1,46% (-2.170 ha); cây lấy củ có chất bột

4.060 ha, tăng 3,28% (+129 ha); cây có hạt chứa dầu 6.296 ha, giảm 6% (-401 ha); cây rau đậu, hoa các loại 16.025 ha, giảm 1,6% (-261 ha); cây hàng năm khác 1.026 ha, tăng 19,72% (+169 ha) so với năm trước.

Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu năm 2019 đạt 1.964 triệu USD, tăng 21,94% so với năm trước. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, túi

xách, giầy, dép và hàng lâm sản. Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu năm 2019 đạt 1.081,7 triệu USD, tăng 0,08% so với năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu may; da và các mặt hàng liên quan; bông, xơ, sợi dệt.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Để lựa chọn được điểm nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, luận án dựa trên tiếp cận phân vùng thủy lợi – đây là đặc điểm riêng biệt khi đối tượng nghiên cứu là hệ thống thủy lợi. Dựa trên các đặc điểm thủy văn, dòng chảy, địa lí thì Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định đã phân vùng thủy lợi trên địa bàn tỉnh thành 03 vùng khác nhau là vùng Bắc, vùng Trung và vùng Nam.

Hình 3 3 Bản đồ phân vùng thủy lợi tỉnh Nam Định Nguồn Sở NN PTNT tỉnh 2

Hình 3.3. Bản đồ phân vùng thủy lợi tỉnh Nam Định

Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định (2018)

Vùng Bắc: bao gồm phần diện tích tưới ở phía Bắc sông Đào của tỉnh Nam Định (bao gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định). Các công trình đầu mối còn lại trên địa bàn tỉnh Nam Định do UBND tỉnh Nam Định quản lý giao cho Công ty TNHH MTV KTTL Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành khai thác, vận hành.

Vùng Trung: bao gồm phần diện tích của huyện Nam Trực, Trực Ninh và toàn bộ huyện Nghĩa Hưng do 02 công ty TNHH MTV KTTL Nam Ninh và Nghĩa Hưng phụ trách.

Vùng Nam: bao gồm phần diện tích tưới của huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy do Công ty TNHH MTV KTTL Xuân Thủy, Hải Hậu phụ trách.

Các địa điểm nghiên cứu được lựa chọn phải đại diện cho các vùng địa hình nêu trên. Luận án sẽ căn cứ vào cách tiếp cận trên để lựa chọn điểm nghiên cứu. Các Công ty TNHH MTV KTCTTL và các huyện được chọn để thu thập số liệu như sau:

Bảng 3.4. Căn cứ lựa chọn địa phương thu thập số liệu sơ cấp


TT

Tên địa phương

Hệ thống

thủy lợi

Căn cứ lựa chọn và đặc điểm HTTL


1 Huyện Nghĩa Hưng Nghĩa Hưng


2 Huyện Xuân Trường

Xuân Thủy

3 Huyện Giao Thủy


4 Huyện Mỹ Lộc Mỹ Thành


5 Huyện Ý Yên Ý Yên

Hệ thống thủy lợi nằm hoàn toàn trong

địa bàn của 01 huyện và là vùng đồng bằng ven biển

Hệ thống thủy lợi nằm trên địa bàn 02 huyện và là vùng đồng bằng thấp trũng, ven biển.

Hệ thống thủy lợi nằm trên địa bàn 01 huyện và bao gồm một phần đô thị.

Hệ thống thủy lợi nằm trên địa bàn 01 huyện và thuộc vùng đồng bằng thấp trũng phía Bắc sông Đào.

Tại mỗi địa phương, khảo sát 2 xã với tiêu chí chọn xã là 1 xã nằm ở đầu hệ thống công trình và 1 xã nằm nằm ở cuối hệ thống công trình để có thể nhận định được thực trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ thủy lợi. Từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh về hệ thống thủy lợi của tỉnh Nam Định, làm căn cứ để đề xuất giải pháp hoàn thiện, phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định.

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu khoa học. Đối với nghiên cứu trong luận án, thông tin và số liệu thứ cấp giúp tác giả đưa ra khái niệm, nội dung liên quan về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí