Với sự tham gia của các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý từ kênh cấp 3 đến mặt ruộng đã tạo được việc nâng cao hiệu quả tưới của các hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên mô hình quản lý này chỉ phù hợp với diện tích nhỏ, kênh mương phụ trách không dài, nội xã và cùng phục vụ chung một mục đích sử dụng. Đối với các hệ thống kênh mương dài, liên xã, phục vụ nhiều mục đích sử dụng thì mô hình này còn tồn tại nhiều vấn đề về các hoạt động quản lý, phân bổ nguồn nước giữa các hộ dùng nước. Mối quan hệ giữa các Công ty TNHH MTV KTCTTL và các HTX dùng nước chưa hiệu quả, dẫn đến diện tích đảm bảo tưới thấp và không ổn định. Việc sử dụng nước còn lãng phí, tùy tiện làm cho nước không đủ so với yêu cầu của cây trồng và phân phối nước thiếu công bằng giữa các các HTX ở đầu kênh và cuối kênh, gây nên tình trạng thiếu nước cho các HTX ở cuối kênh gây nên tình trạng tranh chấp nước thường xuyên xảy ra trong khi đó Công ty TNHH MTV KTCTTL gần như không có khả năng và đủ thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp này.
4.1.3. Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi
4.1.3.1. Phát triển về quy mô, số lượng công trình thủy lợi
Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 5 hệ thống thủy nông chính do 7 công ty TNHH MTV KTCTTL thuộc Chi cục Thủy lợi Nam Định quản lý là:
1, Hệ thống thuỷ nông Bắc Nam Hà nằm trên địa bàn tỉnh Nam Định do 3 Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành quản lý khai thác.
2, Hệ thống thuỷ nông Nam Ninh do Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Ninh quản lý, khai thác phục vụ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích của huyện Nam Trực, phần lớn diện tích huyện Trực Ninh, diện tích 2 xã phía Nam của thành phố Nam Định và một phần diện tích của thị trấn Liễu Đề của huyện Nghĩa Hưng.
3, Hệ thống thuỷ nông Xuân Thuỷ do Công ty TNHH MTV KTCTTL Xuân Thủy quản lý, khai thác phục vụ tưới tiêu cho diện tích của huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ.
4, Hệ thống thuỷ nông Hải Hậu do Công ty TNHH MTV KTCTTL Hải Hậu quản lý, khai thác phục vụ tưới, tiêu cho diện tích của huyện Hải Hậu và diện tích của 6 xã phía Nam (thuộc huyện Trực Ninh).
5, Hệ thống thuỷ nông Nghĩa Hưng do Công ty TNHH MTV KTCTTL Nghĩa Hưng quản lý, khai thác phục vụ tưới, tiêu cho diện tích của huyện Nghĩa Hưng.
Ngoài ra còn có một số công trình cấp II và các công trình nội đồng được xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do các tổ chức hợp tác dùng nước thuộc 9 huyện và thành phố Nam Định quản lý, khai thác. Những công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước sẽ không được đi sâu nghiên cứu trong luận án, do số lượng những công trình này không nhiều và hướng nghiên cứu của luận án đang tập trung vào việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ công ích.
Số lượng công trình thuộc hệ thống thủy lợi Nam Định do các công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý tương đối nhiều. Trong giai đoạn 2013 – 2019, số lượng các loại công trình do tỉnh quản lý đã tăng 16,8%, trong đó tăng nhiều nhất là các công trình trên kênh cấp I, II với mức tăng là 22%; cống cấp II tăng 18% và số lượng cống đầu mối tăng 13,8%; số lượng trạm bơm và nhà quản lý công trình thì thay đổi không đáng kể.
Đơn vị tính: công trình
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Năm
Nhà quản lý công trình Cống đầu mối Cống cấp II Trạm bơm CT trên kênh cấp I,II
Hình 4.1. Thay đổi số lượng công trình thủy lợi
Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thủy lợi Nam Định (2019)
Tuy nhiên về tình trạng sử dụng, tỷ lệ công trình xuống cấp vẫn ở mức cao (tỷ lệ trung bình là 33,2%). Các công trình bị xuống cấp là hiện tượng công trình bị hỏng hóc không sửa chữa khắc phục được nguyên trạng, hoặc trong khi sử dụng thấy không đảm bảo an toàn công trình, không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu, giảm năng suất và hiệu quả vận hành. Hệ thống cống cấp II có số lượng công trình bị xuống cấp nhiều nhất (41,8%), điều này sẽ làm giảm hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi. Các công trình đầu mối như cống đầu mối có gần 30% số lượng công trình bị xuống cấp, nhà quản lý công trình có gần 40% số lượng công trình không đảm bảo quá trình vận hành khai thác. Đây là
yêu cầu cấp bách mà Chi cục Thủy lợi Nam Định cần phải giải quyết để nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.3. Số lượng công trình thủy lợi do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý năm 2019
Số lượng (Đơn vị: công trình) | Tình trạng sử dụng | ||||
Loại công trình | Bình thường | Tỷ lệ (%) | Xuống cấp | Tỷ lệ (%) | |
Nhà quản lý công trình | 243 | 153 | 62,9 | 90 | 37,1 |
Cống đầu mối | 280 | 197 | 70,5 | 83 | 29,5 |
Cống cấp II | 3379 | 1967 | 58,2 | 1412 | 41,8 |
Trạm bơm | 614 | 473 | 77 | 141 | 23 |
CT trên kênh cấp I,II | 2846 | 1861 | 65,4 | 985 | 34,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Mô Mẫu Sử Dụng Trong Thu Thập Thông Tin Sơ Cấp
- Trình Tự Tiến Hành Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên
- Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Công Suất Thực Tế Công Trình So Với Công Suất Thiết Kế
- Kinh Phí Cấp Bù Miễn Thu Thủy Lợi Phí Cho Các Công Ty
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)
Theo khảo sát mới nhất, số lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của hệ thống thủy lợi Nam Định do các công ty quản lý thay đổi không đáng kể. Nguyên nhân thứ nhất do các công ty TNHH MTV KTCTTL tập trung nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng công trình sẵn có bị xuống cấp thay vì xây mới. Nguyên nhân thứ hai là hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được quy hoạch trên quy mô toàn tỉnh từ những năm 2012 - 2013 nên việc bố trí các công trình tương đối đảm bảo.
Bảng 4.4. Giá trị tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Giá trị ban đầu TSCĐ (tỷ đồng) | Giá trị còn lại (tỷ đồng) | ||||||||
Loại công trình | |||||||||
Năm 2018 | Năm 2019 | Tỷ lệ thay đổi (%) | Năm 2018 | Năm 2019 | Tỷ lệ thay đổi (%) | Năm 2018 | Năm 2019 | Tỷ lệ thay đổi (%) | |
Nhà quản lý công trình | 239 | 243 | +1,6 | 59,7 | 61,5 | +2,91 | 37,6 | 34,1 | -9,4 |
Cống đầu mối | 277 | 280 | +1,07 | 1330 | 1338 | +0,63 | 1.061 | 1.070 | +0,87 |
Cống cấp II | 3379 | 3379 | 0,0 | ||||||
Trạm bơm | 611 | 614 | +0,5 | 116,4 | 118,6 | +1,92 | 82,3 | 78,8 | -4,2 |
CT trên kênh cấp I,II | 2840 | 2846 | +0,2 | 82,6 | 83,8 | +1,46 | 54,8 | 55,5 | +1,3 |
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)
Giá trị ban đầu của các tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2019 đều tăng so với năm 2018, tuy nhiên mức tăng không đáng kể (trung bình đạt 1,73%). Giá trị ban đầu của tài sản phản ánh toàn bộ chi phí thực tế và cần thiết mà chủ đầu tư bỏ ra để sở hữu và đưa tài sản vào quá trình sử dụng.
Thông qua giá trị ban đầu nhận thấy rằng trong giai đoạn vừa qua ngành Thủy lợi tỉnh Nam Định đã ưu tiên tập trung nâng cấp, sửa chữa nhà quản lý công trình để phục vụ cho quá trình vận hành khai thác hệ thống thủy lợi, trạm bơm và các công trình trên kênh để nâng cao chất lượng dịch vụ tưới tiêu. Nhà quản lý công trình loại công trình được chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định, do nhiều năm sử dụng đã xuống cấp.
Bảng 4.5. Số lượng kênh mương trong HTTL do các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý
Kênh cấp II | ||||||
Hệ thống thủy lợi | Số lượng (công trình) | Tổng chiều dài (km) | Tỷ lệ kiên cố hóa (%) | Số lượng (công trình) | Tổng chiều dài (km) | Tỷ lệ kiên cố hóa (%) |
Hải Hậu | 48 | 214,5 | 20,04 | 638 | 886,2 | 6,5 |
Mỹ Thành | 15 | 74,1 | 45,4 | 187 | 237,32 | 9,3 |
Nam Ninh | 43 | 259,3 | 5,8 | 525 | 755,3 | 6,6 |
Nghĩa Hưng | 67 | 219,7 | 31,1 | 465 | 553,4 | 10 |
Vụ Bản | 8 | 75,9 | 40,7 | 226 | 291,2 | 32,8 |
Xuân Thủy | 60 | 251,13 | 16,3 | 741 | 884,1 | 4,0 |
Ý Yên | 7 | 34,5 | 97,1 | 178 | 352,8 | 38,5 |
Tổng | 248 | 1129,1 | - | 2960 | 3960,3 | - |
Trung bình | 36,6 | - | - | 15,4 |
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)
Giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thể hiện giá trị tài sản cố định hiện có của hệ thống thủy lợi do các Công ty quản lý. Giá trị này phản ánh số vốn còn phải tiếp tục thu hồi trong quá trình sử dụng hạ tầng thủy lợi để phục vụ sản xuất nhằm tái đầu tư. Trong năm 2019, giá trị còn lại của công trình cống đầu mối, cống cấp II và công trình trên kênh cấp I-II tăng, điều này thể hiện các Công ty TNHH MTV KTCTTL đã chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cống và công trình trên kênh sẵn có để phục vụ quá trình vận hành khai thác.
Kênh mương cấp I, cấp II do các công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý tương đối nhiều, bao gồm kênh tưới và kênh tiêu. Các kênh cấp III, cấp IV do các tổ chức thủy lợi cơ sở phụ trách quản lý, vận hành. Đối với các kênh cấp I do
công ty quản lý, tỷ lệ kiên cố hóa trung bình đạt gần 40%, trong đó tỷ lệ kênh tiêu được kiên cố hóa không nhiều, chủ yếu kênh tưới mới được kiên cố hóa, còn kênh tiêu vẫn là kênh đất tự nhiên, do các công ty không đủ kinh phí để kiên cố hóa toàn bộ kênh tiêu. Kênh cấp II có tổng chiều dài gần 4000 km tuy nhiên tỷ lệ kiên cố hóa tương đối thấp, chỉ đạt hơn 15%. Trong 07 công ty TNHH MTV KTCTTL, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương giữa các công ty không đồng đều. Các công ty như Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành có tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương rất cao nhưng đây lại là 03 công ty có số lượng và chiều dài kênh mương quản lý ít nhất. Các công ty quản lý số lượng kênh mương càng nhiều thì tỷ lệ kiên cố hóa càng thấp do thiếu kinh phí. Đây là thực trạng còn tồn tại đối với hệ thống thủy lợi Nam Định cần phải khắc phục trong thời gian tới khi nguồn kinh phí các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi nhận được không đủ để kiên cố hóa toàn bộ hệ thống kênh mương quản lý. Các đoạn kênh cấp I được kiên cố hóa thì được đưa vào sử dụng nhiều năm, bị xuống cấp nên bị hao tổn, thất thoát nước tưới. Hệ thống kênh tưới cấp II đã được đầu tư nhưng vẫn ở mức thấp, nên khi nước tưới chảy từ kênh cấp I, qua kênh cấp II và chảy vào kênh nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở đã bị thất thoát một lượng nước không nhỏ.
Hệ thống kênh mương cấp III, kênh mương nội đồng hiện tại do các tổ chức thủy lợi cơ sở, trong đó đa phần là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp quản lý, vận hành. Tỷ lệ kênh mương cấp III được kiên cố hóa còn thấp, chỉ hơn 10%, làm cho tỷ lệ thất thoát nước, sạt lở hai bên bờ kênh còn xảy ra nhiều.
Kênh mương chưa được kiên cố hóa gồm rất nhiều kênh tiêu, hệ thống kênh tiêu từ cấp I, cấp II đến cấp III chưa được chú trọng đầu tư xây dựng, chủ yếu vẫn là kênh đất. Phần lớn kinh phí phục vụ cho xây dựng và nâng cấp sửa chữa các kênh tưới.
Bảng 4.6. Số lượng kênh mương do các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý
Số lượng (Đvị: kênh) | Chiều dài (km) | Cơ cấu (%) | |
Kênh cấp III | 34.711 | 9.242,5 | 100,0 |
Kênh cứng hóa | 4.981 | 1.423,3 | 15,3 |
Kênh đất | 29.730 | 7.819,2 | 84,7 |
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)
Các công trình thủy lợi có vai trò vô cùng to lớn đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác và phục vụ đời sống dân sinh. Mặc dù hệ thống thủy
lợi Nam Định đã được sửa chữa và tu bổ nhưng hiện nay một số công trình vẫn còn tình trạng hư hỏng dẫn đến hoạt động của các công trình này không phát huy hết công suất thiết kế.
HTTL Nghĩa Hưng HTTL Hải Hậu HTTL Xuân Thủy
32986.4
34121
44262.9
47401
48883.4
50840
HTTL Nam Ninh HTTL Mỹ Thành HTTL Vụ Bản HTTL Ý Yên
13282.7
13635
28325.3
29475
41251.1
43549
40630.9
43166
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000
Diện tích phục vụ thực tế Diện tích đất canh tác ha
Hình 4.2. Diện tích được phục vụ tưới tiêu từ hệ thống công trình thủy lợi sẵn có hiện nay
Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thủy lợi Nam Định (2019)
Theo kết quả tổng hợp hiện trạng các công trình thủy lợi của Chi cục thủy lợi tỉnh Nam Định, nhận thấy, hệ thống kênh tưới tiêu đầu mối cấp I, cấp II do các công ty TNHH MTV KTCTTL phụ trách, có nhiều chỗ lòng kênh bị bồi lắng và một số bị vỡ, cần phải nạo vét và sửa chữa như xã Nghĩa Thái thuộc huyện Nghĩa Hưng có 1,5km/5,4km được gia cố, số kilomet kênh mương còn lại thì bị xuống cấp và bồi lắng, vỡ lở gây cản trở dòng chảy nên không đảm bảo phục vụ đúng như thiết kế ban đầu, gây thất thoát nước rất lớn.
Mức độ phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hệ thống thủy lợi do công ty phụ trách đạt bình quân 95,2% so với nhu cầu sản xuất thực tế. Như vậy về cơ bản, hạ tầng hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định hoàn thành tốt kế hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp đã đề ra. Trong đó, hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản cao nhất với tỷ lệ 96,1%; lúa, hoa màu và cây ngắn ngày được phục vụ tưới tiêu bởi hệ thống thủy lợi với tỷ lệ hơn 95%. Mức độ phục vụ cho sản xuất muối và tiêu thoát nước đạt tỷ lệ thấp nhất so với các nhu cầu sử dụng khác. Việc tiêu thoát nước dân sinh gặp khó khăn do nhiều lí do như hệ thống kênh tiêu bị xâm lấn bởi người dân, rác thải làm ách tắc dòng chảy, cho nên mức độ đáp ứng không đạt 100% kế hoạch đề ra.
Bảng 4.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của HTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay
Diện tích đất canh tác (ha) | Diện tích phục vụ thực tế (ha) | Mức độ đáp ứng (%) | |
Ý Yên | 43166 | 40630,9 | 94,1 |
Vụ Bản | 29475 | 28325,3 | 96,1 |
Mỹ Thành | 13635 | 13282,7 | 97,4 |
Nam Ninh | 43549 | 41251,1 | 94,7 |
Xuân Thủy | 50840 | 48883,4 | 96,1 |
Hải Hậu | 47401 | 44262,9 | 93,4 |
Nghĩa Hưng | 34121 | 32986,4 | 96,7 |
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)
Các hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu của diện tích đất canh tác (đều trên 90%). Trong đó mức độ đáp ứng dịch vụ tưới tiêu cao nhất là hệ thống thủy lợi Mỹ Thành (hơn 97%) do đây là hệ thống thủy lợi ven đô, nằm sát thành phố Nam Định nên được chú trọng đầu tư. Các hệ thống Vụ Bản, Xuân Thủy, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Nam Ninh, Hải Hậu vẫn luôn là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nên các hệ thống thủy lợi được quan tâm, đầu tư trong thời gian dài, hiện nay trung bình mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp là 95,2%. Nhận thấy rằng, về mức phân bố hệ thống công trình thủy lợi trên tỉnh Nam Định đã tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân, địa phương.
Hộp 4.2. Vấn đề tiêu thoát nước đô thị, dân sinh
Tuy đã hạn chế, giảm được nhiều diện tích bị ngập úng, mất năng suất cây trồng nhưng chưa triệt để vẫn còn hiện tượng bị ngập úng, mất năng xuất. Tình trạng úng ngập hàng năm vẫn thường xảy ra, diện tích úng sâu thường tập trung ở các vùng Mỹ Hà, Mỹ Xá, Mỹ Thắng, Bắc Hùng, Mỹ Thành, Mỹ Hưng, Lộc Hòa, Lộc Vượng.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi yêu cầu cao hơn về thủy lợi, yêu cầu tiêu thoát nước của khu vực mà công ty Mỹ Thành phụ trách tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống công trình thủy lợi tăng, mức đảm bảo an toàn tăng.
Các công trình thủy lợi còn thiếu dẫn đến việc điều tiết giữa mùa mưa và mùa khô còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước của các hộ dùng nước. Ngập úng liên tục và ngày càng nặng nề do tình trạng đô thị hóa nhanh, các ô chứa tự nhiên bị lấp làm nhà ở, khu công nghiệp, hệ thống tiêu xuống cấp.
Anh Trần Quốc Minh, Công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành
Bảng 4.8. Mức độ phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hệ thống thủy lợi do công ty phụ trách đối với phần diện tích tưới tiêu được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Mức độ phục vụ SXNN thực tế (%) | ||||||||||||||
TT | Nội dung | Tổng diện tích đất canh tác | Lúa | Hoa màu, cây ngắn ngày | Cây CN, cây ăn quả | NTTS | Tiêu thoát nước | Muối | Lúa | Hoa màu, cây ngắn ngày | Cây CN, cây ăn quả | NTTS | Tiêu thoát nước | Muối |
Tổng diện tích | 262188 | 159888 | 45923 | 1388 | 14530 | 39436 | 1023 | 95,8 | 95,7 | 94,2 | 96,1 | 92,2 | 91,6 | |
80 | Trong đó: | |||||||||||||
1 | HTTL Ý Yên | 43166 | 29596 | 7874 | 0 | 1731 | 3965 | 0 | 94,2 | 95,7 | 0 | 95,0 | 90,1 | 0 |
2 | HTTL Vụ Bản | 29475 | 17633 | 6175 | 0 | 1243 | 4423 | 0 | 96,7 | 98,6 | 0 | 97,7 | 89,8 | 0 |
3 | HTTL Mỹ Thành | 13635 | 7724 | 1929 | 259 | 1108 | 2616 | 0 | 98,1 | 99,3 | 97,7 | 98,7 | 93,4 | 0 |
4 | HTTL Nam Ninh | 43549 | 29461 | 5807 | 1129 | 1598 | 5554 | 0 | 95,2 | 94,3 | 93,4 | 94,8 | 92,9 | 0 |
5 | HTTL Xuân Thủy | 50840 | 27332 | 10139 | 0 | 4289 | 8563 | 517 | 97,6 | 96,8 | 0 | 97,2 | 90,6 | 90,1 |
6 | HTTL Hải Hậu | 47401 | 27349 | 9318 | 0 | 2121 | 8156 | 457 | 93,8 | 92,4 | 0 | 93,1 | 93,2 | 92,7 |
7 | HTTL Nghĩa Hưng | 34121 | 20795 | 4679 | 0 | 2438 | 6156 | 53 | 97,2 | 96,1 | 0 | 96,7 | 95,4 | 90,6 |
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)