Đánh Giá Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn


2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

2.1.3.1. Thuận lợi

- Phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đạt kết quả khá tốt với hầu hết các chỉ tiêu đều vượt mức đề ra trong đại hội tỉnh Đảng bộ huyện năm 2015-2020. Cùng với tiến bộ bước đầu về phát triển kết cấu hạ tầng vì vậy bộ mặt xã hội có nhiều bước khởi sắc, tạo đà cho phát triển về sau.

- Đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển lúa, ngô, Vùng cao có thế mạnh là tài nguyên rừng, 55,5% độ che phủ của rừng từng bước được nâng cao và có điều kiện thuận lợi phát triển đại gia súc.

- Đã có một số loại sản phẩm hàng hoá có thương hiệu như: bò đen, bò mông, gà mông,...

- Người dân cần cù, Đảng bộ nhân dân trong huyện đoàn kết quyết tâm phấn đấu phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh trên cơ sở đổi mới tư duy cũng như cách làm mới.

- Huyện Pác Nặm có điều kiện khí hậu để phát triển chăn nuôi gia súc trâu, bò và lợn đen đây cũng là thế mạnh tiềm năng để các nông hộ phát triển kinh tế. Có nguồn lao động dồi dào và phần lớn là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Quốc phòng an ninh của huyện được đảm bảo. Các mặt kinh tế xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa được nhà nước quan tâm và dần có những bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện.

2.1.3.2. Khó khăn

- Pác Nặm là huyện miền núi đặc biệt khó khăn thuộc chương trình nhà nước đầu tư hỗ trợ theo nghị quyết 30a/CP của chính phủ, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, tăng trưởng chưa vững chắc, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp.


- Cơ cấu lao động nông nghiệp quá lớn, có đến 70% đất canh tác chủ yếu là vùng núi có độ dốc lớn, thiếu nước sinh hoạt cũng như nước sản xuất. Số hộ có nguy cơ tái nghèo cao, tốc độ giảm nghèo giữa các vùng không đều.

- Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông còn thiếu, chất lượng nhiều công trình chưa đảm bảo. Hạ tầng đô thị, dịch vụ chưa phát triển.

- Chưa có cơ chế thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển. Chưa có doanh nghiệp nào về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao còn hạn chế, bất đồng ngôn ngữ, mặt bằng trình độ dân trí còn thấp. Điều này là cho người dân trong huyện rất khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vào chăn nuôi.

- Người dân trồng trọt, chăn nuôi bò theo phương pháp truyền thống, chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên hiệu quả kinh tế còn thấp, tiếp cận thông tin thị trường hạn chế.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào song phần lớn là chưa qua đào tạo, số người có trình độ chuyên môn ít, nhận thức còn hạn chế.

- Phối hợp giữa các cấp chính quyền trong hệ thống bộ máy quản lý chưa thường xuyên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Pác Nặm liên quan đến hoạt động chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò Mông nói riêng.

- Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các số liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu.

- Quy mô, cơ cấu và biến động đàn bò qua các năm.

- Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và ngành chăn nuôi qua các năm.

- Diễn biến bệnh dịch và kết quả tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn bò qua các năm.

- Phân bổ cơ cấu diện tích đất đai, hiện trạng đồng cỏ, tình hình lao động và tình hình thực hiện các chương trình dự án của xã.

Số liệu trên được thu thập từ các nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê; Cục thống kê tỉnh; Chi Cục Thống kê huyện Pác Nặm; Báo cáo Tổng kết của UBND huyện; Số liệu các phòng chức năng của huyện, UBND xã điều tra; ngoài ra còn thu thập số liệu từ các nguồn: Trạm Khí tượng - thuỷ văn; mạng Internet…

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu sơ cấp và nắm bắt các thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp:

Một là, phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), thông qua các bước quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức và thu thập tài liệu đã công bố về địa phương, nắm bắt trước thông tin về địa điểm nghiên cứu trước khi thực hiện công tác điều tra nghiên cứu.

Hai là, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), trong phương pháp này chúng tôi chỉ thực hiện hai bước, gồm việc tổ chức thăm địa bàn và điều tra phỏng vấn với các đại diện tại địa bàn điều tra, kết quả thu được là cơ sở giúp cho việc bổ sung và củng cố các thông tin và số liệu đã điều tra.

* Chọn xã nghiên cứu: Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế

- xã hội và tình hình phát triển chăn nuôi bò của các xã trong huyện, chúng tôi chọn ba xã Nghiên Loan - đại diện cho xã vùng thấp của huyện, Công Bằng, Nhạn Môn - đại diện cho xã vùng cao làm điểm nghiên cứu.


+ Xã có nhiều hộ dân tộc Mông có chăn nuôi bò sinh sống (> 50% số hộ dân tộc Mông/xã).

+ Có mạng lưới thu gom thường xuyên hoạt động, có chợ đầu mối

+ Xã đó có điều kiện tự nhiên đặc trưng cho vùng. Tình hình cơ bản của xã nghiên cứu (năm 2018):

- Xã Nghiên Loan: Diện tích đất tự nhiên là 5.745,09 ha, có 15 thôn,

1.243 hộ, 5.564 khẩu, có 1.128 hộ nông nghiệp. Là xã có Chợ bò Nghiên Loan nổi tiếng của khu vực về buôn bán trâu bò.

- Xã Công Bằng: Diện tích đất tự nhiên là 5.335,21 ha, có 13 thôn, 650 hộ với 3.120 khẩu, có 638 hộ nông nghiệp. Là xã có chợ Công Bằng cũng là một nơi buôn bán và tiêu thụ số lượng bò đáng kể.

- Xã Nhạn Môn: Diện tích đất tự nhiên là 4.434,63 ha, có 08 thôn, 443 hộ, có 438 hộ nông nghiệp với 2.087 khẩu.

* Chọn thôn nghiên cứu:

Thôn có đặc điểm đặc trưng nhất cho xã và có tỷ lệ chăn nuôi bò Mông nhiều, trong đề tài này chúng tôi chọn 9 thôn thuộc 3 xã khác nhau (mỗi xã chọn 3 thôn). Trong đó mỗi xã chọn một thôn có nhiều dân tộc Mông nhất của xã và một thôn khác chọn ngẫu nhiên thông qua danh sách các thôn của xã.

Với các tiêu chí trên chúng tôi đã lựa chọn 3 xã và 9 thôn là:

- Xã Nghiên Loan: Thôn Phia Đeng, Nà Phai và thôn Khuổi Ún.

- Xã Công Bằng: Thôn Cốc Nọt, Nặm Sai và thôn Nà Mặn.

- Xã Nhạn Môn: Thôn Khuổi Ỏ, Năm Khiếu và thôn Ngảm Váng.

* Chọn mẫu nghiên cứu (chọn hộ điều tra)

Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%:

90 hộ Trong đó n là cỡ mẫu e là sai số cho phép N là tổng thể Dựa trên 1= 90 (hộ)

Trong đó: n là cỡ mẫu

e là sai số cho phép N là tổng thể


Dựa trên cơ cấu số lượng hộ chăn nuôi bò của 3 xã nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 90 hộ chăn nuôi bò mông để tiến hành điều tra, cụ thể: 30 hộ ở xã Nghiên Loan; 30 hộ ở xã Công Bằng; 30 hộ ở xã Nhạn Môn.

Bảng 2.4. Tình hình cơ bản xã điều tra



Xã điều tra

Diện tích (ha)


Dân số (người)

Số hộ

Đại gia súc

Tổng số (hộ)

Chăn nuôi bò

Trâu (con)

Bò (con)

SL

(hộ)

CC (%)

Tổng cộng 3 xã

-

-

2.336

776

100.00

2.776

2.612

1. Xã Nghiên Loan

5.745,09

5.564

1.243

398

51,29

1.248

1.285

2. Xã Công Bằng

5.335,21

3.120

650

179

23,07

1.046

546

3. Xã Nhạn Môn

4.434,62

2.087

443

199

25,64

482

781

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 7

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ UBND các xã điều tra, 2018

Bảng 2.5. Cách đánh giá quy mô chăn nuôi bò Mông của nông hộ

ĐVT: Con


TT

Chỉ tiêu

Số lượng bò/năm

1

Quy mô lớn (QML)

> 5

2

Quy mô vừa (QMV)

4 - 5

3

Quy mô nhỏ (QMN)

1- 3


* Theo tình hình thực tế chăn nuôi bò tại địa phương thì tỷ lệ chăn nuôi của các nông hộ có quy mô từ 10 con trở lên rất ít, chủ yếu có quy mô dưới 10 con.

- Cách chọn mẫu:

+ Chọn hộ nông dân điều tra: Căn cứ vào số lượng hộ nuôi bò, quy mô, cơ cấu của các hộ chăn nuôi bò Mông theo các loại hình khác nhau ở ba xã. Các hộ này phải đặc trưng cho từng loại hình chăn nuôi bò trong huyện. Việc điều tra mẫu được tiến hành theo phương pháp điển hình theo tỷ lệ. Mẫu điều tra vừa đại diện cho tổng thể, vừa đáp ứng được yêu cầu của đề tài.


Để chọn được mẫu hộ điều tra, trước hết tác giả cùng các cán bộ thú y xã lên danh sách các hộ có chăn nuôi bò trong 9 thôn của 3 xã, lọc danh sách các hộ chăn nuôi theo quy mô, sau đó lựa chọn ngẫu nhiên mỗi thôn 30 hộ/xã để tiến hành điều tra.

+ Chọn tác nhân thương mại để điều tra:

Việc lựa chọn các tác nhân thương mại trong ngành hàng phải căn cứ vào thông tin từ các cán bộ địa phương, từ nông dân để lần tìm ra các tác nhân đó. Số lượng các tác nhân cần điều tra căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung cần nghiên cứu và từng ngành hàng cụ thể. Trong ngành hàng bò lựa chọn điều tra thu gom/lái buôn, bán lẻ/bán buôn tại hai chợ là Nghiên Loan và chợ Công Bằng.

+ Lựa chọn cơ quan ở địa phương: là những đơn vị có liên quan tới ngành hàng bò cụ thể là: Chi cục thú y, Trung tâm khuyến nông thuộc Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn ; Phòng Nông nghiệp, Trạm thú y, Trạm khuyến nông huyện Pác Nặm…

Với những căn cứ thực tế, trong đề tài này chúng ta tiến hành điều tra:

+ Hộ nông dân có chăn nuôi bò 90 hộ

+ Thu gom/lái buôn có mua bò tại địa bàn nghiên cứu 6 người

+ Cơ quan quản lý và chuyên môn tại địa phương 4 người

* Các bước điều tra tiến hành theo hai bước:

Điều tra tiến hành theo hai bước:

- Điều tra không chính thức: là những cuộc trao đổi nhanh những người cấp tin chính. Những người cấp tin chính này chủ yếu là các cán bộ địa phương, những người chăn nuôi giỏi, những người am hiểu về địa phương và thị trường… thông qua những cuộc trao đổi, trò chuyện một cách cởi mở, tự nhiên giữa người phỏng vấn và những người cấp tin chính này mà ta có thể có được những thông tin chung nhất về vùng, những vấn đề mà địa phương đang gặp phải … đồng thời có thể định hình được đặc điểm của hệ thống chăn nuôi


và đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó xác định ngay được một số tác nhân thu gom, lái buôn, lò mổ làm căn cứ để lựa chọn tác nhân tiếp tục điều tra. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện nhanh, ít tốn kém hơn so với điều tra chính thức.

- Điều tra chính thức: Được thực hiện sau khi đã xác định được các hệ thống chăn nuôi bò và các tác nhân trong ngành hàng bò, có được do điều tra không chính thức tại các nông hộ và các tác nhân thương mại (thu gom, lái buôn, chợ đầu mối…) đã lựa chọn thông qua bộ câu hỏi hoàn chỉnh đã chuẩn bị sẵn.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được số liệu tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung. Sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê

2.3.3.1. Phương pháp thống kê so sánh

Trên cơ sở tổng hợp số liệu thu thập và số liệu điều tra, bằng phương pháp so sánh để phân tích, đánh gía động thái phát triển ngành chăn nuôi bò thịt trên thế giới, ở Việt Nam và ở huyện Pác Nặm về số tuyệt đối và số tương đối, về không gian và thời gian.

Sử dụng số bình quân, số tối đa, số tối thiểu, tốc độ phát triển liên hoàn để tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế - xã hội, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến chăn nuôi bò thịt và các lĩnh vực sản xuất liên quan.

Bằng các số tuyệt đối, tương đối, thông qua so sánh, phân tích và đánh giá để tổng hợp khái quát xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi và hoạt động tiêu thụ của Việt Nam nói chung và ở huyện Pác Nặm nói riêng.

2.3.3.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Trao đổi với lãnh đạo huyện, người có chuyên môn ở các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn ở xã, trưởng thôn và một số người chăn nuôi, buôn bán có kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến chăn nuôi bò thịt, như: giống, thức ăn, quy trình chăn sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống dịch bệnh, các chủ trương chính sách, thị trường (cung, cầu, giá cả của bò thịt)…


2.3.3.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT đối với chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình chăn nuôi và tình hình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phân tích định tính nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt.

Xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt tại huyện), có nghĩa điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển chăn nuôi và tiêu thụ chủ yếu.

Bảng 2.6. Ma trận SWOT


Phân tích

Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O)

Nguy cơ (T)

Nội bộ trong huyện

Điểm mạnh (S)

Phối hợp (S/O)

Phối hợp (S/T)

Điểm yếu (W)

Phối hợp (W/O)

Phối hợp (W/T)

(Nguồn: Giáo trình kinh tế nông nghiệp, 2007)

Các kết hợp của ma trận SWOT:

- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt.

- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của chăn nuôi, tiêu thụ bò thịt với cơ hội. Sự kết hợp này mở ra cho việc chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt khả năng vượt qua mặt yếu để phát triển.

- Phối hợp S/T: nhằm tận dụng thế mạnh và giảm thiểu nguy cơ; thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của chăn nuôi, tiêu thụ bò thịt. Sự kết hợp này giúp cho việc chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí