Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất (Go) Nhóm Ngành Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn Năm 2006 – 2014


và các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn. Hệ thống nhà hàng được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại. Nhiều dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch đã và đang được triển khai tích cực.

3.2.1.2. Cơ cấu nội bộ trong từng ngành

Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành nông nghiệp

Vĩnh Phúc luôn là điểm sáng của cả nước và đạt kết quả tích cực. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, để giải quyết vấn đề lương thực, Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết về giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, là cơ sở để hình thành lên khoán hộ sau này. Nối tiếp truyền thống đó, Vĩnh Phúc cũng là địa phương đi đầu cả nước về trồng cây vụ đông mà khởi nguồn từ trồng ngô vụ đông, hình thành tập quán sản xuất 3 vụ/năm. Năm 2006, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, trong đó đưa ra chủ trương, định hướng tương đối toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những nội dung của Nghị quyết đã được Trung ương đánh giá cao tham khảo để ra Nghị quyết số 26 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với cách làm sáng tạo, đổi mới nên nông nghiệp Vĩnh Phúc luôn là điểm sáng của cả nước và đạt những kết quả tích cực.

Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2006 đến năm 2014 được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2006 – 2014


Năm


Tổng GO (tr, đ)

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

GO (tr,đ)

Cơ cấu

% (*)

GO

(tr,đ)

Cơ cấu

% (*)

GO (tr,đ)

Cơ cấu

% (*)

2006

3.162.512,7

2.959.617

93,58

43.664,7

1,38

159.231,0

5,04

2007

3.628.184,6

3.391.955

93,48

43.822,6

1,2

192.407,0

5,32

2008

6.438.428

6.088.084

94,55

64.371,5

0,99

285.972,5

4,46

2009

6.101.513,8

5.703.478

93,47

57.940,0

0,95

340.095,8

5,58

2010

8.276.389

7.796.518

93,5

79.498

0,96

400.373

5,54

2011

10.480.817

9.759.319

92,91

91.150

0,87

630.348

6,22

2012

9.873.331

9.144.843

92,83

94.555

0,96

633.933

6,21

2013

10.586.422

9.613.404

92,29

89.764

0,85

883.254

6,86

2014

10.891.685

9.815.923

90,12

90.750

0,83

985.012

9,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010, 2013 và các số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

(*): Tính toán của tác giả.

Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 – 2014 đã có sự chuyển dịch giữa hai ngành nông nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu nhóm ngành của ngành nông nghiệp đã giảm từ 93,58% năm 2006 còn 93,5% năm 2010 và 90,12% năm 2014 Ngược lại, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu nhóm ngành đã tăng lên từ 5,04% năm 2006 lên 5,54% năm 2010 và 9,05% năm 2014.

Đối với ngành lâm nghiệp, tỷ trọng của ngành này trong nhóm ngành có xu hướng giảm nhẹ: 0,42% giai đoạn 2006 – 2010 và 0,13% giai đoạn


2011 – 2014.

Sự thay đổi cơ cấu trên đây, về cơ bản phù hợp với xu hướng khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Vĩnh Phúc. Điều đó khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh những năm gần đây, coi nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) là ngành chính và chú trọng phát triển ngành thủy sản, đưa năng xuất thủy sản tăng cao hơn nữa.

* Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp

Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc ở giai đoạn 2006 – 2014 là liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện và đúng hướng, cơ cấu cây trồng – vật nuôi chuyển dịch tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh hoặc thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiến theo hướng công nghiệp, hiện đại, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi – thủy sản tăng.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và sự chuyển dịch của nó trong giai đoạn 2006 – 2014 được thể hiện bảng dưới đây:


Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014


Năm


Tổng (GO)

(tr đ)

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

TT,chăn nuôi

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%) (*)

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%) (*)

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%) (*)

2006

2.959.617

1.541.158

52,08

1.273.335

43,02

145.124

4,90

2007

3.391.955

1.665.849

49,12

1.571.367

46,32

154.739

4,56

2008

6.088.084

2.930.620

48,13

2.908.708

47,78

248.756

4,09

2009

5.703.478

2.377.334

41,68

3.064.537

53,73

261.607

4,59

2010

7.796.518

3.540.757

45,41

3.973.010

50,96

282.751

3,63

2011

9.759.319

4.176.812

42,80

5.089.326

52,15

493.181

5,05

2012

9.144.843

3.402.534

37,21

5.004.647

54,73

737.662

8,06

2013

9.613.404

3.547.861

36,91

5.142.554

53,49

922.989

9,60

2014

9.643.205

3.376.086

35,01

5.301.835

54,89

965.284

10,01

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010, 2013 và các số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

(*) Tính toán của tác giả.

Như vậy, tổng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra là khá lớn và tăng dần. Trong nội bộ ngành nông nghiệp (chỉ tính trồng trọt và chăn nuôi), tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi có bước tăng trưởng khá và có sự chuyển dịch tích cực. Chăn nuôi phát triển nhanh và đã trở thành ngành chính trong nông lâm thủy sản. Ngành chăn nuôi tăng trưởng mạnh không chỉ về GTSX mà cả tỷ trọng. Năm 2006 chiếm 43,02%, con số này đã tăng lên 50,96 vào năm 2010 và đến năm 2014, GTSX ngành chăn nuôi đã


chiếm 54,89% tổng GTSX ngành nông nghiệp (tốc độ tăng trung bình 6,7%/năm giai đoạn 2011 - 2014). Đây là sự khác biệt lớn của Vĩnh Phúc so với các tỉnh vùng ĐBSH cũng có công nghiệp phát triển thì chỉ Vĩnh Phúc đã đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành hàng chính trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi cũng có bước thay đổi rò, trong giai đoạn 2006 – 2010, tỷ trọng của nó trong ngành nông nghiệp đã giảm nhẹ. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 tỷ trọng ngành này lại tăng trở lại, từ 3,63% năm 2010 lên 10,01% năm 2014.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh cụ thể trên các ngành sản xuất như sau:

Trồng trọt: Mặc dù tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của trồng trọt giảm dần, song quy mô ngành trồng trọt vẫn không ngừng tăng. Đồng thời trong nội bộ ngành đã có sự chuyển dịch rò nét theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006 - 2010) trong trồng trọt đạt 2,5%/năm, từ năm 2011 – 2014 đạt 2,07%/năm.


Bảng 3.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành trồng trọt Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014



Năm

Ngành TT

Lương thực

Rau, đậu, hoa, cây

cảnh

Cây CNHN

Cây CNLN

Cây ăn quả

GO

(tr đ)

GO

(tr đ)

Cơcấu (%)

(*)

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%) (*)

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%)

(*)

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%)

(*)

GO

(tr đ)

Cơ cấu (%)

(*)

2006

1.541.158

944.716

61,30

158.899

10,31

102.322

6,64

1.295

0,08

171.007

11,10

2007

1.665.849

1.072.810

64,40

162.612

9,76

103.983

6,24

1.472

0,09

189.579

11,38

2008

2.930.620

1.953.438

66,66

244.526

8,34

242.073

8,26

1.579

0,05

302.680

10,33

2009

2.377.334

1.489.788

62,67

214.488

9,02

137.887

5,80

2.914

0,12

370.364

15,58

2010

3.337.637

1.929.054

57,80

536.915

16,09

227.562

6,82

3,672

0,11

429.554

12,87

2011

4.176.812

2.497.266

59,79

655.279

15,69

219.833

5,26

4.555

0,11

510.369

12,22

2012

3.402.534

1.948.439

57,26

533.651

15,68

187.739

5,52

4.460

0,13

509.905

14,99

2013

3.547.861

1.999.865

56,39

538.735

15,18

175.599

4,95

4.776

0,13

529.345

14,92

2014

3.583.687

1.978.554

55,21

538.270

15,02

175.912

4,87

4.968

0,13

536.119

14,96

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 -2014 và các số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng trên cho thấy trong ngành trồng trọt, cây lương thực là loại cây trồng chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 55%. Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.

Như vậy, cơ cấu cây trồng lại có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa cao và giảm dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và trở thành tập quán sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp thâm canh, bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch được áp dụng đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.


Chăn nuôi: Chăn nuôi công nghiệp theo mô hình trang trại đã và đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình.

Trong vài năm gần đây, chăn nuôi vẫn phát triển với tốc độ khá cao, tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm. Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự chủ động triển khai các biện pháp đồng bộ phòng, chống dịch bệnh, do vậy, năm 2013, tổng đàn gia súc, đàn gia cầm đều tăng so với cùng kỳ năm 2012 như đàn lợn tăng 3,84%, đàn trâu tăng 0,1%, đàn bò tăng 1,48% và đàn gia cầm 6,29%. Quy mô đàn trong nông hộ được mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trung bình từ 50 – 100 con, các trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sữa với quy mô từ 20 – 40 con và hàng trăm trang trại gà tập trung ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2006 – 2014 được thể hiện ở bảng sau:


Bảng 3.7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014

Hạng mục

2006

2009

2010

2011

2013

2014

1.Số lượng

(nghìn con)







Trâu

27,879

26,012

26,1

24,230

21,42

20,18

177,143

139,999

137,2

120,660

95,49

94.198

Lợn

555,04

533,923

523,1

498,050

495,0

484.676

Gia cầm

5842,3

7033,6

7175

8460

9247,23

9581,5

2.Sản lượng thịt hơi

(tấn)







Thịt trâu

979,2

1.346,6

1.600,1

1.864,0

2.012,0

2.267,0

Thịt bò

2.836

4.324,6

4.700,5

5.475,0

5.801,2

6.031,2

Thịt lợn

59.800

59.381,2

63.700,3

64.134,8

67.026,0

36.811

Thịt gia cầm

16.900

19.507,3

27.000,1

20.826,2

24.107,0

11.000

Trứng

(triệu quả)

140,48

173,58

240,12

307,46

380,0

419,25

Sữa tươi

(nghìn lít)

2105

1863

1701

1.616

1341

1194

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 –2014, số lượng gia súc giảm, gia cầm tăng lên đáng kể. Mặc dù, số lượng đàn gia súc có giảm nhưng vẫn cho sản lượng tốt và tăng lên qua các năm. Sản lượng thịt trâu tăng từ 979,2 tấn năm 2006 lên 1600,1 tấn năm 2010 và 2267,0 tấn năm 2014. Sản lượng thịt bò tăng

từ 2836 tấn năm 2006 lên 4700,5 tấn năm 2010 và 6031,2 tấn năm 2014; các sản lượng gia cầm, trứng gia cầm, sản lượng sữa cũng đều tăng với tốc độ cao

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí