thực sự có trọng điểm. Việc nắm bắt các thông tin thị trường không tốt sẽ dẫn đến việc không dám quyết định hoặc quyết định không đúng trong sản xuất, xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu. Việc quảng bá sản phẩm (trong đó có xây dựng thương hiệu) của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Thực tế hiện nay, hình thức xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Nhật Bản vẫn chủ yếu dừng lại ở hình thức xuất khẩu trực tiếp hoặc qua trung gian nước thứ ba chứ chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế khác đặc biệt là đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Năng lực tiếp cận và đáp ứng các đòi hỏi của thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Bản thân các doanh nghiệp khi mới chuyển sang kinh tế thị trường chưa hoàn toàn tỏ ra thích ứng và nhanh nhạy với những thay đổi trên thị trường thế giới nói chung và thị trường NhậtBản nói riêng. Cũng vì lý do không tiếp cận được thị trường một các đầy đủ nên các doanh nghiệp của Việt Nam thường phải xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản gián tiếp qua nước thứ ba, do đó giá xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu của các nước trong khu vực.
Việc tiếp cận thông tin thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản còn rất hạn chế do các đơn vị này hầu hết có qui mô nhỏ, không đủ năng lực và chi phí cho công tác tiếp thị. Trong khi công tác xúc tiến thương mại của các cơ quan chức năng của Nhà nước không thường xuyên và chưa thực sự có hiệu quả. Thực tế các doanh nghiệp của chúng ta vẫn thiếu rất nhiều thông tin về thị trường Nhật Bản. Ở cấp Bộ cũng như các doanh nghiệp chưa có những tổ chức hoặc bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường nông sản, thuỷ sản, lâm sản của Nhật Bản để chủ động đối phó với sự biến động của thị trường. Khâu khai thác thông tin từ những tổ chức hỗ trợ các nhà xuất khẩu nước ngoài của Nhật Bản như JETRO (Tổ chức xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản) còn yếu và chưa tận dụng được hết thông tin từ các tổ chức này. Tình trạng thiếu thông tin đã hạn chế rất nhiều đến cơ hội giao thương, cũng như tận dụng được những ưu đãi mà thị trường Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc phân tích và dự báo các xu hướng chuyển biến của thị trường cũng chưa được thực hiện đầy đủ và chính xác nên gây khó khăn trong công tác tổ chức xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường xuyên rơi vào tình trạng bị động về nguyên liệu đầu vào, sản phẩm phù hợp với thời vụ.
Công tác tiếp thị cho các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn yếu, phần lớn chưa có chiến lược cụ thể, thiếu tầm nhìn xa, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Một phần cũng do các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn còn nhiều hạn chế nên chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, Marketing, việc thâm nhập thị trường Nhật Bản còn nhiều hạn chế, không đủ mạnh, đơn lẻ, rời rạc. Các phương thức tiếp thị truyền thống như tổ chức hội chợ triển lãm, tham gia hội chợ quốc tế vẫn còn chưa được chú trọng hoặc nếu có vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
Công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản còn nhiều bất cập. Phần lớn chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu mà chỉ dừng lại ở việc tổ chức xuất khẩu khi đã giành được đơn hàng, vẫn mang tính “chộp giật”.
Chất lượng sản phẩm chưa cao, uy tín thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm chưa cao, công tác Marketing, tiếp cận thị trường còn chưa tốt, do đó năng lựu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản còn nhiều hạn chế.
2.5. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
Người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, hệ thống phân phối, các dịch vụ bán hàng và hậu bán hàng, uy tín kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp,.... Những yếu tố này tạo nên uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm,
65
thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng ngày càng quan tâm hơn đến việc xây dựng thương hiệu bởi công tác này có giá trị to lớn cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lựu xuất khẩu của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Xuất Khẩu Sản Phẩm Nông, Lâm, Thuỷ Sản Của Doanh Nghiệp Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản
- Các Mặt Hàng Nông Sản Của Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật Giai Đoạn 2001-2006
- Thực Trạng Năng Lực Tổ Chức Sản Xuất, Xuất Khẩu Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Sản Sang Thị Trường Nhật Bản
- Đầu Tư Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Trong Lai Tạo Giống, Chế Biến Và Bảo Quản
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Cho Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Sản Sang Thị Trường Nhật Bản
- Các Giải Pháp Marketing Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Tuy đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về xây dựng thương hiệu nhưng vấn đề thương hiệu vẫn là hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản làm giảm năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo điều tra của Cục xúc tiến thương mại Việt Nam (Viet Trade) ở 14/37 tỉnh phía Bắc, số doanh nghiệp thực hiện công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá mới chiếm khoảng 21%, và chỉ 2,1% đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Chỉ có khoảng 15% hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam được đăng ký mang thương hiệu Việt Nam trong khi Nhật Bản là thị trường coi trọng thương hiệu, coi trọng những sản phẩm có thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản chưa chủ động được nguồn hàng xuất khẩu. Do đặc điểm của sản phẩm nông, lâm, thủy sản và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố biến động thời tiết, mức sinh lời, khả năng quay vòng, thu hồi vốn thấp nên cũng là những nhân tố khách quan làm giảm uy tín thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống phân phối các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản mang thương hiệu Việt Nam rộng khắp trên thị trường Nhật Bản. Các dịch vụ bán hàng và hậu bán hàng còn yếu, rất khó triển khai do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta còn thấp, công tác xúc tiến thương mại, Marketing còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản.
Tóm lại, mặc dù khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng trong những năm qua, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm này còn thấp. Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ
phía các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như chất lượng sản phẩm thấp, công nghệ chậm đổi mới, công tác tiếp thị, Marketing, thâm nhập thị trường còn yếu, uy tín thương hiệu doanh nghiệp còn thấp,… còn có những nguyên nhân khách quan như chính sách thương mại và quy chế nhập khẩu khắt khe của thị trường Nhật Bản, hệ thống pháp luật chính sách của chúng ta tồn tại nhiều bất cập,…Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam cần tận dụng và phát huy tối đa lợi thế, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực đổi mới công nghệ, hệ thống quản lý, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, Marketing, thâm nhập thị trường, xây dựng uy tín thương hiệu,…nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của đất nước.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG, LÂM,
THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nói riêng đang tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước. Vấn đề đặt ra cho chiến lược xuất khẩu của nước ta là vừa đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu vừa tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu, lựa chọn cơ cấu ngành hàng xuất khẩu hợp lý.
Do đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều này đã được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua và chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010 do Bộ Thương mại xây dựng: Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai, lao động của từng vùng, từng địa phương; phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 17,5-18 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ có xu hướng tăng dần nhưng chủ yếu dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến nâng cao giá trị xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, thực hiện phương châm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đồng thời tập trung vào các thị trường trọng điểm, có sức mua lớn nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu nói trên. Bên cạnh việc củng cố các thị trường đã có, mở rộng sang các thị trường mới như Châu Mỹ La tinh, Châu
Phi và Nam Á. Chúng ta cũng cần tập trung vào các thị trường trọng điểm là Trung Quốc, các nước ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Ba trung tâm kinh tế lớn nhất là Hoa Kỳ , Nhật Bản và EU sẽ chiếm khoảng 60% kim ngạch. Với đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản hiện nay và quan hệ song phương ngày càng được thắt chặt, trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản có thể đạt mức 21-22% so với mức 16% như hiện nay. Trong đó nông sản phấn đấu đạt 160-200 triệu USD, thuỷ sản đạt kim ngạch 1 tỷ USD, đồ gỗ đạt 700 triệu USD, hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ đạt 170- 220 triệu USD.
2. Phương hướng phát triển xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản đến năm 201030
2.1. Nông sản
Khai thác tối đa các cơ hội tăng kim ngạch và khối lượng xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản, phát huy cao độ tiềm năng của nền nông nghiệp nước nhà, đồng thời thực hiện đa dạng hoá và phát triển xuất khẩu các loại nông sản mới, các loại nông sản có hàm chế biến sâu sang thị trường này.
Về tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu: Phấn đấu thời gian từ nay đến năm 2010, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 15 - 17% (theo trị giá) để kim ngạch đạt 160- 200 triệu USD vào năm 2010.
Về mặt hàng xuất khẩu: Cần tiếp tục duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu các hàng nông sản chính như cà phê, cao su, gạo, chè, điều, tiêu và các loại rau quả sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt mới như thịt, các nông sản hữu cơ sang Nhật, đồng thời cố gắng nâng cao mức độ chế biến và tiếp cận tốt hơn các kênh phân phối nông sản tại thị trường Nhật để gia tăng giá trị cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
2.2. Thuỷ sản
30 Bộ Thương mại, Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2006-2010
Duy trì thị phần Nhật Bản ở mức 25 - 30% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trung bình hàng năm sang Nhật sẽ đạt 8,5-9% thời kỳ 2006-2010, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu đạt 1-1,2 tỷ USD vào năm 2010.
Định hướng mặt hàng xuất khẩu: cần tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các mặt hàng thuỷ sản mới xuất khẩu sang Nhật. Hiện nay tôm đông lạnh vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật (khoảng 62-65%), tiếp theo là mực, cá đông lạnh, thời gian từ nay tới năm 2010, Việt Nam cần đưa vào xuất khẩu các dạng thuỷ sản khác như tôm, cá sống, các sản phẩm đồ hộp tôm, mực, cá và các sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói nhỏ, các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản.
2.3. Lâm sản
Căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ và mây tre đan của Nhật dự báo tăng mạnh thời kỳ 2006 – 2010 và dựa trên tiềm năng lớn tăng xuất khẩu hàng đồ gỗ và mây tre đan của Việt Nam thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và phát triển thị phần đồ gỗ và mây tre đan tại Nhật Bản ở vị trí một trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng đồ gỗ và mây tre đan của nước ta. Định hướng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan sang Nhật Bản sẽ đạt 85- 90 triệu USD vào năm 2007 và dự kiến đạt 170 -220 triệu USD vào năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm 25-30 % thời gian từ 2006 cho tới năm 2010. Riêng mặt hàng đồ gỗ, định hướng xuất khẩu sang Nhật tới năm 2010 là 300-305 triệu USD.
Định hướng mặt hàng đồ gỗ và mây tre đan xuất khẩu: cần chú trọng cải tiến mẫu mã và thiết kế sản phẩm nhằm đa dạng hoá và tạo lượng mặt hàng phong phú phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các tiêu chuẩn quy định của thị trường Nhật Bản. Đối với các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, cần chú trọng xuất khẩu các sản phẩm làm bằng tay, các sản phẩm có nét độc đáo riêng, các sản phẩm nhằm khôi phục các
làng nghề truyền thống và sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Nhóm giải pháp về chất lượng
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia, doanh nghiệp cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa vào chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là những đặc tính của sản phẩm được thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó. Chất lượng gắn với khả năng thoả mãn những nhu cầu đã định cho sản phẩm, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp nói chung, đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng.
Đối với mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, nâng cao chất lượng hàng hoá phải được thực hiện từ công tác quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lai tạo giống, chế biến và bảo quản, tăng cường công tác quản lý chất lượng và tăng cường phối hợp theo nguyên tắc “3 nhà”- doanh nghiệp, nông dân và nhà nước.
1.1. Quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào
1.1.1. Tổ chức lại sản xuất theo hướng kinh tế trang trại, quy hoạch vùng
sản xuất
Nhà nước đã thông qua chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, trong đó đã chỉ rõ những định hướng lớn về thị trường và mặt hàng xuất, nhập khẩu. Những định hướng này bao gồm cả định hướng về số lượng và kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và phát triển mặt hàng xuất khẩu có thể phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch và kế hoạch phát triển xuất khẩu sang Nhật thời gian tới năm 2010. Các bộ, ban, ngành có liên quan sẽ đề ra chiến lược xuất khẩu và triển khai thực hiện.Việc phát triển xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản