Thực Trạng Xuất Khẩu Sản Phẩm Nông, Lâm, Thuỷ Sản Của Doanh Nghiệp Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản

- Luật kiểm soát ngoại hối và ngoại thương

- Luật và quy định liên quan đến hàng cấm

- Luật và quy định liên quan đến độc quyền chính phủ

- Luật và quy định liên quan đến kiểm dịch

- Luật và quy định liên quan đến ma tuý

Các công cụ phi thuế quan gồm có: Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu, Chế độ hạn ngạch nhập khẩu, Hàng cấm nhập khẩu, Chế độ thông báo nhập khẩu, Các quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu (gồm Tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản (JIS), Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS), Tiêu chuẩn môi trường, Luật bảo vệ thực vật, Luật vệ sinh thực phẩm, Luật bao gói và tái chế bao bì và Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, Luật an toàn sản phẩm, Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng, Luật ngoại thương và ngoại hối, Chương trình xúc tiến nhập khẩu).

Đối với nông, lâm, thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật, cần chú ý đến các quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu, trong đó đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS)

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật bản - JAS quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật JAS gồm đồ uống, các sản phẩm chế biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp, thú nuôi, dầu và chất béo, thuỷ hải sản, các loại gỗ dán, gỗ ván, ván lát sàn, gỗ xẻ. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn về việc ghi 28 nhãn chất lượng và bắt buộc tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn này cũng được áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu.

- Tiêu chuẩn môi trường:

Vấn đề môi trường ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục môi trường Nhật Bản khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm được đóng dấu Ecomark không làm hại môi sinh kể cả các sản

phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm được đóng dấu Ecomark phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau đây:

+ Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoăc rất ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường.

+ Việc sử dụng sản phẩm đó đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.

- Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm cấm kinh doanh những loại thực vật chứa độc tố hoặc có những chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Luật này qui định lượng kháng sinh và lượng phụ gia tối đa cho phép trên một đơn vị đo lường có thể chứa trong sản phẩm. Luật này cũng quy định các thông tin cần thiết phải có trên nhãn mác sản phẩm nhập khẩu và quy định về nhãn mác sản phẩm biến đổi gen .

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, từng bước chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và hướng mạnh ra xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2006 đạt 8,88 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 25% so với năm 2005, trong đó xuất khẩu nông sản đạt 3,58 tỷ USD tăng 28%, xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,42 tỷ USD, tăng 24%, xuất khẩu lâm sản đạt 1,94 tỷ, tăng 21% so với năm 2005. Đối với thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này liên tục có mức tăng trưởng khá qua các năm, với tốc độ tăng năm sau so với năm trước từ 20-25%, từ 2,5 tỷ USD năm 2001 lên 4,5 tỷ USD năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tăng dần qua các năm. Thị trường Nhật Bản trong dài hạn vẫn là thị trường tiềm năng, chủ lực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, sản Việt Nam. Về thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào Nhật Bản

năm 2006 đạt 785,7 triệu USD, tăng 8.7% so với năm 2005, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Về nông sản, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2006 đạt 498,8 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau là 27,5 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu lâm sản (gỗ và sản phẩm thủ

công mỹ nghệ) sang thị trường Nhật Bản đạt 326,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu lâm sản của Việt Nam.13

1. Về số lượng doanh nghiệp:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì tính đến hết năm 2006, cả nước có khoảng hơn 1300 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh của Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Chúng ta có hơn 500 nhà máy chế biến thuỷ sản, có 22 nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, hơn 50 nhà máy chế biến xuất khẩu nông sản và hơn 40 nhà máy chế biến xuất khẩu gỗ.

2. Về quy mô doanh nghiệp:

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và sản xuất nông, thuỷ sản nói riêng vẫn trong tình trạng manh mún và lạc hậu. Vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Hầu hết hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có những trang trại hay các doanh nghiệp lớn. Nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam tương đối thấp. Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của các doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản còn hạn chế; chất lượng các sản phẩm còn chưa cao và không đồng đều.

3. Về nguyên liệu đầu vào:

Một yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu là phải chủ động được đầu vào cho xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thuỷ sản sang thị trường



13 Tổng cục thống kê, niên giám thống kê , thống kê xuất nhập khẩu qua các năm

Nhật Bản nói riêng phần đông chưa làm được điều này. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu đi thu mua nguyên liệu trong các hộ nông nghiệp đem về cơ sở sản xuất phân loại, chế biến. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, với sự manh mún, nhỏ lẻ trong ruộng đất, kỹ thuật canh tác tương đối lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ phát triển thị trường ở các khu vực nông thôn, do đó quy mô nguồn hàng cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ, chất lượng chưa thể đảm bảo đặc biệt là đối với thị trường yêu cầu cao về chất lượng như thị trường Nhật. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng đã bước đầu chú trọng đến việc quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu. Đối với hàng nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cao su đã xây dựng các đồn điền cà phê, cao su quy hoạch cho xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, một mặt thu mua thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của người dân, mặt khác đã xây dựng những cơ sở nuôi trồng của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ con giống đến thành phẩm. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ đã quy hoạch vùng nguyên liệu trồng rừng. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ mây, tre đan thủ công mỹ nghệ, nguồn nguyên liệu chủ yếu từ trong các hộ cá thể, hầu như chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thường không tập trung mà nằm rải rác ở rất nhiều làng nghề trong cả nước. Vì vậy vấn đề về thu gom hàng hoá rất khó khăn nếu được đặt hàng với nhu cầu lớn. Tuy nhiên, Nhật Bản lại thường đặt hàng với khối lượng nhỏ, do đó chúng ta có thể đáp ứng được các đơn hàng của Nhật Bản.

4. Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính:

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm thuỷ sản nói chung, xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng, có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, hệ số đổi mới thiết bị thấp, chỉ đạt 7%/ năm, bằng 1/2-1/3 mức tối thiểu của các nước trong khu

vực như Thái Lan, Malaysia. 14Nhìn chung, các doanh nghiệp này thiếu vốn kinh doanh, vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu kinh doanh, còn lại là vốn đi vay15. Hiện nay trong tổng số 110 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ có 16 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản có niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán16. Do đó, khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật bản còn nhiều hạn chế. Những khó khăn về vốn đầu tư và trình độ hiểu biết về công nghệ chế biến đã làm hạn chế phát triển công nghệ chế biến nói chung và chất lượng

sản phẩm nông nghiệp cho xuất khẩu nói riêng của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay trong xuất khẩu nông sản việc nắm bắt được công nghệ cao là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là thị trường có sức mua cao và yêu cầu chất lượng cao như thị trường Nhật Bản. Khâu này các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Do trình độ khoa học, công nghệ thấp nên trong sản xuất, thu hoạch chế biến nông, thuỷ sản, mức hao hụt và tổn thất rất cao (khoảng 25%) 17dẫn đến giá thành sản xuất tăng, sức cạnh tranh về giá kém. Ngoài ra, công nghệ, thiết bị trong chế biến của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn ở mức trung bình, điều này đã làm cho các sản phẩm chế biến của Việt Nam khó có khả năng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng Nhật Bản, vì vậy hàng hoá của Việt Nam vẫn chưa được người Nhật Bản đánh giá cao và khó thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

5. Về trình độ nguồn nhân lực:

Trình độ lao động của Việt Nam trong ngành nông, lâm, thuỷ sản hiện nay còn rất thấp. Lao động trong những ngành này, chủ yếu là nông dân, ngư


14 Viện nghiên cứu cơ khí, Khảo sát thực trạng công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2006

15Bộ Thương mại, Điều tra thực trạng tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ năm 2006

16 Uỷ ban chứng khoán quốc gia, Cơ sở dữ liệu công ty trên thị trường chứng khoán tháng 10 năm 2007, Tổ chức niêm yết

17 Viện nghiên cứu cơ khí, Khảo sát thực trạng công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2006

dân và thợ thủ công với học vấn rất thấp và hầu như không được đào tạo nghề, do vậy trình độ dân trí, tay nghề và những hiểu biết về thị trường còn hạn chế. Tại các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nói chung, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng, đội ngũ những cán bộ có trình độ hiểu biết về thị trường còn ít, hoạt động đào tạo cán bộ cho xuất khẩu còn chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực công tác.‌

III. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

1.1. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản

Những năm gần đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam- Nhật Bản ngày càng phát triển. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Nhật ngày càng tăng lên, trong đó có mặt hàng nông sản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ 45,05 triệu USD (năm 2001) lên mức 92,04 triệu USD (năm 2006). Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam được phản ánh qua bảng 3.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD



2001

2002

2003

2004

2005

2006

Kim ngạch XK nông sản sang Nhật

Bản


45,05


48,76


63,67


67,15


73,13


92,04

Tăng trưởng (%)

-

8,36

30,57

5,47

8,91

25,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản - 6

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, thống kê hải quan năm 2006

1.1.2. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai thế giới chỉ sau EU. Hiện nay, mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 15 tỷ USD hàng thuỷ

sản. Nhật Bản hiện là bạn hàng lớn nhất của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 582.838 triệu USD, chiếm 24,2%. Năm 2005 đạt 671,688 triệu USD, chiếm 23,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, năm 2006 đạt

785,876 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 18. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tôm và mực đông lạnh, đưa Việt Nam trở thành một trong 3 nước xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản. Do những bất ổn trên thị trường Mỹ nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã chuyển sang xuất khẩu

sang những thị trường có mức độ ổn định cao hơn như thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản được phản ánh qua Bảng 4.


Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD



2001

2002

2003

2004

2005

2006

Kim ng¹ch xuÊt khÈu thuû s¶n

sang NhËt B¶n


465,901


469,473


537,459


582,838


671,688


785,876

T¨ng tr•ëng

(%)

-

0,77

14,48

8,44

15,44

17,00

Nguån: Tæng côc H¶i Quan, thèng kª h¶i quan n¨m 2006

1.1.3. Kim ng¹ch xuÊt khÈu l©m s¶n sang thÞ tr•êng NhËt B¶n

- Kim ng¹ch xuÊt khÈu ®å gç sang thÞ tr•êng NhËt B¶n

HiÖn nay, nhu cÇu nhËp khÈu ®å gç néi thÊt vµo NhËt B¶n ngµy cµng t¨ng, kim ng¹ch xuÊt khÈu ®å gç ViÖt Nam vµo NhËt B¶n ®ang trªn ®µ t¨ng tr•ëng tèt. Kim ng¹ch vµ khèi l•îng s¶n phÈm gç xuÊt khÈu sang thÞ tr•êng NhËt ®•îc ph¶n ¸nh qua B¶ng 5.



18 Tổng cục hải quan, thống kê Hải quan năm 2006

B¶ng 5: Kim ng¹ch xuÊt khÈu ®å gç ViÖt Nam sang thÞ tr•êng NhËt B¶n

§¬n vÞ: TriÖu USD


N¨m

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Kim ng¹ch (TriÖu USD)


111,2


129,5


153,3


180,2


240,3


286,2

Tû lÖ t¨ng tr•ëng hµng n¨m (%)


-


16,45


18,38


17,55


33,35


19,10

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, thống kê hải quan các năm

- Kim ngạch xuất mây, tre đan sang thị trường Nhật Bản

Những năm gần đây, xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam vào Nhật liên tục tăng với nhịp độ cao, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng từ 17-20%

/năm. Nhật Bản thực sự trở thành thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hàng mây tre đan năm 2006 đạt 40,2 triệu USD. Nhật Bản nhập khẩu mây tre đan chủ yếu từ các nước Đông Nam Á như Philippin, Inđônêxia, Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chiếm tới 1/3 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan vào Nhật. Mây tre đan Việt Nam được người tiêu dùng Nhật Bản khá được ưa thích do sự phong phú về chủng loại, mẫu mã, tốt về chất liệu và mang tính truyền thống.

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu mây, tre đan Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Kim ngạch (Triệu USD)


17,7


20.6


24


28.2


33,5


40,2

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (%)


-


16,8


16,5


17,5


18,9


20

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, thống kê hải quan qua các năm

1.2. Cơ cấu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản

1.2.1. Cơ cấu sản phẩm nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí